Thức ăn thí nghiệm

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất sinh trưởng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà nòi và gà lai (nõi x lương phượng) (Trang 33)

Thức ăn toàn thí nghiệm được công ty cung cấp dạng bột, tự trộn. Tương ứng với các giai đoạn gà có các loại thức ăn khác nhau, giai đoạn 0-4 tuần tuổi dùng thức ăn G1, giai đoạn 5-7 tuần tuổi sử dụng thức ăn G2, giai đoạn 8-12 tuần tuổi sử dụng thức ăn G3. (G1, G2, G3 do công ty tự đặt tên). Trong khẩu phần bắp chiếm đa số (khoảng hơn 50% ) tiếp đến là đậu nành và còn lại các thực liệu khác như: bột xương, bột sò to, cám,….

Bảng 3.1 Thực liệu của thức ăn cơ sở

Thực liệu Loại thức ăn

G1 G2 G3 Bắp 56,35 57,94 63,37 Cám gạo 5,00 5,00 5,00 BDĐN 46 28,60 28,40 18,00 Methionine 0,25 0,13 0,03 Bột xương 2,90 3,30 3,48 Bột sò to 3,70 3,85 9,35 Muối ăn 0,20 0,58 0,08 Embavit 2 0,45 0,45 0,45 Vitamin E 0,35 0,25 0,15 Lactozyme 0,10 0,10 0,10 Bột cá 55 2,00 Lysine 0,10 Tổng cộng (kg) 100,00 100,00 100,00

Bảng 3.2 Thành phần hóa học chế phẩm dinh dưỡng Lactozyme

Thành phần Hàm lượng

Phytase (min) 124.700 FYT

Protease (min) 6000 IU

Amylase (min) 2000 IU

Cellulase (min) 18.000 IU

Xylanase (min) 14.000 IU

Bacillus subtilis (min-max) 108–109

CFU Lactobacillus acidophilus (min-max) 108–109

CFU

Saccharomyces (min-max) 108–109

CFU

Ẩm độ (max) 9%

Kháng sinh, dược liệu Không có

Hoocmon Không có

Bảng 3.3 Thành phần hóa học của Embavit 2 Thành phần Đơn vị tính Số lượng Vit A IU 2.000.000 D3 mg 400.000 E mg 3.000 B1 mg 300 B2 mg 1.000 B6 mg 300 B12 mg 5 K3 mg 100 Zn2+ mg 12.000 Cu2+ mg 25.000 Fe2+ mg 24,00 Mn2+ mg 12.000 I- mg 150 Co2+ mg 150 Se4+ mg 120 Nicotinic acid mg 100.000 Calcium D Pantothenate mg 2.000 Methionine mg 10.000

Bảng 3.4 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn gà thí nghiệm G1 G2 G3 ME, kcal/kg 2800 2800 2800 CP, % 20 18 15 Lysine, % 1,07 0,84 0,70 Met, % 0,4 0,33 0,28 Met+Cys, % 0,83 0,68 0,57 Threonine, % 0,74 0,61 0,51 Tryptophan, % 0,18 0,17 0,14 Isoleucine, % 0,73 0,61 0,51 Valine, % 0,85 0,7 0,58 Ca, % 1,00 1,00 0,83 P, % 0,45 0,45 0,38 Na, % 0,2 0,2 0,2 Cl, % 0,2 0,2 0,2 Mn, mg 120 120 120 Linoleic acid, % 1 1 0,85 Vit. A, 1000IU 11 11 11 Vit. D, 1000IU 3,5 3,5 3,5 Vit. E, IU 60 60 45 Vit K, mg/kg 3 3 3 Cholin mg/kg 1400 1400 1400 Biotin mg/kg 0,2 0,2 0,2

Công ty TNHH MTV Chăn Nuôi Vemedim, 2013.

3.2. Phƣơng pháp thí nghiệm 3.2.1. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm nuôi dưỡng được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với hai nghiệm thức, 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 73 con gà Lai hoặc 53 con gà Nòi. Tuy nhiên trong quá trình phân tích thống kê để làm rõ khác biệt giữa gà trống và gà mái của gà Nòi và gà Lai thì bố trí theo thừa số hai nhân tố, nhân tố một là giống, nhân tố hai là giới tính.

Bảng 3.5 Bố trí thí nghiệm của gà thí nghiệm

Lần lặp lại Loại gà

Nòi Kí hiệu Nòi Lai Kí hiệu

1 53 con T1 73 con LP1 2 53 con T2 73 con LP2 3 Tổng cộng 53 con 159 con T3 73 con 219 con LP3

3.2.2. Quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng

Quan sát gà hàng ngày để phát hiện những con gà có biểu hiện bất thường để cách ly tìm hiểu nguyên nhân để có thể can thiệp kịp thời. Làm vệ sinh máng ăn, máng uống hằng ngày. Cho gà ăn, uống tự do nhưng chú ý không để thức ăn rơi vãi, vón cục.

Mật độ nuôi: Gà từ 1-30 ngày tuổi: 25 con/m2

, gà từ 30 - 60 ngày tuổi: 10 con/m2

Giai đoạn úm gà con (từ 1 ngày đến 4 tuần tuổi).

Úm trên lồng: Kích cỡ lồng: 1m x 2m x 0,5m, chân lồng cao 0,4 m. Đáy lồng làm bằng lưới sắt ô vuông 1 x 1cm, xung quanh lồng dùng lưới sắt mắt cáo, khung lồng bằng gỗ.

Chuẩn bị thức ăn, thuốc thú y đầy đủ cho đàn gà. Trước khi đưa gà thả vào lồng úm bật điện sáng sưởi ấm trước 1 giờ.

Chỉ cho gà ăn sau khi đã được uống nước (sau 3 giờ). Thường xuyên quan sát biểu hiện của gà để kịp xử lý những bất thường xảy ra. Khi thời tiết thay đổi, cần cho uống vitamin C và C-Electrolyte.

Máng ăn: 1- 4 tuần: dùng 2 khay ăn 50 - 80 con/khay (50 x 60 x 2 cm) có lót giấy ở mỗi ô thí nghiệm.

Máng uống: 1-4 tuần tuổi dùng 2 bình loại 1 lít ở mỗi ô. Sưởi ấm cho gà: dùng bóng điện 60 W đảm bảo nhiệt độ: Tuần 1: 31-34°C .

Tuần 2: 29-31°C Tuần 3: 26-29°C Tuần 4: 22-26°C

Chiếu sáng suốt đêm cho gà trong 2-3 tuần đầu để đảm bảo ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ, chống chuột, mèo. Ánh sáng giúp gà con sẽ ăn uống được nhiều để đảm bảo nhu cầu phát triển cơ thể.

Giai đoạn nuôi thịt (từ 5-12 tuần)

Đảm bảo dinh dưỡng cho gà với thức ăn có tỷ lệ protein thô 15-16%, năng lượng 2.800 Kcal. Bổ sung thêm thức ăn cho gà vào buổi chiều trước khi gà lên chuồng.

Cách cho ăn: Cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít để thức ăn luôn được mới, thơm ngon kích thích tính thèm ăn của gà. Sử dụng 2 máng ăn treo loại 5 kg ở mỗi ô thí nghiệm.

Cách cho uống: dùng 2 bình 4 lít cho mỗi ô. Nước uống phải đầy đủ, thường xuyên và sạch sẽ. Vệ sinh máng uống thường xuyên, lau rửa máng uống 2 lần/ngày.

Chất độn chuồng được dùng là trấu dày 7-10cm và phun thuốc sát trùng Vimekon với nồng độ 200g/20 lít trước khi thả gà 3 ngày và phun sát trùng định kỳ hàng tuần với nồng độ 100g/20 lít nước. Không để ướt chất độn chuồng. Chỗ nào dột ướt hoặc uống nước làm ướt phải bốc ra phơi thay chất độn khô, mới.

Điều chỉnh máng ăn uống

Máng ăn, máng uống phải được điều chỉnh sao cho miệng máng ngang tầm với lưng gà.

3.2.3. Phƣơng pháp lấy mẫu

Cân gà vào thứ hai hàng tuần. Ba tuần đầu chọn ngẫu nhiên mỗi ô 20 con cho vào sọt và cân trọng lượng từng con bằng cân đồng hồ 1kg. Các tuần từ 4- 12 tuần cân gà theo trống, mái và tổng khối lượng ô thí nghiệm, mỗi ô bắt ngẫu nhiên 15 con trống và 15 con mái, cho gà vào các cắt cân và cân khối lượng từng con bằng cân đồng hồ 1kg, riêng tuần 9-12 dùng cân 5kg để cân trong lượng từng con.

Cân thức ăn vào mỗi buổi sáng hôm sau, trước khi cho gà ăn.

3.2.4. Quy trình phòng bệnh

Để gà mau lớn, khỏe mạnh thì việc phòng bệnh cho gà là không thể thiếu.

Trong chăn nuôi gà hiện nay ngoài yếu tố vệ sinh nghiêm ngặt, nhất thiết phải xây dựng chương trình chủng ngừa chặt chẽ bằng một số loại vaccine. Lịch chủng ngừa thường bị chi phối bởi các yếu tố dịch bệnh lưu hành, kháng thể có trong cơ thể và hiệu lực vaccine. Dưới đây là lịch chủng ngừa phòng bệnh của gà trong quá trình thí nghiệm:

Bảng 3.6 Quy trình phòng bệnh của gà thí nghiệm

Ngày tuổi Loại bệnh phòng Tên thuốc Ghi chú

1-3 Tăng sức đề kháng C - Electrolyte Pha nước uống Phòng CRD, E.coli,

viêm rốn

Tilmo- Vme 250 Pha nước uống 4 Dịch tả (Newcastle)

lần 1

Vaccine Newcastle hệ F Nhỏ mắt 1 giọt, mũi 1 giọt 5-7 Tăng sức đề kháng C- Electrolyte Pha nước uống 7 Gumboro lần 1 Vaccine Gumboro Nhỏ mắt 1 giọt,

mũi 1 giọt. 8,9 Cầu trùng lần 1 Vicox Toltra Pha nước uống

10 Đậu Vaccine Đậu gà Dùng kim chủng

đâm vào màng cách gà

11-13 Phòng hô hấp và tiêu hóa

Doxyt Pha nước uống

14 Cúm gà Vaccine H5N1 Tiêm ức

18 Dịch tả lần 2 Vaccine Lasota Nhỏ miệng 2

giọt/con

21 Gumboro lần 2 Vaccine Gumboro Nhỏ mắt 1 giọt, mũi 1 giọt.

22-25 CRD Tylosin 1000 Pha nước uống

Cầu trùng Vicox Toltra Pha nước uống

34-36 Tăng sức đề kháng B-Comlex C Pha nước uống 60 Tụ huyết trùng Vaccine Tụ huyết trùng

gia cầm Tiêm ức

3.3. Các chỉ tiêu theo dõi

3.3.1. Tăng trọng qua các tuần tuổi (g/con/tuần)

Tăng trọng qua Khối lượng Khối lượng

các tuần tuổi = bình quân cuối tuần - bình quân đầu tuần (g/con/tuần) (g/con) (g/con)

3.3.2. Khối lựơng qua các tuần tuổi (g/con)

Khi gà được đưa vào chuồng, tiến hành cân gà để biết được khối lượng ban đầu của gà. Cứ sau mỗi tuần, tiến hành cân trọng lượng của gà ở mỗi ô thí nghiệm. Trọng lượng bình quân của gà sau mỗi tuần tuổi được tính bằng công thức:

Tổng khối lượng Khối lượng bình quân (g/con) =

Tổng số con

3.3.3. Tiêu tốn thức ăn (g/con/ngày)

Hàng ngày cân trọng lượng thức ăn cho gà vào buổi sáng và cân lượng thức ăn thừa vào sáng hôm sau trước khi cho thức ăn mới vào. Lượng thức ăn cho ăn, thức ăn dư và thức ăn rơi được cân để tính chính xác lượng thức ăn ăn vào. Lượng thức ăn của gà thí nghiệm được tính theo công thức:

Lượng thức ăn cho ăn - Lượng thức ăn thừa Tiêu tốn thức ăn =

(g/con/ngày) Số ngày thí nghiệm

3.3.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) (kg thức ăn/kg tăng trọng) trọng)

Tổng trọng lượng thức ăn qua các tuần tuổi(kg) HSCHTA =

(kg thức ăn/kg tăng trọng) Tổng tăng trọng qua các tuần tuổi (kg)

3.3.5. Tỷ lệ hao hụt (%)

Số con đầu kỳ - số con cuối kỳ

Tỷ lệ hao hụt (%) = x 100

Số con đầu kỳ

3.3.6. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế của gà trong thí nghiệm được tính dựa vào chi phí thức ăn, chi phí giống, thuốc thú y cần cho 1kg tăng trọng từ đó biết được tổng chi phí cần cho 1kg gà. Và khi xuất bán sẽ biết được giá của 1kg gà từ đó biết được lợi nhuận.

3.4. Xử lý số liệu

Số liệu của thí nghiệm được xử lý sơ bộ bằng chương trình Excel (2003) và phân tích thống kê bằng phần mềm Minitab 16 (2010).

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khối lƣợng qua các tuần tuổi (g/con)

4.1.1 Khối lƣợng bình quân qua các tuần tuổi (g/con)

Bảng 4.1 Khối lượng bình quân gà Nòi và gà Nòi lai qua các tuần tuổi

Tuần tuổi Gà Nòi Gà lai SEM P

Mới nở 38,36  3,76 40,83  3,17 1 54,67 69,58 0,88 0,00 2 86,75 116,58 1,97 0,00 3 144,25 205,92 4,73 0,00 4 204,06 290,33 5,36 0,00 5 261,28 390,17 6,53 0,00 6 326,83 481,17 7,79 0,00 7 398,44 573,22 10,27 0,00 8 463,11 660,89 11,82 0,00 9 528,56 759,89 14,52 0,00 10 601,11 848,44 16,57 0,00 11 662,00 939,78 20,79 0,00 12 723,89 1.039,67 22,43 0,00 0.00 200.00 400.00 600.00 800.00 1000.00 1200.00 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Gà Nòi Gà Lai

Hình 4.1 Biểu đồ khối lượng gà Nòi và gà Lai thí nghiệm bình quân qua các tuần tuổi

Qua Bảng 4.1 và Hình 4.1 cho thấy, khối lượng bình quân giữa hai giống gà tăng đều qua các tuần tuổi và có sự chênh lệch lớn. Khối lượng gà Nòi thấp

g/con

Tuần tuổi

hơn gà Lai, khi kết thúc thí nghiệm gà Nòi đạt 723,89 g/con và gà Lai đạt 1.039,67 g/con.

Khối lượng gà Nòi giai đoạn 1 đến 3 tuần tuổi lần lượt là 54,67 g/con; 86,75 g/con và 144,25 g/con đều cao hơn kết quả thí nghiệm của Phạm Minh Ngà (2009) là 34,9 g/con; 67,3 g/con và 101,00 g/con. Sự chênh lệch là do ảnh hưởng của quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và sự chênh lệch về hơn khối lượng lúc gà mới nở. Khối lượng gà Nòi ở tuần tuổi thứ 4 là 204,06 g/con cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Quyên (2008) là 146-162 g/con và Phạm Minh Ngà (2009) là 148 g/con.

Gà Nòi một ngày tuổi có KL 38,36  3,76 g/con và gà Lai 40,83  3,17 g/con, trong khi đó gà thí nghiệm của Đào Duy Thanh (2008) là 30,93 g/con. Ở 1 tuần tuổi, thì KL bình quân của giống gà Lai là 69,58 g/con cao hơn giống gà Nòi là 54,67 g/con, kết quả này cao hơn nghiên cứu của Đào Duy Thanh (2009) trên gà Ta có trọng lượng 51,43 g/con. Đến 4 tuần tuổi gà Lai đạt 290,33 g/con kết quả này cao hơn nghiên cứu của Đào Duy Thanh (2009) trên gà Ta có trọng lượng lúc 4 tuần tuổi là 240,17 g/con.

Phạm Minh Ngà (2009) cho rằng KL gà từ 1-6 tuần tuổi trên gà Nòi nuôi thịt với thức ăn dạng bột và dạng viên lần lượt là 35,00; 68,60; 99,30; 145,80; 216,10; 302,80 g/con và 34,40; 66,00; 102,30; 150,80; 227,50; 313,80 g/con đều thấp hơn KL của gà Nòi và gà Lai thí nghiệm. Sự khác biệt này là do gà con lúc nở của Phạm Minh Ngà là 29,5 g/con (thức ăn dạng bột) và 28,2 g/con (thức ăn dạng viên) nhỏ hơn so với gà thí nghiệm là 38,36 g/con (gà Nòi) và 40,83 g/con (gà Lai).

Theo Đào Đức Long (2004) nghiên cứu trên gà Ri thấy rằng KL gà giai đoạn 1-4 tuần tuổi lần lượt là 42,62; 75,35; 124,03 và 171,30 g/con đều thấp hơn kết quả thí nghiệm trên gà Nòi lần lượt là 54,67; 86,75; 144,25 và 204,06g/con, gà Lai lần lượt là 69,58; 116,58; 205,92 và 290,33 g/con. Theo Thân Hoàng Phúc (2012) KL lúc 4 tuần tuổi là 332,7 g/con, kết quả này đều cao hơn kết quả thí nghiệm trên gà Nòi là 204,06 và gà Lai là 290,33 g/con.

Đến giai đoạn từ 5-12 tuần tuổi thì KL bình quân của gà Nòi chỉ đạt 723,89 g/con và gà Lai đạt 1.039,67 g/con còn theo nghiên cứu của Đào Duy Thanh (2009) trên gà Ta là 1.152,17 g/con.

Theo Bùi Đức Lũng (2003), KL gà Lương Phượng 78-84 ngày tuổi đạt 2,2-2,5 kg, kết quả này rất cao hơn so với kết quả thí nghiệm (gà Nòi đạt 723,89và gà Lai đạt 1.039,67). Sự khác biệt này được giải thích là do gà Nòi

Nhìn chung sự khác biệt của kết quả thí nghiệm với các nghiên cứu, thí nghiệm khác là do sự chênh lệch trọng lượng gà mới nở, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn và điều kiện chăn nuôi của từng thí nghiệm là khác nhau.

Hình 4.2 Gà Nòi 2 tuần tuổi Hình 4.3 Gà Lai 2 tuần tuổi

4.1.2 Khối lƣợng trống mái bình quân từ 4-12 tuần tuổi (g/con)

Bảng 4.2 Khối lượng trống mái bình quân từ 4-12 tuần tuổi.

Tuần tuổi Gà Nòi Gà Lai SEM P

Trống Mái Trống Mái 4 234,11 174,00 328,70 252,00 5,58 0,14 5 289,60c 233,00d 442,00a 338,33b 6,83 0,00 6 355,78c 297,89d 528,60a 433,78b 9,36 0,05 7 438,11c 358,78d 636,90a 509,56b 12,22 0,05 8 499,22c 427,00d 728,30a 593,44b 14,71 0,04 9 583,33 473,78 824,60 677,22 17,73 0,12 10 656,00c 546,22d 945,30a 751,56b 20,35 0,04 11 726,22b 597,78c 1060,90a 818,67b 25,71 0,03 12 791,56 656,22 1151,80 927,56 28,68 0,12 a,b,c,d

Các chữ khác nhau cùng một hàng biểu thị giá trị khác biệt có ý nghĩa (P<0,05)

Qua Bảng 4.2 cho thấy khối lượng trống và mái của giống gà Lai đều cao hơn khối lượng gà Nòi. Nhưng sự chênh lệch này thể hiện rõ nhất từ tuần 5-8, có thể thấy khối lượng giữa hai giống gà có sự khác biệt (P<0,05). Ở tuần tuổi 5 KL gà Lương Phượng trống là 442,00 g/con và mái là 338,33 g/con cao hơn khối lượng gà Nòi trống là 289,6 g/con và con mái là 233,00 g/con.

KL gà trống mái thí nghiệm ở tuần tuổi 7 lần lượt là 438,11 và 358,78 g/con (gà Nòi) và 636,90 và 509,56 (gà Lai) đều cao hơn kết quả thí nghiệm của Đào Đức Long (2004) trên gà Ri có khối lượng trống mái lần lượt là 397,90 và 341,07 g/con. Tuy nhiên ở giai đoạn 8-12 tuần tuổi thì KL gà Ri trống (524,67; 678,00; 911,00; 994,00 và 1163,00 g/con) và mái (483,33; 564,30; 646,40; 745,50 và 824,40 g/con) đều cao hơn KL trống mái của gà Nòi và gà Lai.

Theo Lê Hồng Mận (2003), KL gà trống lông màu, thả vườn giống Tam Hoàng từ tuần 7-11 lần lượt là 580, 680, 820, 910 và 1050 g/con cao hơn KL gà Nòi trống (438,11; 499,22; 538,33; 656,00 và 726,22 g/con) nhưng lại thấp hơn so với gà trống Lai (636,90; 728,30; 824,60; 945,30 và 1.060,90 g/con). Tuy nhiên KL ở 12 tuần tuổi thì cả gà trống Lai và gà Nòi lần lượt là 791,56 và 1.151,80 đều thấp hơn gà lông màu, thả vườn giống Tam Hoàng là 1.160,00 g/con. Cũng theo Lê Hồng Mận (2003), KL gà mái lông màu, thả vườn giống Tam Hoàng từ tuần 7-12 lần lượt là 530, 630, 740, 850, 950 và

427,00; 473,78; 546,22; 597,78 và 656,22 g/con). Sự khác biệt này được giải

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất sinh trưởng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà nòi và gà lai (nõi x lương phượng) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)