Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA)

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất sinh trưởng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà nòi và gà lai (nõi x lương phượng) (Trang 53)

Bảng 4.6 Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm từ 1-12 tuần tuổi

Tuần tuổi Gà Nòi Gà Lai SEM P

1 2,37 1,40 0,06 0,00 2 2,56 2,33 0,05 0,04 3 2,49 2,12 0,17 0,20 4 3,08 2,83 0,19 0,39 5 3,33 2,58 0,19 0,05 6 3,57 3,17 0,12 0,08 7 4,10 3,47 0,17 0,06 8 4,57 3,90 0,03 0,00 9 4,74 3,63 0,17 0,01 10 4,80 4,29 0,13 0,05 11 6,18 4,29 0,29 0,01 12 5,93 4,29 0,20 0,01 1-4 2,63 2,17 0,06 0,01 5-12 4,65 3,70 0,09 0,00 1-12 3,96 3,19 0,08 0,00 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Gà Nòi Gà Lai

Hình 4.12 Biểu đồ thể hiện hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Nòi và gà Lai thí nghiệm qua các tuần tuổi

TTTA/kg thể trọng

Tuần tuổi

FCR của gà Nòi và gà Lai được thể hiện qua Bảng 4.6 và Hình 4.12. Qua bảng và hình trên cho thấy FCR của gà Lai thấp hơn so với gà Nòi, sự chênh lệch này là do gà Nòi có tăng trọng thấp hơn gà Lai.

Giai đoạn 1- 4 tuần tuổi FCR của gà Nòi thí nghiệm lần lượt là 2,37; 2,56; 2,49 và 3,08 TTTA/kg thể trọng có sự chênh lệch so với kết quả thí nghiệm của Nguyễn Thanh Nhàn (2012) lần lượt là 4,22; 2,57; 2,46 và 2,37 TTTA/kg thể trọng. Và theo Nguyễn Văn Quyên (2008) thì giai đoạn 1-4 tuần tuổi gà Nòi có FCR là 2,90 TTTA/kg thể trọng và theo Nguyễn Thanh Nhàn (2012) là 2,37 TTTA/kg thể trọng trong khi thí nghiệm là 2,63 TTTA/kg thể trọng (gà Nòi) và 2,17 TTTA/kg thể trọng (gà Lai). Sự chênh lệch do khác nhau về tăng trọng của gà giữa các thí nghiệm.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nhàn (2012) cho thấy FCR của gà Nòi giai đoạn 5-12 tuần tuổi lần lượt là 2,97; 3,08; 3,19; 3,19; 3,33; 3,34; 3,50 và 3,62 TTTA/kg thể trọng đều thấp hơn gà Nòi (3,33; 3,57; 4,10; 4,57; 4,74; 4,80;6,18 và 5,93 TTTA/kg thể trọng) và gà Lai thí nghiệm (2,85; 3,17; 3,47; 3,90; 3,63; 4,29; 4,29 và 4,29 TTTA/kg thể trọng) (trừ tuần tuổi 5 đối với gà Lai là 2,58 TTTA/kg thể trọng).

Theo Bùi Đức Lũng (2003), gà LP 12 tuần tuổi có TTTA/kg thể trọng là 3,0-3,2 TTTA/kg thể trọng, kết quả này thấp hơn nhiều so với kết quả thí nghiệm. Gà Nòi và gà Lai có FCR cao hơn so với kết quả gà Lương Phượng của Bùi Đức Lũng lần lượt là 185% và 138%.

Ở giai đoạn 5-12 tuần tuổi FCR của hai giống gà gia tăng nhiều (từ 3,33 đến 5,93 TTTA/kg thể trọng ở gà Nòi và từ 2,58 đến 4,29 TTTA/kg thể trọng ở gà Lai), tăng gần gấp đôi so với giai đoạn úm.

Gà Lai giai đoạn 8-12 tuần tuổi có FCR dao động từ 3,90-4,29 TTTA/kg thể trọng hợp lý với với kết quả thí nghiệm của Nguyễn Văn Quyên (2008) FCR của gà Nòi giai đoạn 8-12 tuần tuổi dao động từ 4,0-4,5 TTTA/kg thể trọng nhưng kết quả này lại cao hơn thí nghiệm củaPhạm Minh Ngà (2009) gà Nòi ở 12 tuần tuổi có FCR dao động từ 3,67-3,88 TTTA/kg thể trọng và Phan Thanh Nhàn (2012) FCR giai đoạn 8-12 tuần tuổi dao động 3,19-3,62 TTTA/kg thể trọng. Kết quả này được giải thích là do tăng trọng ở giai đoạn này thấp hơn giai đoạn đầu trong khi thức ăn tiêu thụ nhiều hơn.

Nghiên cứu trên gà nòi Lai của Thân Hoàng Phúc (2012) có HSCHTA là 3,6; kết quả này thấp hơn HSCHTA của gà Lai thí nghiệm là 3,19 nhưng lại cao hơn HSCHTA của gà Nòi là 3,96 TTTA/kg thể trọng.

Sự khác biệt này được giải thích là do thức ăn thí nghiệm khác nhau, dịch bệnh, thời tiết, điều kiện chăm sóc, cách cho ăn…

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất sinh trưởng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà nòi và gà lai (nõi x lương phượng) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)