Bảng 4.3 Tiêu tốn thức ăn (g/con/ngày) của gà Nòi và gà Lai qua các tuần tuổi
Tuần tuổi Gà Nòi Gà Lai SEM P
1 5,25 5,70 0,11 0,05 2 11,54 15,24 0,70 0,02 3 20,24 26,32 0,74 0,00 4 25,19 33,78 0,37 0,00 5 26,89 36,20 0,44 0,00 6 32,40 40,99 0,87 0,00 7 41,83 45,33 0,40 0,00 8 42,21 48,82 0,41 0,00 9 44,18 51,27 0,82 0,00 10 49,63 54,22 0,78 0,01 11 53,29 56,01 0,81 0,08 12 52,26 60,89 0,59 0,00 1-4 15,56 20,26 0,36 0,00 5-12 42,83 49,21 0,35 0,00 1-12 33,74 39,57 0,23 0,00 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Gà Nòi Gà Lai
Hình 4.10 Biểu đồ tiêu tốn thức ăn gà Nòi và gà Lai thí nghiệm bình quân qua các tuần tuổi
Tiêu tốn thức ăn (g/con/ngày) của gà Nòi và gà Lai thí nghiệm từ 1-12 tuần tuổi được trình bày qua Bảng 4.3 và Hình 4.10. Qua đây thấy rằng lượng thức ăn gà ăn được có khuynh hướng tăng dần qua các tuần tuổi, gà Lai ăn
g/con/ngày
Tuần tuổi
nhiều hơn gà Nòi và thể hiện rõ ở tuần tuổi 12 gà Lai là 60,89 (g/con/ngày) và gà Nòi là 52,26 (g/con/ngày).
Theo khuyến cáo của Công ty TNHH MTV Chăn Nuôi Vemedim (2013) thì TTTA từ 1-12 tuần tuổi lần lượt là 11, 17, 25, 32, 37, 42, 46, 50, 54, 58, 61 và 64 (g/con/ngày). Khuyến cáo này cao hơn TTTA của gà Nòi thí nghiệm và gà Lai (trừ 3 và 4 tuần tuổi). Sự khác biệt này là do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau và cả điều kiện chăn nuôi.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nhàn (2012) trên gà Nòi thu được TTTA khi kết thúc thí nghiệm là 50,1; 52,6 (17% CP) và 54,1 (20% CP) (g/con/ngày). Kết quả này không có chênh lệch quá lớn so với gà Nòi thí nghiệm là 52,26 (g/con/ngày) nhưng lại thấp hơn gà Lai là 60,89 (g/con/ngày).
Nghiên cứu của Trương Tú Anh (2011) trên gà Nòi với các khẩu phần có hàm lượng 17% CP, 19% CP và 21% CP từ 1-8 tuần tuổi có TTTA lần lượt là 3,91; 8,55; 16,86; 21,13; 25,48; 24,06; 34,68; 44,74 (g/con/ngày) và 4,02; 9,72; 18,88; 22,28; 29,25; 46,76; 37,79; 41,53 (g/con/ngày) và 4,46; 9,84; 19,22; 23,34; 35,31; 37,55; 41,37; 44,64 (g/con/ngày). Trong khi TTTA của gà thí nghiệm từ 1-4 tuần tuổi với 20% CP và 5-8 với 18% CP đều cao hơn so với cả ba thí nghiệm của Trương Tú Anh, ngoại trừ tuần tuổi 8 gà Nòi thấp hơn, sự khác biệt này là do thức ăn cho gà thí nghiệm ăn là thức ăn tự trộn dạng bột, gà ăn rơi vãi nhiều.
Kết quả nghiên cứu của Thân Hoàng Phúc (2012) khi thí nghiệm trên gà Lai F2 (Nòi x (Nòi x Tàu)) với 15% CP có TTTA lúc kết thúc thí nghiệm là 59,00 g/con/ngày. Kết quả này cao hơn TTTA của gà Nòi thí nghiệm là 52,26 g/con/ngày nhưng thấp hơn gà Lai là 60,89 g/con/ngày.
Sự khác biệt về lượng TTTA giữa các thí nghiệm là do cách cho ăn, loại thức ăn, giống gà và điều kiện chăn nuôi có bị ảnh hưởng thời tiết, giai đoạn sinh trưởng cùa gà.