Đối với sự giáo dục thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân quả của phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sông người dân quảng trị trong thời đại ngày nay (Trang 75)

Ngày nay với xu hướng phát triển chung của xã hội, theo đó đạo đức và lối sống của con người cũng cần phải biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh sống mới, nhưng dẫu biến đổi, đạo đức và lối sống của con người luôn phải dựa trên các chuẩn

mực của những giá trị nhân bản truyền thống. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải có những giải pháp để phát huy hơn nữa những giá trị đạo đức tốt đẹp của Phật giáo, nhằm nâng cao ảnh hưởng tích cực của nó trong việc xây dựng nhân cách đạo đức cho con người Việt Nam nhất là tầng lớp học sinh – sinh viên.

Về mặt nhận thức, nên xem tư tưởng Phật giáo về giáo dục là một trong những tư tưởng giáo dục tiến bộ trong lịch sử nhân loại, cuộc sống luôn có những biến đổi và “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” cho nên giáo dục cần phải vận dụng nhiều phương thức giáo dục khác nhau nhằm đạt đến những giá trị cao nhất của con người, nhất là giáo dục về đạo đức, lối sống. Phật giáo hàm chứa nhiều giá trị quí báu về giáo dục nhân cách sống cho con người, đó là điều đã được khẳng định. Hơn nữa, tôn giáo này có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt và là cái dễ đi vào nơi sâu thẳm nhất của lòng người và lưu lại đó một cách bền vững. Có thể nói, Phật giáo thế giới cũng như Phật giáo Việt Nam đều nhằm giáo dục và xây dựng con người thành những người có ích, vì thế nó cũng có thể phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam hiện nay, nhất là đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, nhũng chủ nhân tương lai của đất nước.

Bản thân những người làm công tác giáo dục, dù trong lĩnh vực khoa học xã hội hay khoa học vực tự nhiên cũng đều nhắm đến việc giáo dục cho con người phát triển toàn diện, nên để việc giáo dục hiệu quả và sâu sắc hơn, các nhà giáo dục nên vận dụng kết hợp tư tưởng Phật giáo với các tư tưởng khác để tuyên truyền và giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh – sinh viên trong giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục khác. Khuyến khích học sinh – sinh viên tìm về những giá trị đạo đức tốt đẹp của nhân loại được chứa đựng Phật giáo. Điều quan trọng là phải làm cho học sinh – sinh viên tự ý thức tầm quan trọng của việc rèn luyện nhân cách sống và khuyến khích họ chủ động tìm về những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc, giá trị đạo đức, lối sống của Phật giáo… Chúng ta hãy làm điều này một cách tự nhiên, không áp đặt, không ra lệnh mà hãy làm người gợi ý, động viên, khuyến khích cho họ. Hãy để họ tự lựa chọn, tự “chiêm nghiệm”, tự “tu tập” tư tưởng đạo đức Phật giáo hay bất kỳ một giá trị đạo đức tốt đẹp nào khác mà họ thấy

phù hợp và yêu thích.

Phải chăng giáo dục nhà trường cần phải kết hợp với các tổ chức xã hội, với các cơ sở tôn giáo trong đó có Phật giáo, trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh – sinh viên. Thiết nghĩ, những sự kết hợp này sẽ không những làm đa dạng, phong phú hoạt động giáo dục mà còn tận dụng và phát huy được các ưu thế của của những tổ chức xã hội, cơ sở phật giáo vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho người học.

Định hướng giáo dục đạo đức và ảnh hưởng tích cực của phật giáo cho học sinh- sinh viên qua các hoạt động từ thiện. Những hoạt động đó thể hiện sự liên kết, hợp tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng. Nó có ý nghĩa và ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng, là hoạt động đem sức mình cống hiến cho xã hội, góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Tham gia hoạt động từ thiện, tình nguyện không chỉ làm cho chúng ta được sống hết mình với tuổi trẻ mà điều lớn lao vì đó là những hoạt động mang lại lợi ích thiết thực, có tính giáo dục và tính nhân văn cao cả.

Giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ là một nội dung cơ bản, thường xuyên của mọi nền giáo dục trên thế giới từ xưa cho đến nay. Vận dụng tư tưởng Phật giáo có thể mang lại những hiệu quả tích cực trước mắt và lâu dài cho việc giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên ở Việt Nam trong thời đại hiện nay.

KẾT LUẬN

Qua những nội dung trình bày trên, dường như đã cho ta một cái nhìn trọn vẹn hơn và sáng tỏ hơn tư tưởng giáo lý nhân quả của Phật giáo. Chính giáo lý nhân quả đã dạy cho bản thân ta cách sống an lành, hạnh phúc giữa cuộc đời với muôn vàn sóng gió. Nó dạy cho ta biết cách chế ngự mọi bất hạnh, ngăn ngừa ác tâm sanh khởi, xua tan cái nghiệp quả oan oan tương báo, đem lại niềm an lạc cho bản thân, cho tha nhân và xã hội. Trong gia đình cho đến bên ngoài cộng đồng xã hội, nếu ai ai cũng tin hiểu sâu sắc về nhân quả thì con người trong xã hội sẽ trở nên thánh thiện biết chừng nào. Một xã hội mà con người luôn lấy những điều nhân nghĩa, chân thật để đối xử với nhau đúng mực trong tinh thần đồng bào, đồng loại, giữa tình yêu thương bao la thì xã hội thật là đẹp.

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bảo của khoa học kĩ thuật, sự phát triển của kinh tế, sự xâm nhập của các nền văn hóa trên thế giới, con người đang ngày càng trở nên thực dụng hơn, lối sống chạy theo đồng tiền, danh vọng mà đang dành đánh mất đi chính mình. Ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường làm cho đời sống đạo đức của con người đang suy thoái trầm trọng. Những nếp văn hóa ứng xữ truyền thống tốt đẹp giữa người với người đang dần mờ đi, thay vào đó là những cách ứng xữ với nhiều điều cần suy ngẫm. Những đam mê, dục vọng, cuộc sống quay cuồng cùng đồng tiền và danh lợi, khiến con người trở nên nhỏ nhoi, ích kỉ. Một bộ phận giới trẻ hiện nay chạy theo lối sống văn hóa lai căng, không xem trọng văn hóa truyền thống của dân tộc, xem văn hóa truyền thống dân tộc là những hủ tục lac hậu, lỗi thời. Thật là điều đáng lo sợ cho cả một thế hệ trẻ của dân tộc. Thật đau lòng biết bao khi hàng ngày phải chứng kiến bao cảnh trái ý nghịch lòng, xem thường đạo đức. Trong đó cảnh con giết cha, chồng giết vợ, trò đánh thầy . . . không còn là điều xa lạ với xã hội ngày nay. Rồi lại những tệ nạn mại dâm, ma túy, trộm cướp, giết người … đang là ung nhọt đau nhức, nó làm băng hoại giá trị đạo đức con người và xã hội. Ngay cả những con người đại diện cho pháp

luật, là bộ mặt cho xã hội cũng bị tha hóa bởi nạn tham ô hối lộ, khiến cho nền kinh tế trở nên chậm phát triển, bao người dân rơi vào hoàn cảnh khốn đốn.

Tất cả những hiện tượng trên là dấu hiệu cho thấy sự suy thoái của những giá trị luân lý đạo đức con người. Hệ quả ấy là do đâu? Phải chăng do một bàn tay vô hình nào đó đang chi phối và làm thay đổi trật tự của xã hội. Không nói ra có lẽ ai cũng biết, hệ quả không ai khác hơn chính tự thân của con người tạo tác. Qua đó ta thấy rõ hơn quy luật của xã hội dưới sự tác động của tiến trình nhân quả. Chính thực trạng ấy, vấn đề giáo dục đạo đức thông qua giáo dục con người nhận biết và tin sâu giáo lý nhân quả càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Giáo dục đạo đức con người dưới ánh sánh của giáo lý nhân quả của Phật giáo, giúp con người gạt bỏ những dục vọng ham muốn, giáo dục con người hướng đến chuẩn mực tốt đẹp của cuộc sống. Giúp con người thấy được vai trò, trách nhiệm và giá trị của mỗi người đối với bản thân và xã hội. Giáo dục giáo lý nhân quả là tiếng chuông thức tỉnh tâm hồn của mỗi một con người

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân quả của phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sông người dân quảng trị trong thời đại ngày nay (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w