Sự xâm nhập và phát triển Phật giáo ở Quảng Trị

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân quả của phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sông người dân quảng trị trong thời đại ngày nay (Trang 51)

Khi nói đến sự du nhập của Phật giáo vào Quảng trị, đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Song tất cả đi vào hai giả thuyết: giả thuyết thứ nhất cho rằng Phật giáo đã có ở Quảng Trị từ trước thời Nguyễn Hoàng, giả thuyết thứ hai cho rằng Phật giáo bắt đầu bén rễ ở Quảng Trị khi Nguyễn Hoàng đến đất Quảng Trị (năm 1600). Theo ý kiến của những phật tử và ý kiến của nhiều vị cao tăng, thực đức thì Phật

giáo đã đến Quảng Trị theo Nguyễn Hoàng và mọi phật tử đều xem tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang là cơ sở thờ tự Phật đầu tiên ở Quảng trị. Đó là những ý kiến, những dự đoán theo cách tông truyền dân gian bằng miệng chứ chưa hề có sách sử nào ghi chép cụ thể. Nhưng theo sách “Ô Châu cận lục” viết về Quảng Trị từ thời Quang Thiệu (1516-1522) được Dương Văn An chấp bút năm 1533 thì chúng ta khẳng định được rằng Phật giáo không chỉ đến Quảng Trị năm 1600 mà Phật giáo đã đến Quảng Trị từ trước năm 1533.

Miêu tả về những vùng đất thuộc huyện Triệu Phong, Quảng Trị lúc này Dương Văn An viết “Chùa Mộc Linh nhịp gõ mõ khua đều, am Ưu Đàm hoa ưu bát nở rộ (loài hoa nhà phật nở đúng vào dịp Phật đản), “Sãi vải rung chuông Phả Lại, ông chài hát khúc Dương Loan”. Khi nói đến sự trù phú của Hải Lăng, ông viết “La Chữ núi xa xa, cầu vồng thu ngàn sương núi, Lăng Châu sông kề cận thủy triều ngập nữa bầu trời, làng Uyên rồng tự do ẩn hiện, Hà Đá cá tùy ý ra vào. Chùa làng sông Long Đôi từng nghe đồn chốn ấy”. Ngoài ra Dương Văn An còn nói đến một ngôi chùa nữa không rõ ở địa phận nào, đó là chùa Đường Long. Như vậy, vào thế kỷ thứ XVI ở Quảng Trị không những đã có phật tử, có sư sãi mà hơn thế nữa ở đây đã tồn tại am , chùa, cụ thể là am Ưu Đàm, chùa Mộc Linh và chùa làng Long Đôi. Điều này chứng tỏ rằng vào thế kỷ thứ XVI Phật giáo đã tồn tại và phát triển ở Quảng Trị.

Cũng vào thế kỹ thứ XVII, sách sử đã ghi lại ở Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình – một huyện giáp ranh với Quảng Trị đã có một ngôi chùa lớn, nổi tiếng trong nước lúc bấy giờ đó là chùa Kính Thiên. Vậy thì chắc chắn rằng lúc này Phật giáo đã rất phát triển ở Lệ Thủy và diều này cũng cho ta thấy Phật giáo đã có ở Quảng Trị trước thế kỷ thứ XVII cũng không phải là một điều mâu thuẫn (bởi lẽ, Lệ Thủy, Quảng Bình và Vĩnh Linh Quảng Trị là một giải đất thong thương rất thuận lợi, nên dù ít nhiều lúc này người dân Quảng Trị đã tiếp cận với Phật giáo).

Mặt khác, khi đi vào tìm hiểu lịch sử tổ đình Sắc Tứ tịnh Quang, nhà nghiên cứu Phật học Lê Mạnh Thát đã cho rằng trên thác bản văn bia viết vào năm Thành Thái thứ bảy (1895) có đoạn đã ghi lại “Từ thời Dương Văn An viết Ô Châu cận lục

vào khoảng những năm 1555, ta biết vùng đất Quảng Trị và Thừa Thiên đã có nhiều ngôi chùa nỗi tiếng … Phật giáo vào thời Nguyễn Hoàng đóng quân ở Ái Tử Quảng Trị, như thế đã phát triển mạnh mẽ. Vì vậy kết hợp với tính ngưỡng gia đình, Nguyễn Hoàng không có lý do gì mà không lập chùa tại trụ sở nơi mình trấn nhậm. Cho nên ta có thể chắc chắn là, nếu Quảng Trị có những ngôi chùa sỡm nhất thì vùng đất Ái Tử này phải là nơi có một ngôi chùa như thế. Vì vậy nếu bảo Hòa thượng Chí Khả là người khai sơn chùa Tịnh Quang thì chắc chắn rằng ngôi chùa này không phải là ngôi chàu đầu tiên của Quảng Trị cũng như của vùng đất Ái Tử”.

Đến thế kỷ thứ XVII, Nguyễn Hoàng lập mưu xui khiến thủy quân Phu Ngạn và Ngô Đình Nghĩa làm phản ở cửa biển Đại An, sau đó ông xin vua Lê Kính Tông cho ông đi dẹp, nhưng ông giả vờ không thắng và trở về Thuận Hóa, xin lưu lại trấn Thuận Hóa (lúc này Quảng Trị cũng thuộc trấn Thuận Hóa. Cụ thể lúc này Quảng trị gồm hai huện: Đăng Xương, Hải Lăng và một châu đó là châu Minh Linh). Được Trịnh Tùng chấp nhận năm 1600 Thái úy Đan Quốc Công nguyễn Hoàng đưa gia đình và tướng sĩ bản bộ rút về Thuận Quảng, đóng dinh phủ ở gò phù sa trên bờ song Ái Tử thuộc làng Trà Bát. Nguyễn Hoàng là một phật tử rất mộ đạo, ông rất quan tâm chăm lo đến sự phát triển của Phật giáo. Do vậy khi đến Quảng Trị ông cũng đã mang theo phật giáo. Như vậy, ở đây Phật giáo không đến Quảng Trị bằng con đường truyền đạo thuần nhất, mà nó theo những người mộ đạo đi làm việc nước, nên biểu hiện của Phật giáo chưa rõ rệt. Tuy nhiên, khi Nguyễn Hoàng đặt chân đến Quảng Trị, đó cũng chính là lúc Phật giáo ở Quảng Trị được mở rộng, dân chúng biết đến Phật giáo ngày càng đông, số người hướng tâm theo Phật giáo ngày càng nhiều, nhưng việc xây dựng cơ sở thờ tự thì lúc này chưa thấy phát triển.

Đến Ái Tử, thấy phong cảnh núi non, song nước thanh tịnh với ba dòng sông hiệp thương nổi lên gò đất tọa thế voi nằm, liền dãy với những gò đống nối tiếp Trường Sơn tượng hình như chuông mỏ, Nguyễn Hoàng đã quyết định lập một am thờ Phật trên núi Hoành Sơn, am này được ông lấy tên là Tịnh Độ (nay thuộc địa phận Ái Tử). Sau khi Nguyễn Hoàng vào nam đánh Chiêm Thành, am Tịnh Độ vẫn được người dân hương khói bảo tồn cho đến ngày tổ sư Chí Khả đến và phát triển

am thành chùa.

Tổ sư Chí Khả vốn là người Trung Hoa, ông theo tu học từ nhỏ ở chùa Kiến Nguyệt thuộc núi Hoa Sơn. Khi xảy ra tranh loạn Minh Thanh, ông đã lánh sang Việt Nam và đến Quảng Trị. Khi qua Hoành Sơn, thấy được sự tĩnh lặng, linh thiêng của am Tịnh Độ, ông đã quyết định dừng chân trú lại vừa hương khói bảo tồn am vừa đi thuyết giảng phật pháp cho những vùng lân cận, thu phục những người dân hướng đạo, từ đó thu nhận thêm nhiều phật tử, phát triển Phật giáo và xây dựng lại am Tịnh Độ thành chùa (trong thời gian ở đây ông đã độ được hơn mười người xuất gia làm tăng và nhiều phật tử). Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì ban đầu chùa được lấy tên là Tịnh Quang, còn theo sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam, và Đình chùa lăng tẩm Việt Nam thì ban đầu chùa được đặt tên là Tịnh Nghiệp, sau đó mới đổi thanh Tịnh Quang và đến thời chúa Nguyễn Phúc Khoát chùa được đổi tên thành Sắc Tứ Tịnh Quang. Đến năm ba mươi tư tuổi, Chí Khả phát nguyện thiêu than, thể hiện hung tam vô úy hoằng nguyện cúng dường. Với đóng góp và hy sinh cao cả này ngài được các phật tử Quảng Trị xem là tổ sư.

Tổ khai sơn Chí Khả vốn là người uyên thâm, uyên bác lại đức độ hơn người, do vậy tiếng tăm của ông đã đến tai chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chúa Nguyễn Phúc Khoát nghe tin có vị thiền sư xuất chúng đang trú tại Tịnh Độ, ông đã than chinh ra tận Ái Tử hỏi thăm và để tỏ lòng tôn kính ngưỡng mộ ông đã khắc bảng năm chữ sơn son thiếp vàng “Sắc Tứ Tịnh Quang Tự” để tặng cho chùa. Đây cũng là một điều kiện để Phật giáo Quảng trị ngày càng phát triển rộng rãi.

Tương truyền rằng Nguyễn Hoàng cũng đã cho xây dựng ngôi chùa Phước Long (nay thuộc Phước Long, Hải Phú, Hải Lăng). Đến thế kỷ thứ XVII, Ở Quảng Trị ngoài các ngôi chùa đã được xây dựng, lúc này có thêm ba ngôi chùa nữa đó là chùa Long Phước, chùa Thiên Tôn, và chùa Tịnh Quang (chùa Long Phước, thuộc phường An Tịnh, huyện Địa Linh (nay trực thuộc huyện Gio Linh); chùa Thiên Tôn do chúa Nguyễn Phước Tần thành lập từ khoảng 1648 đến 1687, chùa thuộc xã Đâu Phong, huyện Triệu Phong).

sự phát triển của Phật giáo cũng như việc bảo vệ và xây dựng đất nước như: Chí Khả, Bửu Ngạn, Tâm Quảng, Tuyết Phong, Tánh Thiên, Cương Ký, Thanh Đức… Sang đầu thế kỷ thứ XX, Phật giáo Quảng Trị có xu hướng phát triển mạnh dần khi bác sỹ Lê Đình Thám đến Quảng Trị và tuyên truyền sâu rộng Phật giáo. Ông vốn là bác sỹ y khoa Đông Dương nhưng lại đam mê nghiên cứu Phật giáo và ngưỡng mộ Phật giáo. Khi thấy một vài địa phương Phật giáo phát triển ông đến đó nghiên cứu, truyền bá và ông đã đến Quảng Trị. Đầu tiên ông quy tụ một vài người nói chuyện phật pháp, sau đó ngững người này tiếp tục quy tụ và tuyên truyền đến những nhóm khác … đây chính là một trong những nguyên nhân giúp cho Phật giáo ngày càng đi sâu là lan rộng khắp nơi trong tỉnh Quảng Trị. Cùng với lịch sử dân tộc và lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Quảng Trị cũng đã tồn tại và phát triển trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cùng với đồng bào cả nước phật tử Quảng Trị cũng hăng hái tham gia đánh giặc cứu nước.

Vào những năm ba mươi của thế kỷ XX, một số nhà tu hành cũng như một số nhân sĩ, trí thức đã đứng ra vận động phong trào “chấn hưng Phật giáo”, kể từ đó Phật giáo có sự khởi sắc, một bộ phận Phật giáo đi vào hoạt động có tổ chức. Cụ thể, năm 1923 Tỉnh hội Phật giáo Quảng Trị đã được thành lập có hệ thống, có tổ chức, cơ cấu nhân sự đẩy đủ mặc dù trụ sở ban đầu chỉ là chùa tranh (đến năm 1933 chùa mới được xây dựng lại).

Ở thời kỳ này thực dân Pháp đã tìm cách để lôi kéo, thao túng một số nhân vật và tổ chức Phật giáo nhằm tạo cơ sở xã hội và chính trị cho chế độ thực dân. Tuy nhiên, mưu toan đó đã không được như thực dân Pháp mong muốn. Đại bộ phận tăng ni, phật tử vẫn giữ được truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc và ủng hộ chính phủ kháng chíến kiến quốc. Một số nhà sư đã tự nguyện đứng vào hang ngũ bộ đội cụ Hồ, tham gia mặt trận Việt Minh, mặt trận liên Việt và nhiều chùa đã trở thành cơ sở che dấu cán bộ cách mạng như chùa Tỉnh hội, tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang.

Từ khi đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp, đạo Thiên chúa được nâng đỡ và trở thành một trong những cơ sở xã hội cho chế độ Ngô Đình Diệm. Dưới sự thống

trị hà khắt của Mỹ - Diệm, Phật giáo Quảng Trị cũng như Phật Giáo miền Nam đã bị chèn ép, đồng thời do bom đạn tàn phá nên nhiều chùa chiền đã bị hủy hoại và phần đông phật tử phải đi sơ tán, di tản nhiều nơi. Năm 1972 chùa Tỉnh hội cũng bị bom đạn san bằng.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất đã tạo được thuận lợi cho Phật giáo thống nhất các hệ phái. Sau hai năm chuẩn bị, tháng 11 năm 1981 Đại hội Đại biểu thống nhất phật giáo đã long trọng tổ chức tại thủ đô Hà Nội và đã lập ra “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, thông qua hiến chương, chương trình hoạt động bầu ra cơ quan lãnh đạo. Đây là sự kiện lịch sử đặc biệt của Phật giáo Việt Nam và cũng là một mốc son quan trọng của Tỉnh hội Phật giáo Quảng Trị, vì nó đã đáp ứng được nguyện vọng tha thiết của tăng ni, phật tử đồng thời tạo điều kiện cho Phật giáo thuận lợi trong việc phụng vụ dân tộc, hoằng dương phật pháp, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Năm 1989 chùa Tỉnh hội đã được xây dựng lại. Phật giáo Quảng Trị từ đây ngày càng bình ổn và phát triển, các tăng ni phật tử ngày càng phấn khởi, thi đua thực hành phương châm: đạo pháp – dân tộc và đạo pháp chủ nghĩa xã hội.

Quảng Trị tuy không có những đình chùa nổi tiếng, Phật giáo không phát triển rầm rộ, song ở một mức độ nhất định Phật giáo Quảng Trị cũng có những đóng góp đáng kể đối với Phật giáo Việt Nam. Từ mãnh đất Quảng Trị đã nuôi dưỡng nên nhiều nhà sư nổi tiếng như:

Thiền sư Hương Hải (1628 – 1715): ngài vốn từng là tri huyện Triệu Phong, học phật với thiền sư Viên Cảnh – Lục Hồ và Viên Khoan Đại Thâm. Về sau ông trụ trì chùa Thiên Mụ.

Thiền sư Hải Thiệu- Cương Kỷ, ông là người Xuân An, An Đôn, Đăng Xương, Triệu Phong, ông vốn là trụ trì của chùa Thiên Mụ.

Tăng cang Hải Nhu Tín Nhậm (1812 -1873) người làng Trung Kiên, Thuận Xương, Triệu Phong. Ông vốn cùng tu với Chí Khả tại chùa Sắc Tứ Tịnh Quang, sau đó ông vào Thuận Hóa trụ trì chùa Giác Hoàng và các ngôi chùa khác trong đó có chùa Thiên Mụ.

Thiền sư Nhất Định (1784 – 1847) có pháp danh là Tánh Thiên người làng Trung Kiên, Triệu Thượng, Triệu Phong. Ông có công khai sơn chùa Tây Thiên, chùa Từ Hiếu (Thừa Thiên Huế). Ông là một trong những người đầu tiên trong các vị hòa thượng đương thời được vua Minh Mạng cấp Giới đạo và Độ điệp (là chứng nhận cao nhất của chính quyền triều Nguyễn đối với người xuất gia tu hành. Sau ông thọ giới cụ túc với Thiền sư Mật Hoằng ở chùa Quốc Ân. Vâng mệnh vua Gia Long Sư giữ chức vụ Trụ trì chùa Thiên Thọ.

Thiền sư Giác Nhiên (07/1/1878 – 01/02/1979) người làng Ái Tử, Triệu Phong, đã xuất gia Thọ giáo với Hòa Thượng Tâm Tịnh (Trú trì Chùa Tây Thiên- Huế, lúc bấy giờ) và được ban Pháp danh là (Thượng) Trừng (hạ) Thuỷ, Pháp tự là Chí Thâm, Pháp hiệu là Giác Nhiên. Ông vốn sáng lập và trụ trì chùa Thuyền Tôn. Thiền sư Giác Nhiên từng giữ chức Tăng Thống từ năm 1973 cho đến khi ông mất năm 1979. Ông là một vị hòa thượng rạng ngời đức hạnh, là người kế thừa đời thứ 42 thiền phái Lâm Tế chính tôn, đời thứ tám hệ phái Liễu Quán.

Hòa thượng Thích Đôn Hậu (1905 - 1992), người làng Xuân Yên, Triệu Phong, nguyên là ủy viên thường trực Hội đồng Phật giáo Châu Á. Ông vốn trụ trì chùa Thiên Mụ (Huế), nguyên là Chủ tịch liên minh các lực lượng dân tộc yêu nước Việt Nam, Phó chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, nhiều năm là đại biểu Quốc hội nước ta.

Nhìn chung từ khi du nhập, Phật giáo Quảng Trị đã nhanh chóng hòa nhập và phát triển và ngày càng ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa xã hội và tinh thần người dân Quảng Trị.

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân quả của phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sông người dân quảng trị trong thời đại ngày nay (Trang 51)