Khái quát tư tưởng nhân quả

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân quả của phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sông người dân quảng trị trong thời đại ngày nay (Trang 35)

Tư tưởng nhân quả của phật giáo, một tư tưởng mang đậm tính nhân văn sâu sắc của đạo phật. Nó là bánh xe lái con người đến những giá trị đạo đức chân - thiện - mỹ, soi sáng cho con người không lầm đường, lạc lối, đánh mất nhân phẩm của bản thân, nó như là một kim chỉ nam, một thước đo đạo đức của một con người. Chính vì vậy, giáo lý nhân quả của phật có một vị trí vô cùng quan trọng trong tâm thức của mỗi một con người, đó là tâm thức hướng thiện.

Các hiện tượng tâm lý và vật lý chuyễn biến liên tục, tuần hoàn không ngừng trong sự xoay chuyển của vũ trụ. Phật giáo gọi sự chuyển động không ngừng nghĩ đó là vô thường. Nho giáo gọi là “dịch biến”. Nhà triết học Hy Lạp thời cổ đại Heraclite đã có câu nói nỗi tiếng nói lên hình ảnh cuộc đời trôi chãy “Chúng ta không thể bước xuống hai lần trên một dòng sông”. Ông đã dùng hình ảnh dòng nước trôi chảy để nói lên một quy luật đang hằng diễn tiến trong thế giới nhân sinh và vũ trụ. Bởi lẽ, không chỉ ở cuộc đời mà ngay cả mọi sự vật hiện tượng giới luôn luôn trôi chảy, vận hành theo quy luật nhân quả. Nhìn vào cơn mưa đang đổ, ta sẽ dễ dàng bắt gặp và nhận ra một chuỗi liên kết qua lại của nhiều nhân tố khác nhau. Trong Phật Giáo gọi những nhân tố đó là nhân duyên. Thế nhưng bản chất sâu xa bên trong vẫn không vượt ra ngoài quy luật nhân quả. Ta thấy rằng trong một chuỗi dài của tiến trình ấy thì mưa là kết quả, mây là nguyên nhân; mây là kết quả và hơi nước lại là nguyên nhân …

Trong vấn đề nhân quả của con người, một vấn đề khác được đặt ra đó là nghiệp. Nghiệp là hành động tác ý, một hành động không có tác ý thì chỉ là hành động, mà không gọi là nghiệp.

luôn luôn được nhìn dưói ánh sáng duyên khởi. Nói đến nhân quả là nói đếntương quan; nói đến nghiệp là nói đến thiện và ác. Phật giáo không ngừng lại ở điểm “không làm các việc ác, chỉ làm việc lành”, mà còn đi xa hơn đến chổ “ tâm ý thanh tịnh, giải thoát’’, nghĩa là thoát ly khỏi sự trói buộc của nhân quả. Thiện ác chỉ là vấn đề luân lý của đạo phật, giải thoát sinh tử khổ đau mới là mục đích của đạo phật.

Theo Phật Giáo, con người hiện tại chính là kết quả của nhiều nguyên nhân trong quá khứ. Con người ở hiện tại lại tiếp tục là nguyên nhân tạo nên bản chất cho con người ở mai sau (tương lai). Xuất phát từ những quan niệm trên, trong dân gian ta quen gọi tiến trình diễn tiến ấy bằng những khái niệm rất quen thuộc như kiếp trước, kiếp sau hay còn gọi là tiền kiếp, hậu kiếp.

Tuy nhiên, tiến trình diễn tiến từ nhân đến quả không phải chỉ xảy ra một cách đơn giản như lâu nay chúng ta thường nghĩ, mà nó có những thay đổi chuyển biến hết sức phức tạp và phong phú. Như nhân thế này không phải sẽ cho quả như vậy, mà nó lại còn cho ta quả thế khác. Đó là do ảnh hưởng của nghiệp duyên tạo tác khác nhau nên có sự sai biệt trong kết quả. Ta thường gọi đó là dị thục quả. Do vậy, cơ sở hình thành nhân quả là do tác động của nghiệp. Nói đến nghiệp là nói đến cặp phạm trù thiện và ác. Một hành động có tác ý mới được gọi là nghiệp. Nếu nghiệp đơn thuần là một hành động thiếu tác ý thì gọi là nghiệp vô tình, và tất nhiên cũng sẽ đưa đến một kết quả vô tình.

Chủ trương của Phật giáo là khích lệ con người vận dụng tuệ giác và ý chí của mình để đoạn tuyệt nhiệp, để thoát ly hoàn toàn sự ràng buộc của nhân quả. Nhân quả nghiêm chỉnh đặt ra vấn đề trách nhiệm cá nhân của con người, bởi con người là chủ nhân của nghiệp. Không có trách nhiệm cá nhân thì nhân quả không được thành lập. Cũng như vậy không có trách nhiệm cá nhân thì luật pháp xã hội không được thành lập, hay nếu được thành lập nhưng không có cơ sở để thi hành. Đời không có pháp luật thì đại loạn.

Giáo lý nhân quả do đó, một mặt vừa chỉ rõ con đường sinh tử của con người để tránh, vừa khích lệ con người hành thiện, mặt khác dạy con người ý thức trách

nhiệm, sống không ỷ lại, không chạy trốn, không đổ lỗi, không cầu xin. Đây là tinh thần giáo dục rất lành mạnh và tích cực trong giáo dục một con người tốt ở cả hai mặt cá nhân và xã hội. Nền đạo đức, luân lý Phật giáo không xây dựng trên các tư duy thuần lý, không ra lệnh mà được xây dựng trên giá trị tiêu chuẩn an lạc, hạnh phúc và giải thoát con người. Trả con người về chính nó để tự chịu trách nhiệm về hai mặt nhận thức và hành động. Một luân lý như vậy đầy màu sắc tích cực, đầy trí tuệ, đầy tính người và rất nhân bản.

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân quả của phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sông người dân quảng trị trong thời đại ngày nay (Trang 35)