Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 70 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
70
Dung lượng
670,24 KB
Nội dung
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang SVTH: Nguyễn Thị Hiền 1 Lớp K33A - GDCD TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ HIỀN NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN Ở BẮC NINH HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành : Lịch sử triết học Người hướng dẫn khoa học TS. VI THÁI LANG Hà Nội, 2011 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang SVTH: Nguyễn Thị Hiền 2 Lớp K33A - GDCD LỜI CẢM ƠN Bốn năm học trôi đi - đó không phải là một khoảng thời gian ngắn đối với mỗi sinh viên chúng ta. Chắc hẳn rằng trong chúng ta ai ai cũng có những cảm xúc, những tâm sự riêng khi sắp phải chia tay mái trường, thầy cô, bạn bè- nơi đã ghi dấu biết bao kỷ niệm đẹp của thời sinh viên. Thông qua khóa luận này, em muốn gửi lời cảm chân thành nhất tới tất cả các Thầy Cô đã tận tình dạy dỗ chúng em, quan tâm và dành cho chúng em những tình cảm tốt đẹp nhất trong suốt bốn năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong tổ Triết học đã tận tình chỉ bảo, cảm ơn gia đình và bạn bè giúp đỡ hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy Vi Thái Lang- Người Thầy đã tận tình quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn cho em hoàn thành tốt khóa luận này trong suốt khoảng thời gian qua. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các Thầy Cô và kính chúc các Thầy, các Cô sức khỏe - hạnh phúc. Em xin chân thành cảm ơn! Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Hiền Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang SVTH: Nguyễn Thị Hiền 3 Lớp K33A - GDCD MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Khái quát chung về Phật giáo 6 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo 6 1.1.1. Sự ra đời của Phật giáo 6 1.1.2. Những giáo lý, giáo điều căn bản của Phật giáo 9 1.2. Nhân sinh quan của Phật giáo 10 1.2.1. Khái niệm nhân sinh quan 10 1.2.2. Nội dung của nhân sinh quan Phật giáo 12 Chương 2: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến sự phát triển đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay 23 2.1. Sự du nhập của Phật giáo vào Bắc Ninh 23 2.1.1. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam 23 2.1.2. Sự du nhập của Phật giáo vào Bắc Ninh 24 2.2. Tình hình kinh tế- xã hội ở Bắc Ninh hiện nay 27 2.3. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến sự phát triển đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay 30 2.3.1 Ảnh hưởng về mặt đạo đức, lối sống 30 2.3.2. Ảnh hưởng về mặt văn hóa- giáo dục 37 Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo ở Bắc Ninh hiện nay 50 3.1 Những định hướng chung về tôn giáo 50 3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo ở Bắc Ninh hiện nay 57 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang SVTH: Nguyễn Thị Hiền 4 Lớp K33A - GDCD KẾT LUẬN 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang SVTH: Nguyễn Thị Hiền 5 Lớp K33A - GDCD LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này đã hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Vi Thái Lang. Tôi xin cam đoan rằng đây là kết quả nghiên cứu riêng của tôi. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Hiền Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang SVTH: Nguyễn Thị Hiền 6 Lớp K33A - GDCD MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới và đã du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Trải qua nhiều thời kỳ biến động có lúc thịnh lúc suy khác nhau, Phật giáo đã tự khẳng định được mình như một thành tố không thể tách rời của nền văn hóa dân tộc. Phật giáo đã trở thành một trong những tôn giáo lớn, có sức sống lâu dài tồn tại mãi cho đến ngày nay, đồng thời Phật giáo có ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Người Việt Nam nói chung và người Bắc Ninh nói riêng tiếp nhận Phật giáo trước hết ở tinh thần từ – bi – hỷ - xả của tôn giáo này. Họ thấy ở Phật giáo có những lời khuyên dạy nhân từ, thấy ông Bụt hiền lành không bao giờ làm hại ai, hoặc Phật bà Quan Âm với bình cam lồ trên tay luôn cứu giúp con người trong cơn khốn khó. Những con người bình dân không có thời gian và cũng không đủ trình độ để bàn đến vấn đề giáo lý cao siêu nhưng với tinh thần từ- bi- hỉ- xả khuyên con người tránh điều ác, làm điều thiện dễ đi sâu vào tâm thức của con người. Nhân sinh quan Phật giáo lấy con người làm trung tâm, đặt con người ở vị trí chủ thể của xã hội và chính con người phải chịu những nghiệp báo do chính mình tạo ra. Xung đột, vấp ngã và đau khổ là những bài học trong cuộc đời để chúng ta trưởng thành và trở nên nhân hậu hơn trước con người và cuộc sống. Những kinh nghiệm sống mà chúng ta đã đi qua, đang trải nghiệm và sẽ gặp ở trong đời không phải là thưởng phạt của một đấng toàn năng nào cả. Chúng là do chúng ta tạo ra, do chúng ta phản ứng trước các tình huống thực tế của cuộc sống. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang SVTH: Nguyễn Thị Hiền 7 Lớp K33A - GDCD Thực chất của nhân sinh quan Phật giáo chính là để chỉ ra cho con đường, cách thức để chúng sinh thoát khỏi vòng trầm luân khổ ải. Chính vì thế nhân sinh quan Phật giáo có tính giáo dục rất cao và góp phần tạo ra sự ổn định cho xã hội. Song tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng vẫn là vấn đề nhạy cảm nên luôn bị thế lực phản động lợi dụng, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, làm mất đi sự ổn định xã hội. Bắc Ninh là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Hoạt động Phật giáo ở Bắc Ninh diễn ra khá sôi nổi từ thành thị đến nông thôn, có thể nói tư tưởng từ- bi- hỉ- xả đã ngấm sâu vào tâm hồn của những con người xứ Bắc Ninh- Kinh Bắc. Lối sống trong sạch, giản dị, tinh thần dân chủ chống lại sự phân biệt đẳng cấp của nhà Phật đã tác động mạnh mẽ đến người dân Bắc Ninh. Trên toàn tỉnh hiện có khoảng 594 chùa, trong đó có những ngôi chùa cổ như: chùa Dâu; chùa Phật Tích; chùa Bút Tháp… là nơi sinh hoạt văn hóa phật giáo của nhân dân địa phương nói riêng cũng như nhân dân cả nước nói chung. Có thể nói, chưa nơi nào trên đất nước Việt Nam hoạt động Phật giáo lại diễn ra sôi nổi như ở Bắc Ninh. Phật giáo góp một phần không nhỏ tạo nên nếp sống lành mạnh, sự ổn định của xã hội cho Bắc Ninh. Song Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng còn bộc lộ một số hạn chế. Để góp phần làm rõ ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần ở Bắc Ninh trong quá trình phát triển thì việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay là điều cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thưc tiễn, giúp các nhà hoạch định chính sách có cơ sở đề ra chủ trương chính sách đúng đắn với công tác tôn giáo nói chung, phật giáo nói riêng nhằm phát huy tính tích cực và hạn chế mặt tiêu cực ở Bắc Ninh. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang SVTH: Nguyễn Thị Hiền 8 Lớp K33A - GDCD Chính vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Phật giáo là một đề tài rộng lớn và quan trọng nên đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu. Nhiều công trình nghiên cứu Phật giáo đã đi sâu vào các khía cạnh khác nhau: Nguồn gốc ra đời và phát triển của đạo Phật; những vấn đề cơ bản về giáo lý của Phật giáo; thế giới quan của Phật giáo; nhân sinh quan của đạo Phật… Qua tìm hiểu, tôi thấy một số công trình tiêu biểu sau: 1. Bùi Biên Hòa (1998), “Phật giáo và thế gian”, Nxb Hà Nội. 2. “Đạo Phật và một số vấn đề của lý luận tư tưởng Việt Nam” (1986), Viện Triết học, Hà Nội. 3. Thích Minh Châu (1993), “Năm giới, một nếp sống lành mạnh, an lạc, hạnh phúc”, Nxb giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thiền viện Vạn Hạnh. 4. Trần Khánh Dư, “Phật giáo và đặc điểm vai trò của phật giáo ở Việt Nam trong đời sống văn hóa - tinh thần của người Việt Nam”, Nghiên cứu Tôn giáo. 5. TS. Lê Hữu Tuấn (2000),“Những đạo lý căn bản của phật giáo ” Tạp chí nghiên cứu Phật học. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng đề tài “Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay” thì có rất ít. Nên tôi chọn đề tài này làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình và xem xét, nghiên cứu dưới góc độ triết học về nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó tới đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang SVTH: Nguyễn Thị Hiền 9 Lớp K33A - GDCD 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận chung về nhân sinh quan Phật giáo, đề tài làm rõ hơn ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo ở Bắc Ninh hiện nay. 3.2 Nhiệm vụ Để đạt được những mục đích trên cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Khái quát một số vấn đề chung về Phật giáo: Sự ra đời; những giáo lý, giáo điều cơ bản; nhân sinh quan của Phật giáo. - Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay. - Nêu lên một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực ở Bắc Ninh hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu : “Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay”. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài đi sâu tìm hiểu: Một số vấn đề khái quát về Phật giáo, nhân sinh quan của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần ở Bắc Ninh từ năm 1986 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã dựa vào một số cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với một số phương pháp sau: -Phương pháp lôgic và lịch sử. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vi Thái Lang SVTH: Nguyễn Thị Hiền 10 Lớp K33A - GDCD -Phương pháp phân tích – tổng hợp. -Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa. -Phương pháp liệt kê. 6. Đóng góp của khóa luận Đề tài góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thưc tiễn của đề tài : “Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay”- Đó là những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo tới đời sống tinh thần và những biện pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực ở Bắc Ninh hiện nay. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên trong viêc tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề về nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó ở Bắc Ninh hiện nay. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 3 chương, 7 tiết. [...]... Bắc bộ, có tiềm năng kinh tế văn hóa phong phú đậm đà bản sắc dân tộc, phấn đấu đến 2015 trở thành tỉnh công nghiệp Chính vì thế đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao Tình hình kinh tế, xã hội- văn hóa, chính tri ở Bắc Ninh có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Phật giáo ở Bắc Ninh hiện nay 2.3 Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến sự phát triển đời sống tinh thần ở. .. pháp bi quan, hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa Mác – đó là phương pháp cách mạng để xóa bỏ đẳng cấp mọi nỗi khổ SVTH: Nguyễn Thị Hiền 27 Lớp K33A - GDCD Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Vi Thái Lang CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG TINH THẦN Ở BẮC NINH HIỆN NAY 2.1 Sự du nhập của Phật giáo vào Bắc Ninh 2.1.1 Sự du nhập của Phật giáo Vào Việt Nam Đạo Phật được... triển đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay 2.3.1 Ảnh hưởng trên lĩnh vực đạo đức, lối sống Ảnh hưởng có tính thường trực và phổ quát nhất của nhân sinh quan Phật giáo đối với Việt Nam nói chung, Bắc Ninh nói riêng là trên lĩnh vực đạo đức, lối sống Thể hiện trước hết là định hướng giáo dục con người theo những quy tắc, chuẩn mực đạo đức tốt đẹp Có thể nói rằng đạo Phật đã đi sâu vào lòng dân tộc Việt... XX đến nay: Phật giáo ở Việt Nam có bước phát triển lớn Năm 1981, Giáo hội Phật giáo đã ra đời Đây là tổ chức Phật giáo thống nhất trong cả nước gồm có hai hội đồng là Hôi đồng chứng minh và Hội đồng trị sự Và hiện nay, theo thống kê của Ban Tôn giáo Trung Ương số lượng tín đồ Phật giáo là 9.038.046, số lượng chức sắc là 33.066, cơ sở thờ tự là 14.034 2.1.2 Sự du nhập của Phật giáo vào Bắc Ninh Bắc. .. thì cũng tồn tại những mặt trái của nó Chính vì vậy mà nhiều người dễ bị vấp ngã và gặp khổ đau và họ đến chùa để mong xoa dịu những nỗi đau Có thể nói, tình hình kinh tế ở Bắc Ninh hiện nay có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo ở Bắc Ninh hiện nay * Tình hình chính trị Vấn đề an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được củng cố và giữ vững Công tác bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự xã hội đạt... đó là nhân sinh quan. ” Bất cứ người nào cũng có quan niệm của mình về cuộc sống Trong đời thường đó là nhân sinh quan tự phát, “ngây thơ” của đại chúng Các nhà tư tưởng khái quát những quan điểm ấy nâng lên thành lý luận tạo ra nhân sinh quan mang tính nguyên lý triết học Nhân sinh quan phản ánh tồn tại xã hội của con người Nội dung của nó biểu hiện những nhu cầu, lợi ích, khát vọng và hoài bão của con... Luật tạng và Luận tạng Học thuyết Phật giáo có hai nội dung chính là thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo nhìn nhận thế giới tự nhiên cũng như nhân sinh bằng sự phân tích nhân- quả Theo Phật giáo, nhân – quả là một chuỗi liên tục không gián đoạn và không hỗn loạn, có nghĩa là nhân nào quả nấy Mối quan hệ nhân quả này Phật giáo thường gọi là nhân duyên với ý nghĩa là một kết quả của nguyên nhân nào... gọi những đối lập là Tiểu thừa Ở Ấn Độ, Phật giáo bắt đầu suy dần từ thế kỷ IX và hoàn toàn sụp đổ trước sự tấn công của Hồi giáo vào thế kỷ XII 1.1.2 Những giáo lý, giáo điều cơ bản của Phật giáo * Giáo lý căn bản của Phật giáo Giáo lý của Phật giáo được thể hiện trong Tam tạng kinh điển là Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng Kinh sách Phật nhiều như vậy, nhưng cho đến nay không sách nào chỉ rõ, bội... sinh quan phật giáo Học thuyết về nhân sinh quan của đạo Phật gắn bó chặt chẽ và là hệ quả trực tiếp của những quan niệm về thế giới quan và sự tiếp thu tư tưởng luân hồi, nghiệp báo của Upanisad Điều đó được thể hiện ở chỗ, Phật giáo quan niệm: Cũng như các sự vật, con người mất đi ở chỗ này nhưng lại sinh thành ở chỗ khác Quá trình thác sinh luân hồi đều do “nghiệp” chi phối theo quy luật nhân duyên... Phật giáo Đứng về nguyên tắc mà nói, Phật giáo không có giáo điều, nếu nói có giáo điều thì đó là giới luật Thế nhưng, giới luật của Phật giáo không phải xuất phát từ mệnh lệnh, từ ý chí của Thần Thánh như ở các tôn giáo khác Vì vậy, cũng không có bao hàm tính chất thần bí như ở các tôn giáo khác Giới luật của Phật giáo dựa vào yêu cầu của luân lý, và có tính chất đơn thuần lý tính Giới luật căn bản của . giáo vào Bắc Ninh 24 2.2. Tình hình kinh tế- xã hội ở Bắc Ninh hiện nay 27 2.3. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến sự phát triển đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay 30 2.3.1 Ảnh hưởng. bản của Phật giáo 9 1.2. Nhân sinh quan của Phật giáo 10 1.2.1. Khái niệm nhân sinh quan 10 1.2.2. Nội dung của nhân sinh quan Phật giáo 12 Chương 2: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo. Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay . 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài đi sâu tìm hiểu: Một số vấn đề khái quát về Phật giáo, nhân sinh quan