Ảnh hưởng về văn hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay (Trang 42)

* Về văn hóa

Phật giáo là một thành tố văn hóa góp phần làm phong phú văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Bắc Ninh nói riêng. Phật giáo được truyền vào Việt Nam gắn liền với sự hưng thịnh của các triều đại, gắn với bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Là một thành tố ngoại nhập vào Việt Nam nhưng

Phật giáo là một học thuyết trước hết là quan tâm đế nỗi khổ của con người nên dễ dàng được người dân Việt Nam và người dân Bắc Ninh chấp nhận, vì nó phù hợp với phần đông con người Bắc Ninh từ ngàn xưa. Phật giáo được truyền vào Việt Nam đầu tiên tại Luy Lâu- Bắc Ninh nên đã tạo ra một nét đẹp văn hóa đặc sắc ở vùng quê Kinh Bắc ngày nay. Đó là những ngày hội chùa.

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo nói riêng và ảnh hưởng của Phật giáo nói chung trên lĩnh vực văn hóa được thể hiện trong những ngày hội chùa.

Trên toàn tỉnh Bắc Ninh có 594 chùa và chùa nào cũng có ngày hội chùa được mở ra hàng năm. Đây là nét văn hóa đặc sắc của Bắc Ninh và cũng thể hiện mặt tích cực của Phật giáo ở Bắc Ninh. Và sau đây, tôi xin giới thiệu một số hội chùa tiêu biểu ở Bắc Ninh.

- Hội chùa Dâu

Hàng năm vào ngày tám tháng tư âm lịch hàng năm, lễ hội chùa Dâu ở thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh lại được tổ chức với những nghi lễ trang nghiêm, trọng thể theo đúng phong tục truyền thống kỷ niệm ngày Phật mẫu Man Nương hạ sinh nữ nhi.

Hội chùa Dâu là sinh hoạt Phật giáo của cư dân nông nghiệp, có tổng thể 5 chùa cùng mở hội. Lễ hội có lễ rước nước lớn, đám rước bốn chị em về chùa tổ bái vọng mẹ. Dâng hương cầu kinh xong đám rước lần lượt quay về các chùa.

Đối tượng được suy tôn trong lễ hội là Phật mẫu Man Nương và bốn pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện).

Lễ hội có nhiều nghi thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian và nhiều trò diễn xướng phong phú, hấp dẫn thu hút nhiều khách thập phương và du

khách, tín đồ, tăng ni, phật tử đến cúng lễ, dâng hương và dự hội. Về với hội Dâu xưa nay được coi là về với “tổ đình của Phật giáo Việt Nam”.

Đi hội chùa Dâu không chỉ là hành hương về đất Phật mà còn được tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp. Trong khi rước bốn Pháp về chùa Tổ thì có các trò múa gậy, cướp nước, múa sư tử, múa hóa trang rùa, múa trống, đấu vật, cờ người, đốt cây bông. Hội có lễ tắm tượng Phật chùa Dâu là hội lớn với 12 làng trong tổng xưa mang theo đội múa rồng đến tham gia. Trong hội có rước tượng Sĩ Nhiếp- viên thái thú- là người cho tạc tượng Tứ Pháp.

- Hội chùa Phật Tích

Hội chùa Phật tích được tổ chức hàng năm vào ngày bốn tháng giêng âm lịch hàng năm tại xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Đối tượng được suy tôn trong hội chùa Phật Tích là Phật bà Quan Âm và Lý Thánh Tông.

Chùa Phật Tích được xây dựng vào triều vua Lý Thánh Tông, là kiến trúc cổ đặc sắc. Năm 1947 chùa bị chiến tranh phá hỏng. Hiện trên nền chùa còn giữ lại một số kiến trúc cổ như một dãy tượng 10 con vật bằng đá là ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử có kích thước khá lớn ở trong tư thế thủ phục, cao 1,2m đặt trên bệ đá chạm hoa sen trước thềm tòa nhà tiền đường , tượng A Di Đà ngồi trên tòa sen bàng đá khu vườn tháp.

Lễ hội hàng năm dược tổ chức là dịp nhân dân đổ về hành hương lễ Phật, nghe giảng kinh, cầu yên, cầu phúc, dâng hương tưởng nhớ vua Lý Thái Tông, thăm di tích và thắng cảnh vùng đất Kinh Bắc.

- Hội chùa Bút Tháp

Hội chùa Bút Tháp hàng năm được tổ chức với mục đích duy trì và phát huy những giá trị văn hóa, đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của

nhân dân và khách thập phương. Lễ hội truyền thống chùa Bút Tháp được diễn ra vào ngày mùng 6 đến ngày mùng 7 tháng 5, gồm hai phần: lễ và hội.

Phần lễ diễn ra trong khu vực nội tự, khách thập phương được tham gia vào lễ cúng phật, dâng hương, lễ cầu phúc, làm lễ cúng tổ. Cùng với các nghi lễ truyền thống trong khoảng không gian quanh khu vực chùa Bút Tháp sôi nổi diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao thu hút hàng nghìn lượt khách đổ về chảy hội hàng năm.

Ngôi chùa ở Bắc Ninh dù to hay nhỏ đều giữ một vị trí tâm linh hết sức thiêng liêng trong tư tưởng, tình cảm của người Bắc Ninh. Chùa không những là nơi để nhân dân lui tới chiêm ngưỡng, lễ bái mà còn là nơi thường xuyên diễn ra các lễ hội vui chơi truyền thống. Và hội chùa thường được diễn ra vào mùa xuân và mùa thu, đây là ngày hội văn nghệ dân gian phong phú ở các địa phương trên trên toàn tỉnh.

Những ngày hội chùa là những ngày lễ lớn của nhân dân rong vùng, họ đi hội chùa cầu khấn an lành, sức khỏe và hạnh phúc không chỉ cho bản thân mà còn cho mọi người. Trong những ngày hội chùa, không chỉ có nhân dân địa phương địa phương mà còn có khách thập phương về dự. Họ cùng dự phần lễ và phần hội. Có lẽ tất cả mọi người đến hội chùa từ những người già cho đến thanh niên và trẻ em đều thấy mình nhân hậu và lương thiện hơn. Đó là một phần ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan Phật giáo ở Bắc Ninh hiện nay. Đến với hội chùa mọi người không chỉ tham gia vào phần lễ và phần hội mà còn cảm thấy yêu bản thân, gia đình và đất nước hơn, thấy mình phải sống tốt hơn để tâm hồn được thanh thản.

Như vậy, những ngày hội chùa không chỉ là nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc ở Bắc Ninh mà còn có ý nghĩa giáo dục tính hướng thiện rất lớn đối với mọi người và chứng tỏ nhân sinh quan phật giáo có ảnh hưởng không nhỏ tới văn hóa của người Bắc Ninh hiện nay.

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trên lĩnh vực văn hóa ở Bắc Ninh hiện nay còn thể hiện trong dân ca quan họ Bắc Ninh.

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người dân Bắc Ninh- Kinh bắc được duy trì và phát triển cùng với lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là tổng hòa các văn hóa truyền thống của làng xã Bắc Ninh trên cơ sở kế thừa, sáng tạo và hòa nhập các lọa hình văn hóa của làng xã Việt Nam. Các bài hát Dân ca quan họ không những thể hiện tinh thần, triết lý, bản sắc của cộng đồng các làng quan họ, thắt chặt mối quan hệ xã hội, mà còn là sự kết tinh tinh thần, trí tuệ, thể hiện bản sắc của con người xứ Kinh bắc một cách đậm đà, sâu nặng, trở thành nét văn hóa tiêu biểu của vùng Bắc Ninh- Kinh bắc.

Đạo Phật đã hòa quyện vào dân ca Quan họ Bắc Ninh trong nhiều bài hát cả lời cổ và lời mới. Đó là những bài hát về cảnh chùa, về hội chùa, về lễ Phật… tiêu biểu là có bài hát “Vào Chùa”.

“Mỗi loại hình dân ca nhạc cổ đều có địa điểm riêng và dân ca Quan họ Bắc Ninh cũng vậy. Người Quan họ quan hệ với nhau thường xuyên trong cuộc sống đời thường và sinh hoạt văn hóa. Nhưng khi gặp nhau, thăm viếng nhà nhau mà có việc vui, người ta đều dùng tiếng hát để thể hiện tình cảm của mình. Địa điểm hát Quan họ rất phong phú, đa dạng trong đó có việc hát ở sân chùa là một hình thức hát ở ngoài trời của dân ca Quan họ Bắc Ninh. Trong hình thức hát ở ngoài trời có hình thức hát ở trung tâm hội. Sau khi cùng quan họ bạn “hát thờ” trong chùa hoặc trong đình, đền, bọn quan họ làng mở hội dẫn bạn ra xem hội một lượt rồi tìm một địa điểm nhất định, đôi bên đứng hoặc ngồi mà hát hội với nhau. Các bọn quan họ kết bạn hẹn nhau đi chơi hội xuân ở một làng quan họ nào đó, gặp nhau ở trung tâm hội, người ta ca chúc mừng nhau sau đó xem hội rồi hát hội với nhau cũng ngay ở trung

tâm hội. Các bọn quan họ tìm đến nhau để kết bạn trong ngày hội xuân, cũng hát chúc, hát mừng và hát hội với nhau ngay ở trung tâm hội”[24, tr.66].

Trung tâm hội thường là sân chùa (hoặc sân đình sân đền). Và trong những ngày hội chùa thì không thể thiếu được những câu hát quan họ. Người đi chùa thấy yêu quê hương, đất nước và những làn điệu quan họ hơn.

Như vậy dân ca quan họ cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Phật giáo giúp cho dân ca quan họ trở nên phong phú và đặc sắc hơn và ngược lại, thông qua những làn điệu quan họ trong những ngày hội chùa cũng có ý nghĩa giáo dục lớn với người dân Bắc Ninh. Và đặc biệt ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại thủ đô Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất UNESSCO đã công nhận dân ca Quan họ Bắc Ninh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” càng có tác dụng giáo dục hơn nữa.

Như vậy, ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trên lĩnh vực văn hóa ở Bắc Ninh hiện nay được thể hiện rất rõ ràng. Nhân sinh quan Phật giáo có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống đồng thời góp phần xây dựng những giá trị văn hóa mới ở Việt Nam nói chung và ở Bắc Ninh hiện nay nói riêng.

* Về giáo dục

Phật giáo cũng góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục của Việt Nam nói chung và của Bắc Ninh nói riêng. Hơn bao giờ hết, bây giờ là lúc mà những người con Phật phải biết rõ mình đang hiểu gì và làm gì? Cuộc sống tăng sỹ có định hướng và được thực hiện đúng đắn như những gì Đức Phật đã dạy dỗ chúng ta hay không? Đó chính là những câu hỏi lớn, những trăn trở lớn và những trách nhiệm lớn của nền giáo dục Phật giáo đối với chúng đệ tử Như Lai đặc biệt là giới xuất gia.

Sống trong một thời đại mà đỉnh cao của nền văn minh “bấm nút” thật sự từng phút từng giây đang đe dọa hơn tính mạng của con người, càng minh

chứng rõ cái thông điệp vô thường mà Đức Thế Tôn đã từng cảnh báo cho nhân loại biết cách đây hơn 2000 năm “ mạng sống chỉ trong hơi thở” thì chúng ta sẽ sử dụng thời gian như thế nào và phải làm gì bây giờ?

Thân giáo và khẩu giáo luôn bước song hành của người thầy hôm nay và người trò mai sau. Trí tuệ và tình thương mãi mãi vẫn là chất liệu quý giá nhất có trong mỗi chúng ta. Đó là định hướng giáo dục của nhà trường. Định hướng đó đi liền với tư tưởng “học đi đôi với hành”. Ở Việt Nam nói chung cũng như ở Bắc Ninh nói riêng, nhiều trường học đều có khẩu hiệu: “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. Đó là hướng giáo dục cần cả trí tuệ và tình thương theo tư tưởng nhà Phật.

Chùa ở Bắc Ninh không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là nhà trường (chùa Phật Tích, chùa Dâu). Các bé đến chùa không chỉ để sau này trở thành các tăng sĩ mà còn để học chữ, học văn hóa. Điều này góp phần làm phong phú hơn hình thức đào tạo giáo dục ở Bắc Ninh.

Tư tưởng của Phật giáo còn ảnh nhiều đến giáo dục trong gia đình ở Bắc Ninh hiện nay. Giáo dục trong gia đình là bước đầu tiên và rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. Nhiều bậc cha mẹ có quan niệm sai lầm rằng con cái là sở hữu của họ và họ là những người có toàn quyền quyết định về số phận con cái của mình trong thời gian chúng lệ thuộc vào cha mẹ. Đức Phật nói cha mẹ là những thầy cô đầu tiên của trẻ. Họ dạy con những tiếng bập bẹ đầu tiên, những bước đi đầu tiên, cũng chính trong giai đoạn này họ cho con những ý niệm sơ khởi về những mối quan hệ của trẻ với những thành viên khác trong gia đình: ông, bà, anh, em….trẻ cũng được dạy rằng ông bà cha mẹ luôn yêu thương và bảo vệ bé, bé phải ngoan ngoãn và nghe lời. Giáo dục trong gia đình cần nhất là tình yêu thương, sự quan tâm đúng mức và sự hiểu biết trong đạo Phật gọi là Từ và Nghiêm. Từ là tình thương yêu vô bờ, vô điều kiện và vô giới hạn mong cho con hạnh phúc.

Từ thường nhận thấy trong tình mẹ, một sự gần gũi yêu thương và chăm sóc vô điều kiện. Nghiêm là phẩm chất thường được thấy nơi người cha, thương nhưng không thái quá, không nuông chiều những đòi hỏi thiếu lành mạnh của trẻ.

Theo đạo phật, sự ảnh hưởng qua lại giữa cha mẹ và con cái là một sự ảnh hưởng có tính nhân quả và tương hỗ. Con cái của chúng ta, chúng không phải là “của ta” và phải theo ý ta hay thỏa mãn những mong ước của chúng ta. Hơn 2000 năm trước Đức Phật dạy về 5 bổn phận căn bản của cha mẹ đối với con cái:

- Ngăn ngừa con khỏi những điều bát thiện

- Khuyến khích, động viên con làm những điều lành - Cho con học nghề nghiệp

- Hướng con đến một cuộc hôn nhân thích hợp - Trao truyền sản nghiệp cho con một cách đúng lúc

Những lời dạy này vẫn còn còn có giá trị thiết thực ngay trong thời đại của chúng ta. Nếu tất cả các bậc cha mẹ ghi nhớ và thực hành những lời dạy này thì chắc chắn rằng các gia đình sẽ bớt xung đột, xã hội bớt được nhiều tệ nạn làm cho nền giáo dục Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ ngày càng phát triển.

Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, khi mà một số học trò không còn ra trò đã dám ngang nhiên hành hung thầy cô trên lớp, có những hành vi côn đồ với bạn bè ngay tại cổng trường….thì việc giáo dục theo tinh thần Phật giáo cũng rất quan trọng. Tại hội nghị thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của việc giáo dục người Việt Nam như sau: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng con người và thế thệ tha thiết gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng; có ý thức cộng đồng

và phát huy tính tích cực củ cá nhân, là những người kế thữa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời dạy của Bác Hồ”.

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan Phật giáo ở Bắc Ninh hiện nay thì vẫn còn tồn tại một số ảnh hưởng tiêu cực.

Thứ nhất, lý thuyết Phật giáo không chống lại cái ác, thờ ơ với cuộc sống nghèo đói và nô dịch, rất có lợi cho giai cấp thống trị muốn khuất phục giai cấp bị trị. Tư tưởng này thủ tiêu sự đấu tranh, phản kháng, chống áp bức bất công. Điều đó tạo nên tư tưởng nhẫn nhục, chịu đựng ở con người. Theo lý thuyết Phật giáo, cuộc đời được mô tả như cái ác. Bởi vậy, con người muốn thoát ra khỏi vòng trầm luân khổ ải thì không được phép bảo vệ mình, người thân trước sự áp bức và bạo ngược. Bởi lẽ mọi hành vi độc ác chống lại ai đó đều cản trở việc đến được với cõi niết bàn. Hạn chế này không chỉ có ở Bắc Ninh mà còn có ở hầu hết các nơi theo tôn giáo đạo Phật.

Thứ hai, Ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo ở Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần ở Bắc Ninh hiện nay (Trang 42)