ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN MẠNH TƯỜNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN THỊT TẠI TRẠI LỢN TÂN PT Ở Xà LÂM LỢI HUYỆN HẠ HÒA - TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khoá học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN MẠNH TƯỜNG Tên đề tài: : ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN THỊT TẠI TRẠI LỢN TÂN PT Ở Xà LÂM LỢI - HUYỆN HẠ HÒA - TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Lớp : 42 CNTY - N01 Khoá học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: GS. Từ Quang Hiển Khoa Ch¨n nu«i - Thó y - Tr−êng §¹i häc N«ng L©m Th¸i Nguyªn Thái Nguyên, năm 2014 LỜI NÓI ĐẦU Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình học tập của tất cả các trường đại học nói chung và Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Giai đoạn thực tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tiễn sản xuất, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành phương pháp nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, tạo cho mình có tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường trở thành một cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển đất nước. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự phân công của thầy giáo hướng dẫn và được sự tiếp nhận của cơ sở, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại trại lợn Tân PT ở xã Lâm Lợi - huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ”. Nhờ sự nỗ lực của bản thân, sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và nhân dân địa phương, sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, đến nay tôi đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp và bản khóa luận tốt nghiệp. Do bước đầu làm quen với thực tiễn sản xuất nên khóa luận này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vậy tôi kính mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô, các bạn, các đồng nghiệp để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Mạnh Tường LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập tại trường và thực tập tại cơ sở, đến nay tôi đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, trang trại lợn TÂN PT và lãnh đạo, nhân dân xã Lâm Lợi, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Chăn nuôi - thú y và các thầy cô giáo trong khoa đã tận tình dạy dỗ dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, nhân dân xã Lâm Lợi, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và Trại lợn TÂN PT đã tạo kiện thuận lợi, giúp tôi hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập tại cơ sở. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn GS. Từ Quang Hiển đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thiện bản khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Mạnh Tường DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Hiện trạng tổng hợp các công trình giao thông 2 Bảng 1.2. Hiện trạng các công trình thuỷ lợi 3 Bảng 1.3. Kết quả sản xuất nông nghiệp qua một số năm của xã Lâm Lợi 6 Bảng 1.4. Lịch tiêm phòng 9 Bảng 1.5. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 12 Bảng 2.1. Sản xuất thịt và thịt lợn trên thế giới qua các năm 25 Bảng 2.2. Tiêu thụ thịt bình quân trên đầu người 25 Bảng 2.3. Sản xuất và thương mại thịt ở một số nước trên thế giới 26 Bảng 2.4. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn nuôi lợn thịt 27 Bảng 2.5. Khối lượng của lợn ở các thời điểm khảo sát (kg) 30 Bảng 2.6. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn ở các tháng nuôi (gam/con/ngày) 31 Bảng 2.7. Sinh trưởng tương đối của lợn thịt qua các tháng nuôi (%) 33 Bảng 2.8. Lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn qua các tháng nuôi (kg/con/ngày) 34 Bảng 2.9. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn qua các tháng nuôi 35 Bảng 2.10. Tiêu tốn protein (g) và tiêu tốn năng lượng trao đổi (kcal)/kg tăng khối lượng 36 Bảng 2.11. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn nuôi thịt. 37 Bảng 2.12. Sơ bộ hoạch toán sản xuất 37 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Biểu đồ khối lượng của lợn qua các kỳ cân 31 Hình 2.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các tháng nuôi 32 Hình 2.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn qua các tháng nuôi 33 MỤC LỤC Trang Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. Điều tra cơ bản 1 1.1.1. Điều kiện cơ sở 1 1.1.1.1. Vị trí địa lý 1 1.1.1.2. Địa hình, đất đai 1 1.1.1.3. Giao thông và thủy lợi 2 1.1.1.4. Điều kiện khí hậu thời tiết 3 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội. 3 1.1.2.1. Quá trình thành lập, chức năng nhiệm vụ 3 1.1.2.2. Đội ngũ cán bộ công nhân 4 1.1.2.3. Tình hình kinh tế - chính trị 4 1.1.2.4. Cơ sở vật chất 4 1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp. 5 1.1.4. Nhận xét chung 7 1.1.5. Mục tiêu đạt được sau khi thực hiện đề tài 7 1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 7 1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 7 1.2.2. Phương pháp tiến hành 8 1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 8 1.2.3.1. Công tác chăn nuôi 10 1.2.3.2. Công tác thú y 11 Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 13 2.1. Đặt vấn đề 13 2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài 13 2.1.2. Sự cần thiết tiến hành chuyên đề 13 2.1.3. Mục tiêu của đề tài 14 2.2. Tổng quan tài liệu 14 2.2.1. Cơ sở lý luận 14 2.2.1.1. Sinh trưởng phát dục của lợn 14 2.2.1.2. Đặc điểm của lợn nuôi tại trại 23 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 23 2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 23 2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 25 2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 26 2.3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 26 2.3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26 2.3.1.2. Địa điểm nghiên cứu 26 2.3.1.3. Thời gian nghiên cứu 27 2.3.2. Nội dung nghiên cứu 27 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu 27 2.3.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi 27 2.3.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 28 2.3.4. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu 28 2.3.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng 28 2.3.4.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn 29 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 29 2.4. Kết quả và phân tích kết quả 30 2.4.1. Sinh trưởng của lợn nuôi thịt 30 2.4.1.1. Sinh trưởng tích lũy 30 2.4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối 31 2.4.1.3. Sinh trưởng tương đối 32 2.4.2. Kết quả theo dõi về thức ăn 34 2.4.2.1. Lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn 34 2.4.2.2. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 34 2.4.2.3. Tiêu tốn protein/kg và tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 36 2.4.2.4. Chi phí thức ăn/kg khối lượng lợn 36 2.4.2.5. Sơ bộ hoạch toán sản xuất trực tiếp của đàn lợn thí nghiệm 37 2.5. Kết luận, tồn tại và kiến nghị 38 2.5.1. Kết luận 38 2.5.2. Tồn tại 38 2.5.3. Đề nghị 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 I. Tài liệu trong nước 39 II. Tài liệu nước ngoài 40 1 Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. Điều tra cơ bản 1.1.1. Điều kiện cơ sở 1.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Lâm Lợi là xã thuộc khu vực trung du miền núi, nằm ở phía Tây của huyện Hạ Hoà có tổng diện tích tự nhiên của xã là 930,42 ha, có vị trí địa lý: - Phía Bắc giáp xã Lệnh Khanh và xã Đan Thượng. - Phía Nam giáp xã Xuân Áng. - Phía Tây giáp xã Động Lâm và xã Xuân Áng. - Phía Đông giáp xã Y Sơn và xã Phụ Khánh. Trên địa bàn xã có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và tuyến Quốc lộ 32C chạy qua, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu và phát triển kinh tế xã hội của xã. 1.1.1.2. Địa hình, đất đai Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 930,42 ha, bao gồm các loại đất như sau: - Đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa (Fl): Đây là loại đất Feralitic hoặc mùn Feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc, ở các hố sụt castơ. - Đất phù sa sông, suối (Py): Được hình thành bởi sự bồi tụ và lắng đọng các vật liệu phù sa của sông, suối; do các sông thường chảy qua nhiều vùng đất, nhiều kiểu địa hình. Đất phù sa có độ phì tự nhiên khá cao, thích hợp cho phát triển các loại cây trồng lương thực, cây công nghiệp (lúa, ngô, đậu, đỗ, rau màu ). Tiềm năng thâm canh tăng vụ trên đất phù sa rất lớn, nếu có đầu tư thêm thuỷ lợi, chọn giống có độ dài ngày thích hợp, thay đổi dần tập quán canh tác và có sự hỗ trợ của các tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Đất đỏ vàng trên đá phiến sét ký hiệu (Fs): Là sản phẩm phong hoá của đá mẹ, giống như đá mẹ hình thành lên nhóm đất đỏ vàng. Loại đất này có tầng đất mùn dầy trung bình 20 - 30 cm, có khi 40 - 50 cm, Tỷ lệ hữu cơ trong đất mặt cao, trung bình 5 - 8%, cá biệt lên tới 10 - 12%, Độ phì tự nhiên cao hơn đất Feralitic đỏ [...]... dung: Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại trại lợn Tân PT ở xã Lâm Lợi - huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ” 2.1.2 Sự cần thiết tiến hành chuyên đề - Nắm được quy luật sinh trưởng của lợn - Nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn 14 - Nắm được quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc cho đàn lợn thịt từ 3 tháng tuổi đến xuất chuồng - Biết cách chẩn đoán và điều trị bệnh có hiệu quả. .. 1 Lở mồm long móng 1000 1000 100,00 Dịch tả 1000 1000 100,00 Tiêu chảy 86 83 96,51 Viêm phổi 842 834 99,05 Chẩn đoán điều trị bệnh 2 3 Công tác khác Vệ sinh sát trùng chuồng trại Toàn bộ trại Đảm bảo vệ sinh, phòng bệnh an toàn 13 Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại trại lợn Tân PT ở xã Lâm Lợi - huyện Hạ Hòa - tỉnh. .. của ngành sinh học và được Trenkle và Marple nghiên cứu vào năm 1983 Việc đánh giá sinh trưởng của lợn được thể hiện dưới dạng tăng khối lượng của cơ thể, có thể tính dưới dạng sinh trưởng tuyệt đối (gam/ngày) hoặc sinh trưởng tương đối (%) * Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng của lợn + Sinh trưởng tích lũy (kg) Sinh trưởng tích lũy là khối lượng cơ thể được xác định ở các thời điểm + Sinh trưởng tuyệt... hiệu quả - Rèn luyện tay nghề qua thực tiễn sản xuất 2.1.3 Mục tiêu của đề tài - Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn thịt - Góp phần làm cơ sở để khuyến cáo phát triển chăn nuôi lợn thịt trong trại chăn nuôi tư nhân tại địa phương 2.2 Tổng quan tài liệu 2.2.1 Cơ sở lý luận 2.2.1.1 Sinh trưởng phát dục của lợn * Khái niệm Theo Trần Đình Miên (1975) [5], Dương Mạnh Hùng (2004) [2], sự sinh trưởng là... Landrace) nuôi thịt giai đoạn vỗ béo 2.3.1.2 Địa điểm nghiên cứu Trại lợn Tân PT thuộc xã Lâm Lợi - huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ 27 2.3.1.3 Thời gian nghiên cứu Từ ngày 09/12/2013 đến ngày 30/04/2014 2.3.2 Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của lợn lai F1 (Duroc x Landrace) 2.3.3 Phương pháp nghiên cứu Số lượng lợn theo dõi là 15 con, bắt đầu theo dõi khi lợn được... những ngày đầu tiên của lợn sữa khi sinh, cần phải có những nghiên cứu đầy đủ và hạn chế những ảnh hưởng tiểu cực đến sinh trưởng của lợn Đối với lợn nái sinh trưởng chúng ta phải tìm cách để kéo dài thời kỳ trưởng thành để lợn có thể cho nhiều sản phẩm nhất 17 - Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều Không đồng đều về khả năng tăng khối lượng: lúc còn non, khả năng sinh trưởng chậm, sau đó khối... Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [6], quá trình sinh trưởng phát dục của lợn chia làm theo 2 giai đoạn: giai đoạn trong thai (prenatal) và giai đoạn ngoài thai (postnatal) Quá trình sinh trưởng trong thai là một phần quan trọng trong chu kỳ sống của lợn bởi các sự kiện ở thời kỳ này có ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển và khả năng sinh trưởng của lợn Quá... hướng thịt nặng hơn gia súc có hướng sản xuất khác Người ta thường sử dụng hai chỉ số để mô tả tốc độ sinh trưởng ở vật nuôi Đó là tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng tương đối Sinh trưởng tuyệt đối: biểu hiện về sự gia tăng giá trị tuyệt đối về khối lượng cơ thể ở những thời điểm nhất định so với khối lượng lúc sơ sinh Thuật ngữ này còn gọi là năng lực sinh trưởng, cường độ sinh trưởng. .. (tính theo sinh trưởng tương đối), của thịt giữ mức độ bình thường trong giai đoạn đầu sau khi sinh sau đó giảm dần từ tháng thứ 5, sự tích lũy mỡ tăng dần từ 6 - 7 tháng tuổi Dựa vào quy luật này, các nhà chăn nuôi cần căn cứ vào mục đích chăn nuôi mà quyết định thời điểm giết mổ phù hợp để có thể đạt tỉ lệ nạc cao nhất - Các phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn Sinh trưởng của lợn lần đầu... thấp, công thức cao - thấp - cao và công thức cao - cao cao Mỗi công thức khác nhau đều ảnh hưởng lớn đến năng suất của lợn thịt - Kỹ thuật chăm sóc và quản lý Kỹ thuật chăm sóc và quản lý có ảnh hưởng quyết định đến năng suất chăn nuôi lợn thịt trong đó bao gồm các yếu tố sau: 21 + Mật độ nuôi nhốt: Nếu nhốt quá nhiều lợn trong một ô thì sẽ dẫn đến tình trạng lợn sinh trưởng không đồng đều do phải . NÔNG LÂM NGUYỄN MẠNH TƯỜNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN THỊT TẠI TRẠI LỢN TÂN PT Ở Xà LÂM LỢI HUYỆN HẠ HÒA - TỈNH PHÚ THỌ . MẠNH TƯỜNG Tên đề tài: : ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN THỊT TẠI TRẠI LỢN TÂN PT Ở Xà LÂM LỢI - HUYỆN HẠ HÒA - TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP. trưởng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại trại lợn Tân PT ở xã Lâm Lợi - huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ . Nhờ sự nỗ lực của bản thân, sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và nhân