Vai trò của phật giáo trong lịch sử dân tộc.

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân quả của phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sông người dân quảng trị trong thời đại ngày nay (Trang 30)

Phật giáo qua bao thời gian tồn tại với những biến cố lịch sử dân tộc, nó chính là nguồn suối mát trong cho tâm hồn của mỗi con người. Nó đã len lõi vào cuộc sống, nếp văn hoá của dân tộc, nó trở thành món ăn không thể thiếu của dân tộc Việt Nam.

Đạo phật đã chung sống với người dân Việt Nam gần hai mươi thế kỷ, sợi dây vô hình đã thắt chặt đạo phật với dân tộc ta thành một khối bất khả phân ly. Tư tưởng Phật giáo đã thấm nhuần tinh thần dân tộc Việt Nam. Chính bởi sợi dây gắn kết này người dân Việt Nam đã coi đạo phật là đạo của tổ tiên truyền lại. Chính vậy đảm bảo tinh thần dân tộc, giữu gìn tính ngưỡng truyền thống của tổ tiên, dân tộc ta đã nhận thấy bổn phận trong việc gìn giữ và phát triển đạo phật.

Phật giáo có mặt trên đất nước Việt Nam khoảng cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III. Mãi đến thế kỷ thứ X, XI về sau, từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần, nước Việt Nam hoàn toàn độc lập phật giáo đã từng góp phần lớn lao xây dựng đất nước và giáo huấn đồng bào. Ở các triều đại các ông vua đều lấy đức trị dân và giáo hoá dân theo tinh thần phật giáo.

Nhờ ảnh hưởng của Phật giáo nên thời Lý có nhiều ông vua nhân từ hết mực, nhưng không kém vẻ hào hùng. Chính vì vậy quốc gia hưng thịnh, dân chúng an vui. Ngót năm thế kỷ, phật giáo luôn luôn có mặt trong guồng gánh chính quyền để tiếp tay xây dựng đất nước, bảo vệ quê hương. Sự có mặt của phật giáo chẳng những giúp cho vua chúa một đường lối chính trị sáng suốt, mà còn hướng dẫn dân tộc tiến cao trên con đường văn minh đạo đức. Những thiền sư trong thời ấy chẳng những thâm đạt về đạo lý giải thoát mà còn thấu hiểu cách tổ chức xã hội, đem lại an lạc thực tế cho dân tộc.

Theo luật vô thường, có thịnh thì chắc hẳn sẽ có suy, Phật giáo cũng không thể tránh khỏi quy luật chung ấy. Từ đời Hậu Lê, phật giáo bị suy thoái nhường chỗ cho

nho giáo. Nhưng nhờ đó mà Phật giáo lại có cơ hội được về sống gần gũi với cuộc sống bình giã với nhười dân lao động. Nó gieo rắc một tiềm lực hùng hậu trong toàn dân, và trở thành một đạo của dân tộc. Qua bao năm đen tối cùng dân tộc, Phật giáo vẫn bùng dậy như ngọn cuồng phong cuốn sạch tất cả. Bởi Phật giáo nằm sẵn trong lòng dân tộc, nên khi bị kích động mạnh tự dưng trổ dậy một cách hùng hồn. Phật giáo như đã gắn chặt với dân tộc, nên nhịp tiến triển của dân tộc và phật giáo đi đều nhau.

Mang trong mình tinh thần hướng thiện, diệt từ nhứng điều ác, đưa lại cuộc sống hạnh phúc tươi đẹp cho mọi người đạo phật đã ăn sâu, bén rễ trong tâm thức của con người Việt Nam. Những giáo lý của nó đã ảnh hưởng sâu sắc trên mọi lĩnh vực đời sống của nhân dân ta, từ phong tục tập quán, nếp sống, cách suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm, đao đức, nghệ thuật …. Đạo phật với mục đích giải thoát của mình đã đến với người dân Việt Nam cùng xao dịu nỗi đau, hướng người dân Việt đến những giá trị chân- thiện –mỹ. Hình thành nên những nhân cách con người Việt Nam mang đậm âm hưởng của đạo Phật, như Hồ Chí Minh đa nói: “Tôn chỉ mục đích đạo phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm”. Chính vì vậy phật giáo đã được nhân dân ta đón nhận với tinh thần tôn trọng những chuẫn mực giá trị đạo đức góp phần xây dựng cuộc sống tươi đẹp.

Chủ trương giải thoát của đạo phật là vượt ra ngoài vòng nô lệ, từ ở ngoài đem đến hay từ ở trong phát sinh ra. Bởi quyết thoát nô lệ nên Phật giáo luôn luôn phá trừ tính ỉ lại. Chính bì vậy tinh thần an lạc và giải thoát của đạo phật rất thích hợp với tinh thần bất khuất và độc lập của dân tộc Việt Nam.

GS TS Nguyễn Tài Như đã có nhận xét “Phật giáo là lời kêu gọi thâm trầm về nhân sinh, đạo đức con người. Trong chừng mực nhất định, nhân cách phật giáo đã góp phần làm nên nhân cách của con người Việt Nam ngày nay”. Những tư tưởng của Phật giáo đã giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách, đạo đức con người Việt Nam. Lòng hiếu thảo của người con Việt đã bắt gặp với lòng hiếu thảo của đạo phật và đã tạo nên một khối trọn vẹn trong chữ “ hiếu” chữ “ tình” của dân tộc Việt Nam. Hiếu thảo là chất liệu thiết yếu trong xã hội Việt Nam.

Chữ hiếu của nhà Phật thể hiện trong kinh báo đáp thâm ân cha mẹ. Đức hiếu thảo đã đi vào lòng người từ câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ, cho nên dân gian Việt Nam đã ví mẹ như “Phật ở trong nhà” từ thẳm sâu trong tâm thức mỗi con người: “Con người có bố, có ông. Như cây có cuội như sống có nguồn”. Phật đã dạy “tội lỗi lớn nhất đời người là tội bất hiếu” chính vì răn theo điều dạy của Phật mỗi con người Việt luôn đặt chữ hiếu lên đầu.

Đức hiếu thảo của người dân Việt đã được nhân dân ta đúc kết trong những câu ca, vần thơ và đã đi vào cuộc sống đời thường hết sức bình dị, gần gũi nhưng chứa đựng ý nghĩa to lớn và trở thành một triết lý sống của một dân tộc hào hùng. Không chỉ thu mình trong nét tương đồng về đức hiếu thảo, phật giáo còn có vai trò quan trọng trong nhân sinh quan của con người Việt Nam.

Đất nước Việt Nam, một đất nước vốn mang truyền thống đạo đức, một truyền thống gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nền văn hoá của dân tộc Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ suối nguồn đạo lý Phật giáo.

Phật giáo đã góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết dân tộc, một trong những sức mạnh đóng vai trò quyết định trong công cuộc giữ vững nền độc lập đất nước. Ý thức giá trị tự thân, vai trò trách nhiệm của cá nhân trong xã hội, dân tộc Việt Nam đã liên kết cùng nhau xây dựng thành một khối đại đoàn kết vững mạnh. Giáo lý phật giáo đã dạy cho con người Việt Nam thấy rằng giữ vững nền hoà bình độc lập của đất nước thì mỗi cá nhân trong xã hội phải nỗ lực phấn đấu, không ngồi để trông chờ hạnh phúc. Một đất nước tuy nghèo và còn lạc hậu nhưng không vì thế mà dân tộc Việt Nam cảm thấy tự ti mặc cảm, hay chấp nhận một quá khứ đau thương như là định mệnh.

Trong hoàn cảnh ấy, mỗi người Việt Nam càng ý thức vai trò và trách nhiệm thiêng liêng và trọng đại của mình, để cùng nhau góp phần kiến tạo một đất nước giàu mạnh trong tinh thần đoàn kết dưới sự soi sáng của giáo lý phật giáo. Đoàn kết ở đây không phải là kích động chiến tranh hạnh thù mà là kêu gọi hoà bình nhân ái. Giá trị to lớn của giáo lý Phật giáo là hướng con người sống sao cho tốt, hành động

sao cho thiết thực và có ý nghĩa với bản thân, gia đình và xã hội. Theo tinh thần của đạo phật, đoàn kết còn mang một ý nghĩa cao đẹp và rộng mở hơn đó là xa lìa lối sống vị kỷ hẹp hòi.

Trên tinh thần đoàn kết, Đạo Phật xây dựng cho dân tộc Việt Nam một truyền thống rất đẹp đó là tính chan hoà yêu thương, mở rộng cõi lòng. Đó chính là truyền thống tương thân tương ái. Một truyền thống thật gần gũi và gắn liền với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, một dân tộc xưa nay vốn hiền hoà, thân thiện và dễ mến.

Đặc tính yêu thương, mở rộng cõi lòng được thể hiện rõ nhất qua những việc làm nhân nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn. Nêu cao tinh thần tương thân, tương ái với phương châm “ nhường cơm xẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Những việc làm ấy phần nào phản ánh được phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam.

Thật đúng như lời của cố Hoà Thượng Thích Đức Nhuận đã nói: “Hãy tỏ ra mì nh có đức hạnh, can đảm và hết lòng. Cố gắng thương yêu mọi loài. Con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa của nó chừng nào làm chủ được ý nghĩa, lời nói và hành động của mình về nội giới và ngoại giới. Chinh phục được ngoại là một trình to lớn, những điều đáng ca ngợi hơn hết vẫn là điều ngự được chính mình”. Nhưng điều đáng ca ngợi hơn hết vẫn là sự điều ngự được chính mình. Do đó, về phương diện luân lý, đạo Phật đặt trọng tâm vào sự thiện ác vào tội phúc báo ứng phân minh và vào luật nhân quả, vì biết rằng: “ làm lành được sung sướng. Làm ác chịu khổ sở”. “Nhân nào thì quả nấy”. Hành động của chúng ta hiện nay ra sao thì kết quả của ngày mai cũng y như thế. Mọi hành động tốt xấu của cá nhân sẽ có ảnh hưởng đến đoàn thể không ít. Người có đạo luân lý là con người hoàn toàn sung sướng nhất ở trên đời, khác nào như bông hoa nở đẹp làm thơm cho cuộc thế.

Một triết lý xây dựng cho con người nhận biết trách nhiệm cá nhân để tự hoàn thiện cho mình một phong cách sống lành mạnh và có ý nghĩa nhất. Đặc biệt xây dựng mối quan hệ tương quan mật thiết giữa con người với con người, giữa con ngươì với xã hội, đất nước, với dân tộc.

Ngoài tính nhân văn khẳng định và đề cao giá trị con người cũng như xây dựng truyền thống tương thân tương ái, triết lý Phật giáo cho dân tộc Việt Nam một truyền thống luân lý đạo đức mang tính chất đặc trưng của văn hoá Việt Nam. Truyền thống tôn vinh “Đạo Đức” nó còn là quan niệm “Tích đức” vốn mang tính chất dân tộc rất cao. Nó thể hiện ý nghĩa giáo dục đạo đức làm người không chỉ trong hiện tại mà còn lưu lại sau này.

Hai chữ “tích đức” nghe qua sao thật bình dị đời thường nhưng ẩn chứa bên trong một giá trị nhân văn rất lớn.

Quan niệm ấy vốn được hun đúc sâu xa từ chất nhân sinh quan đạo Phật và đã ăn sâu vào lòng dân tộc Việt Nam. Tích đức bao hàm ý nghĩa khuyên răn con người sống ở đời phải biết nhân đức làm trọng, tránh xa điều ác, nỗ lực làm việc lành với tâm nguyện cao đẹp là để lại cái “Đức” cho con cháu mai sau.

Trên lĩnh vực văn hoá, đạo đức lối sống, những đóng góp của Phật giáo đã góp phần hình thành nên những giá trị, những chuẩn mực trong lối sống của người dân Việt Nam. Các phạm trù như cứu nhân độ thế, nhân quả, nghiệp báo từ bi, hỉ xả… đã không còn là những thuật ngữ nguyên nghĩa của riêng Phật giáo mà đã trở thành một phần của lẽ sống người dân Việt Nam

Phật giáo còn là nơi di dưỡng, bảo lưu các giá trị văn hoá linh thiêng của người Việt. Đối với đa số người dân Việt nam chùa là không gian thiêng liêng để con người gửi gắm niềm tin. Họ tin vào niềm tin thiêng liêng của nhân quả, ở hiền gặp lành của nhà Phật. Là nơi gửi gắm niềm tin cứu khổ cứu nạn, là không gian thiêng liêng mang lại sự an bình, tỉnh lặng cho con người.

Thực tế cho thấy, nhiều giá trị văn hoá của dân tộc đã được dung nạp, di dưỡng, bảo tồn trong phật giáo qua nhiều thế kỷ. Chính sự dung nạp, di dưỡng những giá trị truyền thống dân tộc đã làm nên sức sống và sự hấp dẫn riêng của Phật giáo Việt Nam.

Ngày nay, Phật giáo vẫn đã và đang tiếp tục sứ mệnh lịch sử của mình, làm giàu làm đẹp, làm phong phú thêm cho nền văn hoá dân tộc, góp phần nuôi dưỡng phát huy truyền thống văn hoá Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân quả của phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sông người dân quảng trị trong thời đại ngày nay (Trang 30)