Vùng đất Quảng Trị

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân quả của phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sông người dân quảng trị trong thời đại ngày nay (Trang 44)

Quảng Trị -“mảnh đất thân thương, hiền lành, giản dị” đúng như đã đi vào lời ca trên nhưng vẫn giữ nguyên cái cốt cách riêng của mình, dẫu đi qua bao thăng trầm của lịch sử.

Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp với nước bạn Lào và phía Đông giáp biển Đông. Quảng Trị có diện tích 4.747 km2 với 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện.

Trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Quảng Trị là một trong những chiến trường khốc liệt vì mưa bom, bão đạn. Để đến bây giờ người Quảng Trị vẫn thường nói rằng, ở quê mình mỗi hạt cát, mỗi cành cây, ngọn cỏ cũng là di tích, cũng có linh hồn. Du lịch văn hóa lịch sử đã được tạo bởi hệ thống di tích chiến tranh hết sức đồ sộ và độc đáo với 436 di tích quan trọng, trong đó có những địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử như: Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Hàng rào điện tử Mc.Namara, địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, căn cứ Dốc Miếu, Đường 9 - Khe Sanh…Song, Quảng Trị còn được biết đến với những bờ biển dài, môi trường trong lành như: Cửa Tùng, Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, những nơi nghỉ dưỡng mát mẻ, nguyên sơ như Trằm Trà Lộc, rừng nguyên sinh Rú Lịnh…

Ở đây, mùa hè thì đối mặt với nắng nóng cùng cơn gió Lào rát da, cháy thịt. Mùa mưa chưa kịp đến thì phải gồng mình đón lũ. Cái khắc nghiệt của khí hậu, cái cằn cỗi của đất đai cùng những vết sẹo của chiến tranh đã hình thành nên đức tính cần cù, chịu khó, kiên trung của con người nơi đây. Nếp sống của họ cũng trở nên giản dị, khiêm nhường hơn ở đâu hết. Bởi vậy, những món đặc sản tuy không nhiều, không phô trương nhưng vẫn mang tất cả tinh túy của đất và người khiến một ai đã nếm thử thì ắt hẳn sẽ khó mà quên. Có thể với mỗi người ghé qua và dừng chân tại nơi này, Quảng Trị giống như xứ sở của những hoài niệm, những ký ức thuộc về dĩ vãng. Thế nhưng, với những ai chôn nhau, cắt rốn ở nơi này, Quảng Trị là niềm tự hào khôn xiết, là một cái tên vẫn đau đáu nhớ về, là một phần sâu nặng trong tâm khảm khi rời xa.

linh”, trở thành một cõi riêng trong tâm khảm bao người dù là người con của quê hương hay là khách đến viếng. Vậy nên có người đã nói: cư đến Quảng Trị, ở trong mỗi con người chúng ta bỗng nảy ra những điều mà chúng ta không thể dự đoán trước….Chính ở nơi đây ta tự trang bị cho ta những hiểu biết rất nhiều so với cái ta đã biết về quá khứ, giúp ta nhận ra giá trị của hiện tại và hình dung một cách rỏ ràng về tương lai.

Về với đất thiêng Quảng Trị trong những ngày tháng bảy, ta như được đắm mình trong truyền thống, để hun đúc niềm tự hào. Đó là cuội nguồn của sức mạnh để bản thân ta được vững vàng trên hành trình đến với ngày mai. Chính vì vậy mà nơi đây mang âm hưởng đậm đà của phật giáo.

2.2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quảng Trị là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ - Việt Nam; kéo dài từ 16018’ -170 10’ vĩ Bắc và 106 độ 32’-107 độ 24’ kinh độ Đông. Đi từ Bắc vào Nam Quảng Trị nằm ở đoạn thắt, có thể được ví như điểm tỳ vai của chiếc đòn gánh trĩu nặng hai đầu của một giang san hùng vĩ hình chữ S. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình và phía Đông giáp biển Đông.

Hình thể Quảng Trị tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra biển. Tổng diện tích tự nhiên Quảng Trị (theo điều tra năm 2005) là 474.414,87 ha; được phân bố đa dạng theo không gian và có sự đan xen giữa vùng gò đồi, thung lũng, miền nội đồng và cồn cát ven biển với 5 vùng đặc trưng, đó là: Vùng núi, vùng gò đồi và núi thấp, vùng đồng bằng, vùng thung lũng và vùng cát ven biển. Tài nguyên khoáng sản Quảng Trị tương đối đa dạng; đến cuối năm 2000 đã đánh giá, thống kê được trên 74 mỏ, đới quặng, điểm khoáng sản.

Khí hậu Quảng Trị nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Bắc- Nam, có sự phân hoá của địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông cùng với vị trí địa lý và quy định đặc thù khí hậu Quảng Trị.

Quảng Trị có quốc lộ 1A và đường xe lửa xuyên Việt đi qua; có Quốc lộ 9 xuyên Á, có cảng Cửa Việt (Gio Linh); bãi tắm Mỹ Thuỷ (Hải Lăng), bãi tắm Cửa Tùng, trong đó, bãi tắm Cửa Tùng được mệnh danh là "Nữ hoàng của những bãi

tắm"; có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, La Lay. Cách bờ biển Mũi Lay (Vĩnh Linh) khoảng 30 km là Đảo Cồn Cỏ rộng 4 km2, được coi là hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc với những chiến công oai hùng, nay là Huyện đảo đang chuyển mình để trong tương lai gần trở thành huyện đảo du lịch.

2.2.1.1.2. Hoàn cảnh xã hội

Quảng Trị là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hoá. Những bằng chứng

khảo cổ học đã chứng tỏ người Quảng Trị đã tồn tại với tộc người Việt Nam từ thời cổ đại, khi Vua Hùng lập quốc. Quảng Trị thuộc đất Bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang, Âu Lạc. Dư địa chí Nguyễn Trãi đã ghi "Xưa là Bộ Việt Thường Thị, đây là phên dậu thứ tư về phương Nam". Tên Quảng Trị xuất hiện từ năm 1801 (thời Gia Long). Dưới thời Minh Mạng dinh Quảng Trị đổi thành tỉnh Quảng Trị.

Cuối tháng 7/1954, theo Hiệp định Giơnevơ, sông Hiền Lương được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, nước nhà thống nhất, năm 1976, tỉnh Quảng Trị và khu vực Vĩnh Linh được sáp nhập với tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế thành tỉnh Bình Trị Thiên. Tháng 7/1989, tỉnh Quảng Trị trở về với tên gọi chính mình. Hiện nay, tỉnh Quảng Trị có 10 đơn vị hành chính cấp huyện. Tổng số dân tỉnh Quảng Trị vào cuối năm 2005 vào khoảng 63 vạn; trong đó, người Kinh chiếm trên 90% dân số, tiếp đến là người Vân Kiều, Pa Cô và một số dân tộc khác như: Hoa, Mường, Tày, Thái, Cà Tu, Ba Na, Ê Đê, Nùng, Stiêng, Xêđăng, Dao (8). Dân số Quảng Trị thuộc lọai trẻ. Quảng Trị có nguồn nhân lực khá dồi dào; trình độ tay nghề, chất lượng đào tạo được nâng lên một bước.

Quá trình hội nhập, Quảng Trị có lợi thế nằm ở vị trí đầu cầu về phía Việt Nam trên tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây nối với các nước Lào, Thái Lan, Myanma... qua cửa khẩu Lao Bảo; là điểm giữa của "Con đường di sản miền Trung" và "Con đường huyền thoại". Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, con người trên mảnh đất này với truyền thống lao động, cần cù, chịu khó, truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường đã làm nên những kỳ tích hào hùng.

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân quả của phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sông người dân quảng trị trong thời đại ngày nay (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w