Tình hình phật giáo ở Quảng Trị

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân quả của phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sông người dân quảng trị trong thời đại ngày nay (Trang 57)

Tìm hiểu Phật giáo Quảng Trị, nơi có nhiều vết thương chiến tranh nhất và cảm được sự vững chãi của đạo Phật nơi đây, vốn là điều hiển nhiên: nơi gian khổ, nghèo khó nhất chính là nơi trui rèn cho đạo lực thêm mạnh mẽ…

Phật giáo được truyền vào tỉnh nhà cách đây khoảng 500-600 năm, cùng thời gian với Thừa Thiên Huế. Dấu tích của các ngôi cổ tự không còn do dòng thời gian và nhất là sự ác liệt của chiến tranh nên chùa chiền, làng ấp bị tàn phá một cách

khốc liệt. Hiện nay, ngôi chùa cổ nhất còn lại ở Quảng Trị, cũng là chùa Tổ tọa lạc tại Ái Tử (Triệu Phong, Quảng Trị) chính là chùa Sắc Tứ Tịnh Quang (Theo Từ điển Di tích Văn hóa Việt Nam, chùa do Tổ sư Chí Khả khai sáng vào năm 1739 đời vua Lê Ý Tông, năm thứ hai đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, với tên gọi ban đầu là Tịnh Nghiệp). Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, mảnh đất Quảng Trị đã chứng kiến nhiều nỗi đau, mất mát nhưng cũng là niềm tự hào vì đây là nơi phát xuất ra những bậc Tăng tài cho đạo pháp, là nơi mà số lượng người đi xuất gia nhiều nhất (ước tính trên 6.000 Tăng Ni đi tứ phương - NV).

Sinh ra nơi mảnh đất là khúc eo, là “đòn gánh” của hai đầu đất nước, chịu nhiều khổ đau vì thiên tai, vì chiến tranh con người nơi đây nhận thức về nỗi khổ khá dễ để rồi người Quảng Trị đã chọn đạo Phật là cứu cánh, tu tập giải thoát khổ đau. Và đó là lý do vì sao Phật giáo âm ỉ thấm vào lòng người Quảng Trị, biểu hiện rõ từ số lượng người xuất gia tu học cũng như Phật tử địa phương thuần mến Phật, theo Phật.

Phật giáo Quảng Trị gồm có 2 hệ phái là Bắc tông và Khất sĩ, trong đó hệ phái Bắc tông là chủ yếu. Toàn tỉnh có khoảng 84.000 tín đồ chiếm 13,5% dân số toàn tỉnh, có mặt tại 9/10 Huyện, Thị xã và Thành phố trong tỉnh; Tổng số Tăng, Ni tu sĩ gồm 90 vị, trong đó Chức sắc Tăng, Ni 57 vị, có 3 Hoà thượng, 01 Thượng toạ, 37 Đại đức, 21 Ni cô, Sư cô và 33 Chúng điệu; Với tổ chức giáo hội gồm 3 cấp: Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh với 47 uỷ viên Ban trị sự, Ban đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam các huyện, Thị xã và Thành phố với 90 uỷ viên, có 165 đơn vị gia đình phật tử với 1750 huynh trưởng và 11.500 đoàn sinh. Toàn tỉnh có 189 cơ sở thờ tự (Chùa, Tịnh xá, Tịnh thất, Trung tâm từ thiện, Niệm phật đường). Trong đó có Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia và nhiều Chùa trong tỉnh có bề dày lịch sử gắn với quá trình sinh cơ lập nghiệp cũng như những đóng góp cho Phật giáo và quê hương Đất nước.

Một số chùa tiêu biểu như chùa Tỉnh Hội, Sắc Tứ, chùa Đông Hà. Còn lại là các cơ sở niệm phật đường ở khắp các thôn làng thuộc huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Hướng Hóa và thị xã Quảng Trị. Huyện Triệu

Phong có số tín đồ và cơ sở phật giáo nhiều nhất và số người xuất gia tu hành đông nhất, chư Tăng Ni đã thọ Ðại giới trú xứ tại địa phương chỉ có 80 vị, ngoài ra còn có khoảng 100 chúng Sa-di, Thức-xoa, Sa-di-ni tu tập tại các tự viện nên việc hoằng pháp vẫn còn khó khăn do thiếu người. Vài năm trở lại đây, với chính sách cởi mở, một số Tăng Ni gốc tỉnh nhà quay về mảnh đất Quảng Trị để hành đạo, hoằng pháp. Toàn tỉnh có 204 tự viện, niệm Phật đường. Và trong những năm qua, tại Quảng Trị đã có nhiều tự viện, niệm Phật đường đã xây mới, trùng tu, sửa chữa...

Hiện nay, Phật giáo Quảng Trị đã có được 5 Ban Đại diện của 5 huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hoá hoạt động dưới sự lãnh đạo của ban trị sự, đã hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử tu học đúng Chánh pháp (dự kiến nhiệm kỳ 2012-2017 sẽ thành lập thêm 2 ban đại diện thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà).

Công tác hướng dẫn Phật tử tại Quảng Trị luôn có truyền thống mạnh, đoàn kết, đem lại những thành công to lớn; toàn tỉnh có 32 đạo tràng Bát quan trai, trong nhiệm kỳ qua đã tổ chức 14 giới đàn quy y, có 5.100 giới tử thọ Tam quy Ngũ giới. Công tác TTXH cũng hoạt động rất tích cực với tổng chi phí cho các hoạt động cứu tế an sinh, mẫu giáo tình thương, cấp học bổng, hỗ trợ xe lăn... trị giá hơn 36 tỷ đồng.

Về cơ cấu tổ chức

Bổ nhiệm Ban Đại diện Phật giáo: Căn cứ Hiến chương, Nội quy Ban Trị sự Tỉnh - Thành hội Phật giáo trực thuộc Trung ương, trên cơ sở hiệp thương nhân sự, Ban Trị sự đã bổ nhiệm hoàn tất 08/10 Ban Đại diện Phật giáo huyện, thị.

Bổ nhiệm Ban ngành trực thuộc Tỉnh hội: Căn cứ Hiến chương, Nội quy Ban Trị sự Tỉnh - Thành hội Phật giáo trực thuộc Trung ương, trên cơ sở giới thiệu của Trưởng Ban ngành Tỉnh hội, Ban Trị sự đã bổ nhiệm hoàn tất 08 Ban ngành trực thuộc Tỉnh hội.

Tổ chức thành công các lễ kỷ niệm 20 và 25 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức các hội nghị góp ý tu chỉnh Hiến chương, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương, báo cáo tổng kết công tác hoạt động Phật sự nhiệm kỳ V( 2002-2007),

chương trình hoạt động Phật sự nhiệm ký VI ( 2007-2012) của giáo hội phật giáo Việt Nam, tổ chức hội nghị học tập các văn kiện của Trung ương giáo hội và Nhà nước.

Hoạt động của các ban ngành:

Ban Tăng sự: Theo thống kê gần đây nhất ở Quảng Trị hiện nay có 89 cơ sở Tự viện. 02 Tổ đình. 05 chùa, 02 tịnh xá. 01 tịnh thất, 179 niệm đường phật. Tăng ni có 116, trong đó có 80 Tăng ni đang học các trường Phật học tại các tỉnh thành phía Nam.

Giáo phẩm: có 02 Hoà thượng, 02 thượng tạo. Tham gia cơ quan dân cử, mặt trận có 03 tu sĩ tham gia voà hội đồng nhân dân và uỷ ban mặt trận tổ quốc Tỉnh, huyện.Vào các ngày trưởng tịnh, Tăng ni đều tập trung về Tổ đình Tịnh Quang để bồ tát.

Ban Giáo dục Tăng Ni: Trong nhiệm kỳ III, đã giới thiệu 38 Tăng Ni sinh theo học HVPGVN, Trường Trung cấp Phật học tại Tp. Hồ Chí Minh. Giới thiệu 07 TN du học tại Trung Quốc, Ấn Độ và tu nghiệp anh văn tại Anh Quốc.

Ban Nghi lễ: Tham dự Hội thảo nghi lễ toàn quốc tại Nha Trang, Khánh Hòa. Tổ chức thành công Đại lễ Phật đản, Vu Lan…, lễ tang, lễ tưởng niệm, húy kỵ chư Tôn đức hữu công. Đặc biệt lễ giỗ truyền thống tại Tổ đình Tịnh Quang hằng năm, lễ dâng hương liệt sĩ tại Thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn rất trang nghiêm, trọng thể, có nhiều Tăng Ni và khoảng gần 5.000 Phật tử tham dự.

Ban Văn hóa

Phật giáo Quảng Trị đã làm tham mưu cho Ban Trị sự cấp phép xây dựng lại 30 Tự viện, trung tù tôn tạo nhiều Tự viện khác. Hỗ trợ các Ban ngành trực thuộc Tỉnh hội và Tự viện thực hiện 1xe hoa cúng dường ngày Đức Phật đản sanh.

Ban Hướng dẫn Phật tử

Ngành Cư sĩ Phật tử: Tổ chức thành công 28 đạo tràng Bát quan trai, 01 đạo tràng niệm Phật, có hàng chục ngàn Phật tử tham gia tu tập.Trong thời gian qua ban cử sĩ Phật tử Quảng Trị đã tổ chức được 12 kỳ truyền Tam quy, Ngũ giới cho hơn 9.000 lượt Phật tử và có 40 Phật tử thọ giới Bồ tát tại gia tại Đàn giới Thừa Thiên

Huế và Quảng Nam.

Ngành Gia đình Phật tử: Gia đình phật tử Quảng Trị qua nhiều năm tồn tại và trưởng thành cùng Phật giáo Quảng Trị. Trong nữa thế kỷ đó, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng tổ chức này cũng đã để lại nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của một bộ phận thanh, thiếu niên tin theo đạo Phật. Đây là tổ chức giáo dục thanh, thiếu niên Phật tử được khai sinh tại Quảng Trị sau đó phát triển rộng ra khắp nước. Sinh hoạt của tổ chức này nhằm vào mục đích là rèn luyện tinh thần cho thanh, thiếu niên để trở thành người Phật tử tốt và trang bị những kỹ năng cần thiết khi vào đời. Ngoài ra, còn tham gia các hoạt động từ thiện xã hội như hiến máu nhân đạo, phòng chống HIV/AIDS, cứu trợ nạn nhân bão lụt. Trên địa bàn tỉnh đã có 165 đơn vị Gia đình Phật tử sinh hoạt, với 13.387 Huynh trưởng và Đoàn sinh; 372 huynh trưởng cấp Tập; 139 huynh trưởng cấp Tín; 22 huynh trưởng cấp Tấn và 01 huynh trưởng cấp Dũng.

Ban Hoằng pháp: Vào các ngày lễ truyền thống Phật giáo như Đại lễ Phật đản, Vu Lan, Phật thành đạo v.v…, lễ tưởng niệm, húy kỵ, sinh hoạt tu học tại các Đạo tràng, Ban Hoằng pháp đều cử Giảng sư đến thuyết giảng Phật pháp và hướng dẫn Phật tử tu học.

Ban Từ thiện Xã hội: Thực hiện tinh thần cứu khổ ban vui của đạo Phật, truyền thống tương thân tương ái của Dân tộc, Ban Từ thiện Xã hội đã vận động các Tự viện, Tăng Ni, Phật tử, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh ủng hộ tiền, hàng hóa giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn trong cuộc sống, xây dựng nhà tình thương, lớp học tình thương, trường nuôi dạy trẻ, quỹ học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, vượt khó.

Trong 5 năm qua, tổng trị giá tiền hàng vận động được 21.618.652.000 đồng. Bên cạnh những kết quả đạt được chung của toàn tỉnh như: Công tác “chăm sóc thương binh liệt sỹ, người có công cách mạng”, xây dựng “quỹ Đền ơn đáp nghĩa”, “xây dựng nhà tình nghĩa”, “phụng dưỡng Mẹ Việt nam anh hùng”, phong trào “áo lụa tặng bà, tấm chăn tình nghĩa”… và các hoạt động cứu trợ thiên tai bão lụt, người khó khăn, neo đơn, hoạn nạn…các tổ chức, chức sắc và đồng bào các tôn giáo luôn

tích cực hưởng ứng lời kêu gọi, vận động của Mặt trận các cấp với nhiều hoạt động đóng góp tích cực như: Hàng năm các chức sắc, đồng bào tôn giáo đến viếng, cầu siêu tri ân các Anh hùng liệt sỹ tại các nghĩa trang liệt sỹ, các chức sắc tôn giáo đã ủng hộ và vận động các nhà hảo tâm tài trợ xây dựng nhà tình nghĩa, tặng quà, cứu trợ cho các đối tượng, nhất là sau các đợt thiên tai bão lụt, đặc biệt các hoạt động từ thiện nhân đạo, cứu trợ đến nay đã trở thành việc làm thường xuyên, việc làm truyền thống của từ thiện phật giáo tỉnh từ năm 2003 đến nay bằng các hoạt động từ thiện, cứu trợ như hổ trợ xây dựng, tu sửa nhà mẫu giáo, mầm non, dạy nghề miễn phí, hỗ trợ giáo viên mầm non, hỗ trợ người neo đơn, giúp học sinh nghèo vượt khó… với giá trị hơn 50 tỷ đồng. Các chức sắc đã vận động cứu trợ sau các đợt thiên tai, lũ lụt hàng năm trên 5 tỷ đồng, các tổ chức và chức sắc tôn giáo như Ban trị sự giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh.

Có thể nói rằng bên cạnh các hoạt động từ thiện, Phật giáo Quảng Trị còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động lớn do Đảng, Chính phủ các đoàn thể phát động, tăng tính đồ đã tích cực hưởng ứng tham gia nhằm nâng cao đời sống tinh thần, đời sống vật chất của các tầng lớp nhân dân, cũng cố khối đoàn kết dân tộc trong mỗi cộng đồng dân cư. Nhiều tăng ni phật tử tham gia đại biểu hội đồng nhân dân, Mặt trận các cấp các đoàn thể, các tổ chức xã hội như hội khuyến học, hội chữ thập đỏ…

Cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được ban trị sự giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh tích cực hưởng ứng và lồng ghép vào hoạt động hoằng pháp, giáo lý, sinh hoạt để tuyên truyền học tập. Ban đại diện giáo hội phật giáo Viêt Nam huyện Triệu Phong cùng các ban đại diện, niệm phật đường phối hợp với Mặt trận xã, huyện tổ chức cuộc thi tìm hiểu “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; các buổi hội diễn văn nghệ giữa đạo và đời, các điểm sinh hoạt vui chơi thể thao được các chức sắc, chùa, giáo xứ đầu tư xây dựng phục vụ hài hoà và thiết thực; ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc hàng năm ở khu dân cư được tổ chức phong phú, thiết thực trong đó có sự đóng góp, tham dự của chức sắc và đồng bào tín đồ ở khu dân cư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở tỉnh Quảng Trị, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và quản lý của Chính quyền, sự phối hợp thực hiện công tác vận động tôn giáo của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong công tác tôn giáo đã thu được những kết quả đáng quan trọng. Đông đảo các Chức sắc, tín đồ các tôn giáo trong tỉnh đã phát huy được truyền thống yêu nước, đoàn kết lương giáo, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hăng hái tham gia tích cực nhiều cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ Quốc phòng - an ninh, góp phần vào việc xây dựng quê hương, đấu tranh ngăn chặn những âm mưu thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Sự đóng góp của Phật giáo Quảng Trị trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, ảnh hưởng của tôn giáo này trong tính cách, lối sống của con người Quảng Trị.

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân quả của phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sông người dân quảng trị trong thời đại ngày nay (Trang 57)