1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà tam hoàng công nghiệp

92 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

... KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành CHĂN NUÔI - THÚ Y Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI GÀ TAM HOÀNG CÔNG NGHIỆP Giáo viên... không khó nhà chăn nuôi phải bận tâm nhƣ nói gà Tam Hoàng thích nghi đƣợc chăn nuôi chăn thả chăn nuôi công nghiệp Nói đến giống gà xin đƣợc nói sơ lƣợc giống gà Tam Hoàng Giống gà đƣợc nhập từ... Bộ Môn Chăn Nuôi Trƣờng Đại Học Cần Thơ tạo điều kiện cho thực đề tài Đánh giá khả sinh trƣởng hiệu kinh tế chăn nuôi gà Tam hoàng công nghiệp Đề tài đƣợc tiến hành với phƣơng thức nuôi nhốt

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN VĂN TRÍ

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI GÀ TAM

HOÀNG CÔNG NGHIỆP

Luận văn tốt nghiệp Ngành CHĂN NUÔI - THÚ Y

2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

HOÀNG CÔNG NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn:

PGS.TS ĐỖ VÕ ANH KHOA

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN VĂN TRÍ

MSSV: 3180164 Lớp: CN1012A1

2013

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI GÀ TAM

HOÀNG CÔNG NGHIỆP

Cần Thơ, ngày … tháng …năm 2013 Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu kết

quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong

bất cứ luận văn nào trước đây

Cần Thơ, ngày 29 tháng 11 năm 2013

Người thực hiện Nguyễn Văn Trí

Nguyễn

Văn

Tr

í

Trang 5

LỜI CẢM TẠ

Trải qua những năm học tập dưới mái trường Đại Học Cần Thơ, nay Tôi

đã thực hiện được mơ ước là hoàn thành luận văn tốt nghiệp và trở thành một

Kỹ Sư Chăn Nuôi Thú Y Trong suốt quá trình học tập Tôi đã được sự chia sẽ

và giúp đỡ của rất nhiều người Tôi xin chân thành biết ơn đến những người đã giúp đỡ Tôi trong những năm qua

Tôi xin thành kính lên Cha, Mẹ là những đấng sinh thành, nuôi dưỡng, động viên và đặt trọn niềm tin vào Tôi trong suốt quá trình học tập

Tôi xin chân thành biết ơn đến quý Thầy Cô trong Bộ Môn Chăn Nuôi và

Bộ Môn Thú Y đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho Tôi

Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Đỗ Võ Anh Khoa, Thầy đã hết lòng chỉ dạy, động viên và giúp đỡ Tôi trong quá trình học tập, tạo điều kiện cho Tôi có cơ hội cọ sát thực tế, để Tôi nắm rõ hơn về kiến thức chuyên môn Không những thế Thầy còn tạo điều kiện cho Tôi làm luận văn tốt nghiệp, Thầy đã chỉ dạy và giúp đỡ Tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Tôi xin chân thành cám ơn anh Phạm Lợi Dân chủ trại nơi mà Tôi làm luận văn tốt nghiệp, đã cho phép Tôi thực hiện đề tài và giúp đỡ Tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi xin cám ơn các bạn lớp CNTY K36 đã hỗ trợ, chia sẽ những kinh nghiệm học tập cũng như sự giúp đỡ và sẽ chia niềm vui cũng như nỗi buồn trong cuộc sống đầy lo toan và hối hả của những sinh viên sống xa nhà

Trang 7

MỤC LỤC

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG GÀ TAM HOÀNG 2

2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG CỦA GIA CẦM 2

2.2.1 Ảnh hưởng của nuôi dưỡng đến khả năng sinh sản của gia cầm 2

2.2.2 Đặc điểm tăng khối lượng cơ thể và hướng chọn lọc giống theo đặc điểm này 3

2.2.3 Ảnh hưởng của điều kiện tiểu khí hậu đến năng suất sinh trưởng của gia cầm……… 3

2.3 CHUỒNG TRẠI 4

2.3.1 Ích lợi của việc thiết lập chuồng trại 8

2.3.2 Địa thế xây dựng chuồng trại 8

2.3.3 Điều kiện xây dựng chuồng gà thích hợp 9

2.3.4 Hướng chuồng 9

2.3.5 Thiết kế chuồng nuôi 9

2.4 DỤNG CỤ CHĂN NUÔI 10

2.4.1 Máng ăn, khay ăn 10

2.4.2 Máng uống 11

2.4.3 Chụp sưởi 11

2.4.4 Những dụng cụ khác 11

2.5 PHƯƠNG PHÁP NUÔI 12

2.5.1 Nuôi thâm canh trên lớp độn chuồng 12

2.5.2 Nuôi trên lồng 12

2.5.3 Nuôi kết hợp 12

2.6 THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG 12

2.6.1 Vai trò của protein và axit amin 13

2.6.2 Vai trò của năng lượng 16

2.6.3 Vai trò của chất khoáng 17

2.6.4 Vai trò của vitamin 18

2.6.5 Vai trò của nước 21

2.7 KỸ THUẬT NUÔI 22

2.7.1 Giai đoạn nuôi úm gà con 22

2.7.2 Giai đoạn nuôi thịt 24

2.8 VỆ SINH PHÒNG DỊCH BỆNH TRONG GÀ CÔNG NGHIỆP 26

2.8.1 Vệ sinh sát trùng chuồng trại 26

2.8.2 Tẩy uế sát trùng các dụng cụ chăn nuôi 26

2.8.3 Vệ sinh thú y khu vực trại gà và những quy định khác 26

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 28

3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 28

3.1.1 Thời gian thí nghiệm 28

3.1.2 Địa điểm thí nghiệm 28

3.1.3 Đối tương thí nghiệm 28

3.1.4 Thức ăn cho gà 28

3.1.5 Nước uống 29

3.1.6 Chuồng trại 29

3.1.7 Dụng cụ chăn nuôi 30

3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 31

Trang 8

3.2.1 Bố trí thí nghiệm 31

3.2.2 Quy Trình Chăm Sóc Nuôi Dưỡng 31

3.2.3 Quy trình phòng bệnh của trại 34

3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI 34

3.3.1 Khối lượng gà qua các tuần tuổi (g/con) 34

3.3.2 Tăng trọng gà qua các tuần tuổi (g/con/tuần) 35

3.3.3 Tiêu tốn thức ăn (g/con/tuần) 35

3.3.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg TA/kg TT) 35

3.3.5 Tỉ lệ hao hụt (%) 35

3.3.6 Hiệu quả kinh tế 35

3.3.7 Xử lý số liệu 35

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 36

4.1 Khối lượng của gà Tam Hoàng 36

4.2 Ảnh hưởng của vị trí chuồng nuôi lên khối lượng gà Tam Hoàng 38

4.3 Ảnh hưởng của giới tính và vị trí chuồng nuôi lên khối lượng gà Tam Hoàng 40

4.4 Tốc độ tăng trọng và tăng trọng tích lũy của gà Tam Hoàng 41

4.5 Ảnh hưởng của vị trí chuồng nuôi lên tăng trọng của gà Tam Hoàng 42

4.6 Ảnh hưởng của giới tính và vị trí chuồng nuôi lên tăng trọng của gà Tam Hoàng 44

4.7 Tăng trọng của gà Tam Hoàng giữa 2 đợt nuôi 45

4.8 Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn 48

4.9 Tỉ lệ hao hụt của gà Tam Hoàng giữa 2 đợt nuôi 51

4.10 Hiệu quả kinh tế 50

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54

5.1 KẾT LUẬN 54

5.2 ĐỀ NGHỊ 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 9

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Nhiệt độ chuồng nuôi cho gà từ 0-4 tuần tuổi 9

Bảng 2.2: Khẩu phần hợp lý trong một kg thức ăn có chứa 13

Bảng 2.3: Nhu cầu đạm ở từng lứa tuổi của gà thịt 14

Bảng 2.4: Lượng nước tiêu thụ tốt cho sức khỏe đàn gà từ 3 tuần tuổi trở đi 18

21°C……… …… 22

Bảng 2.5: Thành phần dinh dưỡng cho gà hướng trứng và hướng thịt 24

Bảng 2.6: Thành phần dinh dưỡng cho gà giai đoạn nuôi thịt 25

Bảng 2.7: Quy trình phòng bệnh 26

Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn 28

Bảng 3.2: Quy trình phòng bệnh bằng kháng sinh 31

Bảng 3.3: Quy trình phòng bệnh bằng vaccin 31

Bảng 4.1: khối lượng của gà từ 0-4 tuần tuổi (g/con) 34

Bảng 4.2: khối lượng của gà từ 5-8 tuần tuổi (g/con) 34

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của vị trí chuồng nuôi từ 0-4 tuần tuổi lên khối lượng gà Tam Hoàng (g/con) 36

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của vị trí chuồng nuôi từ 5-8 tuần tuổi lên khối lượng gà Tam Hoàng (g/con) 36

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của giới tính và vị trí chuồng nuôi lên khối lượng gà Tam Hoàng (g/con) 38

Bảng 4.6: Tăng trọng tích lũy của gà từ 0-8 tuần tuổi (g/con/tuần) 39

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của vị trí chuồng nuôi lên tăng trọng của gà Tam Hoàng (g/con/tuần) 40

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của giới tính và vị trí chuồng nuôi lên tăng trọng của gà Tam Hoàng (g/con) 42

Bảng 4.9: Tăng trọng của gà Tam Hoàng giữa 2 đợt nuôi (g/con/ngày) 43

Bảng 4.10: Tiêu tốn thức ăn của gà Tam Hoàng giữa 2 đợt nuôi (g/con/ngày) 46

Bảng 4.11: Hệ số chuyển hóa thức ăn (Kg TA/Kg TT) 47

Bảng 4.12: Tỉ lệ hao hụt của gà (%) 49

Bảng 4.13: Kết quả chăn nuôi giữa 2 đợt 50

Bảng 4.14: Các khoảng Chi phí – Doanh thu – Lợi nhuận của 2 đợt nuôi 51

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 3.1 Gà Tam Hoàng lúc 5 tuần tuổi 27

Hình 3.2 Trại chăn nuôi 28

Hình 3.3 Chuẩn bị chuồng úm trước khi thả gà 29

Hình 3.1 Sau khi gà được nhập về 29

Biểu đồ 4.1: Khối lượng gà Tam Hoàng ở các vị trí chuồng nuôi từ 0-8 tuần tuổi (g/con) 36

Biểu đồ 4.2: Tăng trọng của gà Tam Hoàng ở các vị trí chuồng nuôi từ 0-8 tuần tuổi (g/con/tuần) 40

Biểu đồ 4.3: Tăng trọng của gà Tam Hoàng ở các vị trí chuồng nuôi qua các giai đoạn (g/con/tuần) 41

Biểu đồ 4.4: Tăng trọng của gà Tam Hoàng giữa 2 đợt nuôi qua các tuần tuổi (g/con/ngày) 44

Biểu đồ 4.5: Tăng trọng của gà Tam Hoàng giữa 2 đợt nuôi qua các giai đoạn (g/con/ngày) 44

Biểu đồ 4.6: Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Tam Hoàng ở 2 đợt nuôi từ 0-7 tuần tuổi (kg TA/kg TT) 47

Biểu đồ 4.7: Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Tam Hoàng ở 2 đợt nuôi qua các giai đoạn (kg TA/kg TT) 48

Trang 11

TÓM LƢỢC

Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên 30.000 con gà Tam Hoàng qua 2 đợt nuôi, quá trình nuôi đƣợc chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn nuôi úm 1-4 tuần tuổi và giai đoạn sau úm 5-8 tuần tuổi, cả 2 đợt nuôi đều đƣợc nuôi trên chuồng nền với lớp độn chuồng bằng trấu Sau khi gà kết thúc thí nghiệm chúng tôi thu đƣợc kết quả sau:

Trọng lƣợng bình quân đầu thí nghiệm là 38,5 g, kết thúc thí nghiệm lúc

8 tuần tuổi, khối lƣợng gà trống 1.620,00 g, khối lƣợng gà mái 1.384,44 g

Vị trí chuồng nuôi có khối lƣợng cao nhất là vị trí CC 1.513,33 g, kế đến

là vị trí GC 1.506,67 g, vị trí có khối lƣợng và tăng khối thấp nhất là ở ĐC 1486,67 g Và qua 2 đợt nuôi thì đợt 1 có tăng khối là 27,70 g/con/ngày, đợt 2

có tăng khối là 25,83 g/con/ngày

Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà nuôi đợt 1 là (2,13 kg TA/kg TT), đợt 2

là (2,21 kg TA/kg TT)

Tỉ lệ hao hụt của gà nuôi đợt 1 là 2,85%, đợt 2 là 3,45% Chứng tỏ gà Tam Hoàng có sức đề kháng cao vì thế sẽ đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao

Trang 12

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc đẩy mạnh đầu tư về chất lượng con giống cho chăn nuôi nói chung

và gia cầm nói riêng, những giống gia cầm được nhập vào nước ta đã phần nào mang lại hiệu quả và cũng đã thích nghi dần với điều kiện khí hậu nước ta Trong đó phải kể đến giống gia cầm mà thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng của nước ta cả về hình thức chăn nuôi chăn thả cho đến nuôi nhốt hoàn toàn đó là giống gà Tam Hoàng

Hiện nay với tình hình chăn nuôi ngày càng phát triển và nhu cầu sử dụng thịt, trứng ngày càng nhiều Với hình thức chăn nuôi chăn thả không đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng Nhưng vấn đề này không khó để cho các nhà chăn nuôi phải bận tâm và như đã nói gà Tam Hoàng thích nghi được cả về chăn nuôi chăn thả và chăn nuôi công nghiệp

Nói đến giống gà này xin được nói sơ lược về giống gà Tam Hoàng Giống gà được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam lần đầu năm 1993 và được nuôi ở Quảng Ninh Kết quả nuôi thích nghi ở đây cho thấy thể khối gà 90 ngày tuổi chỉ đạt bình quân 0,81 kg/con, tiêu tốn 4,5 kg thức ăn cho 1 kg tăng

khối và năng suất trứng đạt 131 quả/mái/năm (Đặng Thị Hạnh, 2007)

Cho nên chúng tôi muốn giới thiệu đến mọi người về phương thức chăn nuôi gà Tam Hoàng nuôi nhốt hoàn toàn Cũng với Biểu đồ thức chăn nuôi này tôi được sự cho phép của anh Phạm Lợi Dân và sự chỉ dẫn – chấp thuận của Bộ Môn Chăn Nuôi của Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi

thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế trong

chăn nuôi gà Tam hoàng công nghiệp”

Đề tài được tiến hành với phương thức nuôi nhốt hoàn toàn, nhằm xem coi và khả năng sinh trưởng và hiệu quả của phương thức chăn nuôi này từ gà Tam hoàng có cao hay không

Trang 13

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG GÀ TAM HOÀNG

Giống gà được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam lần đầu năm 1993 và được nuôi ở Quảng Ninh Kết quả nuôi thích nghi ở đây cho thấy thể khối gà

90 ngày tuổi chỉ đạt bình quân 0,81 kg/con, tiêu tốn 4,5 kg thức ăn cho 1 kg tăng khối và năng suất trứng đạt 131 quả/mái/năm Những năm sau đó gà được nuôi khảo sát thích nghi tại trại giống của viện Chăn nuôi, Xí nghiệp gà giống Lương Mỹ - Nam Hà Sau đó rất nhiều cơ sở giống của nhà nước và tư nhân hoặc nhập trực tiếp hoặc mua con giống từ các cơ sở về để nhân giống Hiên nay gà Tam Hoàng được nuôi phổ biến ở Trung Quốc đặc biệt là vùng Quảng Đông Gà có màu lông vàng đến vàng hoa mơ, chân vàng và da vàng

Gà có đặc điểm thân ngắn, lưng bằng, ngực nở, đùi phát triển, bước đi ngắn và chân thấp hơn gà Tàu Vàng Nam Bộ Gà Tam Hoàng có sức chịu đựng tốt, thịt ngon, ngoại Biểu đồ và màu sắc hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở Việt Nam

(Đặng Thị Hạnh, 2007)

Gà Tam Hoàng lớn hơn gà Ri, lúc mới nở 35 g, vào đẻ gà mái 2,2 kg, lúc trưởng thành khối lượng gà mái 2,5 kg, gà trống 3,0 kg Gà vào đẻ 130 ngày tuổi, tỉ lệ đẻ 45%, sản lượng trứng dòng 882 là 130-146 quả/năm Khối lượng trứng 45,5 -47,9 g (trứng gà ri 41 -42g), tỉ lệ phôi 92-94%, ấp nở 75-80% Mỗi

gà mái sinh sản 95-106 gà con giống/năm Dòng Jiangcun vàng đẻ 66 tuần tuổi 154-155 trứng, tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng là 2,95 kg, tỉ lệ phôi cao 95-98% ; tỉ lệ nuôi sống đạt 97-98% Ở Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương sản lượng trứng gà Tam Hoàng đạt 146-154 quả, có phôi 95-96%, nở 84-86% Gà Tam Hoàng thường mổ thịt lúc 123 tuần tuổi, gà trống 1,5 kg, gà mái 1,2 kg, tỉ lệ thân thịt 66% Gà Tam Hoàng có thể nuôi chăn thả vườn, bán chăn thả hoặc nuôi công nghiệp Thịt gà Tam Hoàng ngon, thơm Giống gà

này đang được phổ biến nuôi rộng rãi ở các vùng (Đào Đức Long, 2004)

2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH

TRƯỞNG CỦA GIA CẦM

2.2.1 Ảnh hưởng của nuôi dưỡng đến khả năng sinh sản của gia cầm

Sức sống và tỉ lệ nuôi sống của gia cầm ảnh hưởng tới suất sản xuất của chúng Sức khỏe của gia cầm tốt sẽ làm tăng khả năng sản xuất của bản thân chúng đồng thời sẽ tạo ra đời sau cũng khỏe mạnh và có suất sản xuất cao hơn,

vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn lọc giống

Sức khỏe tùy thuộc vào từng cá thể và quyết định bởi yếu tố di truyền và chịu ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh như chăm sóc, nuôi dưỡng Nếu chọn

Trang 14

lọc tốt những gia cầm khỏe mạnh sẽ nâng cao được tỉ lệ nuôi sống ở đời sau, tỉ

lệ này ở hầu hết gia cầm phải đạt được 90% trở lên

Tuy nhiên trong thực tế có nhiều thay đổi, nếu giao phối cận huyết sẽ làm tăng tỉ lệ chết và sức sống cũng giảm Trái lại cho lai giống thì tỉ lệ chết giảm Con non sau khi nở một thời gian có tỉ lệ chết cao, một phần do chúng chịu tác động của môi trường sống mới không phù hợp với chúng, một phần

do quá trình phát triển phôi thai kém do kỹ thuật ấp không đúng, do con mẹ được nuôi dưỡng không đầy dủ hoặc có bệnh ảnh hưởng đến phôi thai, cũng

có thể do những gen nửa gây chết làm cho chúng chết ngay thời kỳ ấp cuối hoặc lúc mới nở

Đến nay người ta chú ý đến một số giống nội địa hay còn được gọi là giống địa phương Các giống này có ưu điểm là chịu tác đựng tốt với điều kiện thời tiết khí hậu của địa phương đó, đồng thời chúng còn có một giá trị cao trong việc chóng chịu được với một số bệnh tật Chúng còn có thể sống bình thường trong điều kiện nuôi dưỡng thấp hơn hoặc ít ra chúng cũng ít bị ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sản xuất

2.2.2 Đặc điểm tăng khối lượng cơ thể và hướng chọn lọc giống theo đặc điểm này

Đặc điểm này được các nhà chăn nuôi quan tâm để tạo ra những giống gia cầm cho nhiều thịt, chóng lớn và sử dụng ít thức ăn để tăng 1 kg thịt hơi Tuy vậy một số đặc điểm phụ khác cũng được quan tâm về tính thương mại: ví dụ màu sắc lông, tốc độ mọc lông, sự phân bố của lông như cấu trúc hình dạng thân thịt…

Gà thịt có lông trắng được ưa chuộng hơn vì sau khi nhổ lông không để lại chân màu đen trên mặt da, thân thịt sẽ đẹp hơn Gà thịt mọc lông chậm ở phần lưng vẫn còn các chân lông cũng không được ưa chuộng

Phần thịt ngực và đùi được quan tâm nhiều nhất, nó chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong toàn bộ thịt của gia cầm

Trong công tác giống người ta quan tâm đến các chỉ số đo thân thể của gia cầm để tính tốc độ cơ thể đánh giá cấu tạo thân và sự phát triển của các phần cơ bắp Thực tế mối quan hệ giữa khối lượng thân thể, tốc dộ lớn, chiều dài cũng như chiều dài xương ngực và chiều rộng ngực với thân thịt có một mối quan hệ đặc biệt

Người ta cho biết con trống có ảnh hưởng di truyền lớn đến cấu tạo thân, tức là cấu tạo của bắp thịt Vì vậy người ta chú trọng chọn lọc con đực tốt để

Trang 15

Khối lượng cơ thể có liên quan đến giới tính Khi lai, tính trạng này mang dạng di truyền trung gian

Khối lượng cơ thể có liên quan âm với sức đẻ trứng Vì vậy ở dòng bố (trống) được chọn lọc theo hướng tăng nhanh khối lượng thì dòng mẹ (mái) cần chú ý cả đến khả năng cho trứng để tạo ra một số lượng lớn hơn gà con nuôi thịt lớn nhanh

Khối lượng cơ thể có liên quan dương với khối lượng trứng và cả kích thước thân ở giai đoạn 8 tuần tuổi Còn với tốc độ mọc lông nhanh hay chậm thì không giống nhau ở các giống và các đàn khác nhau Tính trạng này di truyền liên kết với giới tính Gà càng lớn nhanh thì càng mọc lông nhanh Gà mọc lông nhnh có ảnh hưởng tốt đến chất lượng thân thịt

2.2.3 Ảnh hưởng của điều kiện tiểu khí hậu đến năng suất sinh trưởng của gia cầm

2.2.3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ chuồng nuôi cần cho gà trong những tuần đầu như sau:

Bảng 2.1: Nhiệt độ chuồng nuôi cho gà từ 0-4 tuần tuổi

trong chuồng, gà hoạt động nhanh nhẹn (Đặng Thị Hạnh, 2007)

Một trong những đặc điểm để phân biệt gia cầm và động vật có vú là gia cầm không có tuyến mồ hôi, chúng thoát nhiệt thông qua con đường hô hấp nên gọi là sự thoát nhiệt sinh lý Do đó gia cầm rất nhạy cảm đối với sự thay đổi của điều kiện thời tiết bên ngoài Chính vì thế, nhiệt độ môi trường đóng vai trò quan khối trong sự sinh trưởng và sự phát triển của gà

Trang 16

- Nhiệt độ trong chuồng úm ở xứ nóng: Tuần : 35-33°C

- Nhiệt độ trong chuồng gà thịt: 18-20°C (Lã Thị Thu Minh, 1996)

Gà không chịu được nóng và lạnh, nhất là gà con rất nhạy cảm đối với mọi biến động của nhiệt độ Khi nhiệt độ thay đổi ít, có tác dụng như một sự kích thích có lợi Nhưng nếu thay đổi đột ngột, biên độ biến đổi lớn, thường gây tác hại, làm giảm sức đề kháng, sự phát triển, năng suất đẻ và có thể bị

chết hàng loạt (Võ Bá Thọ, 1995)

Nhiệt độ không khí quá cao làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của các khí quan trong cơ thể, đến việc sản xuất và tỏa nhiệt Gia cầm con có triệu chứng giảm ăn, thở mạnh, uống nhiều, chạy xa nguồn nhiệt, nằm tản mạn, lông mọc nhanh Ngược lại nhiệt độ quá thấp cũng đem lại nhiều kết quả không tốt Do quá trình trao đổi vật chất bị ảnh hưởng, gia cầm con túm tụm lại nguồn nhiệt, đôi khi có hiện tượng chồng chất lên nhau, những con yếu bị đè bẹp, chết ngạt Gia cầm con thiếu nhiệt thì kêu la in ỏi, xù lông kém ăn dần, chậm lên cân tỷ

nhạy cảm với độ ẩm cao (Dương Thanh Liêm và Võ Bá Thọ, 1980)

Theo Lã Thị Thu Minh (1996): “Ẩm độ tương đối của không khí trong

chuồng nuôi gà con thích hợp 65-70%, trong chuồng nuôi gà thịt 70-75%”

Ẩm độ quá cao hay quá thấp so với nhu cầu điều dẫn đến hiện tượng cắn

mổ và ăn lông lẫn nhau

Theo Bùi Đúc Lũng, Lê Hồng Mận (1995): Nhiều hảng trên thế giới áp

dụng tiêu chuẩn ẩm độ không khí 60-70%, khoảng hai tuần tuổi đầu Sau tuổi

đó còn 55-70%

Theo Đào Đức Long, Bùi Quang Toàn, Nguyễn Chí Bảo (1980): Độ ẩm

quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của gà, đặc biệt là

độ ẩm cao càng nguy hiểm hơn Độ ẩm cao không những gây tác hại trực tiếp

Trang 17

đến cơ thể gia cầm mà còn tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của các

loại nguồn bệnh Ẩm độ thích hợp từ 60-75%

2.2.3.3 Ảnh hưởng của sự thông thoáng

Độ thoáng của chuồng nuôi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó có quan

hệ đến độ ẩm, nhiệt độ vŕ mức khí độc trong chuồng nuôi Nếu mức khí độc

trong chuồng nuôi không cao lắm, nồng độ oxy vŕo khoãng 21%, thì một gà

mái nặng 2 kg trong một ngày đêm cần 1000 L không khí Tùy theo mật độ

nhốt gà, chúng ta cần giải quyết cho không khí lưu thông thích hợp Cách

không khí đơn giản nhất là mở cửa, vén rèm cửa chuồng cho không khí tự do

lưu thông (Dương Thanh Liêm, Võ Bá Thọ,1980)

Tiêu chuẩn Liên Xô vào mùa Đông, tốc độ chuyển động không khí

0,2-0,3 m/giây; mùa Hè 1,2 m/giây

Tài liệu của pháp (Trại Stiodler) 0,3 m/giây cho tất cả các loại gà ở tất cả

các mùa mát, rét; còn riêng mùa hè 0,5 m/giây

Trại Euribrid (Hà Lan) nhiệt độ môi trường dưới 20°C, tốc độ chuyển

động không quá 0,2 m/giây Khi nhiệt độ không khí tăng lên, thì tăng tốc độ

không khí (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1995)

Ở Bungari tốc độ gió trong chuồng gà được quy định là 0,3 m/giây ở

14-15°C, 0,6-0,8 m/giây ở 20-25°C đối với chuồng kín

Ở Cuba đối với chuồng hở, tốc độ gió được quy định là 0,25 m/giây trên

dưới 25°C (Đào Đức Long, Bùi Quang Toàn, Nguyễn Chí Bảo, 1980)

Lưu thông không khí trong chuồng nuôi: gà thải phân, nồng độ khí độc

CO2, NH3, H2S lên rất cao, nên chuồng cần khô ráo không khí Yêu cầu 6 m2

không khí/1 giờ/1 kg thể khối gà Tốc độ gió trong chuồng nuôi không vượt

quá 0,2-0,3 m/giây Vậy mùa hè nóng nực, ngày đứng gió cần hệ thống quạt

thông gió, mùa đông không nên đóng kín các cửa làm không khí không lưu

thông được (Trương Lăng, Nguyễn Văn Hiền, 1995)

2.2.3.4 Ảnh hưởng của ánh sáng

Ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng rất lớn đến gia cầm con, với tác dụng

gây hưng phấn hệ thần kinh, tăng cường sự trao đổi vật chất của cơ thể, làm

cho gia cầm con ăn được nhiều, từ đó tăng thêm số lượng hồng huyết cầu và

hồng huyết tố trong máu, và năng cao thể khối của chúng Mặt khác dưới tác

dụng của ánh sáng, trong cơ thể con vật sẽ Biểu đồ thành vitamin D, xúc tiến

khớp xương và phát dục bình thường

Trang 18

Ánh sáng mặt trời còn có tác dụng tiêu diệt vi trùng nâng cao khả năng miễn dịch của gia cầm con Thông thường ánh sáng trực xạ (chiếu thẳng) có

hiệu lực hơn là ánh sáng tán xạ (Đào Đức Long, Bùi Quang Toàn, Nguyễn Chí

Bảo, 1980)

Đối với gà nuôi thịt nên thấp đèn sáng suốt đêm để cho gà ăn được nhiều thức ăn mau lớn Đối với gà giò nuôi làm giống, vì phải hạn chế thức ăn nên ban đêm không nhất thiết thấp sáng (kể cả ánh sáng mặt trời): 14 giờ Nếu ánh sáng mặt trời không đủ phải chiếu bổ sung, cách bổ sung tốt nhất là bật đèn vào lúc 4 hoặc 5 giờ sáng Không nên bật đèn vào buổi chiều rồi tắt đèn vào

buổi tối, gà giật mình dồn ép lên nhau có thể chết ngạt (Dương Thanh Liêm,

Võ Bá Thọ, 1980)

Khi tăng thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng đòi hỏi thức ăn, kích thích cơ thể phát triển, nhưng làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn Nếu rút ngắn thời gian chiếu sáng, hiệu quả ngược lại: giảm nhu cầu thức ăn, giảm tăng trọng,

nhưng tăng hiệu quả thức ăn (Võ Bá Thọ, 1995)

Ánh sáng đủ 24 giờ trong 3 tuần đầu, sau đó giảm dần còn 18 giờ ánh sáng mỗi ngày Cường độ ánh sáng dưới 3 tuần là 3,5W/m2, nền chuồng (bóng đèn 75W thấp sáng cho 20 m nền chuồng) Khi gà lớn cường độ chiếu sáng

giảm bớt, chỉ cần đủ ánh sáng cho gà ăn thì được (Trương Lăng, Nguyễn Văn

Hiền, 1995)

Nếu nuôi gà ở môi trường thông thoáng tự nhiên, vào các buổi sáng mùa nóng cần cho ánh sáng mặt trời soi rọi vào chuồng để diệt khuẩn, làm khô chất độn và bảo đảm thông khí

Ánh sáng phải được phân bố đều trong chuồng với các đèn cùng loại công suất để tránh cho gà con thích tụm lại nơi có ánh sáng mạnh hơn Các thiết bị chiếu sáng phải được lau chùi sạch bụi thường xuyên, nếu đèn bị bụi

bám thì cường độ chiếu sáng sẽ bị giảm 50-60% (Bùi Đức Lũng, 2004)

2.3 CHUỒNG TRẠI

Khí hậu thời tiết nước ta, nắng nóng vào mùa hè, gió rét vào mùa đông Ngoài ra, do đặc tính sinh lý của gà không chịu được nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, mặc dù một số giống gà địa phương rất thích nghi với diều kiện chăn thả tự nhiên, nhưng thiếu chuồng trại hợp quy cách thì chăn nuôi gà không đạt năng suất cao Vì vậy, xây dựng chuồng trại cho gia cầm là điều cần thiết và không thể thiếu trong chăn nuôi gia cầm

Trang 19

Chuồng trại không chỉ nuôi nhốt gà, cho gà ăn uống, mà còn phân đàn gà theo lứa tuổi, nuôi giống và nuôi giết thịt riêng, theo dõi nâng cao chất lượng giống

Chuồng là nhà của gà nên cần đảm bảo các yếu tố sinh thái về thong thoáng khí, nhiệt độ, ẩm độ, cho gà sinh sống khỏe mạnh, mau lớn, đẻ nhiều

(Lê Minh Hoàng, 2002)

2.3.1 Ích lợi của việc thiết lập chuồng trại

Tạo được điều kiện khí hậu trong chuồng nuôi ấm áp, thoáng khí, mát

Chuồng trại còn giúp ta áp dụng kỹ thuật chăn nuôi khoa học công nghệ

(Nguyễn Huy Hoàng,1999)

2.3.2 Địa thế xây dựng chuồng trại

Vị trí xây dựng chuồng phải là nơi tương đối cách biệt với khu dân cư tập trung, phố chợ, trại heo gà khác, trục lộ giao thông chính,… Nhưng cũng không nên hẻo lánh quá khó bảo vệ Phải có đường xá thuận tiện cho việc giao lưu với bên ngoài, không chọn vị trí quá xa nơi tiêu thụ sản phẩm Đặc biệt là địa điểm phải thuận tiên cho việc cung cấp điện, nước, vì điện nước chủ yếu phải dựa vào mạng lưới quốc gia

Khu đất xây dựng chuồng phải cao ráo, tương đối bằng phẳng, thoát nước tốt Không có đầm lầy, ruộng nước, ao tù, vũng đọng hôi hám, ẩm thấp

Có nguồn nước ngầm tốt, dễ khai thác sử dụng

Không nên chọn vùng đất thung lũng có thể bị ngập lụt, khuất gió hoặc

có tiểu khí hậu bất thường Ngược lại, cũng không nên chọn trên đồi cao, độ dốc lớn, dễ bị xói mòn,… sẽ khó khăn trong xây dựng Cần chú ý cả những

vùng đất lân cận, có thể trồng được cây chắn gió nếu cần thiết (Võ Bá Thọ,

1996)

Trang 20

2.3.3 Điều kiện xây dựng chuồng gà thích hợp

Do đặc điểm sinh lý của gà, chuồng trại và khu vực chăn nuôi phải đảm bảo điều kiện sau đây :

- Không nóng bức, không lạnh lẽo

- Không ẩm ước không quá dơ bẩn

- Không thay đổi nhiệt độ đột ngột

- Nước uống là loại nước ngọt (khoan giếng)

- Có trồng cây che nắng, trồng nhiều loại hoa màu để phục vụ chăn nuôi

gà (Nguyễn Huy Hoàng, 1996)

Để đảm bảo được điều kiện trên thì việc chọn hướng chuồng cũng rất quan khối và cần thiết

2.3.4 Hướng chuồng

Thường thì mưa bảo từ hướng Tây, hướng Nam bay đến, gió lạnh từ phương Bắc thổi vào Do đó khi xây dựng chuồng gà thì hướng Đông - Nam là hướng nên chọn nhất Vì hướng này không những tránh được mưa bão mà còn

sử dụng được nguồn ánh sáng buổi sáng ấm, dịu chiếu vào chuồng, làm khô nền chuồng và có tác dụng tiêu diệt vi trùng, cung cấp thêm vitamin D3 cần thiết cho sự sinh trưởng và hấp thu chất khoáng

Ngược lại, nếu cất chuồng gà theo hướng Tây, nắng chiều rọi vào sẽ hâm nóng không khí trong chuông gà, gà mệt mõi, dẽ bị bệnh Tuy nhiên, trong trường hợp nào đó, bị bắt buộc phải xây chuồng theo hướng này thì nên chọn

vị trí sau một lùm cây hay một chướng ngại vật nào đó đẻ che bớt nắng chiều, hoặc phải tạo điều kiện che chắn bớt các yếu tố bất lợi ấy, để cản bớt luồng gió

mạnh và mưa to từ hướng gió đưa lại (Lê Thanh Hải, Nguyễn Hữu Tĩnh, Lê

Hồng Dung, 1995)

2.3.5 Thiết kế chuồng nuôi

Dù trước mắt hay lâu dài thì kiểu chuồng nào cũng phải phù hợp với điều kiện ở nước ta, vừa kinh tế vừa lâu hỏng, vừa dễ xây dựng, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa hạn chế được những điều kiện bất lợi của khí hậu trong bốn mùa Khí hậu miền Bắc chia ra bốn mùa rõ rệt Mùa xuân và mùa thu nhiệt độ trung bình khoảng 18-25°C, phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của gia cầm.Vào mùa Đông, nhiệt độ thấp dưới 15°C, vùng núi phía Bắc một số ngày xuống dưới 0°C, đã ảnh hưởng đến gia cầm non Ngược lai, mùa hè trên 30°C,

ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ một số ngày tới 40-41°C, cùng ẩm độ không khí

Trang 21

Miền Nam được chia làm hai mùa (mùa khô và mùa mưa) Ngoại trừ Tây Nguyên (thời tiết mát mẻ quanh năm, trung bình tháng cao nhất chỉ khoảng 20-25°C), các vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long có nhiêt độ cao trong suốt mùa khô cũng như mùa mưa, trung bình khoảng 25-35°C Ẩm độ không khí 80-83% cộng với biến thiên nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn 10-20% là thách thức trong việc thiết lặp hệ thống chuồng trại, quả lý

và khống chế môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi để giảm thiểu được các ảnh

hưởng không lợi đến chăn nuôi gia cầm (Nguyễn Hữu Tĩnh, tạp chí chăn nuôi

năm thứ 6 số 3(24), 1999)

Do đó nhà chăn nuôi gà ở nước ta nên chú ý những đặc điểm nói trên để lựa chọn kiểu chuồng cho thích hợp

Trên thế giới hiện nay có các kiểu chuồng sau:

 Kiểu chuồng kín hoàn toàn:

Xây dựng bằng những nguyên vật liệu đắt tiền, sử dụng điều kiện ánh sáng, thông thoáng khí nhân tạo

 Kiểu chuồng nữa kín nữa hở:

Có thể sự dụng thông thoáng vừa của tự nhiên vừa của nhân tạo, dùng ánh sáng điện là chủ yếu

 Kiểu chuồng hở hoàn toàn:

Rẻ tiền, sử dụng ánh sáng thông thoáng khí của tự nhiên, đồng thời lại có

sử dụng chiếu sáng nhân tạo để đáp ứng nhu cầu chiếu sáng Theo Lã Thị Thu

Minh (1998): với điều kiện ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thì kiểu

chuồng hở hoàn toàn là thích hợp nhất

2.4 DỤNG CỤ CHĂN NUÔI

2.4.1 Máng ăn, khay ăn

Gà mới nở, 2-3 ngày đầu rãi thức ăn trên giấy lót, sau đó có thể dùng mẹt vành thấp hoặc khay nhôm hoặc máng có trục quay dùng cho gà con để trong chuồng (cho đến 2 tuần tuổi), sau đó để máng ăn dài ở ngoài chuồng úm Sau giai đoạn úm, khi thả xuống chuồng nên dùng máng tròn tự động bằng nhựa

hoặc tôn Máng loại phi 50 dùng cho khoảng 25-30 gà thịt (Đặng thị Hạnh,

2007)

Thường là máng có Biểu đồ chữ nhật, đối với gà con ở giữa có một trục trái khế để gà không leo vào thức ăn, không đi phân dơ bẩn vào và cũng không làm rơi rớt thức ăn ra ngoài Nếu máng tròn tự động thì phải dễ dàng điểu

Trang 22

chỉnh cao thấp, gờ máng phải trơn, nhẵn khi gà ăn tránh được xây sát (Bùi

Quang Toàn, Đào Đức Long, Nguyễn Chí Bảo, 1980)

Đối với gà lớn dùng máng ăn treo nhiều vị trí trong chuồng nuôi hay ngoài vườn thả, nhưng phải điều chỉnh độ cao hay thấp sao cho thích hợp để

gà dễ dàng đứng ăn (Nguyễn Huy Hoàng, 1999)

2.4.2 Máng uống

Máng uống cho gà con thường sử dụng máng úp ngược, tránh được bụi bậm rơi vào làm dơ nước uống Ở tuần đầu, có thể sử dụng loại máng tròn 1 L,

2 L hoặc 4 L, Loại 4 L mỗi máng dùng cho 50 con gà Trong chăn nuôi quy

mô lớn, thường dùng loại máng nước tự động (Nguyễn Huy Hoàng, 1999)

Máng uống phải được bố trí đều trong chuồng sao cho gà không phải tìm

xa quá 3 m Từ tuần thứ 2 trở đi, có thể dùng máng uống dài tự động hoặc

không tự động, cứ tính cho mỗi con gà là 1,3 cm chiều dài (Bùi Quang Toàn,

Đào Đức Long, Nguyễn Chí Bảo, 1980)

Đối với gà giò, gà đẻ có thể sử dụng máng uống khép bằng nhôm dài thành hộp treo trước chuồng hoặc để chung quanh vườn chăn nuôi, có hai loại

máng uống: máng uống cố định và máng uống tự chảy (Nguyễn Huy Hoàng,

1999)

2.4.3 Chụp sưởi

Chụp sưởi cho gà có nhiều loại khác nhau, có loại có bóng đèn tỏa nhiệt

có dây tóc vừa để sưởi ấm, vừa để thấp sáng Loại này có nhược điểm là ánh sáng có cường độ khá mạnh mà sức nóng yếu, mỗi đèn 40W sưởi cho 50 con

gà con là vừa Còn nếu dùng bóng đèn hồng ngoại có công suất 200 – 300 W

là loại phát sáng yếu, nhưng tỏa nhiệt rất mạnh Mỗi đèn hồng ngoại úm được

100 con gà con mới nở

Ở những nơi không có điện có thể dùng đèn đảo, đèn tọa đăng hay bếp than củi, bếp trấu, mùn cưa nhưng đề phòng cháy và tránh không cho khói tỏa

vào chuồng (Đào Đức Long, Trần Long, 1995)

2.4.4 Những dụng cụ khác

Vệ sinh chuồng trại như cuốc xẻng,

Dụng cụ đựng thức ăn, nước cho gà ăn uống

Lọ pha thuốc, dụng cụ tiêm chủng,…

Cân để cân gà, thức ăn, trứng

Dụng cụ phun nước rửa chuồng, chống nóng, chống rét,…

Trang 23

Đồ bảo hộ lao động cho người chăn nuôi

Sổ sách ghi chép theo dõi hàng ngày

Khay sát trùng chứa các dung dịch focmon 2%, vôi bột, crezyl 3%,…(Lê

Minh Hoàng, 2002)

Khi úm gà cần có đủ dụng cụ nuôi để dùng riêng cho gà con, không dùng

chung với gà lớn Những dụng cụ như: Thau, xô, leng, chổi,… (Đào Đức

Long, Trần Long, 1995)

2.5 PHƯƠNG PHÁP NUÔI

2.5.1 Nuôi thâm canh trên lớp độn chuồng

Yêu cầu gà con phải cùng lứa tuổi vì nếu nuôi gà có những lứa tuổi khác nhau dễ sinh bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa Nuôi theo phương pháp này gà con hoàn toàn không được thả ra ngoài Phương pháp này có những ưu điểm như sau: có khả năng cơ giới hóa các quá trình làm việc làm giảm nhiều sức lao động, quan sát đàn gà dễ dàng hơn nó cho phép tìm ra những con bệnh một cách nhanh chóng và áp dụng các phương pháp phòng ngừa bệnh tật một cách có hiệu quả, gà con ít chết, lớn đồng đều,

ít gặp sự rủi ro (Lã Thị Thu Minh, 2000)

2.5.2 Nuôi trên lồng

Nuôi gà con trên lồng thì sau đó khi kết thúc qua trình nuôi úm gà vẫn nên tiếp tục nuôi lồng vì nếu chuyển sang phương thức nuôi khác sẽ dễ gây cho gà những thay đổi như vậy tỉ lệ hao hụt sẽ lên cao hơn Nếu so sánh với cách nuôi thâm canh trên nền ta thấy nó có một vài ưu điểm như sau: cho phép lợi dụng diện tích chuồng nuôi một cách cao nhất, lấy phân ra thường xuyên làm giảm bệnh truyền nhiễm, có thể nuôi gà có những lứa tuổi khác nhau, có khả năng theo dõi gà tốt hơn Vì vậy nếu có gà bệnh loại thải kịp thời, ít gặp rủi ro trong chăn nuôi hơn Tuy vậy nhưng nó có những nhược điểm sau: phải đầu tư nhiều tiền, phải sưởi ấm và thông thoáng khí đầy đủ, gặp nhiều khó khăn trong điều kiện kỹ thuật

2.5.3 Nuôi kết hợp

Nuôi kết hợp giữa nuôi chuồng lồng với nuôi trên nền nhằm mục đích lợi dụng những ưu điểm của cả hai phương pháp nuôi trên Thường gà con được nuôi trong lồng cho đến 3 tuần tuổi Tuần tuổi thứ tư chuyển sang phương

pháp nuôi trên nền vì lúc này gà dễ thích nghi hơn (Lã Thị Thu Minh, 2000)

2.6 THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG

Thức ăn cho gia cầm nuôi công nghiệp (nuôi thâm canh) là loại thức ăn được hỗn hợp từ nhiều nguyên liệu thức ăn khác nhau, thông qua nghiền trộn,

Trang 24

gọi là thức ăn hỗn hợp dưới dạng thức ăn hỗn hợp dưới dạng bột hoặc đóng viên Thức ăn hỗn hợp( viết tắt TAHH) chứa đầy đủ các vật dinh dưỡng cần thiết cho sinh lý phát triển và sản xuất của gia cầm đem lại hiệu quả cao như protein, năng lượng, vitamin và chất khoáng Ngoài ra nó còn được bổ sung

chất kích thích sinh trưởng như enzim, các chất kháng sinh,…(Bùi Đức Lũng,

Lê Hồng Mận, 1999)

Theo Nguyễn Huy Hoàng (1995): “Chi phí thức ăn chiếm 65-80% trong

giá thành con gà, nên nó cũng là vấn đề đặt ra làm sau chế biến thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi và hạ giá thành khi chăn nuôi

có lời do mau lớn, ít bệnh, tỉ lệ nạc cao theo yêu cầu thị trường hiện nay”

Từ đó chuyên đề về bộ môn thức ăn của gà được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và áp dụng

Bảng 2.2: Khẩu phần hợp lý trong một kg thức ăn có chứa

(Nguyễn Huy Hoàng, 1996)

Ngoài ra thức ăn phải dể ăn, thơm, ngon, sạch, vô trùng, nước uống đầy

đủ

Thức ăn là yếu tố quyết định khối lượng của gà trong thời gian nuôi dưỡng

2.6.1 Vai trò của protein và axit amin

Protein là chất dinh dưỡng không thể thay thế và đứng hàng đầu trong các chất dinh duỡng cần thiết đối với gia cầm, nhờ protein sẵn có trong thức

ăn, gia cầm mới tổng hợp được protein của cơ thể và các sản phẩm, ngoài ra còn tổng hợp ra các hợp chất khác đóng vai trò quan khối trong các quá trình

sinh lý của cơ thể (Lương Đức Phẩm, 1982)

Trang 25

Protein quan khối nhất trong quá trình sinh trưởng phát dục, sinh sản, nó

là nguyên liệu chủ yếu cấu tạo cơ thể gà (da, lông, máu, nội tạng) Nếu thiếu protein gà chậm lớn, đẻ ắt, bệnh tật

Protein không dữ trữ được trong cơ thể gà (vitamin, lipit) nên thức ăn phải tắnh toán cung cấp đầy đủ (không thừa, thiếu) bảo đảm khẩu phần duy trì

và sản xuất của gà, không lãng phắ thức ăn (Trương Lăng, Nguyễn Văn Hiền,

1995)

Chất đạm là chất chắnh để cấu tạo cơ thể, cấu tạo tế bào, kắch thắch tố, kháng thể; có công thức hóa học CHON hoặc có thêm P, S Chất đạm là chất chắnh để cấu tạo cơ thể nếu thiếu thì: Gà con chậm tăng trưởng, gà trưởng thành sản xuất kém, giảm hoạt động Nếu thiếu đạm trong thời gian dài, thì quá trình trao đổi chất bị rối loạn cơ thể phát triển không bình thường

Nếu thừa đạm thì cơ thể không tắch trữ mà thải ra dưới dạng Ure, Uric, Đạm dư quá nhiều trong thời gian dài cơ quan bài tiết sẽ bị viêm ảnh hưởng

đến hoạt động và tuổi thọ của gà (Nguyễn Huy Hoàng, 1995)

Bảng 2.3: Nhu cầu đạm ở từng lứa tuổi của gà thịt

( Nguyễn Huy Hoàng,1995)

Khi không đủ protein trong thức ăn thì trao đổi chất bị phá hủy, có thể làm cho sự sinh trưởng chậm lại dẫn tới giảm năng suất, sản lượng sản phẩm, mặt khác khả năng chống chịu bệnh tật cũng bị giảm Thức ăn quá thừa protein cũng thể hiện xấu ở sức khỏe của gia cầm Khi thừa protein trong khẩu phần thì trong cõ thể tắch lũy một lýợng đáng kể các sản phẩm độc nhý

ammoniac, các muối amon, axit uric, ure, các amin và các chất khác (Vũ Duy

Giảng và CS, 1997)

Ở gia cầm protein chiếm 1/5 khối lượng cơ thể và khoảng 1/7-1/8 khối lượng trứng Chắnh vì vậy, protein là chất hữu cơ quan khối nhất mà không có một chất dinh dưỡng nào có thể thay thế được vai trò của nó Trong cơ thể vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng không thể tổng hợp protein từ gluxit, hay

từ lipit mà buộc phải lấy từ bên ngoài vào qua con đường thức ăn Khi cần thiết protein cũng là nguyên liệu giải phóng năng lượng cho các hoạt động

Trang 26

sống của cơ thể (1 gam protein phân giải cho 4,0 kcal năng lượng trao đổi) trong khi gluxit và lipit lại không thể chuyển hóa thành protein được Mặt khác, protein còn tham gia cấu tạo nên các men sinh học và các hormone, những chất này vừa đóng vai trò xúc tác vừa đóng vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất; protein còn tạo ra các enzyme làm cho tốc độ phản ứng hóa học trong cơ thể nâng lên hàng tỷ lần; thực hiện các chức năng vận chuyển, dự trữ như hemoglobin vận chuyển O2 và CO2 (Phạm Công Thiếu, 2001)

Axit amin là những nguyên liệu cơ bản, xây dựng nên phân tử protein phức tạp hay nói đúng hơn axit amin là những đơn vị được trùng hợp lại thành protein

Những axit amin mà cơ thể động vật không tổng hợp được trong cơ thể,

mà phải cung cấp cho chúng từ thức ăn, gọi là axit amin không thể thay thế hay là axit amin thiết yếu – cần thiết để xây dựng nên Protit của cơ thể Nhóm này gồm 10 axit amin, có vai trò chủ yếu trong thức ăn cho gia cầm là: arginin, lysine, histidin, lơxin, izoloxin, valin, metionin, treonin, trytophan,

phenykanin (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1999)

 Lysine:

Là một trong 10 axit amin không thể thay thế quan khối nhất Nó có tác dụng làm tăng tốc độ sinh trưởng, tăng sức sản xuất trứng Nó cần thiết cho sự tổng hợp nucleoproteit, hồng cầu, cho sự sinh trưởng bình thường của azot; tạo sắc tố melanin của lông, da Nếu thiếu nó sẽ làm đình trệ sự phát triển, làm giảm năng suất thịt trứng của gia cầm; làm giảm lượng hồng cầu, huyết sắc tố

và tốc độ chuyển hóa canxi, photpho, gây còi xương, thoái hóa cơ, làm rối

loạn hoạt động sinh dục (Bùi Đức lũng, Lê Hồng Mận, 1999)

 Methionin:

Là axit amin chứa lưu huỳnh (S), nó cũng là axit amin quan khối nhất Cùng với lysine, hai axit amin này có giới hạn thứ nhất trong khẩu thức ăn chứa các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật

Có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cơ thể, đến chức năng của gan

và tuyến tụy Nó cùng với xystin để tạo ra lông Tác dụng điều hòa trao đổi lipit, chống mỡ hóa gan, theo gia tạo nên serin, cholin và xystin cần thiết cho

sự sản của tế bào cơ thể Tham gia tích cực vào đồng hóa và dị hóa vật chất

trong cơ thể (Bùi Đức lũng, Lê Hồng Mận, 1999)

 Tryptophan:

Trang 27

Cần thiết cho sự phát triển của gia cầm non và duy trì sức sống của gia cầm trưởng thành Tác dụng điều hòa chức năng của các tuyến nội tiết, bảo đảm cho sự phát triển của phôi trứng và tế bào tinh trùng, tham gia tổng hợp hemoglobin của hồng cầu Nếu thiếu tryptophan làm mất khả năng sản xuất và

ấp nở trứng, phá hủy tuyến nội tiết, làm giảm khối lượng cơ thể

 Arginin:

Ảnh hưởng đến sự phát triển của gia cầm non, đến quá trình tạo xụn, xương, lông Nếu thiếu arginin trong TAHH sẽ làm rối lượng quá trình trao đổi chất hydratcacbon và protit, từ đó làm giảm sức phát triển của gia cầm, làm chết phôi sớm

2.6.2 Vai trò của năng lượng

Thành phần hữu cơ hydratcarbon, lipit, protein của thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt đông sống của cơ thể gia cầm, cho sinh trưởng, cho sản xuất thịt trứng Năng lượng thức ăn không được cơ thể gà sử dụng hoàn toàn mà một phần mất đi với phân, thải nhiệt Phần năng lượng được sử dụng

khoảng 70-90% năng lượng toàn phần (thô, tổng số) (Lê Hồng Mận, 2003)

Sự tiếp nhận thức ăn ở gia cầm có liên quan nghịch với hàm lượng năng lượng trong khẩu phần thức ăn Gia cầm ăn lượng thức ăn khi trong thức ăn đó chứa thấp năng lượng và ngược lại

Nếu khẩu phần thức ăn với năng lượng cao thì chúng sẽ chuyển hóa và tích lũy thành mỡ nhiều trong cơ thể, gà quá béo, làm giảm chất lượng thịt, làm giảm tăng trọng

Nếu khẩu phần với hàm lượng năng lượng thấp gia cầm phát triển không

bình thường, gà gầy, chậm lớn (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1999)

Theo Lã Thị Thu Minh (1996): Năng lượng trao đổi thích hợp đối với gà

con 1860-2300 kcal/1 kg thức ăn, đối với gà thịt thì tỷ lệ giữa đạm và năng lượng trao đổi là 1/90-1/110 Nếu thức ăn thiếu năng lượng thì hạn chế hoạt động của đàn gà

Theo Trương Lăng, Nguyễn Văn Hiền (1995): “Gluxit cung cấp năng

lượng chủ yếu cho các hoạt động sống hàng ngày: đi lại, hô hấp, tiêu hóa, sinh

đẻ, ăn ngủ,… Nếu thành phần thức ăn hàng ngày năng lượng gluxit vượt quá nhu cầu cơ thể thì nó được dự trữ ở gan hoặc chuyển hóa thành mỡ”

Trang 28

2.6.3 Vai trò của chất khoáng

Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1995): “Chất khoáng chiếm trên

dưới 3% khối lượng cơ thể gia cầm” Các nguyên tố khoáng tham gia cấu tạo nên toàn bộ bộ xương, cấu tạo tế bào dưới dạng muối của chúng

- Nhóm nguyên tố đa lượng gồm: Na, K, Cl, Ca, P, S, Mg

- Nhóm nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Co, I, Mn, Se,Zn

 Canxi (Ca):

Ca lớn nhất trong việc kiến tạo và phát triển bộ xương của gia cầm, cần thiết cho sự đông máu, điều hòa tính thẩm thấu của màng tế bào, hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh, sự co bóp của tim, tham gia vào việc cân bằng các axit và bazơ của cơ thể

Nếu thiếu Ca trong khẩu phần kéo dài là nguyên nhân dẫn đến co giật, đứng rung rẫy, gây còi xương, gây viêm nhiễm cơ quan nội tạng đặc biệt là

đường tiết niệu, ở gà con gây mềm xương, còi xương, chậm lớn (Bùi Đức

lũng, Lê Hồng Mận, 1999)

 Phospho (P):

Tham gia vào thành phần của tế bào, kiến tạo bộ xương, cân bằng độ toan, kiềm trong máu trong các tổ chức của cơ thể, đóng vai trò trao đổi hydratcacbon, chất béo, axit amin, trong hoạt động thần kinh

Nếu thiếu P trong thức ăn gây còi xương, xốp xương, giảm tính thèm ăn

(Bùi Đức lũng, Lê Hồng Mận, 1999)

Theo Nguyễn Huy Hoàng (1995): tỉ lệ giữa Ca/P là 2/1 đối với gà con;

còn đối với gà lớn là 1,2 hay 1,5

 Sắt (Fe):

Chất sắt phân bố khắp cơ thể, chủ yếu tập trung ở tế bào máu khoảng 65%; ở gan, lách, tủy xương khoảng 30% Sắt theo gia tạo hồng cầu, myoglobin của tế bào cơ vân, các sắc tố hô hấp mô bào oxydaza, peroxidaza, Nguyên liệu xây dựng nên cơ, da, lông

Nếu nhiều sắt gây bệnh thiếu máu; gà con mỏ, chân nhợt nhạt, mào tím

tái, đẻ giảm, lông xù (Bùi Đức lũng, Lê Hồng Mận, 1999)

 Đồng (Cu):

Làm tăng sự hấp thu sắt để tạo Hemoglobin của hồng cầu, tham gia tạo các enzym oxy hóa, nên có quan hệ đến quá trình hô hấp của mô bào

Trang 29

Nếu thiếu Cu trong thức ăn, sẽ làm giảm hấp thu sắt, thớ thịt bị tối xen lẫn màu sáng do thiếu Cu lẫn sắt, gây rối loạn về xương, gây biến màu lông, giảm tốc độ sinh trưởng, lông rụng, vỏ trứng mỏng và không bóng mịn

Nếu thiếu Zn trong thức ăn làm giảm sự sinh trưởng và phát triển của

lông, làm giảm sự hoàn thiện xương và gây sưng khớp (Bùi Đức lũng, Lê

Hồng Mận, 1999)

2.6.4 Vai trò của vitamin

Vitamin là hợp chất cần thiết cho cơ thể hoạt động cần với số lượng rất thấp để xúc tác phản ứng sinh học trong cơ thể, nó có vai trò quan khối trong việc trao đổi chất

Có 2 loại vitamin:

- Các vitamin tan trong dầu mỡ: A, D, E, K

- Các vitamin tan trong nước: B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12, C

 Vitamin A:

Thiếu vitamin A da bị sừng hóa, sần sùi, nhăn nheo tróc ra từng mảng như vảy cá Niêm mạc tiêu hóa bị viêm, lở loét là cửa ngõ cho vi trùng xâm nhập gây bệnh, niêm mạc mắt viêm, khô, bị quáng gà, thiếu trầm khối mắt sẽ

bị đục, không thấy đường

Khi dư được tích lũy vào gan, giúp cho vết thương mau lành, giúp tế bào xương cho phát triển, làm cho tế bào sinh sản nhanh, tăng sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn, điều hòa chức năng của tuyến giáp và tuyến sinh dục… Nếu quá

thừa sẽ gây viêm gan, rối loạn tiêu hóa, chậm lớn (Nguyễn Huy Hoàng, 1995

 Vitamin D:

Nếu thiếu vitamin D thì xương phát triển kém, xương cong, mềm, xương rổng, dễ găy, gà đẻ bị kém, vỏ trứng mỏng, rối loạn tiêu hóa, làm giảm tốc độ sinh trưởng và sức sản xuất trứng của gia cầm, gây bệnh c i xương, làm rối loạn hệ thần kinh trung ương, phá hủy sự trao đổi protit, gluxit, làm giảm lượng hồng cầu và huyết sắc tố, làm tăng hoạt tính của men photphataza, dẫn đến làm giảm lượng xitrat trong huyết thanh

Trang 30

 Vitamin E:

Vitamin E giúp hoạt động của cơ vân, hệ thần kinh, hệ sinh dục, trị bệnh

vô sinh, sẩy thay liên tục, trứng non, ít sinh tinh trùng Vitamin E c n chống teo

cơ, chống rối loạn đường

Nếu thiếu vitamin E sẽ bị teo cơ, kém sinh sản hoặc không sinh sản được, cổ và đầu sẽ bị ngoẹo, chân cong và mềm, đi đứng ngắt ngưỡng bị lăn ngã, não bị tụ huyết và tích nước, thành dạ dày tuyến bị tụ huyết, xuất huyết

thành ruột và cơ ngục (Nguyễn Huy Hoàng, 1995)

 Vitamin K:

Vitamin K làm đông máu, tổng hợp protrompin, tham gia các quá trình

hô hấp mô bào và photphoryl hóa Cần thiết cho gà bị bệnh cầu trùng và gà sinh sản

Nếu thiếu vitamin K trong thức ăn sinh bệnh chảy máu ở đường tiêu hóa,

ở cơ chân của gà con, gà con mới nở bị giảm sức sống và chết vì bị chảy máu,

gà bị bệnh cầu trùng, ỉa ra máu, làm chậm lành các vết sứt da thịt, làm rụng

lông; gây thiếu máu khi gia cầm bị tiêu chảy (Bùi Đức lũng, Lê Hồng

Mận,1999)

 Vitamin B1:

Vitamin B1 giúp sự chuyển hóa bột đường, giải độc hệ thần kinh, giúp gà

ăn ngon miệng, chống mệt mỏi

Thiếu vitamin B1 sẽ bị kém ăn, sụt cân, tê phù, viêm dây thần kinh ngoại

vi, nhiễm độc thần kinh, mệt mỏi (Nguyễn Huy Hoàng, 1995)

Nếu thiếu làm gà con bị ỉa chảy, chậm lớn, lông xù, mắc bệnh ngoài da,

mi mắt nổi hạt và dính lại; ở gốc xoang miệng có nhiều vây, chân bị viêm

(Nguyễn Huy Hoàng, 1995)

Trang 31

Giúp sự tạo thành và hoạt động bình thường của da, niêm mạc

Thiếu vitamin sẽ tổn thương ở gan, tuyến thương thận, nó còn kích thích

quá trình mọc và nhiễm sắc của lông, tóc,…(Nguyễn Huy Hoàng, 1995)

 Vitamin B6:

Tham gia vận chuyển hóa chất béo, đạm, Trytophan, Methionin, Cystin, Glutamin, giúp tạo hồng cầu

Thiếu vitamin B6 sẽ bị viêm da, lưỡi, rối loạn thần kinh trung ương, động

kinh, thiếu máu (Nguyễn Huy Hoàng, 1995)

 Vitamin B9:

Nếu thiếu sẽ bị viêm da, rụng tóc, lông, ăn kém ngon, đau bắp thịt, tuyến

mỡ tiết nhiều mỡ, ảnh hưởng đến chuyển hóa bột đường, ảnh hưởng đến thần

kinh rối loạn tiêu hóa, viêm lưỡi, thiếu máu, hư khớp (Nguyễn Huy Hoàng,

kháng thể cần thiết cho thời kì sinh sản (Nguyễn Huy Hoàng, 1995)

Trang 32

- Gà trên 2 tuần tuổi cho uống máng dài hoặc tròn thủ công hay tự động,

2 cm miệng máng uống/1 gà (còn gọi là mật độ máng uống)

Máng uống cho gà trưởng thành luôn luôn ngang lưng của gà Như vậy

hạn chế nước uống vương vãi ra nền chuồng (Bùi Đức Lũng, 2004)

Nước uống là nhu cầu đầu tiên của gà khi ra khỏi máy nở Nước cung cấp cho gà uống phải sạch Gà con mới xuống chuồng không nên cho uống nước lạnh tốt nhất là hơi ấm Khoảng 20-22oC trong hai ngày đầu Để tăng sức

đề kháng trong những ngày đầu pha vào nước 5g đường gluco + 1g vitamin C/1lit nước Ngày đầu mới xuống chuồng đầu tiên cho gà uống nước trước, sau 2-3 giờ mới cho thức ăn

Sử dụng chụp nước bằng nhựa, chứa 3,5 L nước cho 100 con Loại máng này nên kê cao hơn lớp độn chuồng để tránh độn chuồng rơi vào máng uống

Trang 33

Bảng 2.4: Lượng nước tiêu thụ tốt cho sức khỏe đàn gà từ 3 tuần tuổi trở đi ở

(Viện Chăn nuôi Trung Tâm Nghiên Cứu Gia Cầm Thụy Phương, 2002)

Lương nước uống vào có thể thiếu sẽ làm giảm lượng thức ăn ăn vào và giảm tăng trưởng Do đó nước được xem như thành phần cơ bản hơn thức ăn Lượng nước uống vào thay đổi tùy theo lượng thức ăn ăn vào, nhiệt độ,

khối lượng và tình trạng sức khỏe (Viện Chăn nuôi Trung Tâm Nghiên Cứu

Gia Cầm Thụy Phương, 2002)

Có thể pha thêm vitamin (B-Complex cho gà một tháng đầu tiên), thuốc

cầu trùng, các hóa dược khác khi cần (Nguyễn Ngọc Huân, Dương Xuân

Tuyển, Đinh Công Tiến, 2004)

2.7 KỸ THUẬT NUÔI

2.7.1 Giai đoạn nuôi úm gà con

Đây là giai đoạn khó nhất Đối với gà công nghiệp thì giai đoạn này có thể kéo dài từ 1 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi, đối với gà địa phương có thể kết thúc giai đoạn úm vào lúc 3 tuần nếu qui trình chủng ngừa đúng qui định

Để đảm bảo kết quả chăn nuôi cuối cùng của các lứa tuổi, thì ở giai đoạn này cần thực hiện tốt các khâu sau:

Trang 34

Cách chọn gà con

Nên chọn những con có bộ lông khô xốp hoàn toàn, không dính bết vào

da, mắt sáng và to, chân bóng và cứng, dáng nhanh và mạnh, cánh áp sát vào thân, bụng thon mềm, rốn khô và kín, lổ huyệt khô sạch, đặc biệt là không dính phân màu trắng

Không nên chọn những con gà loại 2 là những con gà quá nhỏ hoặc quá

to, yếu ớt, khèo chân, hở rốn, bụng sệ, vẹo đầu,…

Một đặc điểm quan khối cần thiết không thể thiếu nữa là cần biết rỏ lý lịch của đàn gà bố mẹ, về tình trạng sức khỏe, qui trình phòng ngừa, sức sản xuất để không gây ảnh hưởng tai hại cho công tác nghiên cứu chăn nuôi

Mật độ nuôi

Nuôi trên lớp độn chuồng: Mật độ là 20 con/m2

diện tích chuồng nuôi đến hết giai đoạn

Nuôi trên lồng: 80-100 con/m2 ở tuần tuổi thứ 1 Từ tuần thứ 2, thứ 3 đến kết thúc mật độ là 50 con/m2

hoặc có thể nâng lên 70 con/m2 khi thời tiết mát

 Nuôi dưỡng

Khi nuôi với quy mô công nghiệp, thì mức độ sinh trưởng của gà hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng của nhà chăn nuôi cung cấp Để gà con sinh trưởng tốt theo đúng mức độ sinh trưởng của gà giống thì cần đảm bảo các vấn ðề sau: đảm bảo đầy đủ thức ăn về số lượng và chất lượng, thành phần dinh dưỡng phải đảm bảo

Trang 35

Bổ sung khoáng vi lượng và Vitamin dạng Premix

Đảm bảo thức ăn sạch và tốt, cho ăn nhiều lần trong ngày để kích thích tính thèm ăn của gà và tránh hiện tượng thức ăn để lâu trong máng

2.7.2 Giai đoạn nuôi thịt

Con giống

Giai đoạn này không dài, chỉ vỗ béo gà đến 8 tuần tuổi đối với gà Broiler, riêng gà địa phương như: Gà Ta, gà Tàu, gà Ri… thì giai đoạn này sẽ kéo dài hơn, dài nhất là 16 tuần tuổi khi đó gà có khối lượng 1,5 – 2 kg Do đó, nó phụ thuộc rất nhiều vào con giống Ngày nay người ta tạo được ưu thế lai từ nhiều dòng gà, những gà này có đặc tính thịt cao hơn hẳn các dòng bố mẹ mà hệ số chuyển hóa thức ăn chỉ 2,5 kg Do đó, để nuôi gà thịt đạt hiệu quả kinh tế cao thì điều đầu tiên là chọn con giống tốt

Phương pháp nuôi

Sau con giống là phương pháp nuôi, gà thịt nuôi thâm canh trên lớp độn chuồng là phương pháp duy nhất, do gà tăng khối nhanh, khối lượng lớn, hai bàn chân luôn chịu đựng khối lượng cơ thể nên dễ bị bệnh long bàn chân Nếu trong điều kiện chân tiếp xúc với nền chuồng không bằng phẳng, chân sẽ bị bệnh, gà đứng không nổi dẫn đến giảm tiêu thụ thức ăn và tăng trọng

Mật độ nuôi

Lã Thị Thu Minh (1998) cho rằng nuôi với mật độ 10-15 con/m2

diện tích chuồng nuôi là thích hợp nhất, nếu tăng mật độ nuôi lên phải chú ý đến điều kiện tiểu khí hậu Ở ĐBSCL, kiểu chuồng hở hoàn toàn có điều kiện thông thoáng và ẩm độ trong chuồng nuôi tốt nhất

Trang 36

Chăm sóc – Nuôi dưỡng:

 Chăm sóc

Cần quan tâm đến vệ sinh máng ăn, máng uống Quan sát tình trạng sức khỏe của đàn gà hàng ngày, vì gà thịt tốc độ tăng khối của nó cao nên đề kháng cơ thể kém, khả năng nhiễm bệnh cao, nếu không kịp thời phát hiện xử

lý sẽ nâng cao tỷ lệ hao hụt của đàn

Chế độ chiếu sáng cần thiết cho gà thịt 24/24 giờ, khả năng tiêu thụ thức

ăn của đàn gà thịt phụ thuộc vào mức cung cấp thức ăn của con người và mức

độ chiếu sáng trong ngày, tăng khối của gà phụ thuộc vào lượng thức ăn ăn được trong ngày Do đó chiếu sáng là yếu tố quan khối cần chú ý khi nuôi gà thịt Chiếu sáng dài thì kết quả chăn nuôi mà người chăn nuôi thu được bao giờ cũng cao hơn so với chiếu sáng ngắn Giữa ngày và đêm thì khả năng tiêu thụ thức ăn của gà vào ban đêm bao giờ cũng cao hơn so với ban ngày do thời

tiết ban đêm mát mẻ, nhất là điều kiện ở ĐBSCL (Lã Thị Thu Minh, 1998)

 Nuôi dưỡng

Tăng khối của gà hoàn toàn phụ thuộc vào thức ăn mà ta cung cấp cho

nó, nếu thức ăn có giá trị dinh dưỡng hay giá trị sinh học thấp đều dẫn đến tăng khối không cao, dễ nhiễm bệnh Do đó thức ăn của gà thịt tuyệt đối không dùng thức ăn bị nấm mốc và cần quan tâm đến những thực liệu dễ bị nấm mốc, cần có phương pháp bảo quản tốt

Bảng 2.6: Thành phần dinh dưỡng cho gà giai đoạn nuôi thịt

 Nước uống:

Gà thịt có nhu cầu về nước uống cao hơn các loại gia cầm nuôi với mục đích khác do nhu cầu thức ăn của nó lớn hơn, máng uống phải luôn luôn có nước sạch, nếu thiếu nước gà không có khả năng tiêu thụ thức ăn, thức ăn bị vón cục lại ở diều

Trang 37

2.8 VỆ SINH PHÕNG DỊCH BỆNH TRONG GÀ CÔNG NGHIỆP 2.8.1 Vệ sinh sát trùng chuồng trại

Chuồng nuôi đàn gà mới phải được cạo quét sạch phân (của đàn gà trước), mạng nhện, bụi bẩn ở lưới, trần nhà, bạc che Sau đó dùng vòi phun áp lực mạnh rửa sạch nền chuồng, trần, lưới quanh chuồng

Để sau 1 ngày, chuồng khô ráo, cho chất độn dăm bào, trấu khô, vào và trải đều trên nền chuồng với độ dày 15-20 cm (tùy theo thời gian nuôi gà) Đóng kín bạc, phun thuốc sát trùng bằng formol 2% lên trần, tường, lưới, bạt,… sau đó phun thuốc sát trùng bằng formol 2%, dung dịch sunphat đồng 0,5% lên chất độn chuồng để diệt vi khuẩn, diệt nấm mốc

Cửa chuồng gà có hố đựng thuốc sát trùng loại 0,2% hoặc crezine 3% Quét vôi tường, vỉa hè, cửa chuồng (pha nồng độ 2%)

Sau khi vệ sinh xong, đóng cửa chuồng và niêm phong, không cho ai qua

lại (Lê Hồng Mận, 2003)

2.8.2 Tẩy uế sát trùng các dụng cụ chăn nuôi

Máng ăn, máng uống nuôi đàn gà phải rửa sạch Ngâm chúng trong bể chứa dung dịch chất sát trùng formol 1% trong 15 phút, lấy ra phơi khô, cất vào kho

Quây gà được quét sạch, rửa bằng nước sạch (vòi phun nước); để khô, sau cùng phun dung dịch formol 2% hoặc fiprotan 0,2% để khô rồi cất vào kho

Chụp sưởi được quét sạch bụi bẩn, lau bằng giẻ ẩm Dùng giẻ thấm dung dịch formol 2%, lau để khô cho vào kho

Vòi phun nước có áp suất cao, để khô phun tiêu độc bằng dung dịch formol 2%, để khô cho vào kho

Các phương tiện vận chuyển thức ăn, vận chuyển gà cũng được rửa sạch, tẩy uế bằng thuốc sát trùng nêu trên

Trang bị bảo hộ cho công nhân như quần áo, giày dép, ủng, mũ, tất tay phải được giặt, phơi khô và xông thuốc sát trùng trước khi đưa các dụng cụ chăn nuôi vào

2.8.3 Vệ sinh thú y khu vực trại gà và những quy định khác

Đối với khu vực quanh trại: phải có vành đai trắng và vành đai an toàn dịch Vành đai trắng (khu vực không được nuôi các loại gia cầm khác) có bán kính trên dưới 500 m đối với gà bố mẹ, trên dưới 200 m đối với gà thương

Trang 38

phẩm Ở vành đai an toàn dịch có bán kính 3-5 km kể từ vành đai trắng trở ra được phép nuôi gia cầm khác nhưng phải tiêm phòng hoặc dùng vacxin phòng các bệnh truyền nhiễm như Newcastle, Gumboro, CRD, IB,…Khu vực vành đai áp dụng cho các xí nghiệp chăn nuôi gia đình cần vệ sinh phòng bệnh nghiêm ngặt xung quanh chuồng nuôi gà

Trong chăn nuôi gia cầm phòng bệnh là chính, cần đảm bảo nghiêm ngặt những quy định về vệ sinh phòng bệnh Sử dụng các quy trình phòng bệnh tùy thuộc vào tình Biểu đồ dịch tễ ở mỗi địa phương Phải quan sát theo dõi gà thường xuyên như trạng thái ăn, nghỉ, thể trạng, âm thanh tiếng thở, chất bài tiết,… để bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào đều được xử lý kịp thời Qua tiếng kêu cũng như cử chỉ của gà cho chúng ta biết được tình trạng sức khỏe của chúng

Trong chuồng chỉ nên nuôi gà cùng lứa tuổi Không nuôi động vật khác như Chó, Mèo trong trại,… Định kỳ diệt trừ các loài động vật gậm nhấm và

côn trùng có hại khác (Viện Chăn nuôi Trung Tâm Nghiên Cứu Gia Cầm Thụy

Phương, 2002)

Bảng 2.7: Quy trình phòng bệnh

Ngày tuổi Vaccin phòng bệnh

1 Vacxin phòng bệnh Marek Chủng IB lần 1 Nhỏ vacxin

Gumboro lần 1 Kết hợp ngừa kháng sinh và bổ sung vitamin

7 Vacxin Lasota phòng Newcastle Kết hợp phòng cầu trùng,

Trang 39

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM

3.1.1 Thời gian thí nghiệm

Thực hiện thí nghiệm với 2 đợt nuôi:

 Đợt 1 từ ngày 01/11 – 20/12/2012

 Đợt 2 từ ngày 17/01 – 14/03/2013

3.1.2 Địa điểm thí nghiệm

Ấp Mỹ Trung, xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

3.1.3 Đối tương thí nghiệm

Gà Tam Hoàng có nguồn gốc từ Công ty chăn nuôi C.P

Số lượng 15.000 con/đợt nuôi

Hình 3.1 Gà Tam Hoàng lúc 5 tuần tuổi

3.1.4 Thức ăn cho gà

Sử dụng TA của công ty C.P: 510L, 511L, 51 L.

 Gà từ 1-10 ngày tuổi cho ăn 510L

 Gà từ 11-42 ngày tuổi cho ăn 511L

 Gà từ 43 ngày tuổi-xuất chuồng cho ăn 513L

Trang 40

Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn

Được lấy từ giếng khoan ngầm và được chứa trên bồn lớn, đảm bảo hợp

vệ sinh và luôn đầy đủ cho gà

3.1.6 Chuồng trại

Với 15.000 gà con 1 ngày tuổi được úm ở 2 dãy chuồng riêng Chuồng được cất theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, chuồng 2 mái và được lợp bằng lá dừa nước, nền chuồng được tráng ciment, vách chuồng xây gạch cao 30 cm, dùng lưới có chiều cao 1 m để bong gà, che chắn mưa gió bằng tấm phủ nylon Hàng rào xung quanh chuồng được bao bọc bởi lưới thép B40

Hình 3.2 Trại chăn nuôi

Ngày đăng: 29/09/2015, 22:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w