... tha nhân loài Tư tưởng triết học phật giáo thấm nhuần vào đời sống người dân Việt Và nói giáo lý nhân tư tưởng triết học bật tư tưởng phật giáo Một giáo lý ăn sâu vào hệ tư tưởng dân tộc ta Nó. .. hoá dân tộc, góp phần nuôi dưỡng phát huy truyền thống văn hoá Việt Nam 35 CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG NHÂN QUẢ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN QUẢNG TRỊ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY 2.1 Tư tưởng. .. giáo lý Nhân Phật giáo - Làm rõ ảnh hưởng tư tưởng Nhân đời sống người dân Quảng Trị thời đại ngày Ý nghĩa đề tài *Ý nghĩa lý luận: -Kết nghiên cứu đề tài góp phần làm rõ thêm tư tưởng phật giáo
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài
TƯ TƯỞNG NHÂN QUẢ CỦA PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN QUẢNG TRỊ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
Giảng viên hướng dẫn : TS.Trần Ngọc Ánh
Sinh viên thực hiện : Ngô Thị Hiệp
Lớp : 09SGC
Đà Nẵng, tháng 05/2013
Trang 2
Trong thời gian vừa qua nhờ sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, những người thân trong gia đình và bạn bè mà tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này Tôi xin dành lời cám ơn chân thành đến các Thầy Cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, đặc biệt là thầy giáo, TS Trần Ngọc Ánh – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Đà Nẵng, ngày 14 tháng 05 năm 2013
Sinh Viên Ngô Thị Hiệp
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Phật giáo một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới Sự ảnh hưởng của nóđối với xã hội loài người từ khi ra đời đến nay là vô cùng lớn Sự phát triển nhanhchóng của Phật giáo là một sự phát triển hợp với quy luật của xã hội của lịch sửphát triển loài người Phật giáo, qua bao nhiêu thời gian của sự phát triển nó vẫnnhư một ngọn đèn sáng chiếu rọi cho con người những bước đi trong cuộc đời sónggió
Hơn 20 thế kỷ Phật giáo đã và đang làm sứ mệnh lịch sử của mình đó là sựgiáo huấn, rèn luyện cho con người những điều hay, lẽ phải, đạo lý của con ngườichân chính, để con người biết vứt bỏ những sân si, dục vọng ham muốn của cuộcsống đời thường để đạt đến sự chân thiện mỹ
Cùng với trào lưu phát triển trên thế giới, phật giáo đã đến với con người ViệtNam Đạo phật đã hòa quyện cùng dân tộc Việt Nam, đã đưa con người, đất nướcViệt Nam vào một nguồn suối mát trong, an lạc, hiền hòa Qua năm tháng tồn tại vàphát triển cùng đất nước, đạo phật đã trở thành một tôn giáo mang đậm bản sắc củadân tôc, nó dường như đã ăn sâu vào đời sống văn hóa và tinh thần của dân tộc ViệtNam Giáo lý phật giáo đã mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc Nókhông chỉ vì mục đích giải thoát tự thân mà vì an vui, hạnh phúc cho tha nhân vàmọi loài Tư tưởng triết học của phật giáo đã thấm nhuần vào đời sống của ngườidân Việt Và có thể nói rằng giáo lý nhân quả là một trong những tư tưởng triết họcnổi bật trong tư tưởng của phật giáo Một giáo lý đã ăn sâu vào hệ tư tưởng của dântộc ta Nó không chỉ ảnh hưởng qua những trang sách, những bài viết, những trangkinh của đức phật mà nó ảnh hưởng trực tiếp qua cách sống, qua ý thức tự nhiên, nónhư trở thành bản năng của con người Việt Nam Ảnh hưởng của giáo lý nhân quảtrong đời sống của người dân Việt Nam nói chung là vô cùng lớn Và đặc biệt ởmảnh đất Quảng Trị, mảnh đất của sự linh thiêng lịch sử, mảnh đất của một thời hoalửa, của máu và hoa, sự ảnh hưởng của phật giáo cũng rất nổi bật Sự ác liệt của
Trang 5chiến tranh trên mảnh đất này, sự hi sinh, mất mát đã hằn sâu vào tâm thức củangười dân nơi đây Chính vì vậy, đời sống văn hóa của con người Quảng Trị nómang đậm một nét riêng, luôn hướng về thời lịch sử anh hùng ấy Phật giáo đã đếnxoa dụi những nỗi đau, những mất mát mà người dân nơi đây đã hứng chịu Phậtgiáo, nó ảnh hưởng trong mọi phương diện của lối sống người dân Quảng Trị, đặcbiệt là sự ảnh hưởng giáo lý nhân quả của Phật Với mong muốn được đi sâu vàokhám phá đời sống của người dân quê mình, dưới ánh sáng của phật giáo, bản thântôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Tư tưởng Nhân Quả của Phật giáo và ảnh hưởng của
nó đối với đời sống người dân Quảng Trị trong thời đại ngày nay” làm đề tài khóaluận tốt nghiệp của mình
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân loại, trước sự xâmnhập của nhiều nền văn hóa, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩthuật, con người ngày nay như trở nên thực dụng hơn, lối sống chạy theo đồng tiền
và danh lợi mà đánh mất đi nhân phẩm, phẩm chất của mình Xã hội với biết baonhiêu điều đáng phải nói, con người dường như trở nên khó để phân biệt ranh giớigiữa cái thiện và cái ác Chính vì vậy khi nghiên cứu đề tài này bản thân tôi mongmuốn góp thêm tiếng nói của mình trong hồi chuông thức tỉnh những tâm hồn lạclối
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề phật giáo trong lịch sử đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nó.Đây là một vấn đề có phương diện nghiên cứu rộng, có nhiều cách để khai thácphân tích và tìm hiểu nên đã lôi cuốn rất nhiều con người tìm hiểu và khám phá Đã
có một số công trình nghiên cứu liên quan đến phật giáo và giáo lý nhân quả củaphật giáo như: “ Nhận thức về nhân quả và nghiệp” của Thích Giác Khang; “Nềntảng đạo phật- đường đến Thức tỉnh, Giác ngộ, Tự do, hạnh phúc ”, NXB tổng hợp
TP Hồ Chí Minh, 2009; Nayakathera Piyadassi, Thích Tâm Quang (dịch), “ Họcthuyết phật giáo về đời sống sau khi chết”, NXB Tôn giáo, 2008; Minh Chi, “ Quanniệm của phật giáo đối với sống chết”, NXB TP Hồ Chí Minh, 2002; Hoàng ThịThơ,“ Giá trị nhân bản của phật giáo trông truyền thống và hiện đại”, tạp chí triết
Trang 6học số 6 (9/2001); Lê Hữu Tuấn “ Ảnh hưởng của phật giáo đối với tư duy củangười Việt”,Tạp chí triết học số6 (12/1998); “ Phật giáo Quảng Trị, 30 năm thànhlập và phát triển” của Nguyễn Hữu Ban ; Ngô văn Minh, “ Phát huy giá trị nhân vănPhật giáo trong xây dựng xã hội mới hiện nay”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/ 2009;Tác phẩm “Đường xưa mây trắng” của thầy Nhất Hạnh
Trên đây là những công trình nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề cơ bảncủa phật giáo, ít nhiều đã đề cập đến giáo lý nhân quả của Phật Tuy nhiên, sự ảnhhưởng của giáo lý nhân quả trong đời sống nười dân Quảng Trị trong thời đại ngàynay là một vấn đề nghiên cứu còn mới Các công trình nghiên cứu trên là những tưliệu hết sức quý báu, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu củanhững công trình nghiên cứu ấy đã giúp bản thân Tôi đi sâu nghiên cứu và hoànthành đề tài: “Tư tưởng Nhân quả của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đờisống của người dân Quảng Trị trong thời đại ngày nay”
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn của đề tài.
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở giáo lý nhân quả của Phật giáo, đề tài sẽ phân tích, luận giải nhữngảnh hưởng của tư tưởng nhân quả đối với đời sống tinh thần của người dân QuảngTrị
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát chung về phật giáo và quá trình du nhập và phát triển phật giáo
Việt Nam
- Tư tưởng nhân quả và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người dân QuảngTrị
3.3 Giới hạn của đề tài
Trong khuôn khổ khóa luận tôt nghiệp, đề tài chỉ giớ hạn ở giáo lý Nhân Quảcủa Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với người dân Quảng Trị trong thời đại ngàynay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1.Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
Trang 7– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam.
4.2 Phương pháp nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài này, người viết đã sử
5 Đóng góp mới của đề tài
- Đề tài trình bày có hệ thống về giáo lý Nhân quả của Phật giáo
- Làm rõ ảnh hưởng của tư tưởng Nhân quả đối với đời sống của người dânQuảng Trị trong thời đại ngày nay
6 Ý nghĩa của đề tài.
Trang 8PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO VÀ QUÁ TRÌNH DU
NHẬP PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1.1 Khái quát về phật giáo
1.1.1 Sự ra đời của phật giáo
Phật giáo là một tôn giáo được Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ởmiền Bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 trước công nguyên (TCN) Ngay từ buổi đầu, Thích
Ca, người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặtchẽ
1.1.1.1 Hoàn cảnh ra đời Phật giáo ở Ấn Độ
Điều kiện thiên nhiên ở Ấn Độ: Ấn Độ là đất nước có điều kiện tự nhiên đadạng Đất nước này vừa có dãy núi Hymalaya hùng vĩ ở phía Bắt, vừa có biển Ấn
Độ Dương rộng mênh mông; vừa có sông Ấn chảy về phía Tây, lại có sông Hằngchảy về phía Đông Vì thế Ấn Độ có những vùng đồng bằng trù phú màu mỡ, cóvùng nóng ẩm mưa nhiều, có vùng lạnh giá quanh năm tuyết phủ, lại có những vùng
xa mạc khô cằn, nóng bức Những điều kiên tự nhiên đa dạng và khắc nghiệt ấy là
cơ sở để hình thành sớm những tư tưởng tôn giáo triết học
Về kinh tế – xã hội: Từ thế kỷ VI – I TCN, nền kinh tế – xã hội chiếm hữu nô
lệ Ấn Độ đã phát triển, thổ dân trên bán đảo Nam Á là người Dravidian vàSumerian đã có nền văn minh khá cao Đầu thế kỷ II TCN, một nhánh người Aryanthâm nhập vào bán đảo Ấn Độ, dần dần chuyển sang định cư và sống bằng nghềnông Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế – xã hội của xã hội Ấn Độ cổ, trung đại là
sự tồn tại rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế – xã hội theo mô hình “công xãnông thôn” Mô hình này có đặc trưng là ruộng đất thuộc quyền sở hữu nhà nước,gắn liền với nó là sự bần cùng hoá của người dân trong công xã, và quan hệ giữa giađình thân tộc được coi là quan hệ cơ bản, cùng với xã hội được phân chia thành cácđẳng cấp Xã hội thời kỳ này được phân chia thành 4 đẳng cấp lớn là: tăng lữ, quýtộc, bình dân tự do và nô lệ cung đình Sự phân chia đẳng cấp đó làm cho xã hộixuất hiện những mâu thuẫn gay gắt dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp giữa các đẳng
Trang 9cấp trong xã hội Trong cuộc đấu tranh ấy, nhiều tôn giáo và trường phái triết học
đã ra đời, trong đó có Phật giáo
Đặc điểm văn hóa – khoa học: Văn hoá Ấn Độ cổ – trung đại được chia làm bagiai đoạn Khoảng thế kỷ XXV-XV TCN gọi là nền văn minh sông Ấn, từ thế kỷ
XV – VII TCN gọi là nền văn minh Vêđa và từ thế kỷ VI – I TCN là thời kỳ hìnhthành các trường phái triết học tôn giáo lớn gồm hai hệ thống đối lập nhau là chínhthống và không chính thống Tiêu chuẩn của chính thống và không chính thống là
có thừa nhận uy thế của kinh Vêđa và đạo Bàlamôn hay không Về khoa học, ngay
từ thời kỳ cổ đại, người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu về khoa học tự nhiên.Đặc biệt là các lĩnh vực thiên văn, toán học, y học…
Như vậy, tất cả những đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nói trên là
cơ sở cho sự nảy sinh và phát triển những tư tưởng triết học của Ấn Độ thời cổ,trung đại với các hình thức phong phú đa dạng Và Phật giáo ra đời trong làn sóngphản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp, lý giải căn nguyên nỗikhổ và tìm đường giải thoát cho con người khỏi nỗi khổ triền miên, đè nặng trong
xã hội nô lệ Ấn Độ Vì chống lại sự ngự trị của đạo Bàlamôn đặc biệt là quan điểmcủa kinh Vêđa nên Phật giáo được xem là dòng triết học không chính thống
tử được bảy ngày hoàng hậu MayDa từ trần Thái tử được Maha-ba-xà-ba-đề( Mahà Pajapatì) là em ruột của hoàng hậu May Da, con gái của vua Anjana nuôidưỡng, chăm sóc
Theo truyền thuyết Siddhattha đã có tới 547 tiền kiếp trước đầu thai làm convua Sakiya Trong những tiền kiếp trước Đức Phật là loài vật hay những con người
Trang 10đầy lòng từ bi, hỉ xả, sẵn sàng hy sinh cho đồng loại Kiếp gần nhất của Đức Phật làcon voi trắng sáu ngà.
Khi hoàng tử chào đời, có một vị hiền triết được triệu vào cung để tiên đoánvận mệnh của hoàng tử, đó là đạo sĩ Asita, một người thân tính của nhà vua, đượchoàng tộc Gautama quý trọng Khi xem thân tướng của thái tử, Asita tiên đoán rằngđây quả là một vương tử phi thường sẽ trở thần một vĩ nhân “Ngài ứa nước mắt vìchính ngài sẽ không còn sống lâu nữa để nhìn thấy thái tử Siddattha thành Phật vàngài dặn cháu trai mình là Nâlaka nhớ rằng về sau phải làm đệ tử của Đức Phậttương lai này”
Năm bảy tuổi, theo học các đạo sĩ Bàlamôn, Tất Đạt Đa đã tỏ ra là một ngườithông minh lạ thường và sức khoẻ tuyệt luân Một lần theo phụ vương ra ngoài dự
lễ hạ điền, thấy cảnh người nông dân chân lấm tay bùn cực nhọc, trâu bò phải kéocày khổ sở, trên luống cày chim chóc tranh nhau sâu bọ, hoàng tử lặng lẽ ngồi trầmngâm thiền định dưới góc cây, suy tư về nỗi khổ của chúng sinh Để tránh Tất Đạt
Đa sẽ xuất gia đi tu như đã được các vị đạo sĩ tiên đoán, nhà vua đã đặt ra các thúvui, tạo ra cuộc sống xa hoa, lộng lẫy, ngày đêm có các ca công vũ nữ hầu hạ, đểhoàng tử quên đi những suy tư và việc tu hành
Năm 16 tuổi nhà vua đã cưới cho hoàng tử công chúa Ýaodhara, một người em
cô cậu cho hoàng tử Trong 13 năm sau ngày hôn lễ, Tất Đạt Đa hoàn toàn sốngcuộc đời vương giả “Đời sống của ta thật là tế nhị, vô cùng tinh vi Trong hoàngcung chỗ đâu ta ở, phụ hoàng đều có đào ao, xây những đầm sen Khi sen xanh đuanhau khoe màu ở đây, thì sen đỏ vươn mình khoe sắc phía bên kia, và bên cạnh sentrắng đau nhau tranh đẹp dưới ánh nắng ban mai Trầm hương của ta dung đều làloại thượng hạng từ xứ Kasi đưa về Khăn và xiêm áo của ta cũng may toàn bằnghàng lụa bậc nhất từ Kasi chở đến…”
Mặc đầu sống trong giàu sang phú quý với sự yêu chiều của vua cha và người
vợ trẻ đẹp, nhưng như tiền định, hoàng tử vẫn luôn nghĩ về sự khổ của sinh, bệnh,lão, tử và những phiền não của bụi trần ô trược Siddhattha suy niệm: “Chính taphải chịu sinh, già, bệnh, tử phiền não và ô nhiễm Tại sao vẫn mê mãi chạy theo
Trang 11những điều mà bản chất cũng còn như vậy Vì chịu sinh, lão, bệnh, tử phiền não và
ô nhiễm, ta đã nhận thức được sự bất lợi của những điều ấy Hay ta thử đi tìm cáichưa thành đạt, cái tối thượng và tuyệt đối chu toàn là Niết Bàn” Mỗi ngày Thái tửcàng xít lại gần hơn với quyết định xuất gia Thái tử vẫn thấy lòng nặng trĩu bao nỗibăng khoăn thắc mắc Ngài cho cảnh đời mà ngài đang sống ở đây không phải làhạnh phúc chân thật mà là giả dối, mê muội chỉ làm cho kiếp sống thêm nặng nềđau khổ Ngài thấy cần phải tìm một lối thoát, một cuộc sống chân thật và cao đẹphơn
Trong những lần ra khỏi hoàng cung để nhìn xem thế gian bên ngoài và trựctiếp tiếp xúc với sự thật phủ phàng của đời sống, thái tử tận mắt nhìn thấy một cụgià đầu bạc, lưng còng, chân chồn, đầu gối mỏi, đi đứng mệt nhọc, một người bệnhhoạn đau khổ, một thây ma theo sau có những người khóc than sầu não, một đạo sĩnghiêm trang khả kính Hoàng tử càng suy tư về khổ của nhân sinh, càng chán cảnhphồn hoa thế vị, càng quyết tâm xuất gia đi tu tầm đạo để giải thoát cho chúng sinhkhỏi cảnh khổ ải của nghiệp chướng luân hồi Nữa đêm mùng bảy tháng hai, hoàng
tử lặng lẽ rời cung đi ra đi tìm đường chân lý Lúc ấy hoàng tử Tất Đạt Đa vừa tròn
29 tuổi và đã có một người con trai tên là Ruhula
Sau khi đi khắp nơi học đạo Đầu tiên Tất Đạt Đa gặp hai vị ở trong rừng làAlàrà Kàlama và Uddaka Kama Hai vị tẩn sĩ này lần lượt lần lượt dạy cho Tất Đạt
Đa tu tập các phương pháp thiền định Tất Đạt Đa lần lượt học hết các đạo nhưngnhận thấy không đạo nào giúp Ngài chứng ngộ được chân lý cao thượng Ngài tựmình vào ở ẩn trong rừng sâu, trải qua sáu năm cùng với năm đạo sĩ thuộc nhómKiều Trân Như thực hành phép tu khổ hạnh ép xác đến kiệt sức nhưng vẫn khôngtìm ra chính đạo Sau đó, Ngài đã vượt qua sự cám dỗ của Ma vương và sự xa lánh,
kỳ thị của người đồng tu, chọn kiên trì tu luyện theo con đường trung đạo Trải quakinh nghiệm đời sống tu luyện Tất Đạt Đa đã nhận thấy rằng tu khổ hạnh chỉ làmsuy giảm tinh thần và trí tuệ; còn lối sống lợi dưỡng vật chất thì chỉ làm chậm trể sựtiến bộ của đạo đức và tâm trí Đó là hai thái cực cần phải tránh Sau 48 ngày đêmnhập định, Siddhattha đã ngộ đạo, nhận thức được căn nguyên sinh thành biến hoá
Trang 12của vũ trụ vạn vật, tìm được nguồn góc của nỗi khổ và từ đó chỉ ra phương phápdiệt trừ nỗi khổ cho chúng sinh bằng học thuyết “nhân sinh duyên” và triết lý “tứdiệt đế”, “ Thập nhị nhân duyên”, “ Bát chánh đạo” Tất Đạt Đa đã trở thành PhậtThích Ca Mâu Ni, còn gọi là Đức Phật, lúc này ngài vừa đúng 35 tuổi.
Sau khi đắc đạo Đức Phật bắt đầu cuộc thuyết giáo dài tới 45 năm Những nơi
có nhân duyên sâu nặng với Đức Thích ca mà Ngài lưu lại thuyết giáo lâu nhất làthành Vương Xá của nước Ma Kiệt Đà, thành Xá Vệ của nước Kiều Tất La, thành
Bà La Nại của nước Ca Thi Năm 80 tuổi , Đức Phật nhận thấy cơ duyên giáo hóachúng sinh đã viên mãn và quyết định nhập niết bàn dư y Để ban lời giáo huấn cuốicùng, chỉ trong một ngày đêm, Đức Phật đã nói xong bộ kinh Đại Bát Niết Bàn RồiNgài lên tòa thất bảo, nằm nghiên sườn bên trái, đầu gối về phía Bắc, chân duỗi vềphương Nam đi vào đại diệt độ ( Mahàvirvàna), nhằm vào ngày 15 tháng 02 Saukhi Đức Phật nhập niết bàn, Ngài Ma Ka Diếp và Đại Chúng rước kim quan củaĐức Phật tới giàn thiêu để làm lễ Trà tỳ
Qua hơn 40 năm hoằng pháp và truyền đạt giáo lý Phật giáo khăp Ấn Độ Ôngqua đời ở tuổi 80 và để lại cho nhân loại những tư tưởng triết học Phật giáo vô cùngquý báu Với mục đích nhằm giải phóng con người khỏi mọi khổ đau bằng chínhcuộc sống đức độ của con người, Phật giáo nhanh chóng chiếm được tình cảm vàniềm tin của đông đảo quần chúng nhân dân lao động Nó đã trở thành biểu tượngcủa lòng từ bi bác ái trong đạo đức truyền thống của các dân tộc Châu Á Kinh điểncủa phật giáo rất đồ sộ gồm ba bộ phận gọi là “tam tạng kinh” bao gồm Tạng kinh,Tạng luật và Tạng luận
1.1.2 Quá trình phát triển của phật giáo
Sự phân phái các hệ thống triết lý tôn giáo lớn trong quá trình phát triển củamình đã trở thành một hiện tượng mang tính quy luật và đạo Phật cũng không nằmngoài quy luật đó
Sau khi Đức Phật diệt độ, các môn đệ cũng như các tăng sỹ trong hàng ngũtăng gia có quan điểm khác nhau về giáo lý và giới luật của Đức Phật cùng với sựthay đỗi của cuộc sống xã hội lúc bấy giờ đã dẫn đến sự phân phái trong Đạo Phật
Trang 13Quá trình phân phái đó bắt đầu từ khi Đức Phật diệt độ và gắn liền với 4 kỳ kết tậpcủa phật giáo.
Kết tập lần một (gọi là Hội thánh kỳ đầu hay kết tập 500) được tổ chức sau khiPhật tịch khoảng 100 ngày (khoảng thế kỷ V Tcn) do Đại Ca Diếp triệu tập và làmchủ tọa “Chư Thánh Tăng hội kỳ đầu cốt dọn thành bộ Tam Tạng kinh đề dìu dắtChư Tăng và tránh cho nhau những sự sai lầm có thể xảy ra” Đại hội này kéo dài 7tháng có 500 tỳ kheo tham dự Tại Đại hội này, Ananda kể lại lời Phật dạy về giáo
lý, Ưu Bà Ly kể lại lời Phật nói về giới luật tu hành, Đại Ca Diếp kể về những lờiluận giải của Phật về giáo lý và giới luật Như vậy, về nguyên tắc Tam Tạng củaPhật giáo được khởi soạn từ đây nhưng tất cả đều không được ghi bằng văn tự.Kết tập lần hai (Hội thánh kỳ hai, kết tập 700) Đây là “đại hội các vị trưởnglão” được tiến hành khoảng thế kỷ IV TCN, kéo dài 8 tháng với 700 tỳ kheo tham
dự Đại hội lần này chủ yếu giải quyết những bất đồng về việc thực hành giới luật
và luận giải kinh điển Đại hội này đánh dấu cho việc Phật giáo tách thành hai phái:Thượng Tọa bộ và Đại chủng bộ
Kết tập lần ba (Hội thánh kỳ 3) tiến hành giữa thế kỷ III Tcn, do vua A Dục(Asoka) đứng ra triệu tập Đại hội kéo dài 9 tháng với 1000 tỳ kheo tham dự Lầnkết tập này Tam Tạng đã được ghi lại bằng văn bản với cả hai thứ tiếng Sankrit vàPaly Sau kết tập được sự bảo trợ của vua A Dục các tăng đoàn được thành lập vàbắt đầu truyền bá đạo Phật ra nước ngoài
Kết tập lần bốn được tiến hành dưới triều vua Ca Nhị Sắc Ca (Kaniska), năm125-150 Scn, với 500 tỳ kheo tham dự Kết tập đã hoàn chỉnh “kinh điển” của Phậtgiáo và tồn tại cho đến ngày nay Cũng từ lần kết tập này, Phật giáo chính thức chiathành hai phái: Tiểu thừa và Đại thừa
Tiểu thừa có nghĩa là cỗ xe nhỏ Phái này chủ trương ai tu thì độ lấy mình.Kinh sách ban đầu chủ yếu viết bằng tiếng Paly và chủ yếu truyền đạo về phía Nam
Ấn như Xrilanca, Lào, Thái Lan, Campuchia, Miến Điện nên còn gọi là Nam tông.Tiểu thừa có hai phái lớn là: Phái “Nhất thiết hữu bộ” tập trung nghiên cứu phạmtrù thời gian, phái “Kinh bộ” xây dựng “lý thuyết về tính chốc lát” Về sau Tiểu
Trang 14thừa còn có nhiều phái khác như Câu xá tông, Thành thực tông, Luật tông…
Đại thừa có nghĩa là cỗ xe lớn, phái này không chỉ tự giác ngộ cho mình màcòn giác ngộ cho mọi người Kinh sách thường viết bằng tiếng Sankrit và phát triểnmạnh về phía Bắc Ấn như Nêpan, Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Nhật bản, ViệtNam nên còn gọi là Bắc tông
Đại thừa có hai phái lớn: Phái “Trung luận” (Madhymika) do sư Long Thọ lập
ra ở thế kỷ II Scn Phái này truyền tụng chủ yếu là các kinh Hoa Nghiêm; Phái “Dugià” (Yogacara) do hai anh em Vô Trước (Asangha) và Thế Thân (Vasubhandha)sáng lập ở thế kỷ IV Scn Kinh sách truyền tụng của phái này thường là Du già sưđịa luận (duy thức luận), đại thừa luận, kim cương bát nhã luận Về sau Đại thừacòn có nhiều tông phái khác như: Pháp tướng tông, Tam luận tông, Hoa Nghiêmtông, Thiên thai tông, Mật tông (chân ngôn tông), Thiền tông, Tịnh độ tông…
1.1.3 Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo
Tư tưởng triết học Phật Giáo ban đầu chỉ là truyền miệng, sau đó được viếtthành văn thể trong một khối kinh điển rất lớn, gọi là “Tam Tạng”, Gồm 3 Tạngkinh điển là: Tạng Kinh, Tạng Luật, và Tạng Luận Trong đó thể hiện các quanđiểm về thế giới và con người
1.1.3.1 Quan điểm của Phật giáo về thế giới quan
Quan điểm về thế giới quan của Phật giáo thể hiện tập trung ở nội dung của 3phạm trù: vô ngã, vô thường và duyên
*Vô ngã (không có cái tôi chân thật)
Trái với quan điểm của kinh Vêđa, đạo Bàlamôn và đa số các môn phái triếthọc tôn giáo đương thời thừa nhận sự tồn tại của một thực thể siêu nhiên tối cao,sáng tạo và chi phối vũ trụ, Phật giáo cho rằng thế giới xung quanh ta và cả conngười không phải do một vị thần nào sáng tạo ra mà được cấu thành bởi sự kết hợpcủa 2 yếu tố là “Sắc” và “Danh” Trong đó, Sắc là yếu tố vật chất, là cái có thể cảmnhận được, nó bao gồm đất, nước, lửa và không khí; Danh là yếu tố tinh thần,không có hình chất mà chỉ có tên gọi Nó bao gồm: thụ (cảm thụ), tưởng (suy nghĩ),hành (ý muốn để hành động) và thức (sự nhận thức)
Trang 15Danh và sắc kết hợp lại tạo thành 5 yếu tố gọi là “Ngũ uẩn” Ngũ uẩn baogồm sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức),chúng tác động qua lại với nhau tạo nên vạn vật và con người Nhưng sự tồn tại của
sự vật chỉ là tạm thời, thoáng qua, không có sự vật riêng biệt nào tồn tại mãi mãi
Do đó, không có “Bản ngã” hay cái tôi chân thực
*Vô thường (vận động biến đổi không ngừng)
Đạo Phật cho rằng “Vô thường” là không cố định, luôn biến đổi Các sự vật,hiện tượng trong vũ trụ không đứng yên mà luôn luôn biến đổi không ngừng, khôngnghỉ theo chu trình bất tận là “sinh – trụ – dị – diệt” Nghĩa là sinh ra, tồn tại, biếndạng và mất đi
Do đó, không có gì trường tồn, bất định, chỉ có sự vận động biến đổi khôngngừng.Với quan niệm này, Đức Phật dạy: “tất cả những gì trong thế gian đó là biếnđổi, hư hoại, đều là vô thường” Vì vậy mọi sự vật không mãi ở yên trong một trạngthái nhất định, luôn luôn thay đổi hình dạng, đi từ trạng thái hình thành đến biến đirồi tan rã Sinh và diệt là hai quá trình xảy ra đồng thời trong một sự vât, hiện tượngcũng như trong toàn thể vũ trụ rộng lớn Đức Phật cũng dạy rằng không phải là sựvật, hiện tượng sinh ra mới gọi là sinh, mất (hay chết đi) mới gọi là diệt, mà trong
sự sống có sự chết, chết không phải là hết, không phải là hết khổ mà chết là điềukiện của một sinh thành mới
*Duyên (điều kiện cho nguyên nhân trở thành kết quả)
Bàlamôn Phật giáo cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ từ cái nhỏnhất đến cái lớn nhất đều chịu sự chi phối của luật nhân duyên Trong đó duyên làđiều kiện giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả Kết quả ấy lại nhờ có duyên màtrở thành nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà trở thành kết quả mới Cứ nhưvậy mà tạo nên sự biến đổi không ngừng của các sự vật, tuân theo quy luật “Nhân-Quả”, nhân là cái hạt, quả là cái trái, cái trái do mầm ấy phát sinh Nhân và quả làhai trạng thái nối tiếp nhau, nương vào nhau mà có Nếu không có nhân thì khôngthể có quả, nếu không có quả thì không thể có nhân, nhân thế nào thì quả thế ấy.Hạt lúa được gọi là “nhân” khi gặp “duyên” là điều kiện thuận lợi về không khí,
Trang 16nước, ánh sáng, nhiệt độ…thì nhân sẽ phát triển thành “quả” là cây lúa.
Như vậy, thông qua các phạm trù Vô ngã, Vô thường và Duyên, triết học Phậtgiáo đã bác bỏ quan điểm duy tâm lúc bấy giờ cho rằng thần Brahman sáng tạo racon người và thế giới Phật giáo cho rằng sự vật và con người được cấu thành từ cácyếu tố vật chất và tinh thần Các sự vật hiện tượng thế giới nằm trong quá trình liên
hệ, vận động, biến đồi không ngừng Nguyên nhân của sự vận động, biến đổi nằmtrong các sự vật Đó là quan điểm biện chứng về thế giới tuy còn mọc mạc chất phátnhưng rất đáng trân trọng Và đó cũng là quan điểm duy vật biện chứng về thế giới
1.1.3.2 Quan điểm của Phật giáo về nhân sinh quan
Nội dung triết lý nhân sinh của Phật giáo được thể hiện tập trung trong thuyết
“Tứ Diệu Đế” (Tứ thánh đế – Catvary Arya Satya) tức là 4 chân lý tuyệt diệu đòihỏi mọi người phải nhận thức được Tứ diệu đế là:
* Khổ đế:
Chân lí về sự khổ, cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não,không trọn vẹn, cuộc đời con người là một bể khổ Phật xác nhận đặc tướng củacuộc đời là vô thường, vô ngã và vì vậy mà con người phải chịu khổ Có 8 nỗi khổlà: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ biệt khổ (yêu thương nhau phải xanhau), oán tăng hội (ghét nhau phải gần nhau), sở cầu bất đắc (mong muốn màkhông đạt được) và ngũ thụ uẩn (do 5 yếu tố tạo nên con người)
Như vây, cái khổ về mặt hiện tượng là cảm giác khổ về thân, sự bức xúc củahoàn cảnh, sự không toại nguyện của tâm lý về bản chất Về phương triết học, khổđau là một thực tại đối với con người, khổ đế là một chân lý khách quan hiện thực.Khổ hay hình thái bất an là kết quả hàng lọat nhân duyên được tạo tác từ tâm thức.Như vậy tri nhân thực tại là một cách trực tiếp đi vào soi sáng mọi hình thái khổ đaucủa con người Để thấu hiểu triệt để cái căn nguyên của khổ đau, con người khôngthể dừng lại ở sự thật của đau khổ, hay quay mặt chạy trốn, mà phải đi vào soi sángcái bản chất nội tại của nó
Đạo Phật cho rằng đời là bể khổ, nỗi đau khổ là vô tận, là tuyệt đối Do đó,con người ở đâu, làm gì cũng khổ Cuộc đời là đau khổ không còn tồn tại nào khác
Trang 17Ngay cả cái chết cũng không chấm dứt sự khổ mà là tiếp tục sự khổ mới Phật ví sựkhổ của con người bằng hình ảnh: “Nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước biển” *Nhân đế (hay Tập đế):
Là triết lý về sự phát sinh, nguyên nhân gây ra sự khổ “Tập” là tụ hợp, kết tậplại Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả mãnđược trở thành, thoả mãn được hoại diệt… Các loại ham muốn này là gốc của luânhồi Đạo Phật cho rằng nguyên nhân sâu xa của sự khổ, phiền não là do “thập nhịnhân duyên”, tức 12 nhân duyên tạo ra chu trình khép kín trong mỗi con người 12nhân duyên gồm:
1 Vô minh (không sáng suốt): đồng nghĩa với mê tối, ít hiểu biết, không sángsuốt Không hiểu được đời là bể khổ, không tìm ra nguyên nhân và con đường thoátkhổ Trong mười hai nhân duyên, vô minh là căn bản Nếu không thấu hiểu Tứ diệu
đế cũng được gọi là Vô minh
2 Duyên hành: là ý muốn thúc đẩy hành động
3 Duyên thức: tâm từ trong sáng trở nên u tối
4 Duyên danh sắc: sự hội tụ các yếu tố vật chất và tinh thần sinh ra các cơquan cảm giác (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và ý thức)
5 Duyên lục nhập: là quá trình xâm nhập của thế giới xung quanh vào các giácquan cảm giác, lúc đó thân sẽ sinh ra sáu cửa là: nhãn, nhĩ, tỳ, thiệt, thân để thiêuhủy, đón nhận
6 Duyên xúc: là sự tiếp xúc của thế giới xung quanh sinh ra cảm giác Đó làsắc, thính, hương vị, xúc và pháp khi tiếp xúc, đụng chạm vào
7 Duyên thụ: là sự cảm thụ, sự nhận thức khi thế giới bên ngoài tiếp xúc vớilục căn sinh ra cảm giác
8 Duyên ái: là yêu thích mà nảy sinh ham muốn, dục vọng trước sự tác độngcủa thế giới bên ngoài
9 Duyên thủ: do yêu thích quyến luyến, không chịu xa lìa, rồi muốn chiếmlấy, giữ lấy không chịu buông ra
10 Duyên hữu: cố để dành, tồn tại để tận hưởng cái đã chiếm đoạt được
Trang 1811 Duyên sinh: sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại.
12 Duyên lão tử: khi đã sinh thì xác thân phải tiêu hoại mỏi mòn, trẻ rồi già,
ốm đau rồi chết
Thập nhị nhân duyên có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng nhìn chungđều cho rằng chúng có quan hệ mật thiết với nhau, cái này là nhân, làm duyên chocái kia, cái này là quả của cái trước, đồng thời là nhân cho cái sau Cũng có lời giảithích là 12 yếu tố tích luỹ đưa đến cái khổ sinh tử hiện tại mà yếu tố căn đế là ái vàthủ, nghĩa là tham lam, ích kỷ, còn gọi là ngã chấp Mười hai nguyên nhân và kếtquả nối tiếp nhau tạo ra cái vòng lẩn quẩn của nổi khổ đau nhân loại
Nguyên nhân sâu hơn và căn bản hơn chính là vô minh, tức là si mê khôngthấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng đều nương vào nhau mà sinh khởi, đều vôthường và chuyển biến, không có cái chủ thể, cái bền vững độc lập ở trong chúng.Chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng, khổ hay không là do lòng mình Haynói cách khác, tùy theo cách nhìn của mỗi người đối với cuộc đời mà có khổ haykhông Nếu không bị sự chấp ngã và dục vọng, vị kỹ hay phiền não khuấy động, chiphối, ngự trị trong tâm thì cuộc đời đầy an lạc hạnh phúc
*Diệt đế:
Là chân lý về diệt khổ Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ điều có thể tiêu diệtđược để đạt tới trạng thái “niết bàn” Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì
sự khổ cũng được tận diệt muốn diệt khổ phải đi ngược lại 12 nhân duyên, bắt đầu
từ diệt trừ vô minh Vô minh bị diệt, trí tuệ được bừng sáng, hiểu rõ được bản chấttồn tại, thực tướng của vũ trụ là con người, không còn tham dục và kéo theo nhữnghành động tạo nghiệp nữa, tức là thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử Nói cách khácdiệt trừ được vô minh, tham dục thì hoạt động ngũ vẩn dừng lại, tu đến niết bàn,tịch diệt khi ấy mới hết luân hồi sinh tử
Phật Giáo cho rằng, một khi người ta đã làm lắng dịu lòng tham ái, chấp thủ,thì những nỗi lo âu, sợi hãi, bất an giảm dần, thâm tâm của bạn trở nên thanh thản,đầu óc tĩnh táo hơn; lúc đó nhìn mọi vấn đề trở nên đơn giản hơn, rộng lượng hơn
Đó là một hình thức hạnh phúc, cũng nhờ vậy tâm trí không bị chi phối bởi những
Trang 19tư tưởng chấp thủ, nhờ không bị nung núng bởi các ngọn lửa phiền muộn, lo lắng sợhãi mà tâm lý của bạn trầm tĩnh và sáng suốt hơn, khả năng nhận thức sự vật hiệntượng sâu sắc hơn, chính xác hơn, thâm tâm được chuyển hóa, thái độ ứng xử củabạn với mọi người xung quanh rộng lượng và bao dung hơn Tùy vào khả nănggiảm thiểu lòng tham, vô minh đến mức độ nào thì đời sống của bạn sẽ tăng phầnhạnh phúc đến mức độ ấy.
*Ðạo đế:
Là chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ Đây là con đường tu đạo để hoànthiện đạo đức cá nhân Khổ được giải thích là xuất phát Thập nhị nhân duyên, vàmột khi dứt được những nguyên nhân đó thì ta có thể thoát khỏi vòng sinh tử Chấmdứt luân hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việc chứng ngộ niết bàn Có 8 con đườngchân chính để đạt sự diệt khổ dẫn đến niết bàn gọi là “Bát chính đạo” Bát chính đạobao gồm:
1 Chính kiến: hiểu biết đúng đắn và gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứdiệu đế và giáo lí vô ngã
2 Chính tư duy: suy nghĩ luôn có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩacủa bốn chân lí một cách không sai lầm
3 Chính ngữ: nói năng phải đúng đắn, không nói dối hay nói phù phiếm
4 Chính nghiệp: giữ nghiệp đúng đắn, tránh phạm giới luật, không làm việcxấu, nên làm việc thiện
5 Chính mệnh: giữ ngăn dục vọng đúng đắn, tránh các nghề nghiệp liên quanđến sát sinh
6 Chính tinh tiến: cố gắng nổ lực đúng hướng không biết mệt mỏi để pháttriển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu
7 Chính niệm: tâm niệm luôn tin tưởng vững chắc vào sự giải thoát, luôn tỉnhgiác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý
8 Chính định: kiên định, tập trung tư tưởng cao độ suy nghĩ về tứ điệu đế, vôngã, vô thường, tâm ý đạt bốn định xuất thế gian
Theo con đường bát chính đạo nói trên, con người có thể diệt trừ vô minh, đạt
Trang 20tới sự giải thoát, nhập vào niết bàn là trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, sáng suốt, chấmdứt sinh tử luân hồi.
Ngoài ra Phật giáo còn đưa ra 5 đều nhằm răn đe đem lại lợi ích cho con người
và xã hội Chúng bao gồm: bất sát (không sát sinh), bất dâm (không dâm dục), bấtvọng ngữ (không nói năng thô tục, bậy bạ), bất âm tửu (không rượu trà) và bất đạo(không trộm cướp)
Như vậy, Phật giáo nguyên thuỷ có tư tưởng vô thần, có yếu tố duy vật và tưtưởng biện chứng của thế giới Phật giáo khuyên con người suy nghĩ thiện và làmviệc thiện nhằm góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân Tuy nhiên trong triết lý nhânsinh và con đường giải phóng của phật giáo vẫn mang nặng tính chất bi quan khôngtưởng và duy tâm về xã hội Và những tư tưởng xã hội phật giáo đã phản ánh thựctrạng xã hội đẳng cấp khắc nghiệt của xã hội Ấn Độ cổ – trung đại và nêu lên ướcvọng giải thoát nổi bi kịch cho con người lúc đó Phật giáo cũng nói lên được tự dobình đẳng trong xã hội nhưng triết lý nhân sinh vẫn còn mang nặng tính chất biquan không tưởng và duy tâm về xã hội
1.2 Lịch sử du nhập và phát triển Phật giáo Việt Nam
1.2.1 Lịch sử du nhập phật giáo vào Việt Nam
Phật giáo đã mang đến cho con người một dòng suối mát trong của niềm vui
và hạnh phúc thật sự Theo dòng chảy của sự phát triển phật giáo đã được du hậpvào xã hội Việt Nam, đánh thức tâm hồn con người, xoa dịu những nỗi đau mà conngười phải hứng chịu Qua mọi khoảng cách của địa lý, khoảng cách về thời đại,với bản chất khoan hoà của mình, Phật giáo đã hoà mình cùng với đời sống văn hoádân tộc Việt Nam, và đã trở thành một nét văn hoá của dân tộc ta
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, là cái gạch nối địa lý giữa hai nướclớn, hai nền văn minh cổ xưa nhất của Châu Á và có thể là của cả loài người là Ấn
Độ và Trung Quốc Với một địa thế, nằm kẹp giữa hai nước lớn như vậy, Việt Namtất nhiên chịu ảnh hưởng từ cả hai phía, phía Ấn Độ và phía Trung Quốc Chính vìvậy đạo phật đã được du nhập vào Việt Nam rất sớm, từ hai con đường là đường bộ
và đường thuỷ khoảng từ cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III
Trang 21Xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua ngã Srilanka, Indonesia, ViệtNam…lợi dụng được luồng gió thổi định kỳ vào hai lần một năm phù hợp với haimùa mưa nắng ở khu vực Đông Nam Á, những thương nhân Ấn đã tới các vùng này
để buôn bán bằng những con thuyền buồm Trong các chuyến đi viễn dương này,các thương nhân thường cung thỉnh một hay hai vị tăng để cầu nguyện cho thủy thủđoàn và các vị tăng này nhờ đó mà đến truyền bá Đạo Phật vào các dân tộc ở ĐôngNam Á
Ấn Độ là một bán đảo, cũng như bán đảo Đông Dương nhưng là một bán đảokhổng lồ, cả một tiểu lục địa Từ xa xưa trước công nguyên, thương nhân Ấn Độ đãgiao thương với các nước Ả rập, các nước ven biển Địa Trung Hải và nhất là với đếquốc La Mã, tiêu thụ rất nhiều vàng ngọc, châu báu, hương liệu, lụa là, trầm quế…
Để có đủ hàng cung cấp cho thị trường phương Tây, thương nhân Ấn Độ đốngthuyền theo gió mùa Tây Nam đi về phía Đông Nam Á, đến Mã Lai, quần đảo NamDương, vượt eo biển Malacca vào biển Đông, đến Việt Nam, rồi đến Trung Hoa,Nhật Bản Khi đi thì lựa theo gió mùa Tây Nam, khi về thì phải chờ tới sang năm,theo mùa gió Đông Bắc Ròng rã một năm ở lại, đủ thời giờ cho họ buôn bán, vàảnh hưởng dần dần, sâu đậm đến các dân tộc địa phương trên mặt sản xuất, văn hóa,sinh hoạt tôn giáo Lịch sử chính thức xác nhận năm 240 trước Tây lịch, Mahoda-con vua A dục (Asoka) đã đưa Đạo Phật vào Việt Nam
Dưới thời vua A-dục trị vì tại Ấn Độ (273 – 232 TCN), nhờ sự ủng hộ của nhàvua nên đạo Phật đã được truyền đi nhiều xứ sở bên ngoài Ấn Độ Các thương nhânngười Ấn theo đường biển đã đến Giao Chỉ buôn bán và mang theo đạo Phật mới
mẻ đến xứ này Sau đó đến lượt các tăng sĩ người Ấn tới đây truyền đạo, góp phầnlập ra trung tâm đạo Phật tại Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh BắcNinh, Việt Nam), một trong những trung tâm lớn nhất của đạo Phật tại phươngĐông đầu Công nguyên cùng với hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành (naythuộc Trung Quốc)
Tư liệu trong Lĩnh Nam Chính Quái cho biết một dữ kiện chứng tỏ sự có mặtcủa đạo Phật vào đời Hùng Vương thứ 3 (triều đại thứ 18 Vua Hùng kể từ trước
Trang 22công nguyên 2879-258) Đó là truyện “Nhất Dạ Trạch”, chuyện kể Tiên Dung, congái vua Hùng Vương thứ 3 lấy Đồng Tử Đồng Tử và Tiên Dung lập phố xá buônbán giao thiệp với người nước ngoài Một hôm Đồng Tử theo một khách buôn ngoạiquốc đến núi Quỳnh Viên trên núi có am nhỏ, tại đây Đồng Tử đã gặp một nhà sư
Ấn Độ tên Phật Quang Phật Quang đã truyền pháp cho Đồng Tử và Nhờ đó màĐồng Tử và Tiên Dung đã biết đến Đạo Phật Qua dữ kiện này ta thấy sự hiện diệncủa Phật Giáo do các tăng sĩ Ấn Độ truyền vào Việt Nam khá lâu trước côngnguyên
Thiền Uyển Tập Anh cũng ghi nhận cuộc đàm luận giữa thiền sư Thông Biện
và Thái Hậu Phù Thánh Linh Nhân (Ỷ Lan) (khi bà hỏi về nguồn gốc Đạo Phật ViệtNam vào dịp các cao tăng trong nước tập hợp tại chùa Khai Quốc (nay là chùa TrấnQuốc – Hà Nội) vào ngày rằm tháng 2 năm 1096) Thông Biện dẫn chứng lời pháp
sư Đàm Thiên (542-607) đối thoại với Tùy Cao Đế (?-604): “Một phương GiaoChâu, đường sang Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông (Trung Hoa)chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn 20 ngôi, độ tăng hơn 40 người, dịch kinhđược 15 quyển, vì nó có trước vậy, vào lúc ấy thì đã có Khâu Đà La, Ma Ha KỳVực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó” Ma Ha Kỳ vực, Khâu
Đà La (188) người Ấn Độ hay Trung Á; Mâu Bác (165-170) người Trung Hoa;Khương Tăng Hội (200-247) người Ấn Độ; Chi Cương Lương (?-264) người xứNhục Chi, theo sử chép đó là các vị sư có mặt sớm nhất ở Giao Châu vào khoảngthế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ ba Có lẽ đây chỉ là những vị được sử ghi lại tên tuổi,
kỳ thực đây không phải là phái đoàn truyền bá đầu tiên đến Việt Nam, vì từ thế kỷthứ ba trước Tây lịch đến thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch chắn chắc đã có nhiều tăng sĩđặt chân đến hoằng Pháp tại Việt Nam, cho nên Pháp sư Đàm Thiên chỉ dẫn phầngiới hạn và căn cứ vào sự có mặt của tác phẩm “Lý hoặc Luận” của Mâu Bác
Qua nhiều tài liệu lịch sử và dựa vào địa lý, thiên nhiên, cư dân, lịch sử có thểcho chúng ta một kết luận chắn chắc rằng đạo Phật đã được truyền trực tiếp vàoViệt Nam chứ không thông qua Trung Hoa bằng con đường biển Tuy nhiên, cũng
có nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh rằng đạo Phật đồng thời được truyền vào Việt
Trang 23Nam qua con đường bộ hay còn gọi là con đường tơ lụa con đường này nối liềnĐông Tây, phát xuất từ vùng Đông Bắc Ấn Độ, Assam hoặc phía Trung Á, mộtnhánh của đường tơ lụa đi từ Châu Âu qua các vùng thảo nguyên và vùng sa mạc ởTrung Á tới Lạc Dương bằng phương tiện lạc đà Các con đường bộ không thiếunhưng vất vả và khó nhọc hơn Trước hết là có những con đường vừa thủy vừa bộkhá tiện lợi Thay vì đi vòng xuống eo biển Malacca, xa về phía Nam, thương nhân
Ấn Độ có thể chuyển hàng hóa qua eo biển Kra và bán đảo Mã Lai, theo nhữngtuyến đường bộ tiện lợi, có thể vượt vài giờ, nối liền biển nọ đến biển kia.Từ Nam
Ấn, thương nhân Ấn Độ có thể dùng thuyền không lớn vượt thủy đạo hẹp giữaAndaman và Nicobar, hoặc là quá xuống phía Nam, thủy đạo giữa Nicobar vàAchin Tuyến đường thứ hai dẫn tới điểm Kadah Tại hai điểm này, các nhà khảo cổhọc đã khai quật được nhiều đồ vật cổ thuộc nền văn minh Ấn Độ thời xưa
Cũng có thể các thương nhân và tăng sĩ qua vùng Tây Tạng và các triền sôngMekong, sông Hồng, sông Đà mà vào Việt Nam “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” (HàNội, 1988) có nói rõ: “Các thương nhân xuất phát từ Trung Ấn có thể dùng tuyếnđường bộ ngang qua đèo Ba Chùa và theo sông Kanburi mà xuống Châu ThổMênam, bằng tuyến đường hiện nay vẫn nối liền cảng Moulmein với thành phốRaheng, nằm trên một nhánh của con sông Mênam (…) chính tuyến đường này dẫntới vùng Bassak ở trung lưu sông Mekong, địa bàn của vương quốc Kambijan.Vương quốc này có thể là do những di dân Ấn Độ thành lập trước công nguyên Rất
có thể các tăng sĩ Ấn Độ vào đầu công nguyên đã theo con đường này mà đến đấtLào, rồi từ đây vượt Trường Sơn sang Thanh Hóa hay Nghệ An” Xa về phía bắc,thì con đường nối Ấn Độ với Nam Trung Quốc ngang qua Assam, thượng MiếnĐiện, và Vân Nam Tuyến đường này hình như đã được sử dụng từ thế kỷ II vàthậm chí trước đó nữa
Những dữ kiện về con đường biển và con đường bộ có liên quan đến sự giaolưu của Việt Nam tuy chưa nhiều chứng minh có những chứng tích mà lịch sử còn
để lại, dù lịch sử truyền miệng hay thành văn, theo lịch sử Phật giáo Việt Nam thìvào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, vua Ấn Độ Asoka sau cuộc đại hội kết tập kinh
Trang 24điển lần thứ ba, vua và trưởng lão Tissa Moggaliputta đã gởi nhiều phái đoàn NhưLai sứ giả lên đường truyền bá chánh pháp cho các nước thuộc vùng viễn đông,trong đó có đoàn của hai vị cao tăng là Uttara và Sona được phái đến Suvana-Bhumi, xứ Kim Địa Tuy có nhiều ý kiến khác nhau về vùng Kim Địa nhưng ýkiến trong quyển lịch sử Phật giáo thế giới thì cho rằng vùng Kim Địa này là bánđảo Đông Dương từ Miến Điện kéo dài đến Việt Nam Vấn đề này được sách Lịch
Sử Phật Giáo Việt Nam viết: Sử liệu Phật Giáo Miến Điện chép rằng hai vị caotăng đó (Uttara và Sona) đã đến Miến Điện truyền giáo nhưng sử liệu Phật giáo tạiThái Lan cũng ghi là hai cao tăng Uttara và Sona có đến Thái Lan truyền giáo Nóichung căn cứ theo các tư liệu trên thì chúng ta có thể khẳng địng rằng Phật giáotruyền vào Việt Nam khoảng đầu công nguyên bằng hai con đường thủy và bộ.Ngay sau khi được du nhập và hình thành, Phật giáo Việt Nam phát triển mạnh mẽ
và trở thành quốc giáo bởi những giá trị tốt đẹp của nó
1.2.2 Quá trình phát triển Phật giáo ở Việt Nam
Từ khi được du nhập vào nước ta, Phật giáo đã luôn luôn đồng hành cùng lịch
sử phát triển của dân tộc Trong những năm đầu khi mới được truyền vào Việt NamPhật giáo chưa phát triển mà chỉ phớt qua trên mọi miền đất nước Và dần dần cóảnh hưởng sâu rộng tới các triều vua về sau nhất là triều Lý và Trần, các triều đạisau này Phật giáo ngày càng bị suy đồi do một phần ảnh hưởng của chiến tranh triềnmiên mang lại
Có thể chia quá trình phát triển phật giáo ở Viêt nam qua 3 thời kỳ
Trang 25lập ra chức tăng thống – người đứng đầu phật giáo của đất nước trong lịch sử.
Như ta đã thấy, Phật Giáo Việt Nam của thế kỷ thứ V chỉ còn ghi lại hai thiền
sư là Đạt Ma Đề Bà và Huệ Thắng Thế kỷ thứ VI ghi lại hai thiền sư Việt Nam:Quán Duyên và Pháp Thiền Chính trong thế kỷ này mà thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chiđến Việt Nam Ba thế kỷ tiếp theo, thế kỷ VII, VIII và IX là ba thế kỷ thuộc nhàĐường cai trị, đến thế kỷ X thì Việt Nam mới bắt đầu giành được quyền tự chủ.Chính trong thế kỷ này Đạo Phật mới thực sự hưng thịnh và có những đóng góp tíchcực cho đất nước Năm 971 vua Đinh Tiên Hoàng định giai cấp cho tăng sĩ và banchức tăng thống cho Thiền sư Ngô Chân Lưu thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông, vàngài Khuông Việt Thái Sư, chính thức tiếp nhận Phật Giáo làm nguyên tắc chỉ đạotâm linh cho chính sự Cũng chính trong thế kỷ này vua Lê Đại Hành đã mời thiền
sư Pháp Thuận và thiền sư Vạn Hạnh của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi làm cố vấnchính sự Các thiền sư Khuông Việt, Pháp Thuận và Vạn Hạnh cũng đã tiếp tục trợgiúp vua Lý Thái Tổ trong thế kỷ kế tiếp
Nhà Lý ra đời đã đưa đạo Phật lên hàng quốc đạo, nhiều triều vua nối tiếpnhau đã thực hiện rất nhiều Phật sự, không chỉ góp phần phát triển việc tu học màcòn qua đó phát triển một nền văn hóa riêng của Đại Việt khác biệt với Trung Hoa.Một dấu ấn quan trọng thời này là việc khai sinh Thiền phái Thảo Đường Tuynhiên, vì khuynh hướng thiên trí thức và văn chương, thiền phái Thảo Ðường khôngcắm rễ được trong quần chúng mà chỉ ảnh hưởng đến một số trí thức có khuynhhướng văn học Thiền Uyển Tập Anh tuy có ghi lại tên họ 19 vị thuộc thiền pháiThảo Ðường Đạo Phật thời nhà Lý có nhiều ảnh hưởng không chỉ với dân thường
mà cả vua quan Có chín trên 19 vị của Thiền phái Thảo Đường là cư sĩ mà phầnlớn là vua quan, trong đó có ba vị vua là Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông, và Lý CaoTông Rất nhiều thiền sư đời Lý tham gia chính sự mà không tham dự chính quyền.Nhà Trần lên nắm quyền tiếp tục kế thừa và phát triển thêm nền tảng xã hội đã
có từ thời Lý trong đó có đạo Phật Nét nổi bật nhất của đạo Phật thời kì này so vớithời trước là sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, do người Việt sáng lập mà
tổ sư chính là vị vua rời bỏ chính sự để xuất gia Trần Nhân Tông
Trang 26Phật Giáo Việt Nam trong thời kỳ này phát triển tới mức toàn vẹn và cựcthịnh Do ảnh hưởng tư tuởng của vua Trần Nhân Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩđầu thế kỷ VIII, ba thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đườngsát nhập tạo thành một và đưa tới sự phát triển của thiền phái Trúc Lâm là thiềnphái duy nhất dưới đời Trần Vì vậy đời Trần có thể gọi là thời đại thống nhất củaPhật Giáo các hệ phái trước đó Tăng sĩ đời Trần không trực tiếp đóng góp vào sựnghiệp chính trị như các thiền sư đời Lý, nhưng Phật Giáo là một yếu tố quan trọng
để liên kết nhân tâm Tinh thần Phật Giáo đã kiến cho các nhà chính trị đời Trần ápdụng những chính sách bình dân, thân dân và dân chủ Phật Giáo trong đời Trần làquốc giáo, mọi người dân trong xã hội điều hướng về Phật Giáo Nhà nho Lê Quát,học trò Chu Văn An, đã lấy làm tức giận vì thấy toàn dân theo Phật : “Phật chỉ lấyđiều họa phúc mà động lòng người, sao mà sâu sắc và bền chắc đến như vậy? Trên
từ Vương Công, dưới đến thứ dân, hễ làm việc gì thuộc về việc Phật, thì hết cả giatài cũng không tiếc Nếu hôm nay đem tiền để làm chùa xây tháp thì hớn hở, vui vẻ,như trong tay đã cầm được biên lai để ngày sau đi nhận số tiền trả báo lại Cho nêntrong kinh thành ngoài đến Châu Phủ, đường cùng ngõ hẻm, chẳng khiến đã theo,chẳng thề mà tin, hễ chổ nào có nhà thì có chùa Phật; bỏ đi thì làm lại, hư đi thì sửalại”
Có rất nhiều chùa tháp qui mô to lớn hoặc kiến trúc độc đáo đã được xây dựngtrong thời Lý Trần như chùa Phật Tích, chùa Đại Lãm, chùa Linh Xứng, chùa MộtCột, chùa Phổ Minh Khâm phục trước những thành tựu văn hóa của Phật Giáo ViệtNam thời Lý Trần mà sách vỡ Trung Hoa truyền tụng nhiều về 4 công trình nghệthuật lớn mà họ gọi là An Nam Tứ Đại Khí
Tượng Phật Chùa Quỳnh Lâm: chùa Quỳnh Lâm ở Đông Triều (Quảng Ninh)được xây dựng vào khoảng thế kỷ XI, có pho tượng Di Lặc bằng đồng mà theo vănbia mà nay vẫn còn giữ được trong chùa thì tượng cao 6 trượng (1 trượng bằngkhoảng 4m) đặt trong một tòa Phật điện cao 7 trượng Đứng từ bến đò Đông Triều,cách xa 10 dặm vẫn còn trong thấy nóc chánh điện
Tháp Bảo Thiên: gồm 12 tầng, cao 20 trượng do vua Lý Thánh Tông cho xây
Trang 27dựng vào năm 1057 trên khuôn viên chùa Sùng Khánh ở phía Tây Hồ Lục Thủy(tức Hồ Gươm Hà Nội ngày nay) bằng đá và gạch, riêng tầng thứ 12 đúc bằng đồng.Đây là đệ nhất danh thắng đế đô một thời Đến năm 1414 tháp bị quân VươngThông tàn phá, nền tháp còn lại to như quả đồi, có thời dùng làm nơi họp chợ; đếnnăm 1791 dỡ ra lấy gạch xây thành còn thấy 4 pho tượng Kim Cương trấn giữ 4 cửa
và nhiều tượng chim thú khác Thời Pháp bị phá huỷ hoàn toàn để xây dựng nhà thờlớn trên mảnh đất ấy
Chuông Quy Điền: Năm 1101, vua Lý Nhân Tông cho xuất hàng vạn cân đồng
để đúc quả chuông này và dự định treo nó tại khuôn viên chùa Diên Hựu trong lầuchuông bằng đá xanh cao 8 trượng
Vạc Phổ Minh: đúc bằng đồng vào thời vua Trần Nhân Tông (1279-1293) đặttại chùa Phổ Minh (làng Tức Mặc, Nam Hà) Vạc sâu 6 thước, rộng 10 thước nặngtrên 7 tấn Vạc to tới mức có thể nấu được cả một con bò mộng, trẻ con có thể chạy
nô đùa trên thành miệng vạc Đến nay vẫn còn 3 trụ đá kê chân vạc trước sân chùaPhổ Minh
*Thời kỳ suy thoái
Đạo Phật đạt đến cực thịnh vào thời nhà Trần rồi bắt đầu suy thoái vào thờinhà Hậu Lê, mà hai nguyên nhân chính phải kể ra là: nguyên nhân nội tại trongchính đạo Phật, và nguyên nhân ngoại tại từ sự phát triển của Khổng giáo (hay Nhogiáo)
Thứ nhất là nguyên nhân nội tại Khi đạo Phật được vua chúa quý trọng thì cácnhà quyền quý và trăm họ đều hướng vào Chùa chiền càng nhiều thì nếp sốngthanh quy càng khó bảo đảm được Tăng chúng càng đông thì càng có nhiều phần
tử bất hảo làm hại thanh danh tăng đoàn, sự kính trọng càng nhiều thì niềm kiêuhãnh càng thêm cao Sự cúng dường càng hậu thì sự ỷ lại càng tăng Đây là biểuhiện của sự suy thoái
Thứ hai, nguyên nhân ngoại tại Như đã biết, thời Lý Trần nhiều thiền sư tham
dự chính sự và có tiếng nói quan trọng với vua quan Vào cuối thế kỉ 14, Hồ Quý
Ly vốn xuất thân Nho học trong quá trình tiếm quyền nhà Trần đã thực hiện một số
Trang 28biện pháp nhằm giảm ảnh hưởng của đạo Phật Thêm nữa, nhiều nhà Nho vốn trọng
từ chương, tự cho mình là độc tôn trí thức nên không ưa đạo Phật vốn trọng tinhthần bao dung Chẳng hạn các đại thần Lê Quát, Trương Hán Siêu đã công khai chỉtrích đạo Phật
Ngoài ra, việc nhà Minh xâm lược Đại Việt đầu thế kỉ 15 cùng chính sách tậndiệt nền văn hóa độc lập của đất nước đã hủy diệt không chỉ truyền thống của đạoPhật tại Việt Nam mà là cả truyền thống dân tộc Từ khi nhà Hậu Lê thành lập, vànhất là từ khi vua Lê Thánh Tông suy Khổng giáo làm quốc học thì đạo Phật chínhthức suy thoái trong một thời gian kéo dài đến mấy trăm năm
Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh (1528- 1802) cả hai họ Trịnh và Nguyễn đềulấy Phật giáo làm quốc giáo, cho xây dựng nhiều chùa chiền tuy nhiên đạo phật vẫnkhông phát triễn
Đạo Phật thời Hậu Lê không còn thịnh bằng thời Lý Trần Khi đất nước chiahai thành Đàng Ngoài và Đàng Trong thì tại Đàng Ngoài đạo Phật không phổ biếnnhư ở Đàng Trong Vào thế kỉ 17, dòng Thiền Tào Động (do các ngài Tào Sơn BảnTịch (840-901) và Ðộng Sơn Lương Giới (807-869) sáng lập) từ Trung Hoa truyềnvào Việt Nam và có nhiều ảnh hưởng tại Đàng Ngoài Nhiều chùa ở HàNội như chùa Trấn Quốc, Hàm Long, Hòe Nhai đến nay vẫn được xem là truyềnthừa của dòng thiền này
*Thời kỳ phục hưng
Phật Giáo Việt Nam đã trải qua thời cực thịnh nhất dưới hai triều đại Lý Trần,sang đến đời Hậu Lê rồi Nguyễn Triều thì Phật Giáo phải nhường bước cho Nhogiáo, lúc ấy đang chiếm vai trò độc tôn
Triều đại nhà Nguyễn truyền đến đời vua Tự Đức thì mất chủ quyền, nước tarơi vào vòng đô hộ của Pháp Phật Giáo Việt Nam vốn đã suy vi nay lại điêu tànhơn Trong bối cảnh đó, Ky Tô giáo đã du nhập vào Việt Nam và dân tộc Việt Namlại tiếp nhận thêm một tôn giáo mới của phương Tây Tuy tinh thần khai phóngdung hợp của Phật Giáo suốt mấy thế kỷ qua không còn được thể hiện trong chínhsách quốc gia, văn hóa và xã hội vào thế kỷ XX nhưng Phật Giáo vẫn là tôn giáo
Trang 29chính của dân tộc, đóng vai trò hòa giải giữa các thế lực tranh chấp, góp phần xâydựng tinh thần dân tộc, bảo vệ nền độc lập của quốc gia Chính vì vậy, trước sự suy
vi của phật giáo bởi nhiều nguyên nhân khác nhau đã giấy lên phong trào chánhhưng phật giáo một cách mạnh mẽ trên phạm vi cả nước Nhằm tìm về với cuộinguồn tinh thần của dân tộc, một nét đẹp làm nên lịch sử hào hùng của dân tộc.Nhờ phong trào chấn hưng Phật Giáo này mà đội ngũ tăng ni được đào tạo quanhiều trường lớp và phát triển nhiều ở các tỉnh Chùa chiền được xây dựng khắpnơi, nhất là hệ thống chùa phật học ở các thành thị Nhiều ngôi chùa ở làng xã đượctrùng tu và có chư tăng ni trụ trì Bên cạnh đó, trong thời kỳ này, có nhiều hệ phái,tôn phái phật giáo ra đời, như giáo phái Khất Sĩ Việt Nam, Thiên Thai Giáo QuánTông, Phật Giáo Hoa Tông Một yêu cầu thống nhất Phật Giáo được đặt ta tại Huế,đưa đến việc thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam đặt trụ sở tại chùa Từ ĐàmHuế, hội chủ là Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, đây là một tổ chức thống nhất PhậtGiáo ba miền Nam, Trung, Bắc, đồng thời vạch ra một con đường dân tộc nhân bản,hướng dẫn bước đi Phật Giáo vào môi trường tư tưởng và văn hóa, tiếp tục xâydựng con người và xã hội Việt Nam Điểm đặc sắc của Phật Giáo Việt Nam trongthế kỷ XX là sự kết hợp của hai giáo phái Nam Tông và Bắc Tông vào năm 1964 đểthành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Giáo Hội này hoạt động chođến năm 1981 thì ngừng hoạt động trong nước, nhưng có văn phòng hai Viện HóaĐạo đặt tại tiểu bang California, Hoa Kỳ, hoạt động rất mạnh
Phật giáo ngày nay lâm lâm vào trạng thái suy đồi nhưng đứng về phương diệntính ngưỡng dân gian nó được tiếp tục phát triển, dân chúng vẫn giữ lối ăn chay, giữgiới, tụng kinh, phóng sinh….để tạo công đức, bởi vì đức tin nhân quả đã ngày càng
ăn sâu vào tâm khảm người dân Việt Nam Cùng với sự vận động chung của xã hội,vận động chung của quốc tế trong xu thế hội nhập với bao thách thức đối với mặtnhân cách của con người, thì những giá trị của Phật giáo vẫn thăng hoa và toả sánglàm cho nền văn hoá Việt Nam mang đậm chất phật, đã mang đến cho con ngườilàn suối mát trong của sự chuẩn mực, với những giá trị chân- thiện- mỹ
Từ ngày đầu du nhập và đến khi trở thành đạo phật của người dân Việt Nam,
Trang 30qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nó đã vận động cùng con người và đất nướcViệt Nam và mang đậm hình hài bản sắc dân tộc Nó đã trở thành một mạch sốngkhông thể thiếu trong nếp sống của con người Việt Nam.
1.2.3 Vai trò của phật giáo trong lịch sử dân tộc.
Phật giáo qua bao thời gian tồn tại với những biến cố lịch sử dân tộc, nó chính
là nguồn suối mát trong cho tâm hồn của mỗi con người Nó đã len lõi vào cuộcsống, nếp văn hoá của dân tộc, nó trở thành món ăn không thể thiếu của dân tộcViệt Nam
Đạo phật đã chung sống với người dân Việt Nam gần hai mươi thế kỷ, sợi dây
vô hình đã thắt chặt đạo phật với dân tộc ta thành một khối bất khả phân ly Tưtưởng Phật giáo đã thấm nhuần tinh thần dân tộc Việt Nam Chính bởi sợi dây gắnkết này người dân Việt Nam đã coi đạo phật là đạo của tổ tiên truyền lại Chính vậyđảm bảo tinh thần dân tộc, giữu gìn tính ngưỡng truyền thống của tổ tiên, dân tộc ta
đã nhận thấy bổn phận trong việc gìn giữ và phát triển đạo phật
Phật giáo có mặt trên đất nước Việt Nam khoảng cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III.Mãi đến thế kỷ thứ X, XI về sau, từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần, nước Việt Nam hoàntoàn độc lập phật giáo đã từng góp phần lớn lao xây dựng đất nước và giáo huấnđồng bào Ở các triều đại các ông vua đều lấy đức trị dân và giáo hoá dân theo tinhthần phật giáo
Nhờ ảnh hưởng của Phật giáo nên thời Lý có nhiều ông vua nhân từ hết mực,nhưng không kém vẻ hào hùng Chính vì vậy quốc gia hưng thịnh, dân chúng anvui Ngót năm thế kỷ, phật giáo luôn luôn có mặt trong guồng gánh chính quyền đểtiếp tay xây dựng đất nước, bảo vệ quê hương Sự có mặt của phật giáo chẳngnhững giúp cho vua chúa một đường lối chính trị sáng suốt, mà còn hướng dẫn dântộc tiến cao trên con đường văn minh đạo đức Những thiền sư trong thời ấy chẳngnhững thâm đạt về đạo lý giải thoát mà còn thấu hiểu cách tổ chức xã hội, đem lại
an lạc thực tế cho dân tộc
Theo luật vô thường, có thịnh thì chắc hẳn sẽ có suy, Phật giáo cũng không thểtránh khỏi quy luật chung ấy Từ đời Hậu Lê, phật giáo bị suy thoái nhường chỗ cho
Trang 31nho giáo Nhưng nhờ đó mà Phật giáo lại có cơ hội được về sống gần gũi với cuộcsống bình giã với nhười dân lao động Nó gieo rắc một tiềm lực hùng hậu trong toàndân, và trở thành một đạo của dân tộc Qua bao năm đen tối cùng dân tộc, Phật giáovẫn bùng dậy như ngọn cuồng phong cuốn sạch tất cả Bởi Phật giáo nằm sẵn tronglòng dân tộc, nên khi bị kích động mạnh tự dưng trổ dậy một cách hùng hồn Phậtgiáo như đã gắn chặt với dân tộc, nên nhịp tiến triển của dân tộc và phật giáo đi đềunhau.
Mang trong mình tinh thần hướng thiện, diệt từ nhứng điều ác, đưa lại cuộcsống hạnh phúc tươi đẹp cho mọi người đạo phật đã ăn sâu, bén rễ trong tâm thứccủa con người Việt Nam Những giáo lý của nó đã ảnh hưởng sâu sắc trên mọi lĩnhvực đời sống của nhân dân ta, từ phong tục tập quán, nếp sống, cách suy nghĩ, tưtưởng, tình cảm, đao đức, nghệ thuật … Đạo phật với mục đích giải thoát của mình
đã đến với người dân Việt Nam cùng xao dịu nỗi đau, hướng người dân Việt đếnnhững giá trị chân- thiện –mỹ Hình thành nên những nhân cách con người ViệtNam mang đậm âm hưởng của đạo Phật, như Hồ Chí Minh đa nói: “Tôn chỉ mụcđích đạo phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và
no ấm” Chính vì vậy phật giáo đã được nhân dân ta đón nhận với tinh thần tôntrọng những chuẫn mực giá trị đạo đức góp phần xây dựng cuộc sống tươi đẹp.Chủ trương giải thoát của đạo phật là vượt ra ngoài vòng nô lệ, từ ở ngoài đemđến hay từ ở trong phát sinh ra Bởi quyết thoát nô lệ nên Phật giáo luôn luôn phátrừ tính ỉ lại Chính bì vậy tinh thần an lạc và giải thoát của đạo phật rất thích hợpvới tinh thần bất khuất và độc lập của dân tộc Việt Nam
GS TS Nguyễn Tài Như đã có nhận xét “Phật giáo là lời kêu gọi thâm trầm vềnhân sinh, đạo đức con người Trong chừng mực nhất định, nhân cách phật giáo đãgóp phần làm nên nhân cách của con người Việt Nam ngày nay” Những tư tưởngcủa Phật giáo đã giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách,đạo đức con người Việt Nam Lòng hiếu thảo của người con Việt đã bắt gặp vớilòng hiếu thảo của đạo phật và đã tạo nên một khối trọn vẹn trong chữ “ hiếu” chữ “tình” của dân tộc Việt Nam Hiếu thảo là chất liệu thiết yếu trong xã hội Việt Nam
Trang 32Chữ hiếu của nhà Phật thể hiện trong kinh báo đáp thâm ân cha mẹ Đức hiếu thảo
đã đi vào lòng người từ câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ, cho nên dân gian ViệtNam đã ví mẹ như “Phật ở trong nhà” từ thẳm sâu trong tâm thức mỗi con người:
“Con người có bố, có ông Như cây có cuội như sống có nguồn” Phật đã dạy “tộilỗi lớn nhất đời người là tội bất hiếu” chính vì răn theo điều dạy của Phật mỗi conngười Việt luôn đặt chữ hiếu lên đầu
Đức hiếu thảo của người dân Việt đã được nhân dân ta đúc kết trong nhữngcâu ca, vần thơ và đã đi vào cuộc sống đời thường hết sức bình dị, gần gũi nhưngchứa đựng ý nghĩa to lớn và trở thành một triết lý sống của một dân tộc hào hùng.Không chỉ thu mình trong nét tương đồng về đức hiếu thảo, phật giáo còn có vai tròquan trọng trong nhân sinh quan của con người Việt Nam
Đất nước Việt Nam, một đất nước vốn mang truyền thống đạo đức, một truyềnthống gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước Trải qua mấy nghìn năm lịch sử,nền văn hoá của dân tộc Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ suối nguồn đạo lýPhật giáo
Phật giáo đã góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết dân tộc, một trong nhữngsức mạnh đóng vai trò quyết định trong công cuộc giữ vững nền độc lập đất nước
Ý thức giá trị tự thân, vai trò trách nhiệm của cá nhân trong xã hội, dân tộc ViệtNam đã liên kết cùng nhau xây dựng thành một khối đại đoàn kết vững mạnh Giáo
lý phật giáo đã dạy cho con người Việt Nam thấy rằng giữ vững nền hoà bình độclập của đất nước thì mỗi cá nhân trong xã hội phải nỗ lực phấn đấu, không ngồi đểtrông chờ hạnh phúc Một đất nước tuy nghèo và còn lạc hậu nhưng không vì thế
mà dân tộc Việt Nam cảm thấy tự ti mặc cảm, hay chấp nhận một quá khứ đauthương như là định mệnh
Trong hoàn cảnh ấy, mỗi người Việt Nam càng ý thức vai trò và trách nhiệmthiêng liêng và trọng đại của mình, để cùng nhau góp phần kiến tạo một đất nướcgiàu mạnh trong tinh thần đoàn kết dưới sự soi sáng của giáo lý phật giáo Đoàn kết
ở đây không phải là kích động chiến tranh hạnh thù mà là kêu gọi hoà bình nhân ái.Giá trị to lớn của giáo lý Phật giáo là hướng con người sống sao cho tốt, hành động
Trang 33sao cho thiết thực và có ý nghĩa với bản thân, gia đình và xã hội Theo tinh thần củađạo phật, đoàn kết còn mang một ý nghĩa cao đẹp và rộng mở hơn đó là xa lìa lốisống vị kỷ hẹp hòi.
Trên tinh thần đoàn kết, Đạo Phật xây dựng cho dân tộc Việt Nam một truyềnthống rất đẹp đó là tính chan hoà yêu thương, mở rộng cõi lòng Đó chính là truyềnthống tương thân tương ái Một truyền thống thật gần gũi và gắn liền với con ngườiViệt Nam, dân tộc Việt Nam, một dân tộc xưa nay vốn hiền hoà, thân thiện và dễmến
Đặc tính yêu thương, mở rộng cõi lòng được thể hiện rõ nhất qua những việclàm nhân nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn Nêu cao tinh thầntương thân, tương ái với phương châm “ nhường cơm xẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”,
“một miếng khi đói bằng một gói khi no” Những việc làm ấy phần nào phản ánhđược phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam
Thật đúng như lời của cố Hoà Thượng Thích Đức Nhuận đã nói: “Hãy tỏ ra mì
nh có đức hạnh, can đảm và hết lòng Cố gắng thương yêu mọi loài Con người chỉxứng đáng với danh nghĩa của nó chừng nào làm chủ được ý nghĩa, lời nói và hànhđộng của mình về nội giới và ngoại giới Chinh phục được ngoại là một trình to lớn,những điều đáng ca ngợi hơn hết vẫn là điều ngự được chính mình” Nhưng điềuđáng ca ngợi hơn hết vẫn là sự điều ngự được chính mình Do đó, về phương diệnluân lý, đạo Phật đặt trọng tâm vào sự thiện ác vào tội phúc báo ứng phân minh vàvào luật nhân quả, vì biết rằng: “ làm lành được sung sướng Làm ác chịu khổ sở”
“Nhân nào thì quả nấy” Hành động của chúng ta hiện nay ra sao thì kết quả củangày mai cũng y như thế Mọi hành động tốt xấu của cá nhân sẽ có ảnh hưởng đếnđoàn thể không ít Người có đạo luân lý là con người hoàn toàn sung sướng nhất ởtrên đời, khác nào như bông hoa nở đẹp làm thơm cho cuộc thế
Một triết lý xây dựng cho con người nhận biết trách nhiệm cá nhân để
tự hoàn thiện cho mình một phong cách sống lành mạnh và có ý nghĩa nhất Đặcbiệt xây dựng mối quan hệ tương quan mật thiết giữa con người với con người, giữacon ngươì với xã hội, đất nước, với dân tộc
Trang 34Ngoài tính nhân văn khẳng định và đề cao giá trị con người cũng như xâydựng truyền thống tương thân tương ái, triết lý Phật giáo cho dân tộc Việt Nam mộttruyền thống luân lý đạo đức mang tính chất đặc trưng của văn hoá Việt Nam.Truyền thống tôn vinh “Đạo Đức” nó còn là quan niệm “Tích đức” vốn mang tínhchất dân tộc rất cao Nó thể hiện ý nghĩa giáo dục đạo đức làm người không chỉtrong hiện tại mà còn lưu lại sau này
Hai chữ “tích đức” nghe qua sao thật bình dị đời thường nhưng ẩn chứa bêntrong một giá trị nhân văn rất lớn
Quan niệm ấy vốn được hun đúc sâu xa từ chất nhân sinh quan đạo Phật và đã
ăn sâu vào lòng dân tộc Việt Nam Tích đức bao hàm ý nghĩa khuyên răn con ngườisống ở đời phải biết nhân đức làm trọng, tránh xa điều ác, nỗ lực làm việc lành vớitâm nguyện cao đẹp là để lại cái “Đức” cho con cháu mai sau
Trên lĩnh vực văn hoá, đạo đức lối sống, những đóng góp của Phật giáo đã gópphần hình thành nên những giá trị, những chuẩn mực trong lối sống của người dânViệt Nam Các phạm trù như cứu nhân độ thế, nhân quả, nghiệp báo từ bi, hỉ xả…
đã không còn là những thuật ngữ nguyên nghĩa của riêng Phật giáo mà đã trở thànhmột phần của lẽ sống người dân Việt Nam
Phật giáo còn là nơi di dưỡng, bảo lưu các giá trị văn hoá linh thiêng của ngườiViệt Đối với đa số người dân Việt nam chùa là không gian thiêng liêng để conngười gửi gắm niềm tin Họ tin vào niềm tin thiêng liêng của nhân quả, ở hiền gặplành của nhà Phật Là nơi gửi gắm niềm tin cứu khổ cứu nạn, là không gian thiêngliêng mang lại sự an bình, tỉnh lặng cho con người
Thực tế cho thấy, nhiều giá trị văn hoá của dân tộc đã được dung nạp, didưỡng, bảo tồn trong phật giáo qua nhiều thế kỷ Chính sự dung nạp, di dưỡngnhững giá trị truyền thống dân tộc đã làm nên sức sống và sự hấp dẫn riêng củaPhật giáo Việt Nam
Ngày nay, Phật giáo vẫn đã và đang tiếp tục sứ mệnh lịch sử của mình, làmgiàu làm đẹp, làm phong phú thêm cho nền văn hoá dân tộc, góp phần nuôi dưỡngphát huy truyền thống văn hoá Việt Nam
Trang 35CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG NHÂN QUẢ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN QUẢNG TRỊ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY 2.1 Tư tưởng nhân quả trong giáo lý phật giáo
2.1.1 Khái quát tư tưởng nhân quả
Tư tưởng nhân quả của phật giáo, một tư tưởng mang đậm tính nhân văn sâusắc của đạo phật Nó là bánh xe lái con người đến những giá trị đạo đức chân - thiện
- mỹ, soi sáng cho con người không lầm đường, lạc lối, đánh mất nhân phẩm củabản thân, nó như là một kim chỉ nam, một thước đo đạo đức của một con người.Chính vì vậy, giáo lý nhân quả của phật có một vị trí vô cùng quan trọng trong tâmthức của mỗi một con người, đó là tâm thức hướng thiện
Các hiện tượng tâm lý và vật lý chuyễn biến liên tục, tuần hoàn không ngừngtrong sự xoay chuyển của vũ trụ Phật giáo gọi sự chuyển động không ngừng nghĩ
đó là vô thường Nho giáo gọi là “dịch biến” Nhà triết học Hy Lạp thời cổ đạiHeraclite đã có câu nói nỗi tiếng nói lên hình ảnh cuộc đời trôi chãy “Chúng takhông thể bước xuống hai lần trên một dòng sông” Ông đã dùng hình ảnh dòngnước trôi chảy để nói lên một quy luật đang hằng diễn tiến trong thế giới nhân sinh
và vũ trụ Bởi lẽ, không chỉ ở cuộc đời mà ngay cả mọi sự vật hiện tượng giới luônluôn trôi chảy, vận hành theo quy luật nhân quả Nhìn vào cơn mưa đang đổ, ta sẽ
dễ dàng bắt gặp và nhận ra một chuỗi liên kết qua lại của nhiều nhân tố khác nhau.Trong Phật Giáo gọi những nhân tố đó là nhân duyên Thế nhưng bản chất sâu xabên trong vẫn không vượt ra ngoài quy luật nhân quả Ta thấy rằng trong một chuỗidài của tiến trình ấy thì mưa là kết quả, mây là nguyên nhân; mây là kết quả và hơinước lại là nguyên nhân …
Trong vấn đề nhân quả của con người, một vấn đề khác được đặt ra đó lànghiệp Nghiệp là hành động tác ý, một hành động không có tác ý thì chỉ là hànhđộng, mà không gọi là nghiệp
Nhân và quả trong phật giáo đều là pháp duyên sinh, chúng vô ngã; chúng
Trang 36luôn luôn được nhìn dưói ánh sáng duyên khởi Nói đến nhân quả là nói đếntươngquan; nói đến nghiệp là nói đến thiện và ác Phật giáo không ngừng lại ở điểm “không làm các việc ác, chỉ làm việc lành”, mà còn đi xa hơn đến chổ “ tâm ýthanh tịnh, giải thoát’’, nghĩa là thoát ly khỏi sự trói buộc của nhân quả Thiện ácchỉ là vấn đề luân lý của đạo phật, giải thoát sinh tử khổ đau mới là mục đích củađạo phật.
Theo Phật Giáo, con người hiện tại chính là kết quả của nhiều nguyên nhântrong quá khứ Con người ở hiện tại lại tiếp tục là nguyên nhân tạo nên bản chất chocon người ở mai sau (tương lai) Xuất phát từ những quan niệm trên, trong dân gian
ta quen gọi tiến trình diễn tiến ấy bằng những khái niệm rất quen thuộc như kiếptrước, kiếp sau hay còn gọi là tiền kiếp, hậu kiếp
Tuy nhiên, tiến trình diễn tiến từ nhân đến quả không phải chỉ xảy ra một cáchđơn giản như lâu nay chúng ta thường nghĩ, mà nó có những thay đổi chuyển biếnhết sức phức tạp và phong phú Như nhân thế này không phải sẽ cho quả như vậy,
mà nó lại còn cho ta quả thế khác Đó là do ảnh hưởng của nghiệp duyên tạo táckhác nhau nên có sự sai biệt trong kết quả Ta thường gọi đó là dị thục quả Do vậy,
cơ sở hình thành nhân quả là do tác động của nghiệp Nói đến nghiệp là nói đến cặpphạm trù thiện và ác Một hành động có tác ý mới được gọi là nghiệp Nếu nghiệpđơn thuần là một hành động thiếu tác ý thì gọi là nghiệp vô tình, và tất nhiên cũng
sẽ đưa đến một kết quả vô tình
Chủ trương của Phật giáo là khích lệ con người vận dụng tuệ giác và ý chí củamình để đoạn tuyệt nhiệp, để thoát ly hoàn toàn sự ràng buộc của nhân quả Nhânquả nghiêm chỉnh đặt ra vấn đề trách nhiệm cá nhân của con người, bởi con người
là chủ nhân của nghiệp Không có trách nhiệm cá nhân thì nhân quả không đượcthành lập Cũng như vậy không có trách nhiệm cá nhân thì luật pháp xã hội khôngđược thành lập, hay nếu được thành lập nhưng không có cơ sở để thi hành Đờikhông có pháp luật thì đại loạn
Giáo lý nhân quả do đó, một mặt vừa chỉ rõ con đường sinh tử của con người
để tránh, vừa khích lệ con người hành thiện, mặt khác dạy con người ý thức trách
Trang 37nhiệm, sống không ỷ lại, không chạy trốn, không đổ lỗi, không cầu xin Đây là tinhthần giáo dục rất lành mạnh và tích cực trong giáo dục một con người tốt ở cả haimặt cá nhân và xã hội Nền đạo đức, luân lý Phật giáo không xây dựng trên các tưduy thuần lý, không ra lệnh mà được xây dựng trên giá trị tiêu chuẩn an lạc, hạnhphúc và giải thoát con người Trả con người về chính nó để tự chịu trách nhiệm vềhai mặt nhận thức và hành động Một luân lý như vậy đầy màu sắc tích cực, đầy trítuệ, đầy tính người và rất nhân bản.
2.1.2 Lý thuyết nhân quả
2.1.2.1 Khái niệm nhân, quả, duyên
Mỗi tôn giáo đều có một giáo lý riêng, để giải thích sự sống Giáo lý ấy có khihoàn toàn dựa trên đức tín thuần túy, có khi dựa trên sự tưởng tượng hoang đường,
có khi dựa trên lòng ước mơ tha thiết của loài người Riêng về đạo phật, giáo lý về
sự sống đặt căn bản lên lý trí và thực giáo lý ấy được gọi là luật nhân quả
Luật nhân quả không xa lạ gì đối với những ai có một chút nhận xét và suyluận; luật nhân quả lại càng rất gần gũi với giới khoa học Nhờ tin chắc ở luật nhânquả mà nhà khoa học khám phá ra biết bao nhiêu điều huyền bí của vũ trụ và phátminh được những cái kỳ lạ cho cõi đời, nhưng nhà khoa học chỉ áp dụng luật nhânquả trong phạm vi vật chất Đức Phật đi xa hơn, chứng minh luật nhân quả cả trongphạm vi tinh thần
Nói đến tư tưởng nhân quả của phật giáo trước hêt chúng ta cần phải nắm rõhọc thuyết nhân duyên của phật giáo Học thuyết nhân duyên của Phật giáo nhằmgiải thích nguyên nhân biến hoá vô thường của vạn pháp, có ba khái niệm chủ yếulà: nhân, duyên và quả Theo phật giáo, trong thế gian này không có việc gì xảy rabởi sự tình cờ hay ngẫu nhiên mù quáng Tất cả các sự vật hiện tượng trong thế gới
từ cái vô cùng nhỏ bé đến cái vô cùng to lớn, từ cái đơn giản đến cái phức tạp đều bịchi phối bởi quy luật nhân quả mà tồn tại và biến hiện
Mỗi học thuyết của mỗi tôn giáo đều có những quan niệm khác nhau về thuyếtnhân quả Theo phật giáo quan niệm: Cái gì phát động ra ở vật, làm cho nó biến đổi,gây ra một hay nhiều kết quả nào đó gọi là Nhân Cái gì được kết tập lại do một hay
Trang 38nhiều nhân gọi là Quả Duyên là điều kiện, là mối liên hệ trợ giúp cho nhân (ở trạngthái khả năng) biến thành quả ( ở trạng thái hiện thực) Nhân chính là nguyên nhân,quả là kết quả.
Thuyết nhân quả của nhà Phật, nói đủ là nhân-duyên và quả là một triết lýmang tính khoa học, qui luật tự nhiên của vũ trụ, không mang tính chất hình thứccủa sự thưởng phạt từ một đấng quyền năng nào Hiểu vậy, trong cuộc sống, chúng
ta vui vẻ đón nhận những khổ đau bất thường xảy đến với mình như một kết quả dochính mình tạo nhân từ trước Từ đó suy nghiệm ra, lý nhân quả chi phối cả vũ trụnhân sinh Nếu tin sâu nhân quả, chúng ta sẽ được thăng hoa trên đời sống tâm linh,trở nên hiền thiện đạo đức Ngược lại, nếu không tin nhân quả, cuộc sống chúng tatrở nên liều lĩnh và càn bừa, bất chấp hậu quả Nói về lĩnh vực khoa học, từ nhânđến quả là sự chuyển biến tự nhiên Đức Phật khám phá lý nhân quả cũng chính làkhám phá lý khoa học tự nhiên để áp dụng tu hành, đạt đến lý tưởng siêu nhiên Chonên, Đạo Phật vừa mang tính khoa học tự nhiên, vừa là khoa học siêu nhiên như nhàbác học Einstein đã nói: “Đạo Phật là khoa học vừa mang tính tự nhiên vừa siêunhiên”
Vũ trụ nhân sinh luôn chuyển biến vận hành trong mọi thời khắc Có thể nói,bản thân chúng ta, hoạt động tâm lý và tất cả các pháp đang chuyển biến liên tục.Quá khứ, hiện tại và tương lai luôn chuyển biến theo chiều hướng nhân quả Nhânquả cũng tức là vô thường, là chiều thời gian chuyển biến liên tục trong tự thân củavật thể và trong hoạt động tâm lý Vũ trụ nhân sinh chuyển biến vận hành theo mộtquy luật chung, đó là luật nhân quả Nó vận hành một cách âm thầm, chỉ nhữngngười nào đầy đủ quán trí sẽ thấy rằng quy luật chi phối cả đời sống vật chất, vật lý,sinh lý và tâm lý
Đức Phật khám phá lý nhân quả, vô thường, duyên sinh, cuối cùng đạt đến chỗsiêu nhiên, tức phi thiện phi ác, là cảnh giới của người giải thoát Đến với Đạo Phật,học hiểu đạo lý để chuyển hóa bản thân, bớt những đắm nhiễm, đam mê vật chất.Khoa học ngày càng tân tiến, khám phá những quy luật của tự nhiên để tạo ra sảnphẩm cung ứng cho lòng tham vô bờ của con người Còn Đạo Phật cũng khám phá
Trang 39về nhân quả, vô thường, duyên sinh nhưng giúp con người hiểu đạo lý, sống biếtcách đối nhân xử thế, làm đẹp bản thân, gia đình và xã hội Cho nên, đến với ĐạoPhật là đến với đời sống tâm linh Khi chúng ta có chánh kiến về nhân quả, chắcchắn đời sống chúng ta sẽ được thăng hoa Nghĩ, nói và làm có lợi cho mình, chongười, không nghĩ điều quấy, nói lời xấu và làm việc ác.
Có thể nói, phương pháp giáo dục phổ thông của Đạo Phật được tìm thấy ởđạo lý nhân quả Khi chúng ta làm một việc sai trái, có hại cho người khác, có khitrốn được tòa án ở thế gian nhưng không trốn chạy được chính lương tâm của mình.Mình chính là gương nghiệp in bóng trước đài, là quan tòa xử án công minh chonhững hành vi tội lỗi nơi bản thân Giáo dục về nhân quả giúp mình sửa đổi cái hư
dở nơi lương tâm chúng ta chứ không phải giúp mình trốn chạy trước pháp luật bênngoài Nhân quả nhà Phật chú trọng đến động cơ luận hơn là kết quả luận, phòngcháy chứ không chờ chữa cháy Giáo dục của Đạo Phật là giáo dục từ ban đầu khikhởi tâm niệm bất thiện, trước khi xảy ra điều tệ hại, khuyên mọi người ăn hiền ởlành, hiểu biết nhân quả, tội phước, thì tự nhiên trở thành người tốt Vì vậy, ngườinào hiểu được nhân quả thì đời sống người đó được bình yên Một người ác có thểtrở thành người hiền, một người xấu xa hèn hạ có thể trở thành một người tốt Từ đótừng bước cải hóa trở thành bậc Hiền, bậc Thánh
Giáo lý nhân quả dạy con người lánh xa các nghiệp ác và làm các nghiệp lành.Một giáo lý nhấn mạnh về sự giải thoát, chính vì vậy nó mang ý nghĩa, luân lý đậm
đà chất Phật
2.1.2.2 Quan hệ biện chứng giữa nhân quả
Theo phật giáo, nhân là nguyên nhân, quả là kết quả Trong thế giới tươngquan của hiện tượng, mỗi sự vật hiện tượng đều có những nguyên nhân của nó.Nguyên nhân cho sự có mặt của các hiện hữu tồn tại gọi là nhân, và sự hiện hữu gọi
là quả Nếu nhân là hạt giống thì quả là mầm cây Nếu nhân là mầm cây thì quả là
sự đơm hoa kết trái Mỗi hiện tượng vừa là nhân mà cũng vừa là quả Tương quannhân quả ấy gọi là tương quan duyên sinh và đã được Đức phật nói đến qua giáo lýduyên khởi Từ nhân đến quả phải trãi qua một quá trình chịu sự tác động và ảnh
Trang 40hưởng to lớn của các yếu tố duyên theo một tiến trình tất yếu (nhân- duyên- quả).
Vì vậy, đôi lúc ta thấy tuy quả cùng đẳng loại với nhân nhưng vẫn khác nhau Đó làtùy thuộc vào sự tác động mạnh hay yếu, thuận hay nghịch của các duyên ở trunggian mà cho kết quả sớm hay muộn, thậm chí không đưa đến kết quả
Trong thế giới tương quan hiện tượng, mỗi hiện hữu đều có nguyên nhân của
nó Nguyên nhân của sự có mặt của các hiện hữu gọi là nhân, hiện hữu goi là quả.Nguyên nhân chính gọi là nhân, nguyên nhân phụ gọi là duyên Duyên làm chonhân biến thành quả, quả lại biến thành quả mới Do đó, nhân quả nói đủ chính lànhân- duyên - quả, từ nhân đến quả còn có các yếu tố nhân ảnh hưởng Một nhânkhông thể đưa đến quả, hay một quả không chỉ có một nhân; nhân quả thường ởtrong một đẳng loại, không có sự lẫn lộn đẳng loại
Trong thế giới sinh vật, khi đã giải thích về nguyên nhân biến hoá vô thườngcủa nó, từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện đại tới tương lai Phật giáo đã trình bàythuyết “Thập Nhị Nhân Duyên” (mười hai quan hệ nhân duyên) được coi là cơ sởcủa mọi biến đổi trong thế giới hiền sinh, một cách tất yếu của sự liên kết nghiệpquả
Vô minh: là cái không sáng suốt, mông muội, che lấp cái bản nhiên sáng tỏ Hành: là suy nghĩ mà hành động, do hành động mà tạo nên kết quả, tạo ra cáinghiệp, cái nếp Do hành động mà có thức ấy là hành làm quả cho vô minh và lànhân cho Thức
Thức: là ý thức là biết Do thức mà có Danh sắc, ấy là Thức làm quả cho hành
và làm nhân cho Danh sắc
Danh sắc: là tên và hành ta đã biết tên ta là gì thì phải có hình và tên của ta Dodanh sắc mà có Lục xứ, ấy danh sắc làm quả cho thức và làm nhân cho Lục xứ.Lục xứ hay lục nhập: là sáu chỗ, sáu cảm giác: Mắt, mũi, lưỡi, tai, thân và trithức Đã có hình hài có tên phải có Lục xứ để tiếp xúc với vạn vật Do Lục nhập mà
có xúc - tiếp xúc Ấy là Lục xứ làm quả cho Danh sắc và làm nhân cho Xúc
Xúc: là tiếp xúc với ngoại cảnh qua sáu cơ quan xúc giác gây nên cmở rộngxúc, cảm giác Do xúc mà có thụ ấy là xúc làm quả cho Lục xứ và làm nhân cho