ĐẠI HỌC THÁI NGUYấN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NễNG LÂM --- --- TRẦN THÚY THÚY Tên đề tài: Đánh giá khả năng sinh trưởng của chim cút thịt và khả năng sinh sản của chim cút đẻ nuôi tại Phường Cam
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYấN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NễNG LÂM - -
TRẦN THÚY THÚY
Tên đề tài:
Đánh giá khả năng sinh trưởng của chim cút thịt và khả năng
sinh sản của chim cút đẻ nuôi tại Phường Cam Giá
Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
KhóA LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Thú y
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Khoá học : 2009 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thu Trang
Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, năm 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong những năm học tập dưới mái trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã nhận được sự dìu dắt, dạy dỗ ân cần đầy trách nhiệm của các thầy cô giáo trong khoa chăn nuôi thú y cũng như các thầy cô giáo khác trong trường Không chỉ là kiến thức về khoa học kĩ thuật, các thầy cô còn truyền
đạt cho em nhân cách sống, đức tính, phẩm giá của một người công dân
Chính thầy cô là một tấm gương sáng cho chúng em noi theo Điều này đã theo em suốt quá trình học tập tại trường và trong cả tương lai sau này
Để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này em xin trân trọng cảm ơn các
thầy cô trong Khoa Chăn nuôi Thú y, Trạm thú y Thành phố Thái Nguyên, trang trại chim Cút của cô chú Thành - Loan, UBND phường Cam Giá - Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên cùng nhân dân địa phương, đặc biệt là cô giáo ThS Nguyễn Thu Trang đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp
Em cũng xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về cả vật chất lẫn tinh thần để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Em xin chúc các thầy cô cùng gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, thành
đạt trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Sinh viên
Trần Thúy Thúy
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo của nhà trường Thực tập tốt nghiệp là thời gian giúp sinh viên tiếp cận trực tiếp với thực tiễn sản xuất, giúp sinh viên hệ thống lại những kiến thức đã học, củng cố tay nghề, học hỏi kinh nghiệm, nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Đồng thời tạo cho mình sự tự lập, tự tin vào bản thân, lòng yêu nghề, có phong cách làm việc
đúng đắn, có lối sống lành mạnh để trở thành người cán bộ có chuyên môn,
năng lực làm việc đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản xuất
Được sự đồng ý của Trại chim Cút gia đình cô chú Thành - Loan
tại phường Cam Giá, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên và cô giáo hướng dẫn em đã được về thực tập tại Trại từ ngày 03/06/2013 đến
ngày 18/11/2013 để thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng của
chim Cút thịt và khả năng sinh sản của chim Cút đẻ nuôi tại Phường Cam Giá, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên”.
Trong thời gian thực tập tại Trại, được sự giúp đỡ tận tình của cô chú Thành - Loan và sự hướng dẫn của cô giáo cùng sự cố gắng nỗ lực của bản thân, nay em đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp
Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn, kinh nghiệm còn thiếu trong thực tiễn sản xuất, kiến thức còn hạn hẹp nên khoá luận của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo và đồng nghiệp để khoá luận của em hoàn thiện và đạt được kết quả tốt hơn./
Em xin trân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Thúy Thúy
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TN : Thí nghiệm TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn
KL : Khối lượng
SS : Sơ sinh KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình THCS : Trung học cơ sở
Trang 5MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1 Điều tra cơ bản 1
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1
1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 2
1.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp của phường 4
1.1.4 Đánh giá chung 6
1.2 Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 7
1.2.1 Nội dung phục vụ sản xuất 7
1.2.2 Phương pháp thực hiện 8
1.2.3 Kết quả phục vụ sản xuất 8
1.3.3 Công tác khác 13
1.3 Kết luận và đề nghị 14
1.3.1 Kết luận 14
1.3.2 Đề nghị 14
PHẦN 2.CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 15
2.1 Đặt vấn đề 15
2.2 Tổng quan tài liệu 16
2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 16
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới 26
2.3 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 28
2.3.2 Nội dung và các chỉ tiêu theo dõi 28
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 30
2.4 Kết quả và thảo luận 31
2.4.1 Tỷ lệ sống của chim Cút 31
2.4.2 Khả năng sinh trưởng của chim 32
2.4.3 Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn của chim Cút 36
2.4.4 Chi phí/1 chim Cút xuất bán 36
Trang 62.4.5 Khả năng sinh sản của chim Cút 37
2.4.6 Một số bệnh thường gặp ở chim Cút 40
2.5 Kết luận, tồn tại và đề nghị 41
2.5.1 Kết luận 41
2.5.2 Tồn tại 42
2.5.3 Đề nghị 43
Tài liệu tham khảo 44
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Sản lượng thịt chim Cút năm 2011 tại một số nước trên thế giới 28
Bảng 2.2 Tỷ lệ sống của chim Cút qua các tuần tuổi 31
Bảng 2.3 Khối lượng chim qua các kỳ cân (g/con) 33
Bảng 2.4 Sinh trưởng tuyệt đối của chim Cút (g/con/ngày) 34
Bảng 2.5 Sinh trưởng tương đối của chim Cút (%) 35
Bảng 2.6 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL của chim Cút (kg) 36
Bảng 2.7 Chi phí trực tiếp/1 chim Cút xuất bán 37
Bảng 2.8 Tuổi đẻ lần đầu của chim Cút 38
Bảng 2.9 Tỷ lệ đẻ trứng 39
Bảng 2.10 Một số bệnh thường gặp ở chim Cút 40
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Đồ thị sinh trưởng tích lũy của chim Cút 33 Hình 2.2 Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của chim Cút 34 Hình 2.3 Đồ thị sinh trưởng tương đối của chim Cút 35
Trang 9PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1 Điều tra cơ bản
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Phường Cam Giá nằm ở phía Nam Thành phố Thái Nguyên Phía Đông
có dòng sông Cầu, phân cách danh giới hành chính giữa Thành phố Thái Nguyên với huyện Phú Bình và Đồng Hỷ, có đê Gang Thép và đập Thác Huống là công trình thủy nông phục vụ nước tưới cho huyện Phú Bình và tỉnh Bắc Giang Phía Nam giáp với phường Hương Sơn, có cầu Trà Vườn và tuyến
đường sắt giao thông vận chuyển nguyên liệu, từ mỏ sắt Trại Cau cho khu
công nghiệp Gang Thép; phía Tây giáp với 2 phường Phú Xá, Trung Thành; phía Bắc giáp với phường Gia Sàng
1.1.1.2 Điều kiện địa hình đất đai
Phường Cam Giá có tổng diện tích đất là 875,63ha trong đó diện tích
đất nông nghiệp là 524,92ha, đất công nghiệp là 111,01ha, đất lâm nghiệp là
99,51ha, đất thổ cư là 61,29ha còn lại là đất khác…Diện tích đất nông nghiệp
là chủ yếu và được bồi đắp phù sa do dòng sông Cầu nên đất đai màu mỡ, sản lượng cây trồng cao
Cùng với sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng…nên diện tích đất nông nghiệp và đất hoang có xu thế ngày một giảm, gây khó khăn cho việc chăn nuôi trâu bò Chính vì thế trong những năm tới cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi, việc nuôi con gì và trồng cây gì phải
được cân nhắc, tính toán kĩ
1.1.1.3 Điều kiện khí hậu thủy văn
Phường Cam Giá nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, giao động trong năm tương đối cao thể hiện qua hai mùa rõ rệt đó là mùa hè và mùa đông Về mùa hè thì khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, mưa lớn vào tháng 4 tới tháng 8 Mùa đông
do chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, nhiệt độ nhiều khi xuống tới 100C Mỗi khi
có đợt gió mùa về thường kèm theo mưa nhỏ Độ ẩm bình quân năm tương đối cao
Trang 10(cao nhất vào tháng 3, tháng 4 trong năm), quỹ đất rộng nên thuận lợi cho cây trồng phát triển, đặc biệt là cây ăn quả và cây lương thực
Điều kiện khí hậu của phường có thể phát triển nông nghiệp với cơ cấu
cây con đa dạng Tuy nhiên, điều kiện đó cũng gây khó khăn cho chăn nuôi,
về mùa đông khí hậu thường lạnh, hay thay đổi đột ngột gây bất lợi lớn tới khả năng sinh trưởng, sức chống chịu bệnh của gia súc, gia cầm Về mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa lớn làm cho độ ẩm một số tháng trong năm cao, đó là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gia súc, gia cầm Ngoài ra, việc chế biến, bảo quản nông sản, thức ăn chăn nuôi gặp nhiều khó khăn
1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
1.1.2.1 Dân cư lao động
Phường Cam Giá có tổng số dân là 10.060 người, xã có 2.947 hộ, có 6 dân tộc anh em cùng chung sống, cơ cấu dân cư mang tính cộng đồng, trong
đó có 3.546 số khẩu sản xuất nông nghiệp, 6.514 khẩu là cán bộ công nhân,
viên chức nghỉ hưu và các thành phần kinh tế khác
1.1.2.2 Cơ cấu kinh tế
Cam Giá là một phường thuộc thành phố Thái Nguyên với cơ cấu đa dạng, nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động, công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ tạo mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển
Trên địa bàn phường có nhà máy Gang Thép Thái Nguyên, là khu công nghiệp luyện kim đầu tiên lớn nhất của cả nước xây dựng vào tháng 6 năm 1959 với tổng diện tích mặt bằng gần 183,5ha, có 02 xí nghiệp của công ty xây lắp II,
đoàn địa chất 111 và trung tâm phân tích khoáng sản liên đoàn địa chất I, có trận địa pháo phòng không của lữ đoàn 210 bảo vệ khu công nghiệp Gang Thép và
công trình kinh tế quốc phòng phía Nam thành phố Thái Nguyên
1.1.2.3 Cơ sở hạ tầng
* Giao thông vận tải
Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư phát triển, 98% đường bê tông còn lại 2% là đường cấp phối, đặc biệt là giao thông thủy lợi phục vụ cho việc phát triển mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội của nhân dân
Trang 11* Y tế
Các chương trình y tế quốc gia được triển khai đúng kế hoạch khám định kì Công tác truyền thông dân số, tham gia có hiệu quả các chương trình lồng ghép Dân số KHHGD Chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân từng bước
được nâng lên Không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn phường
* Trường học
Toàn phường có 3 trường thuộc 3 cấp học là THCS, Tiểu học và giáo dục mầm non Công tác giáo dục được quan tâm và có sự phối kết hợp đã nâng cao chất lượng dạy và học, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, duy trì kết quả phổ cập giáo dục Thực hiện tốt cuộc vận động “hai không” trong giáo dục Tỉ lệ lên lớp đạt 98%, tỉ lệ tốt nghiệp đạt 98%
1.1.2.4 Đời sống văn hóa
Dân cư phân bố không đồng đều gây không ít khó khăn cho sự phát triển kinh tế, cũng như quản lý xã hội ở đây khá phức tạp Chính vì vậy đòi hỏi sự hoạt động của các ban ngành thường xuyên liên tục, tích cực và đồng
bộ thống nhất từ trên xuống dưới, đồng thời liên kết với các địa phương trong
và ngoài tỉnh đưa nếp sống văn hóa mới phổ biến trong toàn phường, thực hiện tiến tới con người văn hóa, gia đình văn hóa Từ đó nâng cao trách nhiệm người dân, đồng thời đẩy mạnh lao động sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người dân lao động dư thừa, từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội
1.1.2.5 Cơ cấu tổ chức của trại
Đây là trại chăn nuôi theo quy mô gia đình nên cơ cấu tổ chức của trại đơn giản, chủ yếu là tận dụng nhân lực của các thành viên trong gia đình Cụ
thể như sau:
- Cô chú Thành - Loan là chủ trại và cũng là nhân công chính cả về kĩ thuật và chăn nuôi, khi mới bắt đầu chăn nuôi cô chú chưa có kinh nghiệm nên về kĩ thuật là nhờ nhân viên chăm sóc khách hàng của các hãng cám như Công ty cám Nam Việt ở Sông Công, Thái Nguyên, Công ty cám Hồng Hà ở Khu công nghiệp Đồng Văn, Duy Tiên, Hà Nam, sau nhiều năm chăn nuôi nên cô chú đã có nhiều kinh nghiệm
Trang 12- Ngoài ra có thêm hai em là Thực và Yến là 2 con của cô chú phụ giúp
bố mẹ những công việc nhẹ lúc rảnh như nhặt trứng, đóng trứng vào thùng để giao cho khách,…
Khi chim Cút nhập về còn nhỏ nên được quây nền dưới đất để nuôi trong vòng 3 tuần Quy cách quây nuôi nền, đường kính 1-1,5m, cao 0,4m, trên có bóng đèn và chụp sưởi, nuôi được 200-250 cút 1 tuần tuổi, 150-200 cút 2 tuần tuổi, 100-150 cút 3 tuần tuổi, dưới nền được lót chấu để nền luôn luôn được khô ráo
Máng ăn làm bằng nhôm, quy cách dài 0,5m, rộng 6-7cm, cao 5-6cm Khi chim nhỏ nuôi dưới nền thì chăn bằng khay đặt trên nền
Máng uống được gia đình sử dụng các bát nhựa to để cho chim uống nước, khi chim chăn dưới nền đất thì sử dụng các máng nước có bán trên thị trường
* Công trình phụ trợ
Bao gồm kho chứa thức ăn và dụng cụ chăn nuôi không sử dụng, dựng một lán để chứa phân chim, một bể dự trữ nước sạch và luôn đảm bảo bể lúc nào cũng chứa đầy nước, hệ thống chiếu sáng trong chuồng và quạt mát
1.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp của phường
1.1.3.1 Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Tình hình ngành trồng trọt gặp thuận lợi về thời tiết, công tác phòng chống dịch bệnh tốt nên năng suất lúa và ngô đạt cao, sản lượng lúa đạt 1.418 tấn, năng suất lúa bình quân đạt 51,2 tạ/ha Diện tích ngô 3 vụ bằng 135 ha,
Trang 13sản lượng ngô đạt 147 tấn Phối hợp với các phòng ban ngành của thành phố
có liên quan tổ chức tập huấn kĩ thuật thâm canh lúa xuân, lúa mùa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Năm 2013 phường được đón
nhận Bằng công nhận Làng nghề hoa đào Cam Giá
1.1.3.2 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Kinh tế của phường trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, do vậy mức sống của nhân dân được nâng lên từng bước rõ rệt Có được điều đó
là nhờ chính sách phát triển sản xuất, xã hội hợp lý Phường có chủ trương tăng thu nhập bình quân trên đầu người thông qua việc tăng cường phát triển chăn nuôi, trồng trọt Nguồn lao động chủ yếu của phường tập trung vào sản xuất nông nghiệp nên việc phát triển nông nghiệp vẫn là chính Xã đã thực hiện tốt công tác phục vụ sản xuất như cải tạo, tu bổ hệ thống thủy lợi, cho vay vốn phát triển sản xuất, đưa cơ cấu vật nuôi cây trồng hợp lý, thâm canh năng suất, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao năng xuất cây trồng vật nuôi, tận dụng hết nguồn lực để phát triển tổng hợp,
đồng bộ nhằm phát huy hết nội lực của phường
+ Chăn nuôi trâu bò
Tổng đàn trâu bò trong phường có trên 950 con trong đó chủ yếu là bò,
đàn bò được chăm sóc khá tốt, song do mùa đông lượng thức ăn ít, việc sản
xuất và dự trữ thức ăn còn hạn chế, trâu bò bị đói rét Mùa đông xuân bò hay
bị mắc bệnh, chuồng trại và công tác vệ sinh chưa tốt, chưa khoa học, hướng chuồng trại chưa phù hợp, mùa hè chưa được thoáng, mùa đông chưa được
Trang 14ấm, chưa có hố ủ phân, công tác tiêm phòng chưa được triệt để gây ra các
bệnh ký sinh trùng và các bệnh truyền nhiễm ở trâu bò Việc chăn nuôi trâu
bò theo hướng công nghiệp cũng chưa được người dân chú ý Công tác chọn giống và lai tạo, mua các giống bò hướng thịt chưa được chú trọng, tầm vóc cũng như tính năng sản xuất của trâu bò còn nhiều hạn chế
+ Chăn nuôi lợn
Nhìn chung ở phường các hộ nông dân đều chăn nuôi lợn Tổng đàn là 3.000 con trong đó lợn nái 600 con còn lại là lợn thịt mỗi năm cho sản lượng là 312 tấn
+ Chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm của phường có vị trí quan trọng với chủng loại phong phú, trong đó gà vịt là đối tượng chính Tổng đàn là 40.000 con cho sản lượng là
144 tấn Tuy nhiên, đa số các gia đình chăn nuôi theo hướng quảng canh, do đó năng suất thấp, mặt khác lại không quản lý được dịch bệnh, tỉ lệ chết lớn nên hiệu quả thấp Bên cạnh đó, có một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư vốn xây dựng các trang trại có quy mô, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất bằng việc
áp dụng chặt chẽ quy trình phòng trừ dịch bệnh đã đưa năng suất lên cao, ngoài ra còn cung cấp con giống, trứng các loại cho nhân dân trong vùng
Đa số các hộ chăn nuôi gà đã ý thức được tác dụng của việc tiêm phòng
và chữa bệnh, nhất là sử dụng các loại vacxin phòng bệnh cho gà như: Newcastle, Gumboro, đậu, viêm phế quản, cúm H5N1 Còn một số gia đình chăn nuôi gia cầm thả tự do, không có ý thức phòng bệnh nên khi dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại lớn về kinh tế và đây chính là nơi phát tán mầm bệnh rất nguy hiểm ra ngoài môi trường
Ngoài việc chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò, nhiều hộ gia đình còn đào ao thả
cá, nuôi ong lấy mật để tăng thu nhập, cải thiện đời sống
1.1.4 Đánh giá chung
1.1.4.1 Thuận lợi
Cam Giá là phường có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế Địa bàn phường gần trung tâm Thành phố Thái Nguyên nên thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán cũng như tiếp cận, phổ biến những tiến bộ khoa học kĩ thuật Có
Trang 15nhiều nhà máy công nghiệp được xây dựng, đặc biệt là công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương
Xã có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, đưa xã đi lên, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước khá thuận lợi, chính trị ổn định đã tạo tiền đề cho kinh tế và xã hội phát triển
1.1.4.2 Khó khăn
Nhiều hộ gia đình chăn nuôi vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ Chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là thủy cầm vẫn theo phương thức chăn thả tự do nên hiệu quả kinh tế chưa cao, mặt khác còn gây khó khăn cho việc ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ sinh thú y chưa thực sự hiệu quả, người dân chưa ý thức được hết vai trò của công tác vệ sinh thú y
Khí hậu ở một số tháng trong năm không được thuận lợi gây ra nhiều dịch bệnh nên việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, khả năng sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cây trồng còn hạn chế
Đất đai màu mỡ nhưng hàng năm bị nước ngập vào mùa mưa, gây thiệt
hại không nhỏ cho nhân dân
Xã còn thiếu nhiều lao động có tay nghề và trình độ cao để đáp ứng
được thách thức, nhu cầu của nền kinh tế thị trường nói chung và các doanh
nghiệp nói riêng
Hệ thống đường giao thông chưa được phát triển hoàn thiện, gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân Đường liên thôn, xóm còn nhỏ hẹp Một số tuyến đường chính trong tương lai cần được mở rộng
Hệ thống thủy lợi cơ bản tốt, cần đầu tư thêm một số hệ thống mương máng để chủ động tưới tiêu kịp thời vụ
1.2 Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1 Nội dung phục vụ sản xuất
1.2.1.1 Công tác giống
- Nắm vững những đặc điểm của các giống chim Cút của trại
Trang 16- Tiến hành lập sơ đồ theo dõi từng cá thể, ghi chép các chỉ tiêu sinh sản
- Định kì kiểm tra khả năng sinh sản thông qua các chỉ tiêu về sinh sản
1.2.1.2 Công tác chăn nuôi
- Tham gia công tác nuôi dưỡng đàn chim Cút từ lúc nhập chim về
- Tìm hiểu quy trình làm việc và quy trình chăn nuôi chim Cút
1.2.1.3 Công tác thú y
- Chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên chim Cút và các gia súc, gia cầm khác
- Phun thuốc sát trùng chuồng trại theo quy định vệ sinh thú y
- Tham gia vào các công tác khác như : Tiêm phòng, vệ sinh môi tường, học bán thuốc thú y
- Tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học trên đàn chim Cút thí nghiệm
1.2.2 Phương pháp thực hiện
- Tuân thủ nội quy của Khoa, của Trường, của Trại và yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
- Vận dụng những kiến thức, lý thuyết được học ở trường vào thực tiễn
- Tích cực học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ thú y cơ sở và những người chăn nuôi để nâng cao tay nghề và củng cố kiến thức chuyên môn
- Thực hiện đúng kĩ thuật, bám sát cơ sở sản xuất, dựa vào ban lãnh đạo, cán bộ phòng kĩ thuật của Trạm Thú y, phát huy những thuận lợi sẵn có, khắc phục những khó khăn về trang thiết bị để hoàn thành tốt công việc
- Tham khảo một số tài liệu thống kê vật nuôi tại cơ sở
1.2.3 Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1 Tiêm phòng
Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” thì công việc tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn vật nuôi phải được thực hiện một cách tích cực Các vật nuôi ở đây đều được chỉ đạo cho uống thuốc và tiêm phòng vaccine
Trang 17Quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ
và đúng kĩ thuật Vật nuôi được tiêm vaccine ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và việc phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của địa bàn được thực hiện tích cực thường xuyên và bắt buộc Tiêm phòng cho gia súc nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ
động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể Trong
thời gian thực tập chúng tôi đã tiến hành tiêm vaccine dịch tả, lở mồm long móng cho lợn, newcasle cho gà và dại chó Kết quả đều đạt an toàn 100%
1.2.3.2 Chẩn đoán và điều trị bệnh
Để điều trị bệnh cho đàn chim đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh
kịp thời và chẩn đoán chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỉ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế
Vì vậy hàng ngày chúng tôi tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn chim ở tất cả các
ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm, sau đó tiến hành điều trị kịp thời Các bệnh đã điều trị trong thời gian thực tập là:
Trang 18Điều trị:
Dùng kháng sinh Ampicillin cho uống 1g/20kg thể trọng trong 5 ngày Kết hợp uống B.complex 3g/lít nước
* Chứng nằm liệt của chim Cút đẻ
Do xương cánh bị gãy vì thiếu canxi, thường gặp ở chim Cút đã đẻ trên
4 tháng Chim Cút không đi đứng được, không ăn uống được, ốm dần rồi chết
Phòng trị:
Đảm bảo đầy đủ canxi và phôtpho trong khẩu phần ăn của chim Cút đẻ
- Ngoài việc theo dõi và điều trị bệnh trên chim Cút chúng tôi còn điều trị một số bệnh khác:
Trang 19Con vật đi phân lỏng có mùi tanh hôi khó chịu và có thể có màu xanh
đậm hoặc đen do xuất huyết ở phần sau ruột già Con vật có thể bị sốt nếu do
nguyên nhân nhiễm trùng, lúc đó thường thấy thành bụng căng lên
Điều trị bệnh:
Cho chó ngừng ăn trong 24 giờ đầu, chỉ cho uống đủ nước
Tiêm Atropin: 1 ml/10kg TT/ngày
Tiêm Marphamox LA: 1 ml/10kg TT/ngày
Tiêm Bcomplex: 1ml/10kg TT/ngày
Điều trị liên tục trong 3-5 ngày
* Bệnh tai xanh
Triệu chứng:
Lợn bị sốt, bỏ ăn, ho, khó thở
Trang 20Da ửng hồng toàn thân (sung huyết dưới da), đôi khi có viết bầm thâm tím trên da, rộp da, tím tai, đuôi Lợn run rẩy, tiêu chảy, tỷ lệ chết cao
Lợn bị ho, khó thở, thở không bình thường
Vi khuẩn E.coli dung huyết gây bệnh phù đầu thường xuyên có mặt
trong đường ruột lợn với một số lượng rất nhỏ Khi xuất hiện các yếu tố bất lợi với sức đề kháng cơ thể lợn như cai sữa, thay đổi thời tiết hoặc thức ăn, quần thể E.coli gây bệnh sẽ phát triển nhanh đến mức tạo ra một lượng lớn EDP đủ gây tổn thương thành mạch quản dẫn đến phát sinh bệnh này
Triệu chứng:
Thường xảy ra một cách đột ngột với các triệu chứng ban đầu là bỏ ăn
và rất khát nước, sau đó xuất hiện các triệu chứng thần kinh
Dấu hiệu thần kinh đặc trưng của bệnh lúc đầu không phối hợp được hoạt động, run rẩy, nằm đạp chân kiểu bơi chèo hoặc chạy quanh, liệt hoặc nằm úp trên 1 chân Đa số lợn con chết trong 24 giời đầu sau ki xuất hiện các triệu chứng thần kinh Kiểm tra kỹ, thấy phù ở mí mắt và xung huyết kết mặc mắt Hiện tượng phù tổ chức liên kết có thể lan rộng khắp mặt và có thể dẫn
đến triệu chứng điển hình phù đầu
Trang 211.3.3 Công tác khác
Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn chim Cút và tiến hành nghiên cứu chuyên đề khoa học, chúng tôi còn tham gia một số công việc khác như:
- Nhập chim con về và xuất chim thải cho khách tới mua
- Vệ sinh trong và ngoài chuồng
- Nhập thức ăn cho chim
- Nhặt, đếm và xếp trứng vào các thùng giấy
- Học bán thuốc thú y tại cửa hàng thuốc thú y của chú Thạo (Trạm Thú y thành phố Thái Nguyên)
- Tham gia đỡ đẻ cho lợn
- Tiêm sắt cho lợn con
- Tham gia vệ sinh môi trường cùng tổ dân phố
Bảng 1.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
(con)
Kết quả
an toàn, khỏi (con)
Tỷ lệ (%)
- Tiêm sắt và sưng phù đầu 56 56 100
- Vệ sinh môi trường và
phun thuốc sát trùng
- Nhập, xuất chim
- Nhập cám
Trang 221.3 Kết luận và đề nghị
1.3.1 Kết luận
Qua thực tế làm việc đã giúp tôi trưởng thành hơn về mọi mặt, giúp tôi mạnh dạn và tự tin vào khả năng làm việc của mình, để hoàn thành tốt công việc được giao, củng cố và nâng cao kiến thức đã học ở trường, tích lũy được nhiều kiến thức thực tế, vì vậy tôi cảm thấy yêu nghề hơn
Qua thời gian này tôi rèn luyện được tác phong làm việc nghiêm túc, cần cù, chịu khó không ngại khó ngại khổ và học hỏi được nhiều kinh nghiệm
từ cô giáo hướng dẫn, phòng kĩ thuật của trại, cán bộ thú y và công nhân trong trại làm cho tôi ngày càng trưởng thành hơn, hoàn thiện hơn
Trong quá trình thực tập, tôi thấy từ lý thuyết tới thực hành còn một khoảng cách rất xa, nếu chỉ học lý thuyêt thì chưa đủ, mà cần phải thực hành, trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm và điều trị bệnh cho đúng, để trở thành cán bộ kĩ thuật giỏi cả lý thuyết và tay nghề Vì vậy tôi thấy việc đi thực tập tại các cơ sở sản xuất là rất cần thiết đối với bản thân nói riêng, cũng như tất cả sinh viên nói chung trước khi tốt nghiệp ra trường
1.3.2 Đề nghị
Trong thời gian thực tập tại trại chim Cút Thành - Loan, phường Cam Giá, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên, tôi thấy có một số tồn tại cần khắc phục, vì vậy, tôi có một số ý kiến đề xuất như sau:
- Tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất
- Mở rộng quy mô chuồng trại để chăn nuôi đạt hiệu quả hơn nữa
- Công tác phòng bệnh bằng vaccine và vệ sinh phòng bệnh cần được đẩy mạnh và thực hiện tốt hơn nữa
- Thực hiện nghiêm túc vệ sinh, sát trùng trước khi vào khu chăn chim, tránh việc người nào tới nhà cũng tự do vào chuồng
Trang 23PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng của chim Cút thịt và
khả năng sinh sản của chim Cút đẻ nuôi tại Phường Cam Giá, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.”
2.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
đặc biệt đối với Việt Nam là một nước có 2/3 dân số sống bằng nghề nông
Hiện nay, do dân số tăng nhanh và quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nên diện tích đất canh tác cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp Bên cạnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng thì việc chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hướng mới, tận dụng triệt để mọi tiềm năng vốn có của vùng là hướng đi quan trọng cần được quan tâm
Trong những năm gần đây, bên cạnh việc tăng nhanh sản lượng, chất lượng các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm truyền thống như trâu, bò, lợn, gà, ngành chăn nuôi nước ta đã hoà nhập với sự phát triển của nền chăn nuôi trên thế giới, bổ sung thêm nhiều đối tượng chăn nuôi mới như đà điểu, bồ câu và chim Cút… làm phong phú thêm các sản phẩm chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường Chim Cút được coi là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đặc biệt đối với những hộ chăn nuôi vừa và nhỏ, có thể xoá đói giảm nghèo Với chất lượng thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, khả năng sản xuất thịt cao, giá thành bình quân trên thị trường là 60.000-80.000 đồng/kg, chỉ 5-6 tuần tuổi đã bắt đầu đẻ trứng và có thể
đẻ đến 300 trứng/năm Với những đặc tính ưu việt đó, chim Cút đang là đối tượng
rất được các chủ trang trại và người nông dân chú ý đến
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá khả năng sinh trưởng của chim Cút thịt và khả năng sinh sản của chim Cút đẻ nuôi tại Phường Cam Giá, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên”
* Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của chim Cút thịt
Trang 24- Đánh giá khả năng sinh sản của chim Cút đẻ
- Tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở chim Cút và biện pháp phòng trị
- Hạch toán kinh tế trong chăn nuôi chim Cút
2.2 Tổng quan tài liệu
2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1 Nguồn gốc, vị trí phân loại chim Cút
Chim Cun Cút, gọi tắt là chim Cút, có nguồn gốc ở châu Á, chúng sống thích hợp ở những vùng khí hậu ấm áp và hơi nóng Lần đầu tiên giống này
được thuần hóa ở Nhật Bản từ thế kỷ thứ XI (Conturnix Japonica)
Chim Cút thuộc nhóm chim bay (Carinatae), gồm 25 bộ, trong đó có bộ
gà (Galliformes) gồm những loài chim như gà, gà lôi, công, trĩ, chim Cút…
chúng có cánh ngắn, tròn nên bay kém, chân to, khỏe, móng cùn
* Phân loại khoa học
- Giới ( regnum) : Động vật - Animalia
- Ngành (phylum) : Có xương sống - Chordata
- Lớp (class): Chim - Aves
đen Mỏ xám đá Mắt đen, đôi khi có con có màu sắc lạ như hung, đen, trắng
Chim trưởng thành lông ống phủ kín thân; lông lưng, đầu, cổ, đuôi có màu xám lẫn đen
Trang 25* Phân biệt trống mái
Chim đực lông mặt cổ dưới diều và ngực có màu vàng nâu lẫn ít trắng Chim mái màu lông mặt cổ dưới xám lẫn ít đen, lông bụng trắng xám, mỏ đen xám, chân trắng xám và hơi hồng, mắt đen Chim Cút đực trưởng thành hậu môn có một u lồi, chim mái không có Chim Cút đực biết gáy còn chim mái không biết gáy Chim đực bé hơn chim mái (chim mái có khối lượng 197gam, chim đực: 175gam) Năng suất, sản phẩm: Bắt đầu đẻ lúc 35 - 40 ngày tuổi Sản lượng trứng 260-270 quả/mái/ năm
Người ta thường phân biệt giới tính chim Cút sau 2 tuần tuổi khi các khác biệt về giới tính bắt đầu được biểu lộ Thông thường, toàn bộ chim Cút
đực và chim mái không đạt chuẩn sẽ được nuôi thịt
* Tập tính của chim Cút
Chim Cút có thị giác rất phát triển nên có khả năng nhận biết và chọn lọc thức ăn cao, nhưng vị giác và khứu giác lại kém phát triển nên khó nhận biết mùi
vị thức ăn Vì vậy, Cút rất dễ bị ngộ độc thức ăn do ăn phải thức ăn ôi, mốc
Chim Cút mặc dầu đã được thuần hoá nuôi dưỡng từ lâu nhưng còn mang nhiều đặc tính hoang dã Đáng chú ý là vẫn sợ tiếng động, tiếng ồn, thường bay lên va vào thành lồng gây bị thương, chết
2.2.1.3 Giá trị của chim Cút
* Giá trị về kinh tế:
Hiện nay chim Cút đang được nuôi rất phổ biến ở nước ta, nuôi chim Cút có nhiều lợi điểm sau: Vốn đấu tư ít, không cần nhiều diện tích để xây chuồng trại Thời gian để có sản phẩm bán ra thị trường nhanh, nuôi cút thịt sau 30 ngày, cút đẻ 42 ngày Chim Cút giống trứng được nuôi rộng rãi là giống chim Cút Nhật Bản, tên khoa học là “Corturnix Japonica”
Chim Cút bắt đầu đẻ vào 35 - 45 ngày tuổi, tăng nhanh sau 80-120 ngày tuổi sau đó giảm dần Loại thải những con đẻ không đạt khi tỉ lệ đẻ trong
đàn giảm còn 70%, loại thải đàn khi tỉ lệ đẻ còn 20-30%
Trang 26Một số hộ có kinh nghiệm nuôi chim Cút cho biết, không chỉ mang lại lợi nhuận từ việc bán trứng và thịt Cút, phân Cút cũng được các hộ tận dụng
để bán cho các hộ trồng cây công nghiệp và nuôi cá Ưu điểm của nuôi chim
Cút là nhanh thu hồi vốn và đầu tư ban đầu không cao Khi chim Cút hết chu
kỳ đẻ trứng thì bán chim thịt
* Giá trị về y học:
Chim Cút dùng làm thuốc chữa bệnh, dùng trong y học cổ truyền Y
dược học cổ truyền dùng thịt chim và trứng chim làm thuốc Thịt chim chứa nhiều protit, lipit và muối khoáng Trứng chim có nhiều chất lecithin hơn các
trứng khác Chim Cút vị ngọt, tính bình, vào các kinh tỳ vị, đại tràng
Thịt chim Cút có tác dụng bổ hư ích khí, thanh lợi thấp nhiệt Dùng cho các chứng lao, suy nhược, tiêu chảy, kiết lỵ, suy dinh dưỡng và phong thấp
Trứng chim Cút: Bổ ngũ tạng, bổ trung ích khí Dùng cho các trường hợp sau khi bị bệnh lâu ngày làm khí huyết hư nhược, tiêu hoá kém, sản phụ sau đẻ bị suy nhược
Do tác dụng bổ dưỡng tăng lực rõ rệt nên ở Trung Quốc, có nơi gọi chim Cút là nhân sâm động vật
Người ta đã phát hiện trong thịt chim Cút chứa nhiều albumin và vitamin cùng nhiều muối vô cơ rất cần cho cơ thể hơn cả thịt gà, lợn, bò… Trong trứng chim Cút, chất dinh dưỡng cũng rất phong phú như: canxi, sắt, các muối hữu cơ… đều cao hơn trứng gà, đặc biệt chất cholesterol lại rất thấp
và có một chất nhầy vô cùng quý giá, vì là một năng lượng không thể thiếu trong sự hoạt động của thần kinh cao cấp ở người, ngoài ra còn chứa chất có tác dụng làm hạ huyết áp nên có lợi cho người mắc chứng cao huyết áp
Theo Đông y cho rằng, thịt chim Cút là loại thuốc bổ ngũ tạng, bổ trung ích khí, thanh lợi thấp nhiệt, làm cứng gân cốt, giúp chịu đựng được nóng rét như nhân sâm, tiêu nhọt do nóng nhiệt, tác dụng bổ hư trừ bệnh Thịt chim Cút lại dễ hấp thu nên thích hợp sử dụng cho phụ nữ có thai, sau sinh đẻ, người cao tuổi cần bồi bổ sức khỏe