Đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng phát biểu: “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
Trang 1TRIẾT LÝ NHÂN SINH PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM
BUDDHIST PHILOSOPHY STUDENTS AND STAFF AFFECT ITS SPIRITUAL LIFE PERSON TO VIETNAM
SVTH: Phan Thị Thu Hiền
Lớp 08 SGC, Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư Phạm
GVHD: ThS GVC Lê Đức Tâm
Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Kinh Tế
TÓM TẮT
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ, là một tôn giáo lớn trên thế giới với hệ thống giáo lý đồ sộ đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới Phật giáo đã chỉ ra sự tồn tại của con người là đau khổ (Khổ đế), chỉ rõ nguyên nhân của đau khổ (Tập đế), đưa ra khả năng khắc phục sự đau khổ (Diệt đế) và đưa ra con đường thoát khỏi đau khổ (Đạo đế) Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ II-SCN, trải qua bốn giai đoạn chính, đó là: Đầu công nguyên đến thời Bắc thuộc, hình thành và phát triển; Thời nhà Lý, Trần phát triển cực thịnh; Thời Hậu Lê đến cuối thế kỷ XIX chính thức suy thoái; Đầu thế kỷ XX đến nay, diễn ra phong trào phục hưng Tuy phải thăng trầm cùng lịch sử dân tộc như vậy nhưng vai trò của Phật giáo vẫn không hề thay đổi mà ngày càng có những ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của người dân nước ta Biểu hiện trong đời sống chính trị và pháp luật; Trong văn học, ca dao dân ca; Trong quan niệm đạo lý, tư tưởng; Trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng; Trong ý thức thẫm mỹ, nghệ thuật; Trong văn hóa kinh doanh;… Nhất là trong
xu thế mở cửa hội nhập ngày nay, bên cạnh sự phát triển của kinh tế-chính trị-xã hội là mặt trái với
xu hướng suy thoái đạo đức nhân cách con người, chính những tư tưởng tích cực trong triết lý nhân sinh của Phật giáo sẽ góp phần điều chỉnh hành vi và nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới
ABSTRACT
Buddhism was born in India, is a major world religion with a doctrine of massive system has affected the whole world Buddhism has indicated the existence of human suffering (Dukkha soles), specify the cause of suffering (File base), given the ability to overcome suffering (imperial Diet) and offer a way out from suffering (sole director) Buddhism was introduced into Vietnam from the second-century AD, through four main stages, namely: Early Northern BC to the time of formation and development; the Ly, Tran its zenith; Buy Hau Le at the end of the nineteenth century official recession; early twentieth century until now, held a revival movement The ups and downs with history to the nation but so is the role of Buddhism that does not change is the increasingly strong influence in the spiritual life of the people of our country Expression in political life and law in literature, folk singer knife; the moral conception, thought; the customs, practices and beliefs, in the sense of aesthetic, artistic; In the chemical business trend Especially in today's open integration, alongside the development of economic and socio-political trend is reverse the moral degradation of human dignity, the very thought positive philosophy of life in the Buddhist will contribute to adjust behavior and human dignity in modern Vietnam
1 MỞ ĐẦU
Phật giáo là một trong những học thuyết triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới và
đã tồn tại rất lâu đời với hệ thống giáo lý rất đồ sộ, được du nhập vào nước ta khoảng thế
kỷ II - SCN từ Trung Quốc, Ấn Độ
Trang 2Lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua 4 giai đoạn: Từ đầu công nguyên đến hết thời
kỳ Bắc thuộc, hình thành và phát triển rộng khắp; Thời nhà Lý - nhà Trần, phát triển cực thịnh; Từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ XIX, suy thoái; Từ đầu thế kỷ XX đến nay, phục hưng
Trong thời kỳ đổi mới Ngoài những thành tựu đã đạt được về mặt kinh tế - văn hóa
- xã hội là mặt trái của nền kinh tế thị trường Nó đã làm nảy sinh nhiều tiêu cực gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt của đời sống xã hội Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về triết lý nhân sinh Phật giáo cùng với quá trình du nhập, tồn tại, phát triển của nó tại Việt Nam sẽ làm nổi bật được những ảnh hưởng đến đời sống tinh thần nói người dân nước
ta
Với ý nghĩa thiết thực như trên nên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình
là: “Triết lý nhân sinh Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần người Việt
Nam”
Phần nội dung của đề tài nghiên cứu gồm có hai chương, bốn tiết
2 NỘI DUNG
2.1 Chương 1 Triết lý nhân sinh Phật giáo
Phật giáo ra đời trong điều kiện kinh tế-chính trị-xã hội, tiền đề nhận thức tư tưởng
Ấn Độ rất phức tạp Khoảng thế kỷ VI-TCN đã xuất hiện nhà nước chiếm hữu nô lệ với
chế độ phân chia đẳng cấp khắc nghiệt, có 4 đẳng cấp chính là: Bà la môn (Brhmanes);
Sát-đế-ly (Kastryas); Phệ-xá (Vaisyas); Thủ-đà-la (Suddra); Và 4 trào lưu tư tưởng là:
Bà-la-môn giáo chính thống; Trào lưu tín ngưỡng tập tục; Trào lưu triết học; Trào lưu phản Phệ-đà
Người sáng lập ra đạo Phật là Đức Thích Ca Mâu Ni - “đấng giác ngộ”, họ tên là Gauthanma Shiddartha, sinh 8/4/566 (hay 663) TCN tại Kapilavatsu Năm 19 tuổi, ngài kết hôn, có một con trai 29 tuổi ngài xuất gia, 35 tuổi đắc đạo, Đức Phật tịch lúc 80 tuổi
Quá trình phát triển của Phật giáo được chia làm 3 thời kỳ: Thế kỷ III-TCN đến thế
kỷ IV-SCN, phát triển trong nước và các nước khác; Đầu thế kỷ XIII, suy thoái; Thế kỷ XIX, chấn hưng Phật giáo
Quan niệm về triết lý nhân sinh, ở phương Đông đã kết luận bản tính tự nhiên của con người Ở phương Tây thì kết luận con người được cấu tạo nên từ vật chất Còn theo
triết học Mác-Lê Nin, quan niệm về con người: Con người là một thực thể thống nhất giữa
mặt sinh học với mặt xã hội; Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội; Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
Đạo Phật quan niệm về triết lý nhân sinh thể hiện trong thuyết “Thập nhị nhân
duyên” Trong mười hai nhân duyên thì vô minh là căn bản Từ nhân quá khứ sang quả
hiện tại, quả hiện tại lại làm lại nhân cho quả tương lai Cũng theo Phật giáo nguồn gốc vũ trụ và con người không do lực lượng siêu nhiên sáng tạo ra mà cho rằng thế giới là vô cùng, vô tận Ngoài thế giới mà chúng ta đang sống còn có nhiều thế giới khác Điều này được thuyết minh trong kinh “Hoa Nghiêm”, kinh “Khởi thế nhân bổn” (Nikàya), kinh
“Tiểu duyên” (Agama)
Trang 3Phật giáo cho rằng sự tồn tại của con người là đau khổ, điều này được đề cập trong
“Khổ đế” (Dukkha), nỗi khổ có thể phân loại làm “Tam khổ” hay “Bát khổ” Về “Tam khổ” có Khổ khổ; Hoại khổ và Hành khổ Về “Bát khổ” có “Sinh khổ”; “Lão khổ”; “Bệnh khổ; “Tử khổ”; “Ái biệt ly khổ”; “Cầu bất đắc khổ”; “Oán tăng hội khổ” và “Ngũ ấm xí thạnh khổ”
Phật giáo cũng chỉ ra nguyên nhân của đau khổ, được thuyết minh trong “Tập đế” (Samudaya) Nguyên nhân đó là: Tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ và tà kiến
Tuy nhiên, Phật giáo cũng đưa ra khả năng để khắc phục sự đau khổ đó là “Diệt đế” (Nirodha Dukkha) Khi con người diệt hết mọi phiền não, mê mờ tân gốc của nó thì sẽ đạt tới cõi Niết Bàn-Hạnh phúc tuyệt đối, thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi
Để thoát khỏi đau khổ và đạt tới cõi Niết Bàn cần có con đường đi, đó chính là
“Đạo đế” (Magga) Đạo đế gồm: Tứ Niệm Xứ; Tứ Chánh Cần; Tứ Như Ý Túc; Ngũ Căn; Ngũ Lực; Thất Giác Chi; Bát Chánh Đạo
Qua các giáo lý trên của Phật giáo ta thấy rõ những giá trị nhân văn mà Phật giáo
đã đạt đến, đó là: Đứng trước phật tính mọi người đều bình đẳng; Coi con người chiếm địa
vị độc tôn trên thế giới; Luôn tôn trọng sự sống, xem sự sống trên tất cả; Coi cái “ngã” là con người lớn để biểu thị chân lý tự do, tự tại của con người trong trời đất; Phật giáo có mục đích đưa con người trở về với chân-thiện-mỹ
2.2 Chương 2 Ảnh hưởng của triết lý nhân sinh Phật giáo đến đời sống tinh thần người Việt Nam
Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam được chia làm 3 thời kỳ chính: Thời kỳ
từ đầu công nguyên; Thời kỳ độc lập tự chủ (938) qua các triều dại Đinh, Lê, Lý, Trần đến triều nguyễn; Thời kỳ Pháp thuộc và sau 1954
Ở thời kỳ đầu công nguyên: Phật giáo được xác định là du nhập vào nước ta thế kỷ II-SCN bằng đường biển và đường bộ từ Ấn Độ và Trung Quốc tại Giao Chỉ và Chăm Pa; Trước nhà Đường xuất hiện dòng thiền đầu tiên là Lưu-Chi (do ngài Tì-Ni-Đa-Lưu-Chi người Ấn Độ sáng lập) ở nhà nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế, với tư tưởng thiền
là “Tức tâm tức phật”; Thời nhà Đường xuất hiện dòng thiền thứ hai là Vô Ngôn Thông (do ngài Vô Ngôn Thông người Trung Quốc sáng lập), Với tư tưởng “Tức tâm tức phật” và
có bổ sung phần y báo đức Phật trong tâm Điểm nổi bật của dòng thiền này là sự xuất hiện hình thức Cư sĩ-Thiền sư
Ở thời kỳ độc lập tự chủ, trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần đến triều Nguyễn: Nhà Đinh và Tiền Lê đã đưa Phật giáo lên thành quốc giáo với chức tăng thống
và thiền sư có vai trò cố vấn cho các nhà vua; Thời nhà Lý, Phật giáo phát triển cực thịnh,
là quốc đạo và xuất hiện dòng thiền thứ ba là Thảo Đường (do ngài Thảo Đường người Trung Quốc sáng lập) Điểm nổi bật của dòng thiền này là vai trò của giới cư sĩ được khẳng định một cách chính thức Giai đoạn này có sự hiện diện của cả 3 dòng thiền và Phật giáo có xu hướng nhập thế mạnh mẽ; Nhà Trần là triều đại của Phật giáo với vai trò nổi bật của Trần Nhân Tông-Người sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử Tư tưởng của dòng thiền này là phát triển đỉnh cao quan niêm “Tức tâm tức phật”; Thời Hậu Lê Phật giáo
Trang 4chính thức bước vào thời kỳ suy thoái với nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là do Hồ Quý Ly ra sức phát triển Nho giáo vào cuối thế kỷ XIV và nhà Minh xâm lược Đại Việt vào đầu thế kỷ XV; Sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê thì nước ta chia cắt thành
xứ đàng trong (vua Lê-chúa Trịnh) và đàng ngoài (chúa Nguyễn) Xứ đàng trong Phật giáo phát triển mạnh trên cơ sở một nền học lý mới nhờ vai trò của chúa Nguyễn Phúc Chu (được ví là Trần Nhân Tông thứ hai trong lịch sử Phật giáo), nền học lý mới đó là dòng Tào Động, dòng Lâm Tế Xứ đàng ngoài ảnh hưởng mạnh mẽ dòng thiền Trúc Lâm Yên
Tử Khi Gia Long lên ngôi vào đầu thế kỷ XVIII, xã hội Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng tư tưởng trầm trọng, đất nước rơi vào họa ngoại xâm, phật tử và nhân dân tự đứng dậy khởi nghĩa
Ở thời kỳ Pháp thuộc và sau năm 1954: Thời Pháp thuộc, Thiên Chúa giáo được hậu thuẫn và Phật giáo bị khủng bố, đàn áp gắt gao vì thế Phật giáo giai đoạn này có xu hướng nhập thế và chấn hưng mạnh mẽ; Sau 1954, trên cả hai miền Nam Bắc, Phật giáo đều chưa có cơ hội để phát triển, nhưng sau 1975 nhờ chính sách tự do tôn giáo của Đảng
và nhà nước, Phật giáo có điều kiện phát triển mạnh mẽ và dần lấy lại vị thế của mình
Người Việt Nam có tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người sâu sắc, rộng lớn cùng với thái độ tôn trọng, đề cao những giá trị tốt đẹp của con người đã rất phù hợp với các quan niệm của Phật giáo Vì thế mà từ lâu Phật giáo đã chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần người dân Việt
Biểu hiện đầu tiên của sự ảnh hưởng đó chính là đời sống chính trị và pháp luật Dưới thời Lý, do ảnh hưởng tinh thần từ bi, trí tuệ của Phật giáo, các vị vua nhà Lý đã xây dựng một nền pháp lý thuần từ và tiến bộ; Dưới triều Trần, áp dụng chính sách thân dân, xem trọng vai trò của người dân và các vị vua thường nhường ngôi cho con, chỉ ở địa vị thái thượng hoàng mà thôi, đây là biểu hiện việc thông tỏ phật pháp; Thời hiện đại, trong suốt thế kỷ XX, phật tử và nhân dân hăng hái tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, sự có mặt của các thiền sư trong quốc hội và việc áp dụng chính sách pháp luật khoan hồng là những biểu hiện sinh động ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống chính trị và pháp luật
Sự ảnh hưởng tiếp theo là trong lĩnh vực văn học, ca dao dân ca Trong phạm vi văn học chữ Nôm, sự ảnh hưởng của Phật giáo rất mạnh mẽ, biểu hiện: Đầu thế kỷ XVIII,
với tác phẩm Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, ảnh hưởng triết lý ba pháp ấn là
vô thường, vô ngã và khổ; Đầu thế kỷ XIX, nổi bật vai trò của đại thi hào Nguyễn Du với
tác phẩm bất hủ Đoạn trường tân thanh, ảnh hưởng thuyết khổ đế, nhân quả, nghiệp báo luân hồi; Cuối thế kỷ XIX với tác phẩm Hương sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh,
ảnh hưởng thuyết nhân quả, cõi Niêt Bàn; Đầu thế kỷ XX, nổi bật là vai trò của thi sỹ Hàn Mặc Tử với những từ ngữ đượm màu sắc Phật giáo Và với Vũ Hoàng Chương, mượn ngay giáo lý nhà phật để diễn tả nội dung tác phẩm với thuyết khổ đế, nhân quả, luân hồi,… Ảnh hưởng qua ca dao dân ca biểu hiện ở quan niệm hiếu hạnh, tri ơn và báo ơn; Quan niệm nhân quả; Ngôi chùa cùng với tiếng chuông chùa… Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng bởi ngôn ngữ nhà phật, như; Từ bi, nhân duyên, tội nghiệp,…
Tiếp đến là ảnh hưởng đến quan niệm đạo lý, tư tưởng Về quan niệm, đầu tiên là quan niệm từ bi, tiếp theo là tứ ân Về tư tưởng, lớn nhất là tư tưởng duyên khởi, tứ diệu đế
Trang 5và bát chánh đạo
Một ảnh hưởng nữa là phong tục, tập quán, tín ngưỡng Trước tiên biểu hiện qua nghi thức ma chay, cưới hỏi Tiếp đến là phong tục ăn chay, thờ phật, phóng sinh, bố thí Qua tập tục cúng rằm, mồng một và lễ chùa Và những tập tục khác như; Xin xăm bói quẻ, cúng sao giải hạn, đốt vàng mã, coi ngày giờ,… tuy nhiên, đây là những hủ tục cần được loại bỏ trong đời sống ngườ dân
Ảnh hưởng đến ý thức thẩm mỹ, nghệ thuật Biểu hiện qua nghệ thuật sân khấu như hát chèo, hát bội, cải lương, kịch nói,… Biểu hiện qua nghệ thuật tạo hình như kiến trúc (nhà chữ Công, chữ Tam, chữ Đinh, Nội công ngoai quốc,…), điêu khắc, hội họa,…
Ngoài ra, Phật giáo còn có ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh của người Việt Nam, biểu hiện qua việc lập bàn thờ tại nơi làm việc, các nhà kinh doanh thường đi lễ chùa để cầu xin đức phật gia hộ, cạnh tranh lành mạnh, làm từ thiện vì chịu ảnh hưởng thuyết nhân quả, luân hồi nghiệp báo,…
Trong cuộc sống hiện đại, đời sống vật chất được nâng cao nhưng xu hướng suy giảm các giá trị đạo đức ngày càng phát triển Vì thế, việc chắt lọc mặt tích cực của triết lý nhân sinh Phật giáo để áp dụng vào điều chỉnh hành vi, lối sống của nhân dân nói chung và thế hệ trẻ nói riêng là rất cần thiết Trước tiên đó là áp dụng mặt tích cực của thuyết nhân quả, luân hồi, từ bi hỷ xả,… để giáo dục nhân cách lối sống của người dân Sau đó là vận dụng tinh thần vô ngã, vô thường vào việc điều chỉnh thái độ sống có phần tiêu cực của giới trẻ, giúp thế hệ trẻ có cái nhìn mới về con người, về cuộc sống, làm họ thấy rõ cần phải có tính vị tha, nhân ái và sống hết mình vì cộng đồng, chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp và tiến bộ
3 KẾT LUẬN
Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung là một trong những bộ phận không thể thiếu được của kiến trúc thượng tầng nước ta Du nhập từ thế kỷ II-SCN, được bản địa hóa cho phù hợp tâm lý người Việt Nam, vì thế mà Phật giáo đã có những ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nói chung và đời sống tinh thần nói riêng của người dân Trong xu thế mở của hội nhập, nền kinh tế-chính trị-xã hội đã có những bước phát triển vượt bậc, nhưng mặt trái của nó là hiện tượng suy thoái đạo đức, nhân cách con người
Việc nghiên cứu triết lý nhân sinh Phật giáo nói chung, quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của Phật giáo Việt Nam nói riêng sẽ giúp chúng ta hiểu được tại sao Phật giáo lại
có những ảnh hưởng mạnh mẽ như thế đến đời sống tinh thần người dân Việt Cũng từ đó, chúng ta sẽ chắt lọc được những giá trị ưu việt để áp dụng vào công tác giáo dục đạo đức, nhân cách con người, góp phần làm lành mạnh hóa xã hội, hạn chế mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường
Trong suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo đã, đang và sẽ đồng hành cùng dân tộc Góp phần hình thành, củng cố, điều chỉnh và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và nhân cách con người Việt Nam
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS Lê Hữu Ái (2009), “Phát huy vai trò của văn hóa truyền thống”, Tạp chí Lý
luận chính trị, (12/2009), tr 57 – 62
[2] Đoàn Trung Còn (2007), Lịch sử nhà phật, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, tr 35 – 36
[3] TS Lê Văn Đính (2007), “Bàn thêm về ảnh hưởng của phật giáo trong đời sống xã hội
Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (10/2007), tr 16 – 24
[4] Nguyễn Lang (2000), Phật giáo Việt Nam sử luận, tập 1, 2, 3, Nhà xuất bản Văn học,
Hà Nội, tr 25 – 26