Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại trại lợn Tân PT ở xã Lâm Lợi - huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ. (Trang 38)

Theo phương pháp tính toán thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2002) [11], với các chỉ số X , mX , CV(%) . + Số trung bình (X ): n X X =∑ i với n < 30 + Độ lệch tiêu chuẩn (Sx): ( ) 1 2 2 − − ± = ∑ ∑ n n X X x S + Hệ số biến dị (Cv%): ( )% = ×100 X S Cv x

+ Sai số của số trung bình (mx): 1 − ± = n S mx x với n < 30 Trong đó: X : Số trung bình n: Dung lượng mẫu x m : Sai số của số trung bình x S : Độ lệch tiêu chuẩn Cv: Hệ số biến dị 2.4. Kết quả và phân tích kết quả

2.4.1. Sinh trưởng ca ln nuôi tht

2.4.1.1. Sinh trưởng tích lũy

Sinh trưởng tích lũy hay khối lượng của cơ thểở các thời điểm khảo sát là chỉ tiêu quan trọng nhất đểđánh giá năng suất sinh trưởng.

Do vậy, để đánh giá năng suất sinh trưởng của đàn lợn nuôi tại trại, chúng tôi tiến hành theo dõi khối lượng của lợn qua các tháng nuôi. Kết quảđược trình bày tại bảng 2.5. Bảng 2.5. Khối lượng của lợn ở các thời điểm khảo sát (kg) Stt Thời điểm n (con) Khối lượng X ± X m CV(%) . 1 Bắt đầu (12 tuần tuổi) 15 60,96 ±1,38 8,50 2 Sau 1 tháng nuôi 15 82,89 ± 1,25 5,63 3 Sau 2 tháng nuôi 15 101,7 ± 1,20 4,42 4 Sau 3 tháng nuôi 15 118,81 ± 1,14 3,60 5 Sau 4 tháng nuôi 15 134,11 ± 1,18 3,30 Số liệu bảng 2.5 cho thấy:

Khối lượng trung bình của lợn lúc bắt đầu làm đề tài (khi lợn 12 tuần tuổi) là 60,96 ±1,38 kg. sau 1 tháng nuôi khối lượng lợn là 82,89 ± 1,25 kg, sau 2 tháng nuôi khối lượng lợn là 101,7 ± 1,20 kg, sau 3 tháng khối lượng là 118,81 ± 1,14 kg, đến khi xuất bán, khối lượng lợn là 134,11 ± 1,18 kg.

Hình 2.1. Biểu đồ khối lượng của lợn qua các kỳ cân

Biểu đồ cho thấy sinh trưởng tích lũy tăng dần qua các tháng nuôi.

Như vậy, khả năng sinh trưởng của lợn khác nhau qua các giai đoạn nuôi.

Ở giai đoạn đầu của quá trình nuôi thí nghiệm, lợn đang nằm trong giai đoạn sinh trưởng nên khối lượng cơ thể càng ngày càng tăng nhanh hơn. Đến giai

đoạn cuối khả năng sinh trưởng của lợn có xu hướng chậm lại và giảm dần, vì lợn đã hết giai đoạn sinh trưởng và chuyển sang giai đoạn vỗ béo.

2.4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối chính là sự tăng lên về khối lượng, kích thích và thể

chất cơ thể trong thời gian nhất định (giữa hai lần khảo sát).

Trên cơ sở các số liệu về khối lượng ở các thời điểm khảo sát, chúng tôi tính toán sinh trưởng tuyệt đối (tăng khối lượng) trong từng tháng nuôi. Kết quả

thể hiện qua bảng 2.6 và biểu đồ 2.2.

Bảng 2.6. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn ở các tháng nuôi (gam/con/ngày) Stt Giai đoạn nuôi Số lượng (con) X (g/con/ngày)

1 Tháng nuôi 1 15 731

2 Tháng nuôi 2 15 627

3 Tháng nuôi 3 15 611

4 Tháng nuôi 4 15 567

Số liệu ở bảng 2.6 cho thấy: sinh trưởng tuyệt đối của lợn giảm dần qua các tháng. Cụ thể: Trong tháng nghiên cứu thứ nhất, sinh trưởng tuyệt đối của lợn là 731 g/con/ngày, ở tháng thứ 2, giảm xuống còn 627 g/con/ngày, ở tháng thứ 3, tiếp tục giảm xuống còn 611 g/con/ngày và ở tháng thứ 4, sinh trưởng tuyệt đối của đàn lợn chỉ còn là 567 g/con/ngày.

Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của lợn. Mặc dù biết sinh trưởng tuyệt đối của lợn tăng dần từ tháng nuôi thứ nhất đến tháng nuôi thứ 4 và bắt đầu giảm từ tháng nuôi thứ 5 nhưng do giá thịt lợn trên thị trường quá thấp vì vậy mà Công ty CP đã quyết định kéo dài thời gian nuôi để chờ lên giá.

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các tháng nuôi được minh họa bằng biểu đồ 2.2.

Hình 2.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các tháng nuôi

Biểu đồ cho thấy: Sinh trưởng tuyệt đối (tăng khối lượng) của lợn giảm dần qua các tháng nuôi, từ tháng nuôi thứ 1 đến tháng nuôi thứ 4. Điều đó cho thấy:

Đến tháng nuôi thứ 4 sinh trưởng tuyệt đối của lợn đã giảm vì vậy mà các nhà chăn nuôi cần có những kế hoạch xuất bán thích hợp để tránh tình trạng thua lỗ.

2.4.1.3. Sinh trưởng tương đối

Trên cơ sở kết quả theo dõi về khối lượng ở các thời điểm khảo sát, chúng tôi tính toán sinh trưởng tương đối của lợn qua các tháng nuôi. Kết quảđược thể

Bảng 2.7. Sinh trưởng tương đối của lợn thịt qua các tháng nuôi (%) Stt Diễn giải Số lượng

(con) CV (%) 1 Sau 1 tháng nuôi 15 30,49 2 Sau 2 tháng nuôi 15 20,38 3 Sau 3 tháng nuôi 15 15,12 4 Sau 4 tháng nuôi 15 12,10

Số liệu ở bảng 2.7. cho thấy: Sinh trưởng tương đối của lợn giảm dần qua các tháng nuôi

Cụ thể là ở tháng nuôi thứ nhất, sinh trưởng tương đối là 30,49%, ở các tháng nuôi thứ 2, 3, 4 giảm dần, tương ứng là: 20,38 %; 15,12 %; 12,10%.

Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc nói chung và lợn nói riêng.

Chúng tôi minh họa sự thay đổi sinh trưởng tương đối của lợn qua các tháng nuôi bằng đồ thị hình 2.3.

Hình 2.3. Cho thấy: Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn là một đường cong đi xuống liên tục. Điều đó có nghĩa là: Sinh tưởng tương đối của lợn giảm dần qua các tháng nuôi.

2.4.2. Kết qu theo dõi v thc ăn

2.4.2.1. Lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn

Thông qua lượng thức ăn thu nhận hàng ngày, chúng ta có thể đánh giá tình trạng sức khỏe đàn lợn, chất lượng thức ăn và trình độ chăm sóc, nuôi dưỡng của con người. Khả năng thu nhận thức ăn của lợn phụ thuộc vào các yếu tố: Giống, tuổi, tính chất khẩu phần ăn, loại thức ăn (thức ăn thơm ngon sẽ kích thích tính thèm ăn của lợn và ngược lại…) và điều kiện ngoại cảnh khác.

Để đánh giá khả năng thu nhận thức ăn của đàn lợn, chúng tôi đã tiến hành theo dõi lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của đàn và tính trung bình/con. Kết quảđược trình bày ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn qua các tháng nuôi (kg/con/ngày)

Stt Diễn giải n

(con)

Lượng thức ăn tiêu thụ

(kg/con/ngày) 1 Tháng nuôi 1 15 1,91 2 Tháng nuôi 2 15 2,32 3 Tháng nuôi 3 15 2,64 4 Tháng nuôi 4 15 2,71 5 TB Toàn kỳ 15 2,27

Số liệu ở bảng 2.8, cho thấy: Lượng thức ăn thu nhận của lợn tăng dần qua các tháng nuôi. Ở tháng nuôi thứ nhất, lượng thức ăn thu nhận là 1,91 kg do lúc này khối lượng lợn còn nhỏ, nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì là chưa quá lớn. Càng về sau, khối lượng lợn càng lớn, nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì và sinh trưởng ngày càng cao nên khả năng thu nhận thức ăn tăng lên theo thời gian.

Đến tháng nuôi thứ 4, lượng thức ăn thu nhận bình quân/con/ngày đạt 2,71kg.

2.4.2.2. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

Tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng cùng với chỉ tiêu về tốc độ sinh trưởng của lợn. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Vì thế, nó cũng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một cơ sở chăn nuôi. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng càng

thấp thì hiệu quả sử dụng thức ăn càng cao, giá thành sản phẩm càng giảm và hiệu quả kinh tế càng cao.

Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành tính toán tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng dựa trên kết quả về lượng thức ăn tiêu thụ và kết quả tăng khối lượng của lợn trong thời gian nuôi. Kết quả tính toán được trình bày ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn qua các tháng nuôi Stt Diễn giải n (con) Tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng KL) 1 Tháng nuôi thứ 1 15 2,61 2 Tháng nuôi thứ 2 15 3,70 3 Tháng nuôi thứ 3 15 4,32 4 Tháng nuôi thứ 4 15 4,78 5 TB toàn kỳ 15 3,73

Số liệu ở bảng 2.9. cho thấy: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng tăng dần theo các tháng nuôi, từ 2,61kg ở tháng nuôi thứ nhất lên đến 4,78 kg ở tháng nuôi thứ 4. Như vậy là càng về sau tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm càng cao, vì vậy càng rút ngắn thời gian nuôi thì hiệu quả kinh tế sẽ càng cao.

Tiêu tốn thức ăn bình quân toàn kỳ/kg tăng khối lượng là 3,73 kg.

Theo Nguyễn Khánh Quắc, Từ Quang Hiển (1995) [7], lợn F1 (ĐB x MC) tiêu tốn 3,76 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.

Theo Nguyễn Thiện, Phùng Thị Vân (1999) [10], lợn 7/8 máu ngoại tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 3,37 kg và lợn Landrace thuần tiêu tốn 3,59 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Còn với móng cái thuần là 5,04 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.

Theo kết quả của Pavlik, Hrent (1989) [21], nghiên cứu con lai (Duroc x Landrace) cho biết: tiêu tốn 2kg thức ăn/kg tăng khối lượng.

Như vậy, khi so sánh kết quả đạt được của chúng tôi với các kết quả của các tác giả trên cho thấy: Tiêu tốn thức ăn của lợn lai (Duroc x Landrace) nuôi tại trại là tương đối cao. Tuy nhiên có thể giải thích nguyên nhân gây nên sự

chênh lệch này là do thời gian nuôi lợn của trại quá dài (gần 7 tháng), để chờ

tăng giá bán, càng nuôi kéo dài tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng càng cao. Nếu bán lợn khi có khối lượng 80 - 100 kg thì tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng từ cai sữa đến xuất bán chỉ khoảng 2,5 - 3,0 kg.

2.4.2.3. Tiêu tốn protein/kg và tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm

Tiêu tốn năng lượng trao đổi và protein cho 1 kg tăng khối lượng cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả chăn nuôi. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành tính toán hai chỉ tiêu này trên cơ sở

các số liệu thu được về tiêu thụ thức ăn, giá trị dinh dưỡng của thức ăn và kết quả tăng khối lượng. Kết quả tính toán được trình bày ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Tiêu tốn protein (g) và tiêu tốn năng lượng trao đổi (kcal)/kg tăng khối lượng Stt Diễn giải n (con) Tiêu tốn protein (g) Tiêu tốn ME (kcal) 1 Tháng nuôi thứ 1 15 443,7 7.308 2 Tháng nuôi thứ 2 15 629,0 10.360 3 Tháng nuôi thứ 3 15 734,4 12.096 4 Tháng nuôi thứ 4 15 812,6 13.384 5 TB Toàn kỳ 15 634,1 10.444

Số liệu ở bảng 2.10 cho thấy: Tiêu tốn năng lượng và tiêu tốn protein cho 1 kg tăng khối lượng cũng tăng dần theo tháng nuôi, tương tự như tiêu tốn thức

ăn/kg tăng khối lượng. Ở tháng thứ nhất, để sản xuất 1 kg tăng khối lượng chỉ

cần cung cấp 7.308 kcal năng lượng trao đổi và 443,7 g protein, nhưng đến tháng thứ 4 thì cần tới 13.384 kcal và 812,6 g protein.

Do vậy, để tiết kiệm năng lượng, protein và chi phí thức ăn cần rút ngắn thời gian nuôi.

2.4.2.4. Chi phí thức ăn/kg khối lượng lợn

Đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng quyết định giá thành tành sản phẩm vì chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao tổng chi phí sản xuất. Trên cơ sở kết quả về tiêu

tốn thức ăn và giá thức ăn, chúng tôi tính được chi phí thức ăn. Kết quả tính toán

được trình bày ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn nuôi thịt.

Stt Diễn giải Khối lượng (kg) Đơn giá 1kg (đồng) Kết quả 1 Loại cám 552F 4.094,5 11.000 45.039.500 2 Tổng KL lợn tăng trong kỳ thí nghiệm (kg) 1097.25 3 Chi phí thức ăn/kg tăng KL (đồng) 41.048

Kết quả ở bảng 2.11 cho thấy: Mặc dù sinh trưởng tuyệt đối của lợn trong giai đoạn nuôi thí nghiệm là khá cao nhưng do thời gian nuôi kéo dài, làm cho tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng cao,trung bình 3.73 kg và giá của thức ăn cao nên chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng rất cao lên tới 41.048 đồng.

2.4.2.5. Sơ bộ hoạch toán sản xuất trực tiếp của đàn lợn thí nghiệm

Để đánh giá hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất, trên cơ sở số liệu thu được về các loại chi phí và thu do bán sản phẩm, chúng tôi tiến hành sơ bộ

hoạch toán. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 2.12.

Bảng 2.12. Sơ bộ hoạch toán sản xuất

Thu chi Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá

(đồng) Thành tiền (đồng) Chi Thức ăn kg 4094,5 11.000 45.039.500 Thú y Đồng 300.000 Điện, nước Đồng 1.500.000 Công lao động (người/tháng) Tháng 4 100.000 400.000 Tổng chi 47.239.500 Thu Xuất bán lợn kg 1097,25 41.000 44.987.250 Tổng thu 44.987.250

Kết quả ở bảng 2.12 cho thấy: Mặc dù chỉ tiêu về kỹ thuật (sinh trưởng) khá tốt, nhưng do thời gian nuôi quá dài, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cao, giá thức ăn cao và giá bán sản phẩm thấp nên kết quả cuối cùng là thua lỗ.

Do vậy, trong chăn nuôi lợn hiện nay, để không bị thua lỗ và có lãi thì ngoài việc đảm bảo các yếu tố kỹ thuật như: Giống, thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc, thú y giá cả thị trường; cần đặc biệt chú ý tới thời gian nuôi.

2.5. Kết luận, tồn tại và kiến nghị

2.5.1. Kết lun

Qua kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của lợn lai F1 (Duroc x Landrace) giai đoạn trên 60 kg tại trại lợn Tân PT thuộc xã Lâm Lợi - huyện Hạ

Hòa - tỉnh Phú Thọ, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

Lợn lai F1 (Duroc x Landrace) trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở địa phương có khả năng sinh trưởng cao.

Khối lượng lợn sau 7 tháng nuôi đạt 134,11 kg

Tiêu tốn thức ăn, năng lượng, protein trung bình cho 1 kg tăng khối lượng

ở giai đoạn từ 60 - 130 kg lần lượt là 3,73 kg, 10.444 kcal, 634,1 gam. Tuy nhiên, do giá lợn hơi quá thấp và không có đầu ra nên phải nuôi kéo dài để chờ

tăng giá, điều này dẫn đến tăng tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng và kết quả là chi lớn hơn thu.

2.5.2. Tn ti

Do điều kiện thời gian có hạn, đề tài mới chỉ được thực hiện ở phạm vi một trại với số lượng lợn còn hạn chế. Nên các kết quả thu được mới chỉ là bước đầu, các kết luận đưa ra mới chỉ là sơ bộ. Đề tài cần được tiếp tục ở quy mô lớn hơn.

2.5.3. Đề ngh

Trong điều kiện chăn nuôi bình thường, các chủ trại chăn nuôi lợn cần xuất bán lợn ở giai đoạn thích hợp, không nên nuôi kéo dài để tráng thua lỗ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu trong nước

1. Trần Kim Anh, (1998), Sự cần thiết mở rộng ứng dụng “hệ thống giống lợn hình tháp” và sử dụng “ ưu thế lai” trong chăn nuôi lợn, Hội chăn nuôi Việt Nam, Theo niêm giám thống kê và tổng cục thống kê 01/10/2001 2. Dương Mạnh Hùng (2004), Giáo trình di truyền học đại cương, Đại học Nông

Lâm Thái Nguyên.

3. Đinh Hồng Luận (1979), Kết quả nghiên cứu giống lợn Landrace x Đại bạch của Viện Chăn Nuôi, Nxb Nông nghiệp

4. Bùi Đức Lũng, Vũ Duy Giảng, Hoàng Văn Tiến, Bùi Văn Chính (1995), Thức ăn và dinh dưỡng gia súc, Giáo trình cao học Nông nghiệp Hà Nội.

5. Trần Đình Miên, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kính Trực (1975), Chọn giống và nhân giống gia súc, Giáo trình giảng dạy ở các trường Đại học Nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp.

6. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo

trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp

7. Theo Nguyễn Khánh Quắc, Từ Quang Hiển, Nguyễn Quang Tuyên, Trần Văn

Phùng (1995), Giáo trình chăn nuôi lợn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại trại lợn Tân PT ở xã Lâm Lợi - huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ. (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)