Phân loại theo thời gian

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân quả của phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sông người dân quảng trị trong thời đại ngày nay (Trang 42)

2.1.3.1.1. Nhân quả đồng thời

Là loại nhân quả mà thời gian từ nhân đến quả xảy ra rất nhanh. Như ăn thì liền no, uống nước vào liền hết khát, sân hận vừa khởi lên thì phiền não liền xuất hiện, hay chiếc dùi vừa đánh vào trống thì tiếng trống liền phát ra.

2.1.3.1.2. Nhân quả dị thời

Là loại nhân quả mà quá trình diễn ra từ nhân đến quả phải có một khoảng thời gian nhanh hay chậm khác nhau. Khoảng thời gian ấy đựơc chia thành 3 loại như sau:

Hiện Báo: Nghĩa là nghiệp nhân trong đời này đưa đến quả báo ngay trong đời này. Sanh Báo: Nghĩa là tạo nhân ở đời này nhưng đến đời sau mới nhận quả. Hậu Báo: nghĩa là tạo nhân trong đời này nhưng đến nhiều đời sau mới thọ quả báo.

Ba khoảng thời gian của tiến trình nhân quả trên tương đối ổn định nên chúng ta gọi đó là định nghiệp. Tuy nhiên, có những trường hợp do sự ảnh hưởng và tác động của những nhân tố trung gian khác nhau nên ta khó có thể xác định được thời gian và chủng loại. Những trường hợp này được gọi là bất định nghiệp.

Ba thời nhân quả giúp cho chúng ta cắt nghĩa rõ ràng sự khác biệt giữa người này với người khác, cắt nghĩa rõ trường hợp ở ác mà được may mắn, ở lành mà chẳng may. Tuy nhiên, không phải vì thế mà sự phân loại trên có thể gói gọn mọi trường hợp của nhân quả. Có trường hợp do yếu tố tâm lý và tuệ giác can thiệp mạnh vào quá trình biểu hiện của nghiệp quả, nghiệp quả có thể không đến, hoặc đến đến với đẳng loại khác hẳn với nghiệp nhân. Như trường hợp người làm điều ác mà đời sau được sanh thiên, làm mười thiện nghiệp mà đời sau lại đoạ địa ngục. Có trường hợp làm việc ác nhỏ mà có thể kiếp sau rơi vào địa ngục.

Nhân quả đồng thời là dòng chuyển biến tự nhiên của vũ trụ làm nền tảng duyên khởi nhân quả dị thời. Tùy nhận thức của mỗi chúng sanh trong 3 cõi mà chia nhân quả khác thời thành nghiệp thiện hoặc ác.Muốn chuyển nghiệp, mỗi chúng sanh cần thay đổi nhận thức ngay trong hiện tại, bởi “những gì ở quá khứ được cải sửa ngay hiện tại, những gì ở tương lai đều nằm ngay hạt giống hiện tại”. Bốn đường ác tâm tán loạn, chưa có ý chí nên không biết cải sửa. Người-trời Dục giới tâm tạp niệm, cải sửa nhân quả thành nghiệp khi thiện khi ác; Trời Sắc giới tâm nhất niệm, cải sửa nhân quả thành nghiệp thiện; Trời Vô sắc giới tâm nhất niệm sâu, chuyển nghiệp thiện sang thuần thiện. Tuy nhiên, do chưa hiểu rõ nhân quả và nghiệp nên đè nén đối trị chạy trốn để tiến hóa, nếu quá tải vẫn trở lại hành động tạo nghiệp ác. Để “tự cứu lấy mình” thì phải dứt nghiệp. Muốn dứt được nghiệp thì phải thấu đáo nhân quả và nghiệp. Khi tâm vô niệm, nhận lại Chân tâm, lặng lẽ thấy rõ tiến trình ngũ uẩn diễn biến như thế nào nhận như thế nấy tức thấy rõ trong

nghiệp có nhân quả hoặc ngay trong hiện tại có cái hiện tiền. Ba bậc Thánh đầu, trên đường trở về Chân Tâm, từng bước “bất muội nhân quả và phi nghiệp” từ Địa ngục đến Tam thiền. Thánh Alahán an trụ Chân Tâm, còn xác thân thì “bất muội nhân quả, nghiệp mà phi nghiệp”, bỏ xác thân thì “phi nhân quả, phi nghiệp”. Ba bậc Tam Tôn “phi nhân quả, phi nghiệp” nhưng với lòng bi mẫn tùy thuận vào “hiện pháp” mà thực hiện “nhân quả và nghiệp” dài dài để độ chúng sanh.

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân quả của phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sông người dân quảng trị trong thời đại ngày nay (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w