Vai trò của chất khoáng

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà tam hoàng công nghiệp (Trang 28 - 29)

Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1995): ỘChất khoáng chiếm trên dƣới 3% khối lƣợng cơ thể gia cầmỢ. Các nguyên tố khoáng tham gia cấu tạo nên toàn bộ bộ xƣơng, cấu tạo tế bào dƣới dạng muối của chúng.

- Nhóm nguyên tố đa lƣợng gồm: Na, K, Cl, Ca, P, S, Mg. - Nhóm nguyên tố vi lƣợng: Fe, Cu, Co, I, Mn, Se,Zn.

 Canxi (Ca):

Ca lớn nhất trong việc kiến tạo và phát triển bộ xƣơng của gia cầm, cần thiết cho sự đông máu, điều hòa tắnh thẩm thấu của màng tế bào, hoạt động bình thƣờng của hệ thống thần kinh, sự co bóp của tim, tham gia vào việc cân bằng các axit và bazơ của cơ thể.

Nếu thiếu Ca trong khẩu phần kéo dài là nguyên nhân dẫn đến co giật, đứng rung rẫy, gây còi xƣơng, gây viêm nhiễm cơ quan nội tạng đặc biệt là đƣờng tiết niệu, ở gà con gây mềm xƣơng, còi xƣơng, chậm lớn (Bùi Đức lũng, Lê Hồng Mận, 1999).

 Phospho (P):

Tham gia vào thành phần của tế bào, kiến tạo bộ xƣơng, cân bằng độ toan, kiềm trong máu trong các tổ chức của cơ thể, đóng vai trò trao đổi hydratcacbon, chất béo, axit amin, trong hoạt động thần kinh.

Nếu thiếu P trong thức ăn gây còi xƣơng, xốp xƣơng, giảm tắnh thèm ăn

(Bùi Đức lũng, Lê Hồng Mận, 1999).

Theo Nguyễn Huy Hoàng (1995): tỉ lệ giữa Ca/P là 2/1 đối với gà con; còn đối với gà lớn là 1,2 hay 1,5.

 Sắt (Fe):

Chất sắt phân bố khắp cơ thể, chủ yếu tập trung ở tế bào máu khoảng 65%; ở gan, lách, tủy xƣơng khoảng 30%. Sắt theo gia tạo hồng cầu, myoglobin của tế bào cơ vân, các sắc tố hô hấp mô bào oxydaza, peroxidaza,.. Nguyên liệu xây dựng nên cơ, da, lông.

Nếu nhiều sắt gây bệnh thiếu máu; gà con mỏ, chân nhợt nhạt, mào tắm

tái, đẻ giảm, lông xù (Bùi Đức lũng, Lê Hồng Mận, 1999).

 Đồng (Cu):

Làm tăng sự hấp thu sắt để tạo Hemoglobin của hồng cầu, tham gia tạo các enzym oxy hóa, nên có quan hệ đến quá trình hô hấp của mô bào.

Nếu thiếu Cu trong thức ăn, sẽ làm giảm hấp thu sắt, thớ thịt bị tối xen lẫn màu sáng do thiếu Cu lẫn sắt, gây rối loạn về xƣơng, gây biến màu lông, giảm tốc độ sinh trƣởng, lông rụng, vỏ trứng mỏng và không bóng mịn.

 Kẽm (Zn):

Tham gia trong quá trình trao đổi mỡ, hydratcacbon, điều hòa chức năng sinh dục và sự tạo máu. Cần thiết cho sự phát triển của lông, cho sự đẻ trứng và tăng tỷ lệ có phôi. Cần thiết cho sự Biểu đồ thành enzym, cho sự hoạt động tuyến giáp, bảo vệ da và mắt.

Nếu thiếu Zn trong thức ăn làm giảm sự sinh trƣởng và phát triển của lông, làm giảm sự hoàn thiện xƣơng và gây sƣng khớp (Bùi Đức lũng, Lê Hồng Mận, 1999).

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà tam hoàng công nghiệp (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)