Tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng cùng với chỉ tiêu về tốc độ sinh trưởng của lợn. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Vì thế, nó cũng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một cơ sở chăn nuôi. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng càng
thấp thì hiệu quả sử dụng thức ăn càng cao, giá thành sản phẩm càng giảm và hiệu quả kinh tế càng cao.
Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành tính toán tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng dựa trên kết quả về lượng thức ăn tiêu thụ và kết quả tăng khối lượng của lợn trong thời gian nuôi. Kết quả tính toán được trình bày ở bảng 2.9.
Bảng 2.9. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn qua các tháng nuôi Stt Diễn giải n (con) Tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng KL) 1 Tháng nuôi thứ 1 15 2,61 2 Tháng nuôi thứ 2 15 3,70 3 Tháng nuôi thứ 3 15 4,32 4 Tháng nuôi thứ 4 15 4,78 5 TB toàn kỳ 15 3,73
Số liệu ở bảng 2.9. cho thấy: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng tăng dần theo các tháng nuôi, từ 2,61kg ở tháng nuôi thứ nhất lên đến 4,78 kg ở tháng nuôi thứ 4. Như vậy là càng về sau tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm càng cao, vì vậy càng rút ngắn thời gian nuôi thì hiệu quả kinh tế sẽ càng cao.
Tiêu tốn thức ăn bình quân toàn kỳ/kg tăng khối lượng là 3,73 kg.
Theo Nguyễn Khánh Quắc, Từ Quang Hiển (1995) [7], lợn F1 (ĐB x MC) tiêu tốn 3,76 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.
Theo Nguyễn Thiện, Phùng Thị Vân (1999) [10], lợn 7/8 máu ngoại tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 3,37 kg và lợn Landrace thuần tiêu tốn 3,59 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Còn với móng cái thuần là 5,04 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.
Theo kết quả của Pavlik, Hrent (1989) [21], nghiên cứu con lai (Duroc x Landrace) cho biết: tiêu tốn 2kg thức ăn/kg tăng khối lượng.
Như vậy, khi so sánh kết quả đạt được của chúng tôi với các kết quả của các tác giả trên cho thấy: Tiêu tốn thức ăn của lợn lai (Duroc x Landrace) nuôi tại trại là tương đối cao. Tuy nhiên có thể giải thích nguyên nhân gây nên sự
chênh lệch này là do thời gian nuôi lợn của trại quá dài (gần 7 tháng), để chờ
tăng giá bán, càng nuôi kéo dài tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng càng cao. Nếu bán lợn khi có khối lượng 80 - 100 kg thì tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng từ cai sữa đến xuất bán chỉ khoảng 2,5 - 3,0 kg.
2.4.2.3. Tiêu tốn protein/kg và tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm
Tiêu tốn năng lượng trao đổi và protein cho 1 kg tăng khối lượng cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả chăn nuôi. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành tính toán hai chỉ tiêu này trên cơ sở
các số liệu thu được về tiêu thụ thức ăn, giá trị dinh dưỡng của thức ăn và kết quả tăng khối lượng. Kết quả tính toán được trình bày ở bảng 2.10.
Bảng 2.10. Tiêu tốn protein (g) và tiêu tốn năng lượng trao đổi (kcal)/kg tăng khối lượng Stt Diễn giải n (con) Tiêu tốn protein (g) Tiêu tốn ME (kcal) 1 Tháng nuôi thứ 1 15 443,7 7.308 2 Tháng nuôi thứ 2 15 629,0 10.360 3 Tháng nuôi thứ 3 15 734,4 12.096 4 Tháng nuôi thứ 4 15 812,6 13.384 5 TB Toàn kỳ 15 634,1 10.444
Số liệu ở bảng 2.10 cho thấy: Tiêu tốn năng lượng và tiêu tốn protein cho 1 kg tăng khối lượng cũng tăng dần theo tháng nuôi, tương tự như tiêu tốn thức
ăn/kg tăng khối lượng. Ở tháng thứ nhất, để sản xuất 1 kg tăng khối lượng chỉ
cần cung cấp 7.308 kcal năng lượng trao đổi và 443,7 g protein, nhưng đến tháng thứ 4 thì cần tới 13.384 kcal và 812,6 g protein.
Do vậy, để tiết kiệm năng lượng, protein và chi phí thức ăn cần rút ngắn thời gian nuôi.