TRẦN VĂN BÌNH ”ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TÉ CỦA RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG Acacia Mangium VÀ KEO LAI Acacia Hybrid TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ, Chuyên ngành : Lâm học M
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN VĂN BÌNH
”ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH
TÉ CỦA RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG (Acacia Mangium) VÀ KEO LAI (Acacia Hybrid) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THÉ,
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN VĂN BÌNH
”ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH
TÉ CỦA RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG (Acacia Mangium) VÀ KEO LAI (Acacia Hybrid) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ,
Chuyên ngành : Lâm học Mã số : 60 62 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Công Quân
Thái Nguyên, năm 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi trong suốt thời giannghiên cứu từ tháng 10/2014 - 2015 với sự hướng dẫn tận tình của TS Trần Công Quân, tôi
đã hoàn thành xong khóa luận của mình
Các nội dung nghiên cứu trình bày trong luận văn: “Đánh giá khả năng sinh trưởng và
hiệu quả kinh tế của rừng trông Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lai (Acacia Hybrid) trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” hoàn toàn do tôi điều tra, đo đếm Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố trong bất
kỳ luận văn, luận án nào./
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2015
rri r _ • 2
Tác giả
Trần Văn Bình
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡnhiệt tình của địa phương Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới chính quyền,nhân dân huyện Yên Thế đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiêncứu
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ts Trần Công Quân và cácthầy cô khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn tôitrong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Lâmnghiệp cùng tập thể các thầy cô giáo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điềukiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin cảm ơn tới mọi người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,chia sẻ giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần để tôi yên tâm hoàn thành nhiệm vụ
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các vị Hội đồng chấm luận văn lời cảm ơnchân thành và lời chúc tốt đẹp nhất./
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 7 năm 2015
rri r _ • 2
Tác giả
Trần Văn Bình
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC CÁC ẢNH ix
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
2.3 Ý nghĩa của đề tài 3
2.3.1 Ý nghĩa về mặt khoa học và học tập 3
2.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1.1 Tình hình nghiên cứu loài Keo trên thế giới và Việt Nam 4
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về loài Keo ở Việt Nam 7
1.2 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 18
1.2.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Yên Thế 18
1.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Yên Thế 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊ N CỨU.27 2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 27
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 27
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 27
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.3.1 Phương pháp luận 28
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 29
2.3.3 Phân tích và xử lý số liệu 31
Trang 62.3.4 Phương pháp dự toán hiệu quả kinh tế 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊ N CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
3.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRỒNG RỪNG BẰNG KEO LAI VÀ KEO TAI TƯỢNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ 38
3.1.1 Công tác trồng rừng trên địa bàn huyện Y ên Thế 38
3.1.2 Thực trạng công tác trồng rừng bằng Keo tai tượng và Keo lai của huyện Yên Thế 41
3.2 SINH TRƯỞNG CỦA KEO TAI TƯỢNG VÀ KEO LAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG 43
3.2.1 Kiểm tra tính thuần nh ất về Di.3, Hvn 43
3.2.2 Sinh trưởng đường kính D13 44
3.2.3 Sinh trưởng về chiều cao 46
3.2.4 Sinh trưởng đường kính tán 51
3.2.5 Tăng trưởng trữ lượng 53
3.2.6 Chất lượng cây và lâm phần 54
3.2.7 Thực bì 56
3.2.8 Điều tra vật rơi dụng dưới tán rừng 58
3.2.9 Điều tra đất 59
3.2.10 Nhận xét chung 60
3.3 HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH TRỒNG KEO TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 60
3.3.1 Hiệu quả kinh tế các mô hình trồng Keo lai trong địabàn nghiên cứu .61
3.3.2 Hiệu quả kinh tế các mô hình trồng Keo TT trong địa bàn nghiên cứu 66
3.4 HIỆU QUẢ XÃ HỘI CÁC MÔ HÌNH TRÔNG RỪNG KEO TT VÀ KEO LAI TẠI HUYỆN YÊN THẾ 69
3.5 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHỦ YẾU TRỒNG RỪNG KEO NÓI CHUNG TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 74
3.5.1 Biện pháp trong trồng rừng 74
3.5.2 Chăm sóc rừng trồng Keo 77
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Nội dung diễn giảiBCR : Chỉ tiêu tỷ suất thu nhập trên chi phí qua chiết khấuNN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
D 1,3 : Đường kính của cây tại vị trí 1,3m (cm)
Dt : Đường kính tán (m)
f : Hình số của cây
Hvn : Chiều cao vút ngọn (m)
IRR : Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ
KHLN : Khoa học lâm Nghiệp
M : Trữ lượng cây đứng (m 3/ha)
N : Mật độ trồng rừng (cây/ha)
NPK : Phân khoáng tổng hợp đạm, lân, kali
NPV : Giá trị hiện tại dòng
OTC : Ô tiêu chuẩn
VAIN : Chỉ tiêu giá trị hiện tại dòng bình quân/ha/năm
DM : Tăng trưởng bình quân chung về trữ lượngKeo TT : Keo tai tượng
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Sinh trưởng chiều cao các loài Keo 18 tháng tuổi 5
Bảng 1.2 Sinh trưởng của 8 loài Keo ở tuổi 2 tại Hải Nam - Trung Quốc 5
Bảng 1.3 Sinh trưởng của 4 loài Keo ở các Ba Vì và Hoá Thượng 11
Bảng 1.4 Sing trưởng của các xuất xứ khảo nghiệm của loài Keo 12
Bảng 1.5 Sinh trưởng của 39 xuất xứ 6 tháng tuổi 12
Bảng 1.6 Sinh trưởng của các xuất xứ 3 tuổi 13
Bảng 1.7 Sinh trưởng của Keo tai tượng tai các địa điểm 14
Bảng 1.8 Sinh trưởng của Keo lai tự nhiên 2,5 tuổi tại Ba Vì 16
Bảng 2.1 Tổng hợp chiều cao vút ngọn trung bình và các đặc trưng mẫu 32
Bảng 2.2: Các trị số quan sát trong phân tích phương sai một nhân tố 32
Bảng 3.1 Diện tích các loại đất, loại rừng 38
Bảng 3.2: Diện tích, trữ lượng các loại rừng 39
Bảng 3.3: Diện tích loại đất, loại rừng (Rừng sản xuất) 40
Bảng 3.4 Tổng hợp diện tích trồng Keo trên địa bàn 41
Bảng 3.5 Kiểm tra tính thuần nh ất về D13 43
Bảng 3.6 Kiểm tra tính thuần nh ất về Hvn 43
Bảng 3.7 Sinh trưởng của Keo Tai tượng ở các tuổi 44
Bảng 3.8 Sinh trưởng đường kính của Keo lai (BV10) ở các tuổi 45
Bảng 3.9 Sinh trưởng chiều cao của Keo tai tượng tại các tuổi 47
Bảng 3.10 Sinh trưởng chiều cao của Keo lai (BV10) tại các tuổi 48
Bảng 3.11 Phương trình tương quan giữa đường kính và chiều cao của 2 giống Keo 51
Bảng 3.12 Sinh trưởng đường kính tán lá của Keo tai tượng và Keo lai 52
Bảng 3.13 Biểu tăng trưởng về trữ lượng 53
Bảng 3.14 Thống kê chất lượng rừng trồng 6 tuổi trên cùng loại đất 54
Bảng 3.15 Bảng phân cấp Kraft lâm phần 6 tuổi ở 2 loài keo 55
Bảng 3.16 Tổng hợp tình hình thực bì tại khu vực điều tra 57
Bảng 3.17 Tổng hợp tình hình sinh trưởng của cây bụi, thảm tươi 57
Trang 9Bảng 3.18 Lượng vật dơi dụng dưới tán rừng 58Bảng 3.19: Kết quả phân tích thành phần cơ giới 59Bảng 3.20 Tổng hợp chi phí và thu nhập của 1ha rừng trồng Keo lai trong một
chu kỳ kinh doanh ở các khu vực nghiên cứu 62Bảng 3.21: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của 1ha rừng trồng
Keo lai trong một chu kỳ kinh doanh 7 năm 63Bảng 3.22 Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của 1ha rừng trồng
Keo TT trong một chu kỳ kinh doanh 10 năm 66Bảng 3.23: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của 1 ha rừng trồng
Keo TT trong một chu kỳ kinh doanh 10 năm 67Bảng 3.24 Công lao động tạo ra từ các mô hình trồng rừng 70
Trang 10DANH MỤC HÌN H
Hình 3.1 Biểu đồ sinh trưởng D13 của 2 loài Keo tại các tuổi 46Hình 3.2 Biểu đồ sinh trưởng về chiều cao của Keo lai và Keo tai tượng ở các tuổi 49Hình 3.3 Biểu đồ sinh trưởng về chiều cao dưới cành của Keo lai và Keo TT 50Hình 3.4 Biểu đồ sinh trưởng về đường kính tán của Keo lai và Keo Tai tượng 52
Trang 11DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 3.1 Mô hình trồng Keotại Xã Tam Tiên huyện Yên Thế 71
Ảnh 3.2 Mô hình trồng Keotại xã Xuân Lương, huyện Yên Thế 72
Ảnh 3.3 Mô hình Trồng Keo tại xã Đồng Vương, huyện Yên Thế 72
Ảnh 3.4 Mô hình trồng Keo tại xã Canh Nậu, huyện Yên Thế 73
Ảnh 3.5 Mô hình trồng Keo tại xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế 73
Ảnh 3.6 Mô hình trồng Keo tại xã Đồng Tiến, Huyện Yên Thế 74
Trang 12Với loài Keo, có khoảng gần 20 giống Keo có nguồn gốc từ Australia đã được nhập vàotrồng thử nghiệm ở miền Nam nước ta từ những năm 1960 Trong đó, Keo lá tràm (A.
auriculiíormis) và Keo tai tượng (A mangium) là hai loài cây có triển vọng nhất (Nguyễn
Hoàng Nghĩa, Lê Đình Khả, 1993), nhưng mãi đến sau năm
1975 mới được trồng mở rộng ra nhiều vùng sinh thái của cả nước Với điều kiện khí hậucận nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, hai loài Keo này tỏ ra thích hợp, sinh trưởng vàphát triển nhanh, có khả năng cố định đạm sinh học và cải tạo đất, chúng đã trở thành nhữngloài cây chủ lực để trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc trong nhiều năm qua Ngoài ra,
còn một số loài có triển vọng khác như Keo lá liềm (A crassicarpa), Keo nâu (A.
aulacocarpa), nhưng chưa được quan tâm và phát triển mở rộng.
Từ năm 1990, giống Keo lai tự nhiên giữa Keo lá tràm (A auriculiformis) và Keo tai tượng (A mangium) đã được phát hiện ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu chọn giống và
nhân giống sinh dưỡng đã được tiến hành và đạt được nhiều thành tựu đáng kể Đặc biệt từsau năm 1995 trở lại đây, Keo lai (A hybrid) đã được phát triển mở rộng ra nhiều vùng sinhthái và hiện nay là loài cây đang được quan tâm nhiều để trồng rừng công nghiệp
Đặc biệt, công tác nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây đã đạt được nhiềuthành tựu đáng kể, nhất là trong lĩnh vực cải thiện giống và công nghệ nhân giống vô tính nênviệc trồng rừng công nghiệp có rất nhiều triển vọng Tuy nhiên để thấy rõ được vai trò củamột số giống Keo trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay, việc tổng hợp và đánh giá thực trạngcũng như hiệu quả kinh tế rừng trồng trong những năm qua cũng có ý nghĩa nhất định
Trang 13Trong những năm gần đây, những loài cây mọc nhanh như cây Keo và Bạch đàn đãđược lựa chọn nhiều nhất, do khả năng sinh trưởng nhanh và khả năng thích ứng rộng củanhững loài cây này Khoảng trên 450.000 ha đã được trồng thành rừng Keo ở Việt Nam, trong
số đó Keo tai tượng Acacia mangium, Keo lai (lai giữa Keo tai tượng và Keo lá chàm) là phổ
biến nhất vì tốc độ sinh trưởng nhanh Ước tính có khoảng 180.000 ha Keo lai đã được trồng
ở Việt Nam Gỗ của các loài Keo này không những rất thích hợp với nguyên liệu giấy mà cònphù hợp đối với nhu cầu sử dụng cho công nghiệp là đồ gỗ gia dụng
Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc-tỉnh Bắc Giang, cách thành phố BắcGiang 27 km theo tỉnh lộ 398 về phía Tây Bắc Huyện Yên Thế có tổng diện tích tự nhiên30.308,6 ha; trong đó diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp là 12.620,0 ha, chiếm 41,6% tổngdiện tích tự nhiên Có diện tích rừng trồng lớn nh ất của tỉnh Bắc Giang, rừng trồng chủ yếu làcác loài Keo: 6748,7 ha chiếm khoảng 53,47%, Bạch Đàn: 5125 chiến khoảng 40,6% và cònlại là các loại cây khác Từ trước đến nay công tác trồng rừng vẫn được triển khai thườngxuyên, trong đó có cả trồng rừng theo dự án PAM, dự án 327, dự án trồng mới 5 triệu harừng, chương trình hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo quyết định 147 của thủ tướng chính phủ.Tại huyện Yên Thế, hai giống Keo được trồng phổ biến là Keo tai tượng và Keo lainhưng đến nay vẫn chỉ được các cán bộ kỹ thuật và người dân đánh giá một cách cảm quan,cây sinh trưởng và phát triển tốt; trữ lượng tăng trưởng trung bình cho 1 ha rừng trồng Keo làkhoảng 12-15m3/ha/năm Chưa có công trình hay đề tài nghiên cứu nào đi vào đánh giá sinhtrưởng, chất lượng, sản lượng rừng trồng để làm cơ sở khoa học nâng cao hiệu quả kinh tếcho các Công ty Lâm nghiệp, các đơn vị, doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân trên địa
bàn huyện Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến h ành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lai (Acacia Hybrid) trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang" là hết sức cần thiết.
2 Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai và Keo tai tượngnhằm đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh chủ yếu nâng cao lượng tăng trưởng và hiệuquả kinh tế
Trang 14- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh chủ yếu nhằm nâng cao khả năng sinhtrường và hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo Lai và Keo tai tượng trên địa bàn nghiên cứu nóichung, các vùng có điều kiện tương tự nói chung.
2.3 Ý nghĩa của đề tài
2.3.1 Ý nghĩa về mặt khoa học và học tập
Bổ sung thêm những kiến thức khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu đánh giá các tiêuchí sinh trưởng, phát triển và hiệu quả kinh tế của rừng trồng, là cơ sở quan trọng cho việc đềxuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý để trồng rừng sản xuất nói chung và trồngrừng bằng loài Keo nói riêng
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị trong việc học tập vànghiên cứu và đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý
2.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Kết quả đánh giá của đề tài sẽ giúp công ty lâm nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhântrồng rừng tại địa phương huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang có thêm những kiến thức về kỹthuật trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
Áp dụng các biện pháp đề xuất của đề tài vào việc trồng rừng tại địa bàn nghiên cứu nóiriêng và vùng Bắc Giang nói chung giúp cho rừng Keo sinh trưởng phát triển tốt hơn
Trang 15Chương 1TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊ N CỨU
1.1.1 Nghiên cứu về cây Keo
1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Kết quả trồng rừng nguyên liệu công nghiệp đạt năng suất cao ở một số nước:
- Trồng rừng thành công ở Brazil là một điển hình hết sức khích lệ Năm 1991,Campinhos đã thông báo kết quả thực tiễn năng suất rừng trồng trong suốt 30 năm ở Brazil
Có thể thấy do nhờ chọn giống, nhân giống hom và thâm canh mà năng suất rừng trồng tăng 5
% mỗi năm qua một chu kỳ dài 30 năm như:
1960 - 1965, hạt giống chất lượng di truyền thấp, năng suất 13m3/ha/năm
1966 - 1970, hạt giống chất lượng di truyền thấp, có sử dụng bón phân, năng suất đạt17m3/ha/năm
1971 - 1975, hạt thuần khiết di truyền (chưa cải thiện), bón phân, năng suất đạt22m3/ha/năm
1976 - 1980, hạt từ rừng giống được chọn lọc, có bón phân, năng suất35m3/ha/năm
1981 - 1985, hạt được cải thiện, nhân giống bằng hom, bón phân, năng suất đạt 45
- Trồng rừng ở Công Gô: Diện tích rừng trồng bằng cây hom ở Công Gô từ 1978 đến
1986 là 23.407 ha, trong đó năm ít nh ất 1978 là 61 ha, năm cao nh ất 1984 là 5.096 ha Tăngtrưởng bình quân năm ở tuổi 6 của các dòng vô tính được chọn là 35 m3/ha/năm so với 12 m3/ha/năm ở các lô hạt chưa được tuyển chọn và 25 m3 /ha/năm của các xuất xứ đã được chọn.Như vậy, tăng thu từ 40% lên tới 192%, tức là gần 3 lần so với rừng trồng chưa được cảithiện [25]
Trang 16Loài Mindoro (m) Mindanao (m)
A.crassicarpa Oriomo RiVer 6,0 7,8
A.crasicarpa Weroi Wimpim 5,7 8,0
Trang 1715 xuất xứ còn lại, bao gồm các xuất xứ Keo là tràm, Keo tai tượng, A.cincinnata,A.melanoxylon, A.oraria, A.confusa, như vậy Keo tai tượng không nằm trong nhóm loài vàxuất xứ dẫn đầu, tức là sau hai năm tuổi sinh trưởng D <
7,4 cm , H<4,7 m Năm 1985, 23 xuất xứ của 12 loài Keo đã được khảo nghiệm tại 6 điểm ởThái lan (P.ChittachumnonK and S SirilaK 1991)
Thứ tự xếp hạng theo chiều cao của 10 xuất xứ dẫn đầu (36 tháng tuổi) tại hai điểm thínghiệm là: Tại Ratchaouri, Keo tai tượng xuất xứ 13846 xếp thứ chín có chiều cao 7,2 m, loàidẫn đầu là A.craosocarpa xuất xứ 13653 xếp thứ mười với chiều cao 6,8 m Tại Saitheng, Keotai tượng không nằm trong mười xuất xứ dẫn đầu, tại đây loài và xuất xứ dẫn đầu vẫn làA.crassicarpa 13683 vời chiều cao 14,8 m, aulacocarpa xếp thứ mười với chiều cao 11,3m.(Darus,1991) khi nghiên cứu vai trò của lá trong dâm hom Keo tai tượng cho rằng, lágiữ vai trò chủ chốt trong việc hình thành mô phân sinh của rễ ở các hom chưa hoá gỗ đặtdưới phun mù, cần cắt đi một phần lá cho hom gọn nhỏ lại, vừa đỡ thoát hơi nước lại tiếtkiệm được diện tích giâm cây Tác giả cho rằng cắt một nửa phiến lá đem lại kết quả ra rễ tốtnhất cho loài Keo tai tượng, thể hiện qua số liệu
Tewari (1994) [24] nghiên cứu sinh trưởng của các loài Keo ACacia và một số loài câykhác trên các loại đất hoang hoá tại nhiều khu vực khác nhau ở ấn độ, kết quả đã khẳng địnhđược tính trội về khả năng chịu hạn của một số loài Keo sinh trưởng trên đất bạc màu như: A.Leptocarpa, A.torulosa, A.LongisPicata
Thời gian gần đây, loài Keo tai tượng ở Inđônêxia đã được giâm hom thành công phục
vụ trồng rừng kinh tế
Năm 1992 ở Inđônêxia, bắt đầu có thí nghiệm trồng Keo lai bằng cây con được nhângiống từ nuôi cấy mô phân sinh cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm Mặc dù Keo lai trên thếgiới được phát hiện khá sớm và đã được nghiên cứu phát triển trong trồng rừng, nhưng cáccông trình nghiên cứu về Keo lai chưa nhiều
b Nghiên cứu lợi ích kinh tế từ rừng trồng
Khi nghiên cứu về phương diện kinh tế của rừng trồng cũng được nhiều người quantâm Theo tài liệu lưu trữ trong Tree CD-ROM (AB.international for asia) từ năm 1939 đếnnăm 1995 có 48 công trình đánh giá hiệu quả kinh tế trong lâm nghiệp, trong đó có 9 côngtrình đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng và chủ yếu tập trung đánh giá hiệu quả của cácbiện pháp kỹ thuật lâm sinh
Trang 18HansM-Gregersen và AmoldoH Contresal (1979), trong cuốn "phân tích kinh tế các dự
án trong lâm nghiệp" đã đưa ra các phương pháp tính hiệu quả kinh tế trong trồng rừng vớicác nội dung cơ bản về lãi suất, cơ sở tính lãi suất, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.Hiệu quả của dự án theo phương pháp này được đánh giá trên 2 mặt
Phân tích tài chính là sự đánh giá, mô tả tính sinh lợi thương mại mà các nhà đầu tư,các doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất của dự án
Phân tích kinh tế ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả hiệu quả kinh tế-xã hội,môi trường, theo đó phân tích kinh tế là "Đánh giá những hiệu quả xã hội thu được từ việcđầu tư nguồn lực"
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về loài Keo ở Việt Nam
a Những nghiên cứu về trồng lừng nguyên liệu công nghiệp Ở việt nam, trong những thập kỷ
vừa qua, vấn đề trồng rừng và kinh doanh rừng trồng ngày càng được quan tâm Bên cạnhnhững cây bản địa được gây trồng thành công, như mỡ, tre luồng, thông nhựa thì một sốloài cây mọc nhanh như Keo, Bạch đàn, với nhiều xuất xứ cũng được tham gia vào cơ cấu câytrồng trong lâm nghiệp
Công tác cải thiện giống là một trong các lĩnh vực được quan tâm nhiều và đạt đượcnhững thành tựu đáng kể, có nhiều giống được nhà nước công nhận như Keo lai dòng BV10,BV16, BV32 , giống vô tính nhập nội cũng sớm được đánh giá và nhân rộng Giống đượccải thiện kết hợp với các biện pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ, đã đóng vai trò quan trọngtrong công tác trồng rừng nguyên liệu công nghiệp
Trong trồng rừng công nghiệp đã có nhiều tác giả nghiên cứu (2001) [9] Nhưng năm
2973 - 1975, Phạm Quang Minh và cộng sự đã có những khảo nghiệm về làm đất và bón phâncho Bạch đàn liễu ở Đại Lải - Vĩnh Phúc Qua nghiên cứu đã rút ra các kết luận ban đầu vềlàm đất và bón phân cho Bạch đàn liễu nhưng sau đó không được tiếp tục theo dõi và tổng kếtđầy đủ
Trồng rừng công nghiệp đã có nhiều tác giả nghiên cứu Những năm 1992 - 1995, trongkhuôn khổ của chương trình KN03-03 năm 2001, Hoàng Xuân Tý và các cộng sự đã tiếnhành đề tài KN03 -13 “Nâng cao công nghệ thâm canh rừng trồng (Keo, Bạch đàn), sử dụngcây họ đậu để cải tạo đất và nâng cao sản lượng rừng ở vùng Đông Nam Bộ” [20] Nhóm tácgiả đã đề ra một tổ hợp phân hữu cơ vi
Trang 19sinh để bón lót hữu hiệu cho bạch đàn ở vùng Sông Bé gồm: 25 gam urê + 50 gam Supe lân +
10 gam KCL + 100 đến 200 gam than bùn đã hoạt hoá Công thức cho bón thúc là 75 gam urê+ 125 gam Supelân Các tác giả cũng kiến nghị không nên trồng mật độ thưa 1111 cây /ha vìtán quá thưa, tạo điều kiện cho cỏ Mỹ phát triển, không có lợi cho sinh trưởng của cây trồng
và tốn công làm cỏ Với hai loài Keo tai tượng và Keo lá tràm, nhóm tác giả cũng đưa ra kếtluận, công thức bón phân tốt nh ất cho bón lót là 100 gam NPK + 160 gam than bùn hoặc100gam NPK + 100 gam than bùn + Bo + Zn ở mật độ 1666 cây/ha, cả hai loài Keo cho năngsuất cao nhất sau 40 tháng Bằng cách tính toán giá thành phân bón và công chăm sóc, các tácgiả cũng đã bắt đầu tính toán hiệu quả kinh tế của việc làm đất và bón phân và đi đến nh ậnđịnh: nếu bón phân có thể thu lợi từ 498.000đ/ha đến 870.000đ/ha sau thời gian 40 tháng.Nguyễn Ngọc Bình, Đỗ đình Sâm (2001) [1] đã nghiên cứu dạng lập địa và áp dụng cácbiện pháp kỹ thuật lâm sinh vào trồng rừng công nghiệp tại các vùng trung tâm, Đông Nam
bộ, Tây nguyên, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suấtrừng trồng công nghiệp và lập địa gây trồng có quan hệ mật thiết với nhau Tác giả đã dựavào độ dốc, thực bì đặc trưng và độ sâu tầng đất để phân dạng lập địa trồng rừng Keo taitượng ở vùng trung tâm thành 5 dạng, đánh giá sinh trưởng của Keo tai tượng, 8 tuổi, mật độ
từ 930 - 1100 cây /ha trên các dạng lập địa như sau:
Dạng lập địa 1 : sinh trưởng đạt 25,7 m3/ha/năm
Dạng lập địa 2 : sinh trưởng 21,1 m3/ha/năm
Dạng lập địa 3 : sinh trưởng 15,1 m3/ha/năm
Dạng lập địa 4 : sinh trưởng 18,7 m3/ha/năm
Dạng lập địa 5 : sinh trưởng 5,7 m3/ha/năm
Trong khi đó ở Đông Nam Bộ, điều tra năng suất rừng trồng Keo tai tượng cũng nhậnthấy, độ dầy tầng đất và loại đất có ảnh hưởng lớn tới năng suất rừng Ở Bầu Bàng trên đấtxám, tầng đất dày năng suất rừng 8 tuổi, mật độ 1600 cây/ha, đạt 16-22 m3/ha/năm, còn ởSông Mây, đất mỏng lớp hơn, trên phiến sét năng suất đạt 15-19 m3/ha/năm, ở Minh Đức(Bình Dương) trên đất xám dày, năng suất rừng 6 tuổi đạt khá cao, từ 25-29 m3/ha/năm Năngsuất rừng trồng còn phụ thuộc nhiều vào giống, làm đất và bón phân Các kết quả điều trađánh giá thấy, giống được cải
Trang 20thiện, làm đất và bón phân hợp lý đều nâng cao năng suất rừng trồng Ở Mã Đà, thực hiện càytoàn diện, có bón phân, năng suất rừng Keo tai tượng đạt 37,3m3/ha/năm, so với đối chứngkhông bón phân là 33 m3 Keo lá tràm các trị số tương ứng là 34,4 so với 20,2 m3/ha/năm Rõràng là để nâng cao năng suất rừng trồng công nghiệp, cần phải chọn giống đã được cải thiện,phải chọn lập địa phù hợp để phát huy năng suất, tiềm năng của nguồn giống đã cải thiện, cầntiến hành thâm canh rừng trồng thông qua các biện pháp làm đất, bón phân hợp lý
Trong nghiên cứu của Đoàn Hải Nam (2006) [10] khi đánh giá về trồng rừng thâm canhtại một số tỉnh Thái Nguyên, Quảng Trị, Gia lai, Bình Dương đã chỉ ra chi phí chung cho 1 hatrồng rừng thâm canh Keo lai cao gấp đôi so với đầu tư trồng theo chương trình trồng rừngsản suất theo Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ,chính sách và tổ chức thực hiện Dự án 5 triệu ha rừng và gấp 1,5 lần so với phương thứctrồng rừng bán thâm canh hoặc quảng canh Tuy nhiên trên thực tế trồng rừng thâm canh chohiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các phương thức trồng khác Nếu trồng rừng bằngnhững cây mọc nhanh theo phương thức quảng canh thì chu kỳ kinh doanh thường dài trên 10năm mà năng suất chỉ đạt 7 - 10 m3/ha/năm, nhưng nếu trồng rừng thâm canh thì sau 7 - 8năm đã có thể khai thác gỗ với năng suất đạt từ 25 - 30m3/ha/năm Điều này cho thấy vốn bỏ
ra ban đầu được thu hồi sớm hơn, vòng quay nhanh hơn nên hiệu quả kinh tế vốn cũng caohơn, thời gian thu hồi sản phẩm được rút ngắn nên đất đai được giải phóng sớm để tiếp tụctrồng rừng cho chu kỳ sau sớm hơn (Nguyễn Huy Sơn cùng cộng sự, (2006)) [17]
Đánh giá kết quảáp dụng tiến bộ kỹ thuật cho trồng rừng nguyên liệu côngnghiệp nhằm đề xuất các giải pháp ở khu vực Đông Bắc - Việt Nam Vùng này đã có nhiềuthành công trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng, đặc biệt là trong cải thiệngiống cây trồng, đã tạo ra những loài tăng trưởng nhanh như cây Keo lai, bạch đàn europhylla sử dụng kỹ thuật cao trong nhân giống như: Giâm hom và nuôi cấy mô Trồng rừng đã chú
ý đến các biện pháp kỹ thuật thâm canh và nâng cao vai trò của tiến bộ trong quản lý bảo vềrừng, đặc biệt các biện pháp sinh học, như: quản lý sâu bệnh hại tổng hợp (IPM) Tuy nhiên,vẫn còn nhiều vấn đề cơ bản trong chương trình trồng rừng ở đây chưa được giải quyết, như:
Sử dụng giống xô bồ, không rõ nguồn gốc hoặc vẫn gieo ươm và trồng rừng bằng hạt, khi
Trang 21cây đó Bộ NN&PTNT quy định trồng bằng cây hom, cây mô mới có hiệu quả Hệ thống cácbiện pháp quản lý, bảo vệ chưa được áp dụng đồng bộ Tỷ lệ đầu tư trồng rừng 1 ha còn thấp,nên năng suất, chất lượng, sản lượng rừng rất thấp Vì vậy cần phải có những giải pháp khắcphục những tồn tại trên [15]
Với Keo tai tượng và Keo lai, đạt năng suất 25 đến 30 m3/ha/năm, sau 7-8 năm kinhdoanh với lãi suất vay 7% thì tỷ suất lãi nội bộ IRR có thể đạt 18-20% nghĩa là trồng rừng cólãi Nếu trữ lượng đạt 70 m3/ha sau 8 năm, năng suất chỉ đạt gần 9 m3/ha/năm thì với lãi suất7%/năm ,người trồng rừng sẽ không có lãi, tỷ suất lãi nội tại IRR chỉ đạt 7,68% Theo tínhtoán năng suất phải đạt 12 m3/ha/Năm thì lãi nội tại IRR có thể đạt 10,2 %, nghĩa là trồngrừng mới có lãi Đây là cơ sở quan trọng trong kinh doanh rừng trồng công nghiệp, cần thiếtphải đạt năng suất tối thiểu mới có thể tạo được lợi ích từ trồng rừng khi vay vốn ngân hàng7%/ năm để đầu tư
b Nghiên cứu về Keo tai tượng
Keo tai tượng (Acacia mangium Willd), thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae R.Br) có nguồn
gốc từ Australia (Aus), Papua New Guinea (PNG) và Indonesia (Indo) Phân bố chủ yếu ở 8
-180 vĩ Nam, độ cao 300 m trên măt biển, lượng mưa 1500 - 3000 mm/năm (Doran, Turnbull,
và c.s, (1997)) [15] Tuy mới được đưa vào nước ta từ đầu những năm 1980 song Keo taitượng đang được trồng rất phổ biến ở nhiều nơi Keo tai tượng thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, cóthể cao tới 25 - 30 m, có thân cây thẳng, đẹp, sinh trưởng nhanh hơn Keo lá tràm, rễ có nốtsần cố định đạm có khả năng cải tạo đất rất tốt Gỗ Keo tai tượng có tỉ trọng 0,45 - 0,50, ởgiai đoạn sau 12 tuổi có thể đạt 0,59 (Razali và Mohd, (1992)) [23], thích hợp cho sản xuất gỗdán, ván dăm, làm giấy, ván ghép, Hiện nay Keo tai tượng đang được trồng khá phổ biến ởnhiều nơi cùng với Keo lá tràm làm nguyên liệu cho công nghiệp
Nghiên cứu giống Keo tai tượng được bắt đầu vào năm 1980, Theo Nguyễn HoàngNghĩa (1991), một số xuất xứ của 4 loài Keo đã được đưa vào thử nghiệm ở nước ta cho thấy,tiềm năng sinh trưởng đáng khích lệ, ở hai địa điểm Ba Vì (Hà Nội) và Hoá Thượng (TháiNguyên), Keo tai tượng sinh trưởng khá nhất cả về chiều cao và đường kính Loài H(m) D(cm) H/năm D/năm Số thân/cây
Trang 22Loài H (m) D (cm) H/năm D/năm Sô
thân/cây
1 Ba Vì 1982
A.mangium 15,4 18,9 1,9 2,4 1,1A.crassiCarpa 13,2 13,8 1,7 1,7 1,2A.aulacocarpa 10,8 10,1 1,4 1,3 2,4
2 Hoá thượng 1984
A.Mangium 11,6 17,6 1,9 2,9 1,2A.auriculiformis 10,4 13,8 1,7 2,3 1,0A.crassicarpa 9,9 12,6 1,6 2,1 1,6A.aulacocarpa 6,9 8,0 1,2 1,3 4,1
Trang 23Bảng 1.5 Sinh trưởng của 39 xuất xứ 6 tháng tuổi
Trong số 5 xuất xứ dẫn đầu, có 4 xuất xứ của Keo là tràm, 1 xuất xứ của A.crassicarpa.Xuất xứ dẫn đầu của A mangium chỉ xếp thứ 17 trong số 39 xuất xứ thử nghiệm
Trang 24Song Mây Bầu Bang Lô
hạt
(m 3 )
D (m)
H (m)
Lô hạt
(m 3 )
D (m)
H (m)
0579 Innis Region 0,036 10,0 9,2 16591 Denrideri 0,052 10,8 11,1
Trang 25Địa điểm Do (cm) Hvn (m) Dt (m)
Trạm nghiên cứu LN Ngọc Lạc 9,4 7,5 3,6
Trường Lâm nghiệp Triệu Sơn 5,0 4,0 1,9
Trạm Lâm nghiệp Quảng Xương 1,3 0,8 0,4
Hà Quang Khải (1999) [6], nghiên cứu quan hệ sinh trưởng và tính chất đất của Keo taitượng trồng thuần loài tại núi Nuốt - Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Tây, kết quả Keo tai tượng
8 tuổi, trồng thuần loài trên đất feralit nâu vàng, đá mẹ Poocphyrit tại núi Nuốt Xuân Mai Chương Mỹ - Hà Tây đạt các chỉ tiêu sinh trưởng Di 3 = 12,6 cm, Hvn = 12,7m Dưới rừngKeo tai tượng, đất xung quanh rễ ở vùng gần gốc và vùng xa gốc có sự khác nhau, trong 13chỉ tiêu nghiên cứu, thì 10 chỉ tiêu khác biệt về trị số giữa vùng xa gốc và vùng gần gốc.Những chỉ tiêu sinh trưởng Hvn, D1.3 có tương quan với các chỉ tiêu độ phì của đất trong khuvực nghiên cứu một cách tổng hợp chứ không phải riêng lẻ từng chỉ tiêu một Chỉ tiêu Di 3
-của Keo tai tượng có tương quan với những tính chất -của đất chặt hơn so với Hvn Kết quả thểhiện qua phương trình tương quan
Hvn = 13,201 - 0,1819 Hg R = 0,53
Hvn = 13,69 - 0,00201 SVL R= 0,44
Trang 26D13 = 13,89 - 0,3566 Hg R= 0,60
D13 = 14,17 - 0,03 SVL R = 0,61
D13 = 10,8919 - 1,854d + 0,0109 SVL + 0,5965 PHH20 - 0,1481x- 0,701H + 0,439 ca2++ 0,0201C/N R = 0,92
Ở Việt Nam hiện nay, loài Keo tai tượng chưa có dòng nào được như nước công nhận làgiống Quốc gia để đưa vào trồng rừng đại trà bằng cây con tạo từ giâm hom
c Nghiên cứu về Keo lai
Ở nước ta, Keo lai đã xuất hiện lác đác tại một số nơi ở Nam Bộ như Tân Tạo, TrảngBom, Sông Mây, Trị An và ở Ba Vì thuộc Bắc Bộ, những cây lai này đã xuất hiện trong rừngKeo tai tượng với các tỷ lệ khác nhau Ở các tỉnh Miền Nam là 34%, còn ở Ba Vì là 4-5%,riêng giống lai tự nhiên ở Ba Vì được xác định là giữa A.mangium (xuất xứ Daitree thuộcBang Queenland) với A.auriculiformis (xuất xứ Darwin thuộc bang Northern territoria) củaAustrlia [27]
Lê Đình Khả và cộng sự (1997) [6], các cây trội của Keo lai F1 được chọn ở rừng trồngKeo tai tượng 2,5 tuổi, những cây lai này được cắt ở độ cao 85 cm để lấy chồi giâm hom vàotháng 4/1993 Các dòng cây hom của cây lai được chọn trồng vào tháng 10/1993 tại Ba Vìtheo 3 khối, mỗi khối trồng đủ các dòng thí nghiệm, mỗi dòng 10 cây và bố trí hoàn toàn ngẫunhiên đã cho kết quả
Keo lai tự nhiên 2,5 tuổi trong rừng trồng Keo tai tượng tại Ba Vì có chiều cao trungbình là 4,5 m và đường kính ngang ngực 5,2 cm, tháng 6/1993 cho nhiều chồi và cho số hombình quân 289 hom/gốc sau 3 lần cắt Trong tổng số 34 dòng dự tuyển thì tỷ lệ ra rễ của cácdòng rất khác nhau, dòng có tỷ lệ ra rễ trên 80% như dòng 33,23 ra rễ từ 60-72% các dòng 30,
32, 29, 28, 19, 20, 22, 12, Các dòng có tỷ lệ ra rễ nhỏ hơn 7% như dòng 1,3,9 Với kết quảtrên chứng tỏ Keo lai có khả năng ra chồi cao, tỷ lệ ra rễ tương đối lớn và không giống nhaugiữa các cá thể Trong 10 tháng đầu, các dòng Keo lai sinh trưởng về chiều cao và đường kínhđều lớn hơn Keo bố, mẹ, đến 18 tháng tuổi chúng vẫn có sinh trưởng cao hơn các dòng bố mẹđối chứng
Trang 27Hệ số biến động bình quân về HVN của các dòng Keo lai nhỏ hơn 10%, nhỏ hơn nhiều
so với các dòng Keo bố, mẹ, chứng tỏ độ đồng đều của Keo lai rất lớn Về hệ số di truyềntheo nghĩa rộng h2, chỉ tiêu nói lên sự sai khác của các dòng trong khảo nghiệm dòng vô tínhKeo lai, được xác định là
về sự hình thành rễ cho thấy, IBA ở các nồng độ khác nhau ảnh hưởng không giốngnhau đến tỷ lệ ra rễ của các dòng Keo lai, dòng số 10 và 32 tỷ lệ ra rễ cao nhất ở nồng độ 3,0mg/l, dòng số 29 và 16 ra rễ cao nhất ở nồng độ 2,0 mg/L, còn với dòng 5 và 33 tỷ lệ ra rễ caonhất ở nồng độ 1,0 mg/ L, với các nồng độ khác ít hơn hoặc nhiều hơn đều cho kết quả ra rễkém hơn Trong số các loại auxin sử dụng cho thấy IBA cho kết quả ra rễ tốt nhất đối với cácdòng Keo lai, nhưng mỗi dòng
Trang 28tính chất trung gian.
Dưới tán rừng 5 tuổi, số tế bào vi sinh vật và vi khuẩn cố định đạm trong 1 gam đấtdưới tán rừng Keo lai cao hơn rõ rệt so với bố, mẹ Đất dưới tán rừng Keo lai được cải thiệnhơn đất dưới tán rừng Keo của bố, mẹ ,cả về hoá, lý tính
Vũ Tấn Phương (2001) [15] nghiên cứu mối quan hệ sinh trưởng của Keo lai và một sốtính chất đất ở Ba Vì, cho kết quả độ ẩm tự nhiên của đất ở tầng 0-20 cm dưới rừng Keo lai
Độ ẩm đất dưới rừng Keo lai ở các tuổi khác nhau được cải thiện một cách rõ rệt so với nơikhông trồng rừng và độ ẩm đất được cải thiện một cách rõ nét hơn khi tuổi rừng tăng, tác giảcho rằng độ ẩm đất chịu ảnh hưởng mạnh của điều kiện khí hậu, hơn nữa khi tuổi rừng tăngthì tán rừng có vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh tiểu hoàn cảnh rừng, độ phì và dung trọngcủa đất cũng biến đổi theo hướng tích cực, khi tuổi rừng tăng và càng rõ nét so với đối chứng,đặc biệt là ở tầng đất từ 0-20 cm Hoá tính của đất chưa có sự biến đổi rõ nét khi tuổi rừngtăng và giảm, nơi có rừng với nơi không có rừng, trừ yếu tố mùn và đạm tổng số, tuy nhiênyếu tố mùn và đạm tổng số có quan hệ chặt với nhau Mối quan hệ giữa sinh trưởng của Keolai với từng tính chất đất riêng lẻ là không chặt chẽ, nó có quan hệ chặt chẽ với tổng hợp một
số tính chất của đất Mối tương quan cả về chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực vớimột số tính chất đất ở tầng mặt ( 0 -20 cm) là chặt chẽ hơn so với mối quan hệ này ở tầng 30 -
50 cm Mức độ tương quan giữa sinh trưởng về chiều cao vút ngọn với tính chất đất là chặtchẽ hơn so với tương quan giữađườngkính ngangngựcvới tính chất đất, thể hiện
qua phương trình
tương quan mà tác giả đã xây dựng như:
HVN = 14,2217 -0,7193 M-17,193d+ 2,2000PH(H20) + 2,0125 A với R = 0,9635
Trang 29Du = 14,3146 - 1,4068M - 16,5722d + 2,4729 PH(H20)+ 1,4299A với R=0,9035 Nhưvậy có thể dùng phương trình trên để dự đoán sinh trưởng về đường kính và chiều cao củaKeo lai theo tuổi
Nghiên cứu phương pháp đánh giá về số lượng trồng rừng Keo lai ở vùng Đông Nam
Bộ, Phạm Thế Dũng và Hồ Văn Phúc (2004) [3] đã chỉ ra rằng Keo lai cho năng suất khácnhau trên các điều kiện lập địa khác nhau Sau 7 năm trồng, năng suất cao nhất đạt 33 m 3/ha/năm trên đất feralit đỏ vàng nền Sa thạch ở trạm Phú Bình, sau 6 năm trồng chỉ đạt 25 m3/ha/năm trên đất xám nền phù sa cổ ở Trạm Bầu Bàng Như vậy, trên các loại đất khác nhau thìkhả năng sinh trưởng cũng khác nhau, mặc dù được áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâmcanh như nhau nhưng trên đất feralit đỏ vàng Keo lai sinh trưởng tốt hơn trên đát phù sa cổ.Khi nghiên cứu tiềm năng bột giấy của Keo lai tại Viện Công nghiệp giấyXenlulô ,tác giả Lê Đình Khả và Lê Quang Phúc (1997) [4] đã cho kết quả Về khối lượng thểtích gỗ khô kiệt là 0,455 g/cm3, ở dạng trung gian giữa Keo lá tràm và Keo tai tượng
Tóm lại: Với những kết quả nghiên cứu về Keo lai, Keo tai tượng cho thấy chúng làgiống có nhiều triển vọng gây trồng, sản xuất bột giấy và có tác dụng cải tạo đất Hầu hết
sốliệucôngbố của các tác giả, đều từ rừng trồngcủa các Trung
tâm nghiên cứu Rất ít số liệu từ rừng trồng của các đơn vị kinh doanh, của các vùng, tỉnh,huyện, chưa có số liệu nghiên cứu sinh trưởng của loài cây Keo lai (BV10), Keo tai tượng
(hạt),trên vùng đất của huyện Yên Thế Vì vậy việc đánhgiá sinh trưởng của loài cây Keo lai (BV10) và Keo tai tượng (hạt) trong phạm vi huyện YênThế tỉnh Bắc Giang là cần thi ết
1.2 TỔNG QUAN VỀ KHU Vực NGHIÊN CỨU
1.2.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Yên Thế
1.2.1.1 Vị trí địa lý của huyện yên thế
Yên Thế là một huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Bắc Giang có vị trí địa lýnhư sau;
+ Phía Đông Bắc giáp huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn
Trang 30+ Phía Đông giáp huyện Lạng Giang
+ Phía Tây Bắc giáp huyện Phú Bình, huyện Đồng Hỷ, huyện Võ Nhai tỉnh TháiNguyên
+ Phía Nam giáp huyện Tân Yên
Huyện có 21 đơn vị bao gồm 19 xã và 2 thị trấn, trung tâm văn hoá - chính trị
- xã hội là thị trấn Cầu Gồ, cách thành phố Bắc Giang 27 km theo tỉnh lộ 398 về phía TâyBắc Các tuyến giao thông đường bộ phân bố khá hợp lý, nhiều tuyến đã đuợc cải tạo, nângcấp, bên cạnh giao thông đường bộ Yên Thế còn có hệ thống giao thông đường thuỷ kháthuận lợi trên sông Thương và hạ lưu sông Sỏi
1.2.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu thủy văn và tài nguyên thiên nhiên
* Địa hình
Yên Thế là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, độ chia cắt địa hình đa dạng,địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông nam, có thể phân chia ra 3 dạng địa hình chính nhưsau:
+ Địa hình đồng bằng: Ven các sông suối và các dải ruộng nhỏ kẹp giữa các dãy đồi, độdốc bình quân 0-8o, toàn vùng có diện tích 12.686 ha (chiếm 42,02% tổng diện tích tự nhiêncủa toàn huyện) Trên địa hình này có khả năng phát triển cây lương thực cây rau, màu.+ Địa hình đồi núi thấp: Phân bố rải rác ở các xã trong huyện, có độ chia cắt trung bình,địa hình lượn sóng, độ dốc bình quân 8-15o Độ phì của đất trung bình, chủ yếu là đất sét phasỏi, độ che phủ rừng trung bình Loại địa hình này có diện tích 8.255 ha(chiếm 27,42% tổngdiện tích tự nhiên) Trên loại địa hình này cho khả năng phát triển cây lâu năm (Vải thiều,Hồng, Nhãn, Cam )
+ Địa hình vùng núi: Phân bố chủ yếu ở phía bắc của huyện, thường bị chia cắt bởi độdốc khá lớn, hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam Độ cao trung bình so với mặt nuớc biển từ200- 300 m Dạng địa hình này có diện tích 9200 ha (chiến 30,56 % diện tích tự nhiên củatoàn huyện) Vùng này đất đai có độ phì khá, khả năng phát triển rừng còn rất lớn Điều kiệnđịa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp vàchăn nuôi gia súc
Trang 31* Khí hậu thời tiết
- Nhiệt độ: Huyện Yên Thế nằm trong vòng cung Đông Triều, có khí hậu nhiệt đới giómùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.Nhiệt độ bình quân cả năm là 25,4oC Nhiệt độ trung bình cao nhất năm là 28,9oC, nhiệt độtrung bình thấp nhất năm là 22,5oC, Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7, 8 ; tháng cónhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, 1, 2 (có khi xuống tới 2 - 5oC) Tổng tích ôn trong năm đạt
8500 - 9000oC Bức xạ nhiệt trung bình, có trung bình 1.729,7 giờ nắng /năm, cho phép nhiềuloại cây trồng phát triển và trồng được nhiều vụ trong năm
- Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.518,4 mm thuộc vùng mua trungbình của vùng trung du bắc bộ Lượng mưa phân bố không đều trong năm Mùa mưa từ tháng
4 đến tháng 10 chiến 85% tổng lượng mưa của cả năm, trong đó tập trung nhiều vào cáctháng 6, 7, 8, dễ gây ngập úng ở những nơi địa hình thấp, tuy thời gian ngập úng không dàinhưng dễ gây lũ ống, lốc xoáy
Ngược lại trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉchiếm khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm Trong mùa này lượng bốc hơi cao ảnh hưởng tớitrồng trọt nếu không có hệ thống tưới Lượng bốc hơi trung bình năm 1.012,2 mm Lượng bốchơi tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8, các tháng còn lại lượng bốc hơi phân bố khá đều
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân cả năm là 81%, cao nhất là 86%(tháng 4) và thấp nhất là 76% (tháng12)
Nhìn chung huyện Yên Thế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hạ nóng
ẩm mưa nhiều, mùa đông ít mưa, lạnh và khô Huyện có lượng mưa trung bình, với nền nhiệt
độ trung bình khá cao, giàu ánh sáng Đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng pháttriển và có thể trồng nhiều vụ trong năm
* Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên là 301.235,53 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 30,92%, đấtlâm nghiệp chiếm 48,54% Huyện đứng vị trí thứ tư trong tỉnh về diện tích tự nhiên
Trang 32Đất đai huyện Yên Thế chủ yếu phát triển trên nền đất sa thạch hoặc sa phiến thạchmàu đỏ Đất chủ yếu có thành phần cơ giới nhẹ, mực nước ngầm trong đất cao làm cho quátrình Frarit phát triển mạnh
* Tài nguyên nước, sông ngòi.
- Tài nguyên nước mặt: Yên Thế có 2 con sông lớn sông Thương chảy qua danh giớiphía Đông huyện có chiều dài 24 km từ xã Đông Sơn đến xã Bố Hạ; Sông sỏi chạy dọc huyện
từ xã Xuân Lương đến xã Bố Hạ có chiều dài 38 km với tổng lưu lượng nước khá lớn Ngoài
ra huyện còn có hệ thống nhiều hồ chứa như: Đập Cầu Rễ, đập Đá Ong (thuộc xã Tiến thắng),đập Suối Cấy (thuộc xã Đồng Hưu), đập Suối Ven, đập Ngạc Hai (thuộc xã Xuân Lương), đạpSông Sỏi (thuộc xã Đồng Vương, Tam Hiệp, Đồng Tâm) và nhiều ao hồ, các suối nhỏ thuộc
hệ thống sông Sỏi và sông Thương Nguồn nước mặt được đánh giá là dồi dào, phân bố kháđều trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho sản xuất và sinh hoạt
- Tài nguyên nước ngầm: Hiện tại chưa có các công trình điều tra, khảo sát đánh giámột cách cụ thể về nguồn nước ngầm cũng như khả năng khai thác trên địa bàn huyện
* Tài nguyên rừng và cảnh quan thiên nhiên
- Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê đất đai tại thời điểm tháng 01 năm
2014 đất lâm nghiệp có rừng toàn huyện là 13.674,3 ha; Trong đó đất có rừng tự nhiên sảnxuất là 1.282,41 ha, đất có rừng trồng sản xuất là 12.471,24 ha, đất khoanh
Trang 33nuôi phục hồi rừng sản xuất là 2,2 ha, đất trồng rừng sản suất là 8,45 ha Qua nhiều năm khaithác tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu làrừng trồng với cây trồng chủ yếu là Keo lai và bạch đàn
- Cảnh quan thiên nhiên: Yên Thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên có thể phát triển dulịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng như Đập Đá Ong, đập Cầu Rễ, khu Thác Ngà
* Tài nguyên khoáng sản
Theo sơ bộ đánh giá Yên Thế có các loại khoáng sản chủ yếu sau:
- Than gầy: Có mỏ than Bố Hạ phân bố ở 2 xã Đông Sơn và Đồng Hưu,
hiện tại công ty cổ phần khoáng sản Bắc Giang, Công ty TNHH Tam Cường đang đầu tư khaithác Tổng Trữ lượng mỏ khoảng 4.570 ngàn tấn Than có chất lượng thấp, chủ yếu
phục vụ nhu cầu sản xuất vật liệu (đốtgạch, nungvôi ) tại địa phương
- Nhóm kim loại đen: Quặng sắt có trữ lượng 503 ngàn tấn, chất lượng quặng loạitrung bình, hiện đang được khai thác phục vụ công nghiệp địa phương và cung cấp cho các cơ
sở luyện gang thép Quặng Barit mới điều tra sơ bộ, cần được điều tra đánh giá chi tiết
- Nhóm kim loại quý: Chủ yếu là vàng sa khoáng do dân khai thác tự do, sản lượngkhông nhiều, tập trung ở đầu nguồn sông sỏi có chiều dài khoảng 3 km rộng khoảng 300 -400m, cần được bổ sung và khai thác theo quy hoạch
- Đất sét: Có nhiều nơi trong huyện đặc biệt ở khu vực Đồi Mồ - Bố Hạ trữ lượngkhoảng 300.000m3, hiện tại đang được khai thác sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầutại chỗ
1.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Yên Thế
1.2.2.1 Tình hình dân cư lao động
Dân số trung bình huyện Yên Thế năm 2014 là 98.380 người mật độ dân số 325 người/
km2, trong đó dân cư sống ở đô thị là 7.477 người chiếm 7,6%, dân cư nông thôn có 90.903người chiếm 92,4 % Lao động trong độ tuổi chiếm 51,12% dân số Trên địa bàn huyện có 8dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 27% dân số toàn huyện.Phong tục tập quán của các dân tộc anh em trong huyện có những sắc thái khác nhau rấtphong phú đa dạng Phần lớn dân cư tập trung ở các vùng trồng lúa, cây ăn quả và cây lâmnghiệp
Trang 34* Các phong tục tập quán văn hoá
Yên Thế còn duy trì được 1 số phong tục tập quán văn hoá khá đặc sắc như: Tục cấpsắc của dân tộc Dao, Cao Lan; Tế thổ thần, sinh nhật của dân tộc Nùng; Hát chúc xuân củadân tộc Cao Lan; Hàng Phe của dân tộc Nùng, Các nguồn lực này có thể phát triển kinh tế
Từ các đặc điểm trên, hàng năm đến dịp lễ hội hoặc kỳ nghỉ, huyện Yên Thế đã đóntiếp được nhiều du khách thập phương tới thăm do vậy thu nhập về dịch vụ của huyện đượcphát triển khá nhanh, đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế của huyện
Yên Thế là 1 vùng đất giàu truyền thống, nói đến quê hương Yên Thế ai cũng biết đếnYên Thế gắn liền với cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.Cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế là một cuộc đối đầu vũ trang giữa những ngườinông dân vùng Yên Thế thượng, đứng đầu là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) với quân Pháp,khi Pháp vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát toàn bộ vùng Bắc Kỳnhững năm cuối thế kỷ 19
Trang 35Ngày nay, dấu tích thành Phồn Xương - Yên Thế vẫn còn và đang được nhà nước đầu
tư tu tạo và xếp hạng di tích lịch sử Tại đây có tượng đài và nhà lưu niệm về Đề Thám, th ànhluỹ đồn Phồn Xương
I.2.2.3 Đặc điểm kinh tế của huyện Yên Thế
Nền kinh tế của huyện tăng trưởng khá trong cả sản xuất nông - lâm nghiệp, côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng côngnghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp Thu nhập bình quân đạt 7,67 triệuđồng/người/năm; đời sống nhân dân được không ngừng cải thiện
* Vai trò về kinh tế huyện Yên Thế
Yên Thế hiện nay là một trong những huyện nghèo của tỉnh Bắc Giang Chiếm 7,88%
về diện tích tự nhiên và 5,86% về dân số, năm 2014 tổng giá trị gia tăng VAT của Yên Thế là659,23 tỷ đồng, bằng 4,35% tỉnh Bắc Giang VAT bình quân đầu người của huyện 4,798 triệuđồng/ năm, bằng 94,86 % chỉ tiêu trung bình của tỉnh về VAT từng ngành kinh tế huyện YênThế so với toàn tỉnh như sau:
+ Nông lâm nghiệp thuỷ sản: bằng 17,78%
+ Công nghiệp, xây dựng: bằng 3,15%
+ Thương mại, dịch vụ: bằng 4,97%
- Cơ cấu kinh tế huyện Yên Thế còn nặng về sản xuất nông lâm thuỷ sản ( chiếm47,32%) Công nghiệp xây dựng những năm gần đây có nhiều chuyển biến, chiếm tỷ trọng17,53% Về thương mại, dịch vụ chiếm 35,15%
- Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Yên Thế năm 2014 còn 22,69%
* Kết cấu hạ tầng cơ sở
- Giao thông: Mạng lưới giao thông của huyện Yên Thế khá phong phú và đa dạng Cótuyến đường sắt Kép - Lưu Xá đoạn chạy qua huyện dài 22,1 km (có 2 ga Bố Hạ và MỏTrạng) Tuy nhiên nhiều năm gần đây tuyến này không được đưa vào sử dụng Tuy không cótuyến quốc lộ nào chạy qua huyện nhưng toàn huyện có 547 km đường bộ trong đó có nhiềutuyến đường tỉnh quan trọng như tỉnh lộ 398, tỉnh lộ 292, TL 292 chạy dọc huyện nối QL 1Atại Kép huyện Lạng Giang, nối với huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên TL 398 từ thành phốBắc Giang đi Cầu Gồ TL 294 nối với 398 tại Nhã Nam - Tân Yên với TL 292 tại xã Tân Sỏi;
TL 242 nối TL 292 tại
Trang 36thị trấn Bố Hạ đi huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn; TL 292B nối TL 292 tại Miahuyện Lạng Giang với TL 242 tại Phương Đông thị trấn Bố Hạ Cùng với nhiều tuyến đườnghuyện nhưng quan trọng nhất là tuyến đường huyện lộ 268 từ thị trấn Bố Hạ đi ngược lêntheo hướng Tây Bắc qua các xã Hương Vĩ, Đồng Kỳ, Hồng Kỳ, Đồng Vương ra Tam Tiếnnối với TL 292 tại Mỏ Trạng xã Tam Tiến Các tuyến đường liên xã, liên thôn và giao thôngnội đồng tạo thành mạng lưới hệ thống đường bộ phân bố hợp lý đảm bảo đường ô tô đi đếnđược tất cả các xã và các thôn bản trong huyện Giao thông đường thuỷ trong huyện có 2tuyến đường thuỷ là sông Thương và sông Sỏi, tổng chiều dài đường thuỷ là 28,5 km; có haibến sông là bến Sỏi và bến Nhãn Hiện nay chủ yếu bến Nhãn hoạt động thường xuyên Riêngsông Sỏi mùa khô lượng nước bị hạn chế nên tàu thuyền đi lại gặp khó khăn
- Hệ thống thuỷ lợi: Toàn huyện có 169 hồ chứa nước lớn, nhỏ trong đó có 13 hồ chứa
có khả năng tưới trên 20ha/hồ và 110 hồ chứa nhỏ khác Yên Thế có 28 trạm bơm điện và hệThống kênh có tổng chiều dài 412 km có 125,5 km được cứng hoá Có 19 km đê trong đó có11,3 km đê sông Thương và 6,2 km đê sông Sỏi và
1,5 km đê ngòi Hệ thống thuỷ lợi luôn được quan tâm thường xuyên tu bổ nâng cấp do đótrong quá trình khai thác các công trình thuỷ lợi trong toàn huyện đạt 98,5% công suất, đảmbảo tưới tiêu cho 4.600 ha cây trồng
- Hệ thống công trình phúc lợi: Các trung tâm học tập cộng đồng được thiết lập ở hầuhết các xã và hoạt động có hiệụ quả Toàn huyện có 68 trường học các cấp ( 22 trường mầmnon, 20 trường Tiểu học, 23 trường trung học cơ sở, 3 trường trung học phổ thông), 1 trungtâm giáo dục thường xuyên, 1 trường trung cấp nghề miền núi Có 22/68 trường đạt chuẩnquốc gia Toàn huyện có 21/21 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.Đến nay 75% số phòng học được kiên cố hoá trang thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư.Công tác xã hội hoá giáo dục, hoạt động khuyến học được đẩy mạnh Huyện có 1 bệnh viện
và 1 phòng khám đa khoa khu vực cùng với 21 trạm y tế cấp xã với 265 cán bộ ngành y, dược
đã từng bước chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám chữa bệnh cho nhân dân trong huyện
- Hệ thống điện cao thế và hạ thế trong huyện cơ bản được xây dựng đáp ứng nhu cầu
sử dụng điện cho phát triển sản xuất và tiêu dùng của nhân dân 21/21 xã,
Trang 37thị trấn và 100% số thôn bản trong huyện có điện lưới quốc gia Nguồn điện của Yên Thế
đượccấp điện từ trạm 110KV Đồi Cốc và trạm 110KV thị trấn Cầu Gồđảm bảo cung cấp điện ổn định cho tất cả các thôn, bản trong huyện
- Hệ thống thông tin liên lạc: toàn huyện có 3 bưu cục và 19 xã có bưu điện văn hoá xã,
có báo đọc hàng ngày, có hệ thống đài viễn thông, mạng lưới viễn thông những năm qua từngbước được hoàn thiện và hiện đại hoá với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ 100% sốthôn, bản trong huyện có điện thoại, số máy điện thoại cố định của 3 mạng là VNPT, Vietel
và Điện lực đạt 17000 máy tốc độ phát triển máy cố định đạt 1200 - 2000 máy/ năm Hiện có
4 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn là VNPT, Mobile, vietel, Điện lực với hàngngàn thuê bao di động tỷ lệ sử dụng máy cố định đạt 17,6 máy/100 dân
- Hệ thống chợ toàn huyện có 3 chợ đầu mối và 5 chợ xã, thị trấn cùng với 2 trung tâmthị trấn và hàng chục điểm thị tứ Các chợ thường xuyên được quan tâm đầu tư, nâng cấp nhưchợ thị trấn Bố Hạ đang được xây dựng với quy mô 1ha tạo thuận lợi cho các thành phần kinh
tế, nhân dân trong huyện mua bán trao đổi hàng hoá, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất,nâng cao mức luân chuyển hàng hoá thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện
Trang 38Chương 2ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Nguyên cứu tập trung đi sâu nghiên cứu đối với rừng trồng Keo tai tượng và Keo lai ở
4 cấp tuổi (3-6)
- Loài cây:
+ Keo tại tượng: Cây con trồng từ hạt
+ Keo lai hom: Keo lai hom được trồng phổ biến là dòng BV10, đây là giống Quốc giahay giống tiến bộ theo Quyết định số 4260/KHCN-NNNT ngày 12 tháng 10 năm 2000
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá sinh trưởng phát triển và hiệu quả kinh tế của Keo lai dòng BV10 trồng bằngcây hom và Keo tai tượng trồng bằng cây con trổng từ hạt, thuần loài, tại địa bàn huyện YênThế, tỉnh Bắc Giang
Đánh giá hiệu quả xã hội bao gồm hiệu quả kinh tế công với công lao động, vì theođiều tra phỏng vấn các hộ dân tham gia trồng rừng nguồn lao động là sẵn có Phần vốn đầu tư
ra chỉ là vật tư, phí sử dụng đất, công khai thác và quản lý bảo vệ
Phạm vi nghiên cứu của đề tài không đánh giá hiệu quả môi trường vì giới hạn cũngnhư thời gian của đề tài chỉ đánh giá khả năng hoàn trả lại cho đất về vật rơi dụng trên bềmặt
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng công tác trồng rừng bằng hai giống Keo lai và Keo tai tượng trênđịa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
- Đánh giá sinh trưởng của Keo lai trồng bằng cây hom và Keo tai tượng trồng bằngcây con thực sinh, thuần loài 4 cấp tuổi (3 - 6); Các chỉ tiêu đánh giá như sau:
+ Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính 1.3 (D1.3)
+ Sinh trưởng và tăng trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn)
+ Sinh trưởng đường kính tán lá (Dt)
+ Lượng tăng trưởng hàng năm và trữ lượng rừng/ha/chu kỳ
Trang 39+ Một số chỉ tiêu khác: Lượng xác thực vật, thảm tươi dưới tán rừng
+ Đánh giá chất lượng rừng trồng bằng tỉ lệ cây tốt, trung bình, kém
- Đánh giá hiệu quả cho 1 ha rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng bằng phương phápphỏng vấn 20 hộ dân trồng rừng (10 hộ trồng Keo lai và 10 hộ trồng Keo tai tượng) trên địabàn huyện Yên Thế
+ Xác định chi phí đầu tư cho 1 ha rừng trồng
+ Xác định thu nhập cho 1 ha rừng trồng
+ Tính toán các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế như: NPV, IRR, BCR
- Đánh giá hiệu quả xã hội các mô hình trồng Keo lai dòng BV10 và Keo tai tượng trênđịa bàn nghiên cứu
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh chủ yếu phục vụ cho công tác trồng rừng hiệnnay tại khu vực nghiên cứu
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp luận
- Sinh trưởng của cây rừng nói chung là sự tăng kích thước về đường kính ngang ngực,chiều cao vút ngọn, thể tích thân cây Hay nói cách khác đó là sinh trưởng của một thực thểsinh học Nó chịu sự tác động của các nhân tố môi trường và các nhân tố nội tại trong bảnthân mỗi một cá thể và quần thể Vì vậy, khi nghiên cứu sinh trưởng không thể tách rời ảnhhưởng tổng hợp của các nhân tố đó
- Sinh trưởng của cá thể và của quần thể (lâm phần) là hai vấn đề khác nhau nhưng cóquan hệ chặt chẽ với nhau Sinh trưởng của lâm phần gồm toàn bộ sự tăng khối lượng vật chấtđược tích luỹ bởi từng cá thể và vật chất bị mất đi từ những bộ phận hay cá thể bị đào thải(chết hoặc bị tỉa thưa) Những đại lượng sinh trưởng bình quân như đường kính ngang ngực,chiều cao vút ngọn, thể tích thân cây có vỏ, luôn phụ thuộc vào tuổi và tuân theo những quiluật nhất định Sự tăng lên của những chỉ tiêu này là kết quả tổng hợp của hai quá trình trên.Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn trong quá trình sinh trưởng của lâm phần, sự lớn lên của các đạilượng sinh trưởng trên đã tạo ra những biến đổi về chất của lâm phần đó theo những nguyên
lý của quy luật “lượng đổi chất đổi”
Bản chất của nghiên cứu sinh trưởng rừng là định lượng được tác động của đặc tính nộitại và những yếu tố môi trường tự nhiên, của các biện pháp kỹ thuật tác động tới năng suất sảnphẩm
Trang 40- Quan điểm về hiệu quả kinh tế trong trồng rừng nguyên liệu bằng Keo lai và Keo taitượng là phải đáp ứng được hiệu quả kinh doanh cao nhất được đầu tư trên 01 ha rừng trồngKeo lai và Keo tai tượng với một số biện pháp kỹ thuật tác động có hiệu quả nhất để đánh giá
- Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cố gắng bảo đảm tính khách quan, đánh giátrung thực các chỉ tiêu về sinh trưởng, kinh tế thông qua áp dụng triệt để các kỹ thuật thu thập
hồ sơ trồng rừng từ các chương trình, dự án 661, 135, 147 đã triển khai trên địa bàn; các sốliệu về đo đếm, đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng, chất lượng rừng trồng đã thực hiện
Kế thừa và sử dụng các hồ sơ thiết kế trồng rừng, hồ sơ thiết kế bảo vệ rừng,được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; gồm có:
- Công thức thiết kế kỹ thuật
- Bản đồ thiết kế trồng rừng thể hiện được vị trí trồng rừng, lô, khoảnh, diện tích, loàicây, năm trồng
- Biểu khảo sát các yếu tố tự nhiên
- Biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng
- Dự toán phê duyệt
2.3.2.2 Điều tra ô tiêu chuẩn
Đơn vị điều tra nghiên cứu là các ô tiêu chuẩn (OTC) được chọn lập đại diện cho tìnhhình sinh trưởng của rừng trồng Keo lai (BV10) và Keo tai tượng (hạt), thuần loài Đảm bảonguyên tắc nhắc lại 3 lần lặp, ở một địa điểm nghiên cứu phải đủ 3 ô tiêu chuẩn Tổng sốOTC cần nghiên cứu là 24 (Keo lai 12 ô, Keo tai tượng 12 ô)
Keo lai: 3 OTC/tuổi x 4 tuổi (tuổi 3 đến 6) = 12 OTC
Keo TT: 3 OTC/tuổi x 4 tuổi (tuổi 3 đến 6) = 12 OTC
Diện tích ô tiêu chuẩn được xác định là 500 m2 (20 x 25m) Dung lượng mẫuquan sát là n >50 cây cho mỗi ô tiêu chuẩn