... “ Đánh giá suất sinh trƣởng hiệu kinh tế chăn nuôi gà Nòi gà Lai (Nòi x Lƣơng Phƣợng)” thực công ty TNHH MTV Chăn Nuôi Vemedim Mục tiêu đề tài: Theo dõi tốc độ sinh trưởng gà Nòi Lai (Nòi x Lương. .. THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN CHĂN NUÔI ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH TRƢỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI GÀ NÒI VÀ GÀ LAI (NÕI x LƢƠNG PHƢỢNG) Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 CÁN... NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN CÔNG HẬU ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH TRƢỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI GÀ NÒI VÀ GÀ LAI (NÕI x LƢƠNG PHƢỢNG) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI –
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
NGUYỄN CÔNG HẬU
ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI
GÀ NÒI VÀ GÀ LAI (NÕI x LƯƠNG PHƯỢNG)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
NGUYỄN CÔNG HẬU
ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI
GÀ NÒI VÀ GÀ LAI (NÕI x LƯƠNG PHƯỢNG)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs.Ts Đỗ Võ Anh Khoa
2013
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI
ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI
GÀ NÒI VÀ GÀ LAI (NÕI x LƯƠNG PHƯỢNG)
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
PGs Ts Đỗ Võ Anh Khoa
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Sau thời gian 4 năm học tập ở Trường Đại học Cần Thơ, nơi tôi học tập, rèn luyện, trao dồi và tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới thật sự bổ ích Đó không chỉ là sự cố gắng của bản thân mà còn có sự giúp đỡ, động viên của gia đình, quý thầy cô và bạn bè
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến!
Công ơn cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ, động viên và giúp tôi vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống
Thầy Đỗ Võ Anh Khoa đã tạo mọi điều kiện, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
và cho nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn
Cô Nguyễn Thị Kim Đông, cố vấn học tập lớp Chăn nuôi K36A đã hướng dẫn tận tình ngay từ những ngày đầu bước vào cổng trường đại học Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Vemedim đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiến hành thí nghiệm
Thầy Huỳnh Hữu Chí đã ân cần hướng dẫn, các anh chị kỹ thuật, công nhân tại trại Chăn nuôi Vemedim đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình làm luận văn
Cám ơn anh chị và các bạn trong và ngoài lớp Chăn nuôi K36 đã luôn kề bên, quan tâm, chia sẽ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và những khó khăn mà tôi gặp phải
Kính chúc mọi người luôn hạnh phúc và thành công trong công việc cũng như cuộc sống
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 5TÓM LƢỢC
Đề tài: “Đánh giá năng suất sinh trưởng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà Nòi và gà Lai (Nòi x Lương Phượng) được thực hiện tại công ty TNHH MTV Chăn nuôi Vemedim từ ngày 19 tháng 08 năm 2013 đến ngày 15 tháng 11 năm 2013 Thí nghiệm nuôi dưỡng được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với hai nghiệm thức, 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 73 con gà Lai hoặc 53 con gà Nòi Kết quả thí nghiệm cho thấy gà Lai luôn cao hơn gà Nòi về các chỉ tiêu sinh trưởng cũng như hiệu quả kinh tế, cụ thể như sau: Lúc 12 tuần tuổi Gà Lai (trống đạt 1151,80 g và mái đạt 927,56 g) có khối lượng cao hơn gà Nòi (trống đạt 791,56 g và mái đạt 656,22 g) 1.039,67g
so với 723,89 g (P<0,05)
Tiêu tốn thức ăn bình quân trong giai đoạn 0-12 tuần ở gà Nòi (52,26 g/con/ngày) thấp hơn ở gà Lai (60,89 g/con/ngày) (P<0,05)
Lúc 12 tuần tuổi gà Lai có tăng trọng cao hơn gà Nòi (14,27g/con/ngày
so với 8,84 g/con/ngày) Lúc 11 tuần tuổi gà Lai trống và mái có tăng trọng cao hơn gà Nòi trống và mái (12,98 và 15,56 g/con/ngày so với 9,33 và 8,35 g/con/ngày) (P<0,05)
Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) (TTTA/ kg thể trọng) giai đoạn 1-4 tuần, 5-12 tuần, 1-12 tuần của gà Nòi cao hơn gà Lai (2,63; 4,65 và 3,96 so với 2,17; 3,70 và 3,19) (P<0,05)
Tỉ lệ hao hụt (%) của gà Lai thấp hơn gà Nòi (3,20 so với 4,40)
Lợi nhuận của gà Lai cao hơn gà Nòi (42.090 đ so với 29.397 đ)
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi Tất cả các số liệu, kết quả thu đượctrong thí nghiệm hoàn toàn có thật và chưa được
ai công bố trong bất kì tạp chí khoa học hay luận văn tốt nghiệp khác
Cần Thơ, ngày 02 tháng 12 năm 2013 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Công Hậu
Trang 7TÓM LƯỢC ii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Sơ lược về giống gà thả vườn được nuôi ở Việt Nam hiện nay 2
2.2 Chuồng trại 4
2.2.1 Vai trò của chuồng trại trong chăn nuôi 4
2.2.2 Vị trí xây dựng chuồng trại 5
2.2.3 Các loại chuồng trại 5
2.2.4 Hướng chuồng 6
2.3 Phương thức nuôi 6
2.3.1 Nuôi thâm canh trên lớp độn chuồng 6
2.3.2 Nuôi trên lồng 6
2.3.3 Nuôi kết hợp 7
2.4 Điều kiện tiểu khí hậu 7
2.4.1 Nhiệt độ 7
2.4.2 Độ ẩm 7
2.4.3 Ánh sáng 8
2.4.4 Tốc độ gió 8
2.4.5 Thông thoáng 9
2.5 Nhu cầu dinh dưỡng và đặc điểm một số loại thức ăn nuôi gà 9
2.5.1 Nhu cầu dinh dưỡng 9
2.5.2 Đặc điểm một số loại thức ăn 10
2.6 Kỹ thuật nuôi 12
2.6.1 Giai đoạn úm gà con (từ 1- 4 tuần tuổi) 12
2.6.2 Giai đoạn nuôi thịt (từ 5-12 tuần tuổi) 16
2.7 Quy trình vệ sinh phòng bệnh 18
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 20
Trang 83.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 20
3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm 20
3.1.3 Động vật thí nghiệm 21
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm 21
3.1.5 Thức ăn thí nghiệm 21
3.2 Phương pháp thí nghiệm 24
3.2.1 Bố trí thí nghiệm 24
3.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng 25
3.2.3 Phương pháp lấy mẫu 27
3.2.4 Quy trình phòng bệnh 27
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 28
3.3.1 Tăng trọng qua các tuần tuổi (g/con/tuần) 28
3.3.2 Khối lựơng qua các tuần tuổi (g/con) 28
3.3.3 Tiêu tốn thức ăn (g/con/ngày) 29
3.3.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) (kg thức ăn/kg tăng trọng) 29
3.3.5 Tỷ lệ hao hụt (%) 29
3.3.6 Hiệu quả kinh tế 29
3.4 Xử lý số liệu 29
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Khối lượng qua các tuần tuổi 30
4.1.1 Khối lượng bình quân qua các tuần tuổi 30
4.1.2 Khối lượng trống mái bình quân từ 4-12 tuần tuổi. 33
4.2 Tiêu tốn thức ăn qua các tuần tuổi 36
4.3 Tăng trọng qua các tuần tuổi 38
4.3.1 Tăng trọng bình quân qua các tuần tuổi 38
4.3.2 Tăng trọng bình quân trống mái qua các tuần tuổi 40
4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) 41
4.5 Tỷ lệ hao hụt 43
4.6 Hiệu quả kinh tế 44
Trang 9CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
5.1 Kết luận 46
5.2 Đề nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ CHƯƠNG 50
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Nhiệt độ thích hợp trong giai đoạn úm gà 7
Bảng 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà thả vườn nuôi thịt 10
Bảng 2.3 Thành phần hóa học của các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam 12
Bảng 2.4 Lượng cho ăn khuyến cáo và trọng lượng gà theo các tuần tuổi 17
Bảng 2.5 Nhu cầu protein của gà thịt (%) 17
Bảng 2.6 Quy trình phòng bệnh bằng vaccine 19
Bảng 3.1 Thực liệu của thức ăn cơ sở 22
Bảng 3.2 Thành phần hóa học chế phẩm dinh dưỡng Lactozyme 22
Bảng 3.3 Thành phần hóa học của Embavit 2 23
Bảng 3.4 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn gà thí nghiệm 24
Bảng 3.5 Bố trí nghiệm của gà thí nghiệm 25
Bảng 3.6 Quy trình phòng bệnh của gà thí nghiệm 28
Bảng 4.1 Khối lượng bình quân gà Nòi và gà Nòi lai qua các tuần tuổi 30
Bảng 4.2 Khối lượng trống mái bình quân từ 4-12 tuần tuổi 33
Bảng 4.3 Tiêu tốn thức ăn của gà Nòi và gà Lai qua các tuần tuổi 36
Bảng 4.4 Tăng trọng bình quân của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 38
Bảng 4.5 Tăng trọng bình quân trống mái qua các tuần tuổi 40
Bảng 4.6 Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm từ 1-12 tuần tuổi 41
Bảng 4.7 Tỷ lệ hao hụt của gà Nòi và gà Lai thí nghiệm 43
Bảng 4.8 Tỷ lệ hao hụt của gà Nòi và gà Lai thí nghiệm 43
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế của gà Nòi và gà Lai thí nghiệm 44
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Lồng úm gà 20
Hình 3.2 Chuồng gà giai đoạn nuôi thịt 20
Hình 4.1 Biểu đồ khối lượng gà Nòi và gà Lai thí nghiệm bình quân qua các tuần tuổi 30
Hình 4.2 Gà Nòi 2 tuần tuổi 32
Hình 4.3 Gà Lai 2 tuần tuổi 32
Hình 4.4 Gà Nòi 12 tuần tuổi 32
Hình 4.5 Gà Lai 12 tuần tuổi 32
Hình 4.6 Gà mái Nòi 12 tuần tuổi 34
Hình 4.7 Gà trống Nòi 12 tuần tuổi 34
Hình 4.8 Gà mái Lai 12 tuần tuổi 35
Hình 4.9 Gà trống Lai 12 tuần tuổi 35
Hình 4.10 Biểu đồ tiêu tốn thức ăn gà Nòi và gà Lai thí nghiệm bình quân qua các tuần tuổi 36
Hình 4.11 Biểu đồ tăng trọng gà Nòi và gà Lai thí nghiệm bình quân qua các tuần tuổi 38
Hình 4.12 Biểu đồ thể hiện Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Nòi và gà Lai thí nghiệm qua các tuần tuổi 41
Trang 12DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
FCR Feed Conversion Ratio (Hệ số chuyển hóa thức ăn)
ME Metabolisable Energy (Năng lượng trao đổi)
CP Crude Protein (Protein thô)
EE Ether Extract (Béo thô)
CRD Contagiosis Respyratore Domesticus (Bệnh hô hấp mãn tính)
TTTA Tiêu tốn thức ăn
HSCHTA Hệ số chuyển hóa thức ăn
Trang 13CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gia cầm là một nghề sản xuất truyền thống, giữ vai trò quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta Vấn đề giải quyết nhu cầu thực phẩm của thế giới nói chung và của từng quốc gia nói riêng, người ta nhận thấy rằng chăn nuôi gia cầm là ngành có thể mang lại một khối lượng thực phẩm cho con người Theo Hiệp hội Gia Cầm Việt Nam (2010) Việt Nam là nước thứ 15 trong tổng số 42 nước ở Châu Á về sản lượng sản xuất đạt 380 ngàn tấn năm 2010 Hiện nay, chăn nuôi gia cầm không ngừng phát triển, tập trung sử dụng thức ăn công nghiệp đã và đang phổ biến nhưng do chi phí thức ăn công nghiệp cao từ đó giảm lợi nhuận chăn nuôi
Trong những năm gần đây khi đời sống được cải thiện thì nhu cầu về thực phẩm của con người không ngừng nâng cao Hiện nay, mục tiêu mà con người hướng tới là chất lượng sản phẩm, đặc biệt là thịt gà Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vài năm gần đây vẫn còn bùng phát, bên cạnh đó giá thức ăn cũng không ngừng nhảy vọt gây cản trở cho nhà chăn nuôi
Trước nhu cầu và khó khăn đó, người nuôi đã lựa chọn những giống vật nuôi có sức để kháng cao, có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương
mà chất lượng thịt vẫn đảm bảo và trong số đó có giống gà thả vườn Phương thức chăn nuôi này đã và đang mang lại hiệu quả cao vả góp phần nâng cao
mức sống cho ngườii dân (Nguyễn Ngọc Huân, 2008) Các giống gà thả vườn
thường được nuôi là gà Nòi, gà Tàu Vàng…
Trong nhiều năm gần đây chúng ta đã và đang nhập các giống gà ngoại năng suất cao để cái tiến tính năng sản xuất đàn gà trong nước như gà Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir…Các giống này nhập về vừa nhân thuần đồng thời phục vụ các công trình lai giống, chẳng hạn như giống gà Lương Phượng lai gà Ri, gà Nòi lai Lương Phượng…Các giống này có tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt, thích nghi với điều kiện chăn nuôi ở nước ta
Được sự phân công của Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và Sinh
học ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ Đề tài “ Đánh giá năng suất sinh
trưởng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà Nòi và gà Lai (Nòi x Lương Phượng)” được thực hiện tại công ty TNHH MTV Chăn Nuôi Vemedim
Mục tiêu của đề tài:
Theo dõi tốc độ sinh trưởng của gà Nòi và Lai (Nòi x Lương Phượng)
So sánh hiệu quả kinh tế của hai giống gà Nòi và gà Lai (Nòi x Lương
Trang 14CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Sơ lược về giống gà thả vườn được nuôi ở Việt Nam hiện nay
Gà Nòi
Đây là giống gà được nuôi lâu đời ở các tỉnh Nam Bộ có màu sắc lông rất
đa dạng: gà lông màu đen gọi là gà ô, gà lông màu đỏ gọi là gà điều, lông màu trắng gọi là gà nhạn, lông màu gạch tàu gọi là gà khét, lông màu lem luốc như chim gọi là gà ó… Lúc trưởng thành gà trống nặng 2,8-3,2 kg, gà mái 2,0-2,2
kg, năng suất trung bình 40-50 quả/năm, mỗi lứa đẻ 10-12 trứng ấp, da gà hồng hào thịt thơm ngon, giá bán cao gấp 2-3 gà công nghiệp Hiện nay giống
gà này được người dân ở ĐBSCL rất ưa chuộng vì ưu điểm trên, trong đàn gà người ta chọn ra những con gà trống tốt để bán gà đá (game cock) giá rất cao
có thể vài triệu đồng/gà trống (Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải, 2007)
Gà Lương Phượng
Gà Lương Phượng lai tạo giữa giống gà nội của Trung Quốc với gà nhập ngoại, nhập vào nước ta sau năm 1997 Gà nuôi 70 ngày tuổi nặng khoảng 1,5-
1,6 kg; tiêu tốn thức ăn 2,4- 2,6 (Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu, 2003)
Giống gà này thích nghi với mọi điều kiện chăn nuôi: nuôi nhốt (nuôi công nghiệp), bán chăn thả, chăn thả Gà có thân hình chắc, thịt ngon, lông có hai màu chính: vằn sọc dưa và màu vàng rơm; con trống màu cánh dán, mào cờ;
mỏ, da, chân màu vàng Khối lượng cơ thể của gà lúc 9 tuần tuổi trung bình đạt 1,55 kg Sản lượng trứng 177 quả/năm/mái Gà có sức kháng bệnh tốt Gà
có tỷ lệ nuôi sống đạt 90-95% và ít mắc các bệnh như gà công nghiệp, nuôi tập trung sử dụng thức ăn tốt, sau 90 ngày gà trống đạt 2.700 g, gà mái đạt 2.000
g, chi phí 2,5-2,6 kg thức ăn/1kg tăng khối lượng Nuôi chăn thả 100-120 ngày bình quân khối lượng gà đạt 2.100-2.300 g
(Nguyễn Văn Thưởng, 2004)
Gà Ta
Vóc dáng giống gà Tàu nhưng nhỏ con hơn, lông cũng màu vàng, chân màu vàng và không có lông Gà mái ta thườngng thân thấp, lông mình lông
Trang 15cánh màu vàng nhưng chót cánh chót đuôi lông màu đen Trọng lượng 6-7 tháng tuổi con mái nặng 1,6-1,8 kg; con trống nặng 2 kg năng suất 60-70 trứng/năm, mỗi lứa đẻ khoảng 13-15 trứng thì ấp, ấp và nuôi con rất giỏi
Gà Ác
Là giống gà nhỏ con có màu lông trắng tuyền mỏ và da đen, chân có 5 ngón đen xanh Trọng lượng trửong thành con mái 0,5-0,6 kg; con trống 0,7-0,8 kg; sàn lượng trứng 70-80 quả/năm, gà đẻ 8-12 trứng/lứa Người ta nuôi gà
ác làm thuốc hoặc chế biến như một món ăn đặc sản Hiện nay giống gà này bị pha tạp với một số giống gà khác: gà tàu vàng, gà nòi, gà tre,…
Gà Tre
Nhỏ con màu sắc lông sặc sờ, nhanh nhẹn thịt thơm ngon, nhiều nơi nuôi
để làm cảnh Trọng lượng trưởng thành gà mái 0,6-0,7 kg; gà trống 0,8-1,0 kg
Gà mái đẻ bình quân 40-50 quả/con/năm
Gà Tam Hoàng
Nhập từ Quảng Đông Trung Quốc (1992), có các dòng như dòng 882, dòng Jiang cun… Gà thường có lông màu vàng, chân vàng, da vàng Cơ thể hình tam giác, thân ngắn, lưng bằng, ngực nở, thịt ức nhiều, hai đùi phát triển
Gà Tam Hoàng dễ lẫn với gà ta, thịt thơm ngon phù hợp với điều kiện chăn thả
ở Việt Nam có thể nuôi công nghiệp hoặc bán công nghiệp Năng suất 70- 80 ngày tuổi trọng lượng 1,5-1,8 kg Trọng lựong gà mái 1,8-2,0 kg; gà trống 2,2-2,8 kg Tiêu tốn thức ăn 2,8-3,0 Gà mái đẻ lúc 125 ngày tuổi, sản lượng trứng khoảng 130-135 quả/năm Gà Tam Hoàng được nhập vào nước ta theo nhiều nguồn, thường ít khi được thuần nhất và đạt tiêu chuẩn Do đó người nuôi phải hiểu biết và mua đúng giống thì nuôi mới đảm bảo
Gà Ri
Là giống gà nội được nuôi phổ biến, có tầm vóc nhỏ, ở tuổi trưởng thành con trống nặng 1,8-2,3 kg, con mái nặng 1,2-1,8 kg gà Ri có dáng thanh, đầu nhỏ, mỏ vàng, lưng và cổ dài, chân nhỏ màu vàng Gà Ri thành thục về tính tương đối sớm (4,5-5,0 tháng tuổi) Sản lượng trứng 90 quả/mái/năm, trọng lượng trứng nhỏ khoảng 38-42 g, gà mái có tính ấp bóng cao, ấp và nuôi con tốt Nuôi thịt có tốc độ tăng trưởng chậm, thịt thơm ngon Gà Ri thích hợp cho
nuôi chăn thả hoặc bán chăn thả (Đặng Vũ Bình, 2007)
Gà Đông Tảo
Gà Đông Tảo có nguồn gốc ở thôn Đông Tảo, xã Cấp Tiến, huyện Khoái
Trang 16chín, gà mái có màu lông nâu bạc, giống gà này lớn con, chân to,lúc trưởng thành con trống nặng 3,5-4,0 kg, con mái nặng 2,5-3,0 kg, sản lượng trứng 55-
60 quả/ năm, nặng 55-57 g Tỉ lệ trứng có phôi là 90%, tỉ lệ ấp nở 68% Gà Đông Tảo thường dùng con trống lai với gà Ri, gà Lương Phượng, gà Kabir cho con lai nuôi thịt có tốc độ tăng trưởng nhanh, màu lông giống với gà ta,
thịt thơm ngon (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2003)
Gà Hồ
Gà Hồ có nguồn gốc từ thôn Song Hồ thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh Tầm vóc, hình dáng và màu sắc của gà Hồ tương tự gà Đông Tảo Ở tuổi trưởng thành con trống nặng 3,5-4,0 kg, con mái nặng 3,0-3,5 kg Gà mái
đẻ trứng muộn sản lượng 50-60 quả năm/mái, trọng lượng 50- 60 quả, tỉ lệ ấp
nở thấp, gà mái ấp trứng và nuôi con vụng (Đặng Vũ Bình, 2007)
Gà Mía
Gà Mía có nguồn gốc từ thôn Đường Lâm thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây Gà có tầm vóc tương đối to, màu đơn (màu cờ), con trống có lông màu đen, con mái có lông màu nâu sẫm và có yếm bên lườn Ở tuổi trưởng thành con trống nặng 3,0-3,5 kg, con mái nặng 2,0-2,5 kg Khả năng sinh sản thấp,
gà mái đẻ trứng muộn, sản lượng 55-60 quả/năm/mái, trọng lượng trứng 52-58
g (Đặng Vũ Bình, 2007)
Gà Ai Cập
Gà Ai Cập lúc mới nở có lông màu xám nhạt, lưng có 2 sọc nâu sẫm, lông cổ màu trắng, chân màu chì (Nguyễn Huy Đạt và ctv, 2008) Gà Ai Cập trưởng thành có tầm vóc nhỏ, tiết diện hình nêm, mào đơn, tích đỏ, có lông đầu, cổ màu trắng, thân mình đốm trắng lông màu trắng đen, lông đuôi đen tuyền cong và dài, chân cao màu đen chì có hai hàng vảy, thể hiện gà hướng
trứng, da trắng (Phùng Đức Tiến và ctv, 2005)
2.2 Chuồng trại
2.2.1.Vai trò của chuồng trại trong chăn nuôi
Tạo được điều kiện khí hậu trong chuồng nuôi ấm áp, thoáng khí, mát
mẽ, giúp cho gà chống được bệnh Đối với gà thịt, chuồng sẽ hạn chế sự đi lại của gà, giúp cho gà mau mập Hạn chế sự tiếp xúc của gà với nơi dơ bẩn, tránh được nhiễm vi sinh vật, ký sinh trùng Đối với gà, chuồng nuôi sẽ làm thuần tính, dạn dĩ, giúp ta dễ dàng trong khâu chăm sóc Chuồng trại xây cắt đúng kỹ thuật giúp gà đẻ sai, tỉ lệ gà sống cao, mau lớn, dễ nuôi Chuồng trại còn giúp
ta áp dụng kỹ thuật chăn nuôi khoa học công nghệ (Nguyễn Huy Hoàng, 1999)
Trang 17Chuồng trại giúp tăng năng suất vật nuôi, tăng năng suất lao động và không gây ô nhiễm môi trường Một vai trò quan trọng khác của chuồng trại là cho khấu hao xây dựng trên một đơn vị sản phẩm thấp Như vậy chuồng trại
phải có thời gian sử dụng dài và chi phí đầu tư thấp (Võ Văn Sơn, 2002)
2.2.2 Vị trí xây dựng chuồng trại
Vị trí xây dựng chuồng phải là nơi tương đối cách biệt với khu dân cư tập trung, phố chợ, trại heo gà khác, trục lộ giao thông chính… Nhưng cũng không nên hẻo lánh quá khó bảo vệ Phải có đường xá thuận tiện cho việc giao lưu với bên ngoài, không chọn vị trí quá xa nơi tiêu thụ sản phẩm Đặc biệt là địa điểm phải thuận tiện cho việc cung cấp điện, nước, vì điện nước chủ yếu phải dựa vào mạng lưới quốc gia
Khu đất xây dựng chuồng phải cao ráo, tương đối bằng phẳng, thoát nước tốt Không có đầm lầy, ruộng nước, ao tù, vũng đọng hoi hám, ẩm thấp Có nguồn nước ngầm tốt, dễ khai thác sử dụng Không nên chọn vùng đất thung lũng có thể bị ngập lụt, khuất gió hoặc có tiểu khí hậu bất thường Ngược lại, cũng không nên chọn trên đồi cao, độ dốc lớn, dễ bị xói mòn… sẽ khó khăn trong xây dựng Cần chú ý cả những vùng đất lân cận, có thể trồng được cây
chắn gió nếu cần thiết (Võ Bá Thọ,1996)
2.2.3 Các loại chuồng trại
Kiểu chuồng kín hoàn toàn:
Xây dựng bằng những nguyên vật liệu đắt tiền, sử dụng điều kiện ánh sáng, thông thoáng khí nhân tạo
Kiểu chuồng nửa kín nửa hở:
Có thể sự dụng thông thoáng vừa của tự nhiên vừa của nhân tạo, dùng ánh sáng điện là chủ yếu
Kiểu chuồng hở hoàn toàn:
Rẻ tiền, sử dụng ánh sáng thông thoáng khí của tự nhiên, đồng thời lại có
sử dụng chiếu sáng nhân tạo để đáp ứng nhu cầu chiếu sáng Theo giáo trình
chăn nuôi gia cầm của Lã Thị Thu Minh,1998 với điều kiện ở vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long thì kiểu chuồng hở hoàn toàn là thích hợp nhất
Trang 182.2.4 Hướng chuồng
Hướng chuồng được nhà chăn nuôi quan tâm đặc biệt để tránh các nhân
tố bất lợi như gió lùa, mưa tạt, ánh sáng gay gắt chiếu thẳng vào chuồng Thường thì mưa bão từ hướng Tây, hướng Nam tới, gió lùa từ hướng Bắc thổi vào Do đó khi xây dựng chuồng gà thì hướng Đông Nam là hướng nên chọn nhất vì hướng này không những tránh được mưa bão mà còn sử dụng được nguồn nắng buổi sáng chiếu vào chuồng làm khô nền chuồng có tác dụng diệt
vi trùng, cung cấp vitamin D, cần thiết cho việc tăng trưởng, hấp thu chất khoáng của gà
Ngược lại, nếu xây dựng chuồng trại theo hướng Tây, nắng chiều vào làm nóng không khí trong chuồng gà, gà mệt mỏi, dễ bị bệnh Tuy nhiên trong trường hợp bị bắt buộc theo hướng này thì nên chọn vị trí sau một lùm cây hay chướng ngại vật nào đó để che bớt nắng chiều hoặc tạo điều kiện che bớt
những bất lợi ấy để cản bớt luồng gió mạnh và mưa to từ hướng đó đưa lại (Lê Thanh Hải, 1995)
2.3 Phương thức nuôi
2.3.1.Nuôi thâm canh trên lớp độn chuồng
Yêu cầu gà con phải cùng lứa tuổi vì nếu nuôi gà có những lứa tuổi khác nhau dễ sinh bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa Nuôi theo phương pháp này gà con hoàn toàn không được thả ra ngoài Phương pháp này có những ưu điểm như sau: có khả năng cơ giới hóa các quá trình làm việc làm giảm nhiều sức lao động, quan sát đàn gà dễ dàng hơn nó cho phép tìm ra những con bệnh một cách nhanh chóng và áp dụng các phương pháp phòng ngừa bệnh tật một cách có hiệu quả, gà con ít chết, lớn đồng đều,
ít gặp sự rủi ro (Lã Thị Thu Minh, 2000)
2.3.2 Nuôi trên lồng
Nuôi gà con trên lồng thì sau đó khi kết thúc quá trình nuôi úm gà vẫn nên tiếp tục nuôi lồng vì nếu chuyển sang phương thức nuôi khác sẽ dễ gây cho gà những thay đổi như vậy tỉ lệ hao hụt sẽ lên cao hơn Nếu so sánh với cách nuôi thâm canh trên nền ta thấy nó có một vài ưu điểm như sau: Cho phép lợi dụng diện tích chuồng nuôi một cách cao nhất, lấy phân ra thường xuyên làm giảm bệnh truyền nhiễm, có thể nuôi gà có những lứa tuổi khác nhau, có khả năng theo dõi gà tốt hơn Vì vậy nếu có gà bệnh loại thải kịp thời, ít gặp rủi ro trong chăn nuôi hơn Tuy vậy nó cũng có những nhược điểm sau: Phải đầu tư nhiều tiền, phải sưởi ấm và thông thoáng khí đầy đủ, gặp nhiều khó khăn trong điều kiện kỹ thuật
Trang 192.3.3 Nuôi kết hợp
Nuôi kết hợp giữa nuôi chuồng lồng với nuôi trên nền nhằm mục đích lợi dụng những ưu điểm của cả hai phương pháp nuôi trên Thường gà con được nuôi trong lồng cho đến 3 tuần tuổi Tuần tuổi thứ tư chuyển sang phương
pháp nuôi trên nền vì lúc này gà dễ thích nghi hơn (Lã Thị Thu Minh, 2000)
2.4 Điều kiện tiểu khí hậu
2.4.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất trong các điều kiện tiểu khí hậu Nó gắn liền với đời sống của gà từ lúc phôi trong máy ấp đến nở, trưởng thành và tái sản xuất, trong từng giai đoạn của gà thì đòi hỏi nhiệt độ khác nhau, trong
đó nhiệt độ lý tưởng nhất để gà có thể sống và phát triển thuận lợi nhất là
Trang 20Ẩm độ tương đối của không khí chuồng nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi, mật độ nuôi, phương pháp nuôi và thễ thức lưu không khí của chuồng nuôi Khi ẩm độ cao gà có dấu hiệu khó thở dễ bị các bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết thân nhiệt của cơ thể gà Ẩm độ còn gây
ra các bất lợi gián tiếp tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển như: vi nấm,
nấm mốc… đặc biệt là cầu trùng Mật độ càng cao thì ẩm độ càng cao (Vũ Bá Thọ, 1996)
Ẩm độ tối hảo cho các loài là 60-80%, trung bình 70% Dưới 60% là thấp, dưới 50% gây bệnh hô hấp,trên 80% là cao, trên 90% khó khăn trong việc thoát nhiệt, dễ bị nóng
Ẩm độ khô thì nhu cầu nứoc cho gà tăng lên đồng thời nhu cầu về thức
ăn sẽ giảm, gà dễ bị mất nước, chuồng bụi… Giữa nhiệt độ và ẩm độ có mối quan hệ nghịch với nhau Thông thường ẩm độ tốt nhất cho gà là 65-75%
(Dương Thanh Liêm, 1999)
2.4.3 Ánh sáng
Ánh sáng kích thích trao đổi chất, hoạt động nội tiết, làm tăng vận động
và kích thích thèm ăn Ánh sáng đến võng mạc kích thích thần kinh truyền về vùng dưới đồi thị giác (hypothalamus), lên võ não rồi đến các cơ quan Ảnh hưởng gián tiếp đến tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục từ đó ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển (Võ Văn Sơn, 2002)
Chế độ chiếu sáng cho gà trong thời gian nuôi úm 1-3 tuần tuổi là 24/24 giờ, sau đó giảm xuống 16 giờ/ngày lúc gà được 7 tuần tuổi Từ 7 tuần tuổi trở
đi chỉ sử dụng ánh sáng ban ngày Khi gà bắt đầu đẻ, tăng dần thời gian chiếu
sáng lên 16 giờ/ ngày (Bùi Xuân Mến, 2007)
Cường độ chiếu sáng 2 tuần đầu cao đảm bảo cho gà con đủ ánh sáng nhìn rõ thức ăn và nước uống, sau đó giảm dần theo độ tuổi Gà sau 5 tuần tuổi chỉ nên thấp đèn có công suất nhỏ Sáng quá gà bị stress ánh sáng, chạy nhảy
nhiều làm giảm tăng trọng (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002)
2.4.4 Tốc độ gió
Thông thường tốc độ gió có hai tác động lên cơ thể động vật Sự chuyển đổi vừa phải sẽ làm tăng khả năng trao đổi khí oxy và các chất khí trong môi trường giúp sự tuần hoàn của động vật được hoàn hảo Tuy nhiên, sự chuyển động của không khí trong khi những yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, ẩm
độ bất lợi sẽ làm trầm trọng thêm hoặc hạn chế bất lợi
Khi nhiệt độ không khí cao, sự chuyển động không khí sẽ làm tăng lượng nước bốc hơi trên cơ thể và làm cho động vật giải nhiệt tốt hơn Tuy nhiên
Trang 21nhiệt độ môi trường quá nóng (trên 400C) sự chuyển động không khí quá cao
sẽ làm tăng sự tiếp xúc của không khí vào da làm cho con vật nong hơn Ngược lại, khi nhiệt độ môi trường thấp (trời lạnh), tốc độ gió cao sẽ làm tăng
sự truyền nhiệt và làm cho con vật dễ bị mất nhiệt nhiều hơn
2.4.5 Thông thoáng
Độ thoáng của chuồng nuôi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó có quan hệ đến độ ẩm, nhiệt độ và mức khí độc trong chuồng nuôi Nếu mức khí độc trong chuồng nuôi không cao lắm, nồng độ oxy vào khoảng 21%, thì một gà mái nặng 2kg trong một ngày đêm cần 1000 lít không khí Tùy theo mật độ nhốt gà, chúng ta cần giải quyết cho không khí lưu thông thích hợp Cách không khí đơn giản nhất là mở cửa, vén rèm cửa chuồng cho không khí tự do
lưu thông (Dương Thanh Liêm và Võ Bá Thọ, 1980)
Lưu thông không khí trong chuồng nuôi: gà thải phân, nồng độ khí độc
CO2, NH3, H2S lên rất cao, nên chuồng cần khô ráo không khí Yêu cầu 6m2
không khí/1 giờ/1kg thể trọng gà Tốc độ gió trong chuồng nuôi không vượt quá 0,2-0,3 m/giây Vậy mùa hè nóng nực, ngày đứng gió cần hệ thống quạt thông gió, mùa đông không nên đóng kín các cửa làm không khí không lưu
thông được (Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền,1995)
2.5 Nhu cầu dinh dƣỡng và đặc điểm một số loại thức ăn nuôi gà 2.5.1 Nhu cầu dinh dƣỡng
Các chất dinh dưỡng chủ yếu đối với động vật như năng lượng, khoáng, protein, vitamin Đối với gà, tốc độ tăng trưởng cao ở tuần đầu Vì vậy trong giai đoạn này cần phải chú ý đến thành phần của khẩu phần và chất lượng của
từng thành phần trong khẩu phần thức ăn (Nguyễn Chí Bảo, 1978) Ở giai
đoạn đầu phải đảm bảo cung cấp đủ lượng protein cần thiết để gà phát triển Đồng thời các chất khác cũng phải cân đối Giai đoạn sau úm thì nhu cầu năng lượng của gà cao hơn Chúng ta cần chú ý thay đổi khầu phần hợp lý để đảm bảo cho gà phát triển bình thường vừa tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi
Theo Dương Thanh Liêm (2003) thì nhu cầu dinh dưỡng cho gà Tàu thả
vườn giai đoạn 1-4 tuần tuổi là năng lượng trao đổi 2.900 kcal/kg và protein 18% Giai đoạn tăng trưởng đến xuất chuồng năng lượng trao đổi 2.800
kcal/kg và protein 17% Theo Lesson et al (1997) thì nhu cầu năng lượng cho
gà nuôi thịt từ 2.900 - 3.150 kcal/kg
Trang 22Bảng 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà thả vườn nuôi thịt
Chỉ tiêu 0-4 tuần tuổi 5-8 tuần tuổi 9 tuần tuổi -
2.850
18
158 1,05 0,39 1,19 0,76 0,33
2.900 - 3.000
16
181 0,97 0,38 1,18 0,78 0,31
Trần Công Xuân và ctv, 2004
Trong chăn nuôi gà thả vườn thì việc chăm sóc nuôi dưỡng cần phải thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu sinh lý để cơ thể phát triển tối đa tiềm năng di truyền của giống, đạt nâng suất giết thịt càng sớm càng tốt
Nhu cầu nước uống cho gà cũng đóng vai trò rất quan trọng trong điều tiết nhiệt độ cơ thể, tiêu hóa thức ăn và loại chất cặn bã ra khỏi cơ thể Gia cầm rất nhạy với mùi do đó cung cấp nước uống cho gia cầm phải đảm bảo
nước đủ và đảm bảo chất lượng (Carter et al, 1996)
2.5.2 Đặc điểm một số loại thức ăn
Thức ăn có ý nghĩa quyết định đến giá thành sản phẩm chăn nuôi Gia cầm với cường độ trao đổi chất mạnh, nhu cầu về dinh dưỡng cao, nhưng dung tích đường tiêu hóa nhỏ nên cần khẩu phần ăn có hàm lượng năng lượng cao, hàm lượng protein cao Vì vậy nguồn thức ăn dùng trong chăn nuôi gia cầm chủ yếu là hạt ngũ cốc, hạt của cây họ đậu và thức ăn giàu protein Các loại thức ăn này giá cao và có sự tranh chấp với người Đây chính là yêu cầu đặt ra khi chọn nguồn thức ăn cho khẩu phần chăn nuôi gia cầm để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao
Bắp
Bắp là nguồn năng lượng chủ yếu cho gà ngoài glucid (chất bột đường)
và lipid (chất béo) trong thức ăn (Võ Bá Thọ, 1996) Năng lượng dư thừa sẽ
được động vật tích lũy dưới dạng mỡ Năng lượng trong khẩu phần nuôi gà
thịt không được dưới 1500 kcal/kg thức ăn (Nguyễn Chí Bảo, 1978)
Trang 23Bắp là cây lương thực quan trọng trên thế giới bên cạnh lúa mì và lúa nước Bắp hạt là nguyên liệu chính cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, chiếm khoảng 50-70% thức ăn hỗn hợp Vì thế bắp đã trở thành tiêu chuẩn để so sánh các loại thức ăn cung cấp năng lượng khác Trong khẩu phần của gia cầm
nuôi công nghiệp, bắp là nguồn năng lượng chính (Lesson & Summers, 2008)
Bắp vàng là thức ăn cơ sở của gia cầm, bắp có lượng tinh bột và đường chiếm 80%, 3300 kcal năng lượng trao đổi trong 1kg chất khô, đạm 8-12%, chất béo 3-4%, xơ 2-3% Bắp rất có ý nghĩa trong dinh dưỡng để sản xuất gia cầm thịt và trứng Có thể phối hợp tỷ lệ bắp từ 45-70% tùy từng loại gia cầm Tuy nhiên, bắp có lysin thấp, dễ bị nhiễm độc aflatoxin trong điều kiện trữ
không hợp lý (Lê Hồng Mận, 2002)
Cám gạo
Theo Dương Thanh Liêm (2002) cám gạo là sản phẩm phụ của ngành xay
xát lúa gạo thường được sử dụng trong khẩu phần nuôi gia cầm ở nước ta Lượng cám thu được bình quân là 10% khối lượng lúa Tùy theo lượng trấu ít hay nhiều mà cám còn được phân chia làm cám loại I và loại II Ngoài ra còn
có cám lau là phụ phẩm của việc lau bóng gạo xuất khẩu Cám lau có nhiều béo, ít xơ, trong khi cám gạo chưa qua lau bóng có ít béo nhiều xơ hơn (tạm gọi là cám mịn)
Cám gạo chứa hàm lượng chất béo cao nhưng do hàm lượng xơ thô cũng cao nên cám có hàm lượng năng lượng trao đổi thấp hơn so với bắp mặc dù protein thô cao hơn Năng lượng trao đổi cám mịn khoảng từ 2.500- 2.600 kcal/kg Cám mịn chứa 11-13% protein Ngoài năng lượng và protein, cám chứa nhiều vitamin nhóm B, nhóm E, nhiều chất khoáng vì có hàm lượng béo cao (6-10%) nên cám rất dễ bị oxy hóa Để bảo quản ta cần xử lý nhiệt, ly trích dầu cám hoặc ép đùn Hiện tại ở Đồng bằng sông Cửu Long đã có nhà máy ly trích dầu cám, cám sau khi lấy dầu tạm gọi là cám ép có thể dự trữ đến một năm Cám ép hay bánh dầu cám có protein thô cao, có thể lên đến 15%,
béo thô từ 3,6-11%, xơ thô khoảng 11% (Viện chăn nuôi, 2008)
Cám gạo được hình thành từ lớp vỏ nội nhủ, mầm phôi của hạt, cũng như một phần từ tấm Cám là một loại thức ăn giàu vitamin nhóm B (nhất là B1) rất là hấp dẫn cho vật nuôi Tuy nhiên chất béo của nó có ảnh hưởng đến nhão
mỡ vật nuôi và mềm bơ sữa Có thể đưa vào khẩu phần của gia cầm đến 25%
(Nguyễn Hồng Nhân, 2001), hàm lượng protein trong cám gạo cao từ 12-14%
CP, 11-18% EE (Viện Chăn nuôi quốc gia, 1995)
Trang 24Bánh dầu đậu nành
Nếu như bắp được xem là loại hạt chủ lực trong thức ăn gia cầm thì đậu nành là loại hạt họ đậu chủ lực để bổ sung protein trong thức ăn chăn nuôi Trong đậu nành sống có chứa chất ức chế trypsin, chất này làm cản trở sự tiêu hóa protein và làm tăng sinh tuyến tụy, từ đó giảm tốc độ tăng trọng và sức sản xuất trứng
Khi xử dụng hạt đậu nành thì có 2 vấn đề đặt ra : một là phải khử enzyme
và chất kháng tiêu hóa, hai là phải giảm tối thiểu sự biến tính protein làm cho lysine bị hư hại Đậu nành tương đối nghèo methionine, không có chứa vitamin nhóm B12, một số tài liệu cho rằng nó có chứa chất kháng giáp trạng thiocianat Do đó khi phối hợp khẩu phần thức ăn gia cầm cần phải chú ý
(Dương Thanh Liêm, 2008)
Bánh dầu đậu nành có chứa hàm lượng protein thô từ 43-49% tùy theo
giống đậu, và quy trình chiết xuất (Dương Thanh Liêm, 2002) Bánh dầu có vỏ
thường có protein thấp, nhiều xơ và giá trị năng lượng thấp hơn bánh dầu không vỏ
Bảng 2.3 Thành phần hóa học của các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam
2.6.1 Giai đoạn úm gà con (từ 1- 4 tuần tuổi)
Trước khi mua về nuôi cần tìm hiểu nguồn gốc, tình trạng sức khỏe của chúng, nắm rõ quy trình chủng ngừa của gà bố mẹ và việc chủng ngừa gà con
ở một ngày tuổi Biết được khả năng sản xuất của giống gà dự kiếnđể dự đoán
sức sản xuất của đàn gà con (Nguyễn Đức Hiền, 1999)
Trang 25Chọn gà một ngày tuổi có khối lượng cơ thể 38g trở lên, lông bóng, khô, chân bóng mập, đứng vững, nhanh nhẹn, rốn khép kín, khô Đàn gà bố mẹ không mắc bệnh truyền nhiễm (Newcastle, Gumboro, CRD…), khỏe mạnh Loại bỏ những gà khuyết tật, khoèo chân, hở rốn,vèo mổ, long ướt bết, cách
sã
Vận chuyển gà con trên xe chuyên dùng (kín có điều hòa tiểu khí hậu tự động), hoặc xe thường nhưng phải kín gió và thông thoáng, tránh gà bị ngạt thở Mùa đông vận chuyển gà khoảng 9-10 giờ, mùa hè vào lúc trời mát, tránh
nắng gắt (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002)
Mật độ nuôi: Gà từ 1 - 30 ngày tuổi: 25 con/m2 ,gà từ 30 - 60 ngày tuổi:
10 con/m2
Chăm sóc nuôi dưỡng:
Trước khi đem gà về cần phải làm vệ sinh, sát trùng chuồng trại Hằng ngày quan sát hoạt động của gà xem có tích nghi với điều kiện nuôi để cải thiện kịp thời, nếu có những con có biểu hiện bệnh lý thì phải cách ly ngay Tốc độ tăng trưởng phù thuộc vào khẩu phần thức ăn cũng như lượng thức ăn cho ăn hằng ngày Ngày đầu tiên khi đem gà về thì không cần cho ăn, nhưng phải đảm bảo lượng nước đầy đủ Ngày thứ 2, thứ 3 tập ăn cho gà bằng bột bắp, hoặc thức ăn hỗn hợp cho gà con mới nở
Gà con hướng thịt: bảo đảm hàm lượng đạm phải đạt từ 20-25% trong khẩu phần Trong khẩu phần thức ăn ở giai đoạn úm gà con không được thấp hơn 16,5% CP Nếu thiếu đạm gà con phát triển không đều, còi cọc hoạt động mệt mỏi, cắn mổ lẫn nhau Nhưng nếu trong khẩu phần dư đạm sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở gà con dẫn đến tiêu chảy, mất nước, sưng gan
Gia cầm cần các loại khoáng Ca, P, Mg, Mn,K, Na, I, Fe, Cu, Zn… Trong đó Ca và P là nhu cầu nhiều nhất, do đó phải trộn bột sò, bột xương Hàm lượng khoáng trong khẩu phần đòi hỏi phải có sự cân bằng giữa tỷ lệ Ca/P = 1,6/1
Nếu gà nuôi thả tự do có thể cung cấp đủ vitamin, nhưng nếu gà nuôi công nghiệp thì phải cung cấp đầy đủ vì không thể tự tiềm kiếm thức ăn Vì vậy cần quan tâm đến việc cung cấp vitamin cho gà con Thiếu vitamin dẫn đến rối loạn chức năng sinh sản và trao đổi chất của gà Các vitamin cần thiết cho gà là vitamin A, D, E, K, PP, vitamin nhóm B Gà con từ con từ 0-2 tuần tuổi dễ bị cầu trùng làm mất nhiều máu vì vậy cần bổ sung vitamin K giúp cho công việc chống xuất huyết đường ruột
Trong chăn nuôi gia cầm kháng sinh được sử dụng rộng rãi nhất là gia cầm chăn nuôi lấy thịt Kháng sinh khi sử dụng với một liệu nhất định thì làm
Trang 26thường Mức độ hiệu quả hơn trong tăng trọng 10-20% Chuyển hóa thức ăn giảm xuống 5-15% Số gà con còi cọc bị giảm đi, mức độ đồng đều của đàn gà tăng lên, vi trùng có hại trong cơ thể giảm xuống vì vậy giúp đàn gà sinh
trưởng tốt hơn (Nguyễn Đức Hiền, 1999)
Phải đảm bảo thức ăn tối ưu để phát huy ưu thế lai và tốc độ phát triển cơ thể rất cao của gà lai Thức ăn cân đối chất dinh dưỡng, bổ sung các chế phẩm sinh học kích thích tăng trưởng, làm tăng chất lượng thịt nhu các enzyme, hormone không hại cho người, một số sắc tố làm tăng màu da vàng, lòng đỏ trứng đậm… Khẩu phần cho gà theo ngày tuổi, không thừa, không thiếu vì
thừa thừa hay thiếu điều lãng phí (Lê Hồng Mận,1999) Chú ý, những thực
liệu dễ hư như bánh dầu, bột cá, bắp vì những dạng thực liệu này khó bảo quản, chúng dễ nhiễm Aflatoxine gây độc cho gà, có thể làm chết gà con
(Nguyễn Đức Hiền, 1999)
Phương pháp cho ăn:
Nuôi gà không hạn chế thức ăn và cho ăn thỏa mãn nhu cầu, thức ăn nghiền nhỏ 1,0-1,5 mm cho gà 2-3 tuần đầu, sau đó cho thức ăn viên hiệu quả hơn Thức ăn luôn trong máng 24 giờ/ngày Muốn cho gà ăn nhiều chóng lớn không có nghĩa là cứ lấy thức ăn đổ vào trong máng ăn mà hãy tuân thủ nguyên tắc cho ăn từng ít một, chia nhiều lần vì sở thích gà luôn tìm kiếm thức
ăn mới Dù gà đã ăn no tới cổ nhưng khi ta đổ thức ăn mới dù thức ăn không ngon gà vẫn ăn tiếp tục vào Đấy là cách nhồi nhét gà ăn nhiều chóng lớn
Để tránh lãng phí ta nên gom thức ăn cũ trong máng lại, trộn đều với cám
mới và cho gà ăn theo nguyên tắc ít một nhiều lần (Lê Hồng Mận, 1999)
Tuyệt đối không thay đổi thức ăn cho gà một cách đột ngột, nếu có thay đổi thì phải thay đổi từ từ , mỗi ngày chỉ thay đổi 1/4 thức ăn mới Trong 4ngày thức
ăn mới được thay đồi hoàn toàn
Phương pháp cho uống:
Luôn đảm bảo nước uống sạch và đầy đủ cho gà con 24/24 giờ
Tuần 1: 100con/ 1,7 lít/ngày
Tuần 2: 100 con/ 4,2 lít/ngày
Tuần 3: 100con/ 5,7 lít/ngày
Tuần 4: 100con/ 7 ,5 lít/ngày
Gà có thể uống nhiều hoặc ít hơn tùy thuộc vào thức ăn và thời tiết Cho gà uống bằng những máng nhỏ để trong chuồng, khi gà được 1 tuần tuổi chuyển từ những máng nhỏ sang máng uống bình thường, nên giữ lại các máng uống nhỏ đầu tiên trong khoảng 5-7 ngày cho đến khi tất cả gà con quen
với máng thứ hai (Nguyễn Đức Hiền, 1999)
Những yêu cầu của gà con về điều kiện tiểu khí hậu
Nhiệt độ
Trang 27Gà con có một đặc điểm khác với những gia súc khác: Thân nhiệt cao 41- 41,50C (so với heo 380C, bò 38,50C), gà không có tuyến mồ hôi, gà con rất dễ nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết, khi mới sinh ra cơ thể gà chưa thật hoàn chỉnh, khả năng điều tiết nhiệt độ trong những ngày đầu chưa có, từ 10 ngày trở đi khả năng này mới bắt đầu thể hiện Vì thế thời kì đầu tức 2 tuần đầu nếu
gà con không được sống trong điều kiện thích hợp thì sẽ có hại rất nhiều (Lã Thị Thu Minh, 2000)
Gà con rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ ở môi trường bên ngoài, do đó cần bảo đảm nhiệt độ úm thích hợp Nhiệt độ thích hợp trong giai đoạn úm gà là:
Nhiệt độ thấp: gà tập trung lại gần nguồn nhiệt, đứng co ro run rẩy hoặc nằm chồng lên nhau
Nhiệt độ cao: gà tản xa nguồn nhiệt, nằm há mỏ thở mạnh, uống nhiều nước
Gió lùa: gà nằm tụm lại ở góc kín trong chuồng
Trong thực tế phải quan sát hoạt động của đàn gà con để điều chỉnh nhiệt
độ úm cho thích hợp Nếu gà tụ lại nằm đè lên nhau thì nhiệt độ úm không đủ, phải gắn thêm đèn Còn chúng tản ra xa là nhiệt độ úm cao cần giảm nhiệt độ
úm xuống Nếu gà con nằm trải ra xa là nhiệt độ úm thích hợp (Nguyễn Đức Hiền, 1999)
Số thời gian chiếu sáng thường áp dụng như sau:
1-2 ngày đầu 24/24 giờ
Trang 28Tuần 3 16-18/ 24 giờ
Tuần 4 10- 12/24 giờ
Như vậy chúng ta phải thực hiện sao cho thời gian chiếu sáng giảm từ từ theo ngày tuổi Cường đô chiếu sáng 3 W/m2 diện tích nền chuồng
2.6.2 Giai đoạn nuôi thịt (từ 5-12 tuần tuổi)
Chăm sóc nuôi dưỡng:
Quan sát đàn gà hàng ngày, phát hiện sớm những gà có biểu hiện bất thường để cách ly và tìm hiểu nguyên nhân để can thiệp kịp thời
Làm vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày Cho gà ăn uống tự do nhưng chú ý không để thức ăn thừa, vón cục
Gà càng ít vận động càng mau mập Ban đêm nên thắp đèn cho gà ăn tự
do để gà tăng trọng nhanh Trong giai đoạn này gà cần được nuôi thúc với
thức ăn giàu bột đường, ít chất đạm (Nguyễn Đức Hiền, 1999)
Nhu cầu đạm
Thức ăn bổ sung đạm phải dễ tiêu hóa như bột cá lạt, bánh dầu đậu nành, bột đậu xanh… Mức độ tiêu thụ tùy thuộc từng giống Nhu cầu chất béo gà thịt không quá 8% khẩu phần, nếu cung cấp thừa chất béo trong khẩu phần thì
gà bị tiêu chảy Chất béo cũng là dung môi hòa tan các vitamin A, D, E, K khẩu phần thiếu chất béo thì sự hấp thu các vitamin này bị hạn chế
Nhu cầu khoáng: Đảm bảo tỷ lệ Ca/P =1,6/1 Các khoáng vi lượng như
Fe, Cu, Co, Mn, Mg… tuy có sẵn trong các loại thức ăn nhưng nên cung cấp
bổ sung bằng các chế phẩm premix khoáng
Vitamin: Cần bổ sung các vitamin A, D, E, K và vitamin nhóm B Có thể
sử dụng bằng cách bổ sung thường xuyên một lượng khoáng trong khẩu phần
nhằm kích thích tăng trọng (Nguyễn Đức Hiền, 1999)
Dinh dưỡng và thức ăn
Khẩu phần thức ăn gà thịt tính toán làm sao cho phù hợp với sự tăng trọng tối đa trong thời gian ngắn
Protein tiêu hóa: sự đòi hỏi protein tiêu hóa phù thuộc vào từng giống gà Lượng protein phải có giá trị sinh học cao, tỷ lệ protein trong khẩu phần không được thấp hơn 22- 25%
Trang 29Bảng 2.4 Lượng cho ăn khuyến cáo và trọng lượng gà theo các tuần tuổi
Công ty TNHH MTV Chăn Nuôi Vemedim, 2013
Bảng 2.5 Nhu cầu protein của gà thịt (%)
Lã Thị Thu Minh, 2000
Trang 30Những yêu cầu của gà thịt đối với điều kiện môi trường
Nhiệt độ: tốt nhất 18-200C, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cần làm giảm nhiệt độ của chuồng nuôi bằng cách làm chuồng có mái bằng vật liệu
cách nhiệt tốt và thong thoáng (Nguyễn Đức Hiền,1999) Đảm bảo giữ nhiệt
trong chuồng nuôi luôn luôn đạt 18-200C và ẩm độ tương đối 65-70% (Lã Thị Thu Minh, 2000)
Chiếu sáng: vì thời gian nuôi thịt ngắn nên người ta không quan tâm đến vấn đề này cho gà thịt Nhưng thời gian chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ thức ăn của gà, ảnh hưởng đến tăng trọng của gà Do đó nên chiếu sáng cho gà 24 giờ trong ngày Vào ban ngày nên sử dụng ánh sáng tự nhiên, ban đêm thì chiếu sáng nhẹ cho chúng khoảng 1,5 W/m2
(Nguyễn Đức Hiền,1999)
2.7 Quy trình vệ sinh phòng bệnh
Trong chăn nuôi gà bên cạnh vấn đề con giống, thức ăn… khâu vệ sinh chuồng trại hết sức quan trọng Vì khâu này hiện nay quyết định thành bại trong chăn nuôi gà nhưng nhà chăn nuôi lại ít quan tâm đến Nuôi gà tốt nhất thì nên tuân thủ nguyên tắc “cùng vào cùng ra” có nghĩa là cùng lứa
Để phòng bệnh có hiệu quả cần thực hiện các khâu sau: Sát trùng chuồng
và dụng cụ, cách ly trại và phòng bệnh bằng vaccine, trong đó khâu sát trùng chuồng trại và dụng cụ là quan trọng nhất vì nếu không làm tốt khâu này thì có dùng vaccine để ngừa thì bệnh cũng có thể xảy ra Sát trùng nhằm mục đích diệt mầm bệnh sẵn có trong chuồng nuôi để chúng không lây bệnh cho gà Có hai phương pháp sát trùng phổ biến là sát trùng bằng nhiệt và sát trùng bằng hóa chất, nhưng ngày nay người ta sử dụng phổ biến là sát trùng bằng hóa chất
(Châu Bá Lộc, 1997)
Sau khi xuất mỗi lứa gà phải thu dọn phân, làm vệ sinh tổng tẩy uế, chuồng nuôi và nghỉ khoảng thời gian trước khi nuôi đợt khác: 15 ngày cho gà thịt thương phẩm, 30 ngày cho gà giống sinh sản Vệ sinh tẩy uế chuồng: Quét dọn, rửa sạch, quét vôi trên nền chuồng, bệ máng ăn, máng uống, tốt nhất là
sát trùng bằng xút đun sôi, dung dịch crezyl, formol, có thể bằng chùm lửa (Lê Hồng Mận, 1999)
Đề đảm bảo chăn nuôi đạt kết quả, công việc vệ sinh trong chăm nuôi lúc nào chú ý và được thực hiện triệt để Hầu hết những đợt dịch bệnh xảy ra đều
có nguyên nhân từ khâu vệ sinh phòng bệnh kém, dẫn đến những thiệt hại kinh
tế trầm trọng Trong tình hình chăn nuôi hiện nay, có một số bệnh nguy hiểm vẫn tồn tại trong môi trường và chim hoang, vì vậy ý thức vệ sinh và phòng
Trang 31bệnh hơn chữa bệnh lúc nào cũng phải chú ý và được thực hiện nghiêm túc
(Bùi Xuân Mến, 2007)
Bảng 2.6 Quy trình phòng bệnh bằng vaccine
Ngày tuổi Loại vaccine Loại phòng bệnh
1-3 Tilmo- Vime 250 CRD, E.coli, viêm rốn
60 Vaccine Tụ huyết trùng Tụ huyết trùng
Công ty TNHH MTV Chăn Nuôi Vemedim, 2013
Trang 32CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 Phương tiện thí nghiệm
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
3.1.1.1 Thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 19 tháng 08 năm 2013 đến ngày 15 tháng 11 năm 2013
3.1.1.2 Địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện tại Công ty TNHH MTV Chăn Nuôi Vemedim Công ty tọa lạc tại ấp Thới Hòa C, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai,
TP Cần Thơ với các mặt tiếp giáp như sau: Hướng Đông giáp ruộng lúa nông dân, hướng Tây giáp Xí nghiệp Chăn nuôi heo Miền Tây, hướng Nam giáp kênh thủy lợi, hướng Bắc giáp đường lộ Viện Lúa ĐBSCL
3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm
Giai đoạn úm: gà được nuôi trên các lồng úm với kích thước 2,0m x 1,0m
x 0,9m Chân lồng úm cách mặt đất 0,4m, phần phía trên còn lại là lưới bao quanh tại khu ấp, úm gà con
Giai đoạn nuôi thịt: gà được nuôi trên nền với kích thước 8m x 4m x 3m tại trại gà giống Mặt nền chuồng cách mặt đất 0,3m Được bao quanh bởi lưới B40 Nền chuồng được lót bằng lớp trấu độn chuồng với độ dày khoảng 7cm Lớp độn chuồng này thay 2 tuần/lần
Hình 3.1 Lồng úm gà Hình 3.2 Chuồng gà giai đoạn nuôi
thịt
Trang 333.1.3 Động vật thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên hai giống gà đó là gà Nòi và Lai (Nòi x Lương Phượng) với 378 con trong đó: 219 con gà Nòi lai chia làm 3 ô mỗi ô
73 con, và 159 con gà Nòi chia làm 3 ô thí nghiệm mỗi ô 53 con
Gà thí nghiệm có khối lượng bình quân ban đầu là 38,36 3,76 g đối với
gà Nòi và 40,83 3,17 g đối với gà Lai
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm
Cân đồng hồ loại 1 kg, 5 kg và 30 kg
Máng ăn treo, khay cho gà ăn
Máng uống loại 1 lít và 4 lít; sọt, cắt (phi cắt ra làm hai) đựng gà
Lồng úm và bao che quanh lồng úm
Lưới ngăn gà, bình xịt sát trùng loại 20 lít
Sử dụng hai bóng đèn sợi tóc 60W cho mỗi lồng úm, có tất cả 6 lồng úm Bóng đèn dùng chung cho sưởi ấm chiếu sáng trong quá trình thí nghiệm Ống tiêm loại 1ml, 5ml, các dụng cụ để chủng gà như kim chủng, chai nhỏ mắt, nhỏ mũi
Bọc nilông loại 1 kg, 2 kg, dây chì, giấy báo lót, giấy viết, sổ ghi chép,…
và một số vật dụng khác
3.1.5 Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn toàn thí nghiệm được công ty cung cấp dạng bột, tự trộn Tương ứng với các giai đoạn gà có các loại thức ăn khác nhau, giai đoạn 0-4 tuần tuổi dùng thức ăn G1, giai đoạn 5-7 tuần tuổi sử dụng thức ăn G2, giai đoạn 8-12 tuần tuổi sử dụng thức ăn G3 (G1, G2, G3 do công ty tự đặt tên) Trong khẩu phần bắp chiếm đa số (khoảng hơn 50% ) tiếp đến là đậu nành và còn lại các thực liệu khác như: bột xương, bột sò to, cám,…
Trang 34Bảng 3.1 Thực liệu của thức ăn cơ sở
Trang 35Bảng 3.3 Thành phần hóa học của Embavit 2
Trang 36Bảng 3.4 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn gà thí nghiệm
gà Nòi Tuy nhiên trong quá trình phân tích thống kê để làm rõ khác biệt giữa
gà trống và gà mái của gà Nòi và gà Lai thì bố trí theo thừa số hai nhân tố,
nhân tố một là giống, nhân tố hai là giới tính
Trang 37Bảng 3.5 Bố trí thí nghiệm của gà thí nghiệm
3.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng
Quan sát gà hàng ngày để phát hiện những con gà có biểu hiện bất thường để cách ly tìm hiểu nguyên nhân để có thể can thiệp kịp thời Làm vệ sinh máng ăn, máng uống hằng ngày Cho gà ăn, uống tự do nhưng chú ý không để thức ăn rơi vãi, vón cục
Mật độ nuôi: Gà từ 1-30 ngày tuổi: 25 con/m2
, gà từ 30 - 60 ngày tuổi: 10 con/m2
Giai đoạn úm gà con (từ 1 ngày đến 4 tuần tuổi)
Úm trên lồng: Kích cỡ lồng: 1m x 2m x 0,5m, chân lồng cao 0,4 m Đáy lồng làm bằng lưới sắt ô vuông 1 x 1cm, xung quanh lồng dùng lưới sắt mắt cáo, khung lồng bằng gỗ
Chuẩn bị thức ăn, thuốc thú y đầy đủ cho đàn gà Trước khi đưa gà thả vào lồng úm bật điện sáng sưởi ấm trước 1 giờ
Chỉ cho gà ăn sau khi đã được uống nước (sau 3 giờ) Thường xuyên quan sát biểu hiện của gà để kịp xử lý những bất thường xảy ra Khi thời tiết thay đổi, cần cho uống vitamin C và C-Electrolyte
Máng ăn: 1- 4 tuần: dùng 2 khay ăn 50 - 80 con/khay (50 x 60 x 2 cm) có lót giấy ở mỗi ô thí nghiệm
Máng uống: 1-4 tuần tuổi dùng 2 bình loại 1 lít ở mỗi ô
Sưởi ấm cho gà: dùng bóng điện 60 W đảm bảo nhiệt độ:
Tuần 1: 31-34°C
Tuần 2: 29-31°C
Tuần 3: 26-29°C
Tuần 4: 22-26°C