1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT CỦA TRƯỜNG PHÁI VEDANTA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI ẤN ĐỘ

65 2,8K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,23 MB
File đính kèm Lu-n v-n tri-t h-c sua (22-4).rar (1 MB)

Nội dung

Bài khóa luận tốt nghiệp đi sâu vào phân tích những tư tưởng triết học của Ấn Độ cổ đại, từng trường phái triết học Ấn Độ, những quan điểm về chế độ đẳng cấp, ảnh hưởng của Hindu giáo đối với đời sống chính trị Ân Độ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

-BÙI THỊ MAI HỒNG

TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT CỦA TRƯỜNG PHÁI VEDANTA

VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

-BÙI THỊ MAI HỒNG

TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT CỦA TRƯỜNG PHÁI VEDANTA

VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi có tham khảo một số tài liệu liên quan đến ngành triết học Ấn Độ nói chung và trường phái triết học Vedanta nói riêng

Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, các dữ liệu thu thập được và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất

kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào Những thông tin tham khảo trong khóa luận đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng

Ngày 30 tháng 4 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Trang 4

Lời cảm ơn

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Trần Thị Hạnh, trong thời gian qua đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn làm bài khóa luận với đề tài: Tư tưởng giải thoát của trường phái Vedanta và ảnh hưởng của tư tưởng giải thoát đó đến đời sống tinh thần người dân Ấn Độ.Vì thời gian không nhiều cũng như hạn chế về mặt kiến thức nên bài viết còn nhiều thiếu sót Kính mong cô giáo thông cảm và đưa ý kiến nhận xét để bài viết được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

A Mở đầu 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đóng góp của đề tài 2

4 Mục tiêu nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

B Nội dung 4

Chương 1 Khái lược tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ trung đại 4

1.1 Điều kiện hình thành của các trường phái triết học Ấn Độ 4

Kinh tế - Chính trị - Xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển của các trường phái triết học Ấn Độ 4

1.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ 9

Chương 2 Tư tưởng giải thoát của trường phái Vedanta 16

2.1 Nguồn gốc, lịch sử hình thành của trường phái Vedanta 16

2.2 Nội dung tư tưởng giải thoát trong trường phái Vedanta 20

Chương 3 Ảnh hưởng của tư tưởng giải thoát của trường phái Vedanta đến đời sống tinh thần người dân Ấn Độ 26

3.1 Ảnh hưởng đến sự củng cố chế độ phân biệt đẳng cấp và hình thành hệ thống các vị thần ở Ấn Độ 26

3.2 Ảnh hưởng của tư tưởng giải thoát đến các phép bí tích và thói quen ăn chay của người Ấn Độ 41

3.3 Ảnh hưởng của tư tưởng giải thoát đếnnghi lễ hành hương của các tín đồ Hindu giáo 45

3.4 Ảnh hưởng của tư tưởng giải thoát đến nghi lễ tang ma của người Ấn Độ 47

C Kết luận 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 6

A Mở đầu

1 Lí do chọn đề tài

Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung của tồn tại và nhận thức, là thái độ con người đối với thế giới, là khoa học về những qui luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy Triết học Ấn Độ cổ đại là chiếc nôi triết học sớm nhất, lâu đời, phong phú và đã tạo nhiều dấu ấn đặc biệt cho nền lịch sử triết học Và cũng chính nơi đây đã khai sinh ra nhiều trường phái triết học và tôn giáo lớn trên thế giới “một tiểu vũ trụ của các tôn giáo và các nền triết học” Triết học Ấn Độ cổ đại có chung đặc điểm là phân tích các vấn đề xuất phát từ nhân sinh quan và thế giới quan

Và đặc biệt, tư tưởng giải thoát của hệ thống triết học Ấn Độ đóng một vai trò quan trọng, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Ấn Độ Dù tư tưởng giải thoát được thể hiện bằng nhiều con đường, cách thức khác nhau ở mỗi trường phái nhưng cuối cùng đều chung mục đích là làm cho linh hồn con người được siêu thoát, cái bản ngã được hòa nhập với linh hồn vũ trụ Đây được coi như là mục đích sống của người dân Ấn Độ Trong các trường phái triết học

Ấn Độ thì tư tưởng và phương pháp giải thoát của trường phái Vedanta có ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với đời sống tinh thần của người dân Ấn Độ qua Hindu giáo, nó đã góp phần hình thành nên những nghi lễ, tập tục hay định kiến quan niệm bất di bất dịch và có phần nặng nề như về chế độ đẳng cấp đối với xã hội, nghi lễ tang ma hay các phép bí tích của Ấn Độ Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Tư tưởng giải thoát của trường phái triết học Vedanta ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần người dân Ấn Độ” giúp cho những người nghiên cứu và những ai quan tâm tới triết học Ấn Độ có được hiểu sự hiểu biết đúng đắn và sâu sắc, và hiểu được lối tư duy của người Ấn Độ thông qua tư tưởng giải thoát Đồng thời, qua đó học viên nâng cao trình độ tư duy lí luận và vận dụng sáng tạo tư duy biện chứng vào lĩnh vực công tác

Trang 7

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Có rất nhiều nhà nghiên cứu triết học, những người quan tâm đến triết học cổ đại đều chắc chắn có tìm hiểu về các trường phái triết học cổ đại và các tư tưởng giải thoát của những trường phái ấy của Ấn Độ bao gồm cả trường phái chính thống và không chính thống Có thể kể đến các nhà triết học nổi tiếng như Triết Học Bà La Môn (Brahmanism) - Giảng Viên Thích Lệ Thọ, hay Quyển Triết học Ấn Độ của tác giải Nguyễn Ước, NXB Giáo Dục,

200, hay quyển “Tư tưởng triết học và đời sống văn hóa Ấn Độ” của giáo sư Nguyễn Đức Đoàn, hay có những bài luận của các sinh viên cao học triết học

có viết đến những đề tài về nghiên cứu tư tưởng giải thoát trong triết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội Việt Nam, hoặc là tiểu luận khái quát về tư tưởng giải thoát của Ấn Độ cổ đại Tuy nhiên, vẫn chưa có 1 học giả hoặc nhà nghiên cứu nào tiến hành nghiên cứu sâu về tư tưởng giải thoát của 1 trường phái triết học và nêu bật ảnh hưởng của nó đến đời sồng tinh thần người dân Ấn Độ Chính vì vậy,với giới hạn về thời gian, tài liệu, người viết với đề tài này, mong muốn đóng góp chút công sức nghiên cứu của mình

để làm hiểu rõ hơn những đặc điểm trong tư tưởng giải thoát của trường phái Vedanta và những tác động của nó đến xã hội Ấn Độ

3 Đóng góp của đề tài

Đóng góp lớn nhất của đề tài là làm sáng tỏ và chỉ rõ được tư tưởng giải thoát của trường phái Vedanta có ảnh hưởng sâu sắc như thế nào trong lối sống, đời sống tinh thần, lễ nghi của người dân Ấn Độ, đặc biệt là sự ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp nhất đối với những tín đồ theo Hindu giáo – một tôn giáo lấy hệ thống tư tưởng triết học của Vedanta làm nền tảng Công trình nghiên cứu này còn góp phần tìm hiểu thêm về lịch sử Ấn Độ cổ trung đại

2

Trang 8

4 Mục tiêu nghiên cứu

Trình bày tư tưởng giải thoát của trường phái triết học Vedanta và nêu lên được ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người dân Ấn Độ đặc biệt là tín đồ theo đạo Hindu – một tôn giáo lấy hệ thống tư tưởng triết học của trường phái Vedanta làm nền tảng

5 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng thao tác tổng hợp và phân tích tài liệu, xử lý dữ liệu và nghiên cứu lịch sử

6 Phạm vi nghiên cứu

Có thể nói, giải thoát là mục đích duy nhất và là cuối cùng của mỗi người dân Ấn Độ Việc đem linh hồn cá nhân trở về với linh hồn vũ trụ tối cao luôn là mục đích cuối cùng của cuộc đời mỗi người dân Ấn, chính vì thế

mà nó có ảnh hưởng mạnh mẽ và góp phần quy định nên lối sống, tập tục, lễ nghi của người dân Ấn Độ Và mỗi trường phái triết học thì đều có những con đường tu luyện và phương pháp giải thoát khác nhau Chính vì vậy, với khả năng của một sinh viên nghiên cứu, đề tài này chỉ đề cập riêng đến tư tưởng giải thoát của một trong sáu trường phái triết học chính thống của Ấn Độ đó

là trường phái Vedanta và nêu bật ảnh hưởng của tư tưởng giải thoát của trường phái này đến đời sống tinh thần của người dân Ấn Độ Trong đó nhấn mạnh đến quan niệm của trường phái này về tư tưởng giải thoát, con đường giải thoát và phương pháp tu tập để đạt tới trạng thái giải thoát Và sau cùng

là đem ứng chiếu vào đời sống tinh thần, tập tục, lễ nghi của người dân Ấn

Độ đặc biệt là đối với các tín đồ Hindu giáo để thấy được sức ảnh hưởng to lớn của tư tưởng giải thoát của trường phái này trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây

Trang 9

B Nội dung

Chương 1 Khái lược tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ

trung đại

1.1 Điều kiện hình thành của các trường phái triết học Ấn Độ

Kinh tế - Chính trị - Xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển của các trường phái triết học Ấn Độ

Ấn Độ là một bán đảo lớn - một "tiểu lục địa" nằm ở miền Nam châu Á, phía Tây Nam và Đông Nam giáp Ấn Độ Dương, phía Bắc là dãy Hymalaya hùng vĩ án ngữ theo một vòng cung dài 2.600km

Điều kiện thiên nhiên và khí hậu của Ấn Độ rất phức tạp Địa hình vừa

có nhiều núi non trùng điệp, vừa có nhiều sông ngòi với 2 con sông lớn gắn với người dân Ấn Độ tự bao đời đó là con sông Ấn với sông Hằng đã tạo nên những vùng đồng bằng trù phú, có vùng khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều, có vùng lạnh giá, quanh năm tuyết phủ, lại cũng có những vùng sa mạc khô cằn, nóng nực Tính đa dạng, khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và khí hậu là những thế lực tự nhiên đè nặng lên đời sống và ghi dấu ấn đậm nét trong tâm trí người Ấn Độ cổ

Ấn Độ còn là nơi giao thoa nhiều nền văn hóa do vị trí nằm 3 mặt giáp biển, và là nơi trung chuyển đi từ Âu sang Á nên rất thuận lợi trong việc trao đổi kinh tế, giao lưu văn hóa Người Ấn Độ cổ ngày xưa cũng đã có trao đổi

thương mại với người Hy Lạp…

Có thể nói, vị trí địa lí của Ấn Độ khiến Ấn Độ nằm ở thế nửa kín nửa hở, rất nhanh nhạy để giao lưu văn hóa nhưng cũng rất bảo thủ, trì trệ, lạc hậu.

Sự phát triển của xã hội Ấn Độ cổ đại có thể được chia thành ba thời kỳ sau

Thứ nhất là thời kỳ văn minh sông Ấn (Hay nền văn minh Harappa ) Xuất hiện vào khoảng giữa thiên niên kỷ III đầu thiên niên kỷ II tr CN Qua

4

Trang 10

các di chỉ khảo cổ cho thấy đây là một nền văn minh đồ đồng mang tính chất

đô thị của một xã hội đã vượt qua trình độ nguyên thủy, đang tiến vào giai đoạn đầu của xã hội chiếm hữu nô lệ Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã đạt tới một trình độ nhất định Thành phố đều được xây dựng bằng gạch nung, theo một quy hoạch thống nhất, có đường phố rộng rãi, thẳng tắp, có chợ búa, cửa hiệu, có giếng nước và hệ thống thoát nước, có những bể tắm lớn Thành phố được chia thành hai khu, khu "dưới thấp" và "khu trên cao", cách biệt nhau về quy mô nhà cửa và số lượng của cải chứng tỏ xã hội thời kỳ này đã xuất hiện sự phân chia kẻ giàu và người nghèo rõ rệt

Về công nghệ, có nghề dệt bông len, nghề đúc đồng, điêu khắc, nghề làm nữ trang, nghề làm gốm sứ tráng men đạt tới trình độ tinh xảo

Thời kỳ này cũng đã có chữ viết, được thấy trên các quả ấn bằng đồng hay đất nung Tôn giáo cũng đã xuất hiện biểu hiện qua các hình nổi điêu khắc trên các quả ấn

Thứ 2 là Thời kỳ Vêđa (khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ VII tr.CN).Vào khoảng thế kỷ XV, các bộ lạc du mục của người Arya từ Trung á xâm nhập vào Ấn Độ, đem theo những phong tục, tập quán, tín ngưỡng và bắt người bản xứ làm nô lệ Đây là thời kỳ hình thành các quốc gia chiếm hữu nô

lệ đầu tiên của người Arya trên lưu vực sông Hằng và sông ấn

Sau một thời gian dài chung sống, người Arya và người Dravida bản xứ

đã đồng hóa Do tiếp thu được kỹ thuật và văn minh của người Dravida, do chiếm được những vùng đất đai màu mỡ và thuận lợi, người Arya bắt đầu chuyển từ chăn nuôi, du mục sang đời sống nông nghiệp định canh định cư, phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp Đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp thời kỳ này là kinh tế tiểu nông kết hợp chặt chẽ với thủ công nghiệp gia đình nên tính chất tự cấp tự túc là nổi bật và quan hệ trao đổi giữa các

Trang 11

công xã rất yếu ớt Đó cũng là nguyên nhân làm xã hội ấn độ phát triển rất chậm chạp và trì trệ.

Về mặt xã hội, thời kỳ này đã xuất hiện chế độ đẳng cấp (varna - màu sắc, chủng tính) góp phần quy định cơ cấu xã hội và ảnh hưởng đến hình thái

tư tưởng ấn độ cổ đại Đó là chế độ xã hội dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, màu da, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo, quan hệ giao tiếp, tục cấm kỵ hôn nhân được hình thành trong thời kỳ người Arya chinh phục, thống trị người Dravida, cũng như trong cả quá trình phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc giữa quý tộc và thường dân Arya Theo thánh điển Bàlamôn và bộ luật Manu, xã hội ấn độ cổ đại chia thành bốn đẳng cấp lớn: Đứng đầu là đẳng cấp tăng lữ,

lễ sư Bàlamôn (Brahmana); thứ hai là đẳng cấp vương công, vua chúa, tướng lĩnh, võ sĩ (Kshatriya); thứ ba là đẳng cấp thương nhân, điền chủ và thường dân Arya (Vaishya); thứ tư là đẳng cấp tiện dân và nô lệ (Shudra) Ngoài bốn đẳng cấp trên còn có những người bị coi là ngoài lề đẳng cấp xã hội Đó là tầng lớp người cùng đinh, hạ đẳng (Paria) như người Chandala

Thời kỳ Vêđa cũng là thời kỳ hình thành các tôn giáo lớn mà tư tưởng

và tín ngưỡng của nó ảnh hưởng đậm nét tới đời sống tinh thần xã hội ấn độ

cổ đại, như đạo Rig - Vêđa, đạo Bàlamôn, sau đó là đạo Phật, đao Jaina

Thời kì thứ 3 là từ thế kỷ VI đến thế kỷ I tr CN Các quốc gia chiếm hữu nô lệ đã thực sự phát triển, thường xuyên thôn tính lẫn nhau dẫn đến sự hình thành các quốc gia lớn, các vương triều thống nhất ở ấn độ như

Magadha, Maurya Trong thời kỳ này nền kinh tế, xã hội và văn hóa ấn độ có những bước phát triển tiến bộ vượt bậc Mặc dù nền kinh tế tự nhiên vẫn chiếm ưu thế, nhưng thương nghiệp, buôn bán cũng phát triển hình thành một tầng lớp mới trong cơ cấu giai cấp xã hội ấn độ - tầng lớp thương nhân và thợ thủ công Tiền kim loại xuất hiện, nhiều thành phố trở thành trung tâm công thương nghiệp quan trọng Nhiều con đường thương mại thủy và bộ nối liền

6

Trang 12

các thành thị với nhau và thông từ ấn độ qua Trung Hoa, Ai Cập và miền Trung á dần dần xuất hiện.

Tóm lại: Xã hội ấn độ cổ đại có những đặc điểm nổi bật như sau:

Công xã nông thôn hình thành và tồn tại dai dẳng thậm chí đã hằn sâu vào tâm trí người Ấn cho đến tận ngày nay Bên cạnh đó, chế độ phân biệt đẳng cấp rất khắc nghiệt đã cộng hưởng và làm cho xã hội Ấn Độ trở nên trí trệ và phát triển chậm chạp Ngoài ra, việc hình thành các tôn giáo

và các tư tưởng triết học đã bao trùm và chi phối toàn bộ đời sống xã hội của người dân Ấn Độ

Tất cả những đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội cùng với sự phát triển rực rỡ của văn hóa, khoa học ấn độ cổ đại là những tiền đề lý luận

và thực tiễn phong phú làm nảy sinh và phát triển những tư tưởng triết học của Ấn Độ cổ đại

Qúa trình phát triển tư tưởng triết học Ấn Độ được ghi dấu bằng những nguồn sử liệu như là 4 bộ kinh Veda, kinh Upanishad và 2 bộ sử thi

Nếu như trong giai đoạn tiền Veda, các bộ kinh chủ yếu nói về các nghi thức cúng tế, ma thuật, các nghi lễ cầu cúng thì đến giai đoạn hậu Veda đã dần có tư duy suy tư, trừu tượng hơn, sự tiếp cận mang tính triết học hơn Như trong kinh Veda chẳng hạn, việc tế lễ đúng nghi thức được xem là hành động giữ cho vũ trụ liền lạc với nhau và cho nó một hình thức cấu trúc chặt chẽ, hướng tới ý tưởng vũ trụ Đây là nền tảng cho sự hình thành các trường phái triết học Ấn Độ Các bộ kinh Veda, Upanishad, các sử thi… chính là cốt lõi, là hệ thống tư tưởng đặt cơ sở cho sự hình thành và phát triển của các trường phái triết học sau này bao gồm 6 trường phái chính thống và 3 trường phái phi chính thống

Về bộ kinh Veda, khi người Aryan đặt chân lên đất Ấn Độ, phần

Trang 13

ở Ba Tư Tới khoảng 1200TCN, một số nhóm tư tế Aryan mới phối hợp với các nghi thức và kinh lễ bản địa san định để ghi nhớ và sử dụng trong các cuộc tế lễ.

Tới năm 800 TCN, những tụng thi được gom thành 4 cuốn kinh mà ngày nay được biết tới là các kinh Veda Veda gồm 4 bộ kinh: Rig Veda, Sama Veda, Yajur Vedaa và Arthava Veda

Nhìn chung, trong các tập Veda thời kỳ tiền Veda tập trung phản ánh ước vọng của nhân dân thường như mong mưa thuận gió hòa, mong có thức

ăn, gia súc… đồng thời phản ánh một tín ngưỡng ma thuật và đa thần giáo, chưa có những khái quát mang tính triết học Tuy nhiên qua các tập Veda đã thể hiện sự phát triển của tư duy trửu tượng trong đó người ta đã thừa nhận một nguyên lí vũ trụ với sức mạnh vô hạn, biểu hiện ra thiên nhiên, trong tinh thần và các nghi lễ Nguồn gốc của thế giới được xem như 1 quả trứng, nổi bồng bềnh trên biển cả hỗn độn, làm thành hình ảnh nổi tiếng nhất trong lễ tế thần ngã vũ trụ Từ cuối thời kỳ Veda, những giải thích, quan niệm mang tính huyển thoại đã trở nên không còn phù hợp nữa Theo nội dung cuốn Arthava Veda đã hình thành các tư tưởng nói tới asat (phi hữu thể hoặc phi thực) và sat (hữu thể hoặc có thực), trong đó con người tâm linh chuyển dịch mục đích

từ asat tới sat

Thuật ngữ asat chỉ toàn bộ lãnh vực “không thể biết được” những cái nằm bên ngoài hữu thể đều thể không hiểu được bằng ngôn từ và tư tưởng, chũng vượt ra ngoài mọi định nghĩa Về sau, đó là cái “ hư không tuyệt đối” mang tính phi nhị nguyên Vedanta Ngược lại, sat là thực thể tuyệt đối vĩnh hằng và đồng nhất với Brahman Chúng ta thấy có sự chuyển dịch trong cách Brahmana, từ cũng tế như một phương tiện bảo đảm cho thần linh hành động sang tới tập trung vào chi tiết của tự thân lễ tế Nghi lễ bắt đầu được xem là hiện thân của vũ trụ và duy trì vũ trụ, biểu hiện cho chính thực tại và thực tại tuyệt đối chính là Brahman Như thế, có thể thừa nhận rằng có thể lấy nghi

8

Trang 14

thức tinh thần qua trầm tư quán tưởng thay cho các lễ thật sự.Do đó có sự triển khai tới các Upanishad, nghĩa là chuyển dịch từ việc cử hành lễ tế tới lãnh vực suy tưởng siêu hình.

Upanishad thường được dịch là Áo Nghĩa Thư, cuốn sách tràn đầy ý nghĩa uyên thâm, là cuốn sách dành cho đối tượng là những người đã được khai tâm điểm đạo hơn là cho đại chúng

Các Upanishad chính gồm 13 bộ nhưng người ta thường chỉ nói tới mười bộ bao gồm những vấn đề triết học như:

Advaita: phi nhị nguyên, linh hồn cá nhân hay tiểu ngã, Atma đồng nhất với linh hồn vũ trụ, hay đại ngã Brahman

Samsara tức là luân hồi Linh hồn bị giam hãm trong chu kỳ sinh tử đầy khổ não và bất tận

Moksa: giải thoát Linh hồn được thoát ra khỏi cái hữu hạn bằng ý thức đồng nhất thể của nó với đại vũ trụ, trong trạng thái hợp nhất ấy, con người sẽ không còn khổ lão

Sau thời Gita, lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ chuyển tới thời kỳ Ấn giáo cổ điển, được tiêu biểu bằng các trường phái triết học vĩ đại, bao gồm hai trường phái chính thống và phi chính thống

1.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ

Tư tưởng giải thoát manh nha từ rất sớm và rõ nét khi các tư trào Ấn

Độ tiến đến chỗ giác ngộ tự ngã Vào thời Rig-Veda (1500-1000 BC), người

Ấn bản địa tính tình còn thuần phác, chưa cảm thấy những mâu thuẫn khổ đau của cuộc sống Đến khi bộ tộc Aryan khai thác nền văn minh tại đây, đồng thời tiến đến bản chất sinh hoạt trầm mặc và tư tưởng giải thoát nảy nở Các nhà tư tưởng đi tìm bản chất của “tự ngã” và cho đó là linh thể bất sinh bất diệt Từ đó, phát sinh tư tưởng luân hồi Đến thời đại Upanishads mới có quan

Trang 15

Brahman là đồng nhất Nhưng vì mê mờ không thấy được cái chân tướng ấy nên con người đã bị tách khỏi cái tính đồng nhất kia, để rồi phải lăn lộn trôi dạt trong bể khổ sinh tử Do ý hướng muốn xa lìa giả tướng để trở về với chân tướng đã phát sinh ra tư tưởng giải thoát.

Nếu như tư tưởng triết học phương Tây chú ý đến lý luận, nhận thức thế giới xung quanh, tìm chân lý bằng suy luận logic và thực nghiệm, thì triết học phương Đông, nhất là triết học Ấn Độ, là triết học của đời sống, là đạo lí

Nó chú ý đến sự tương ứng tương đồng giữa nội tâm và ngoại giới, bằng nhận thức trực giác, thực nghiệm tâm linh

Giải là lìa khỏi sự trói buộc, được tự tại, mở dây trói buộc của những hoặc nghiệp Thoát là ra ngoài quả khổ tam giới Vậy giải thoát là lìa khỏi mọi trói buộc và được tự tại, là thể của Niết bàn

Trạng thái giải thoát được mô tả bằng nhiều đặc tính khác Trước hết, giải thoát là vượt ra ngoài sự chi phối của thời gian, vì sống và chết là những hiện tượng trong thời gian Giải thoát là trạng thái chân như, vượt lên trên mọi giới hạn của thời gian, không gian và hiện tượng Giải thoát là vượt ra ngoài

sự chi phối của định luật nghiệp báo, vì giải thoát là tuyệt đối tự do, tất cả mọi hành động của bậc giải thoát, dù xấu dù tốt cũng đều là những hành động vô

tư, không tạo nghiệp Nói cách khác, giải thoát là trạng thái tâm hồn tuyệt đối hạnh phúc vì không biết lo sợ buồn phiền, tuyệt đối sáng suốt vì là nền tảng của mọi sự hiểu biết.1 Giải thoát có nhiều hình thái khác nhau Upanishad nói

tới 4 hình thái giải thoát: Hoàn toàn đồng hóa với Brahman vô ngã thanh

tịnh; Cộng thông với Thượng đế hữu ngã; Hòa hợp với tinh thần vũ trụ; Và tham dự vào hoạt động điều hành vạn vật ở thế gian Nhưng dù ở cấp độ nào:

Giải thoát tức thời hay giải thoát lần lần; dù ở hình thức nào: Giải thoát tại thế hay giải thoát sau khi chết, thì cứu cánh lý tưởng của giải thoát vẫn là thực tại tuyệt đối đồng nhất Atman-Brahman, một trạng thái ý thức không đối tượng,

1 Lê Xuân Khoa, (1972), Nhập môn triết học Ấn độ, NXB Khoa học Xã Hội, Tr.99.

10

Trang 16

một nguồn vui thuần túy vượt ra ngoài mọi tầm nhận thức của con người Trong cảnh giới an lạc đó, con người giải thoát đồng nhất hóa tự ngã với hết thảy chúng sinh Và lúc này tự ngã không bị màn vô minh che lấp mà đồng nhất với cái ngã thâm sâu ở trong lòng muôn vật, tuy vẫn tham dự vào các hoạt động ở thế gian nhưng không bị ràng buộc bởi các hoạt động ấy.

Các trường phái triết học tôn giáo Ấn độ nói chung tuy muôn màu muôn vẻ với những khuynh hướng khác nhau, nhưng hầu như đều tập trung vào lý giải một vấn đề then chốt nhất, đó là vấn đề bản chất, ý nghĩa của đời sống, nguồn gốc nỗi khổ đau của con người và con đường, cách thức giải thoát cho con người khỏi bể trầm luân của cuộc đời Trong logic triết lý của mình, nhắm đến việc giải thoát luôn là mục đích, nhiệm vụ tối cao của các trường phái triết học tôn giáo Ấn độ Mỗi một môn phái có những nẻo đường riêng nhưng mục đích vẫn chỉ là một, hay nói cách khác sự giải thoát là mục đích tối hậu

Các trường phái triết học chính thống đều thừa nhận linh hồn vũ trụ, và con người thì không thể hiểu hết linh hồn vũ trụ Nguồn gốc của vũ trụ là linh hồn vĩ đại, bao gồm hai yếu tố vật chất và tinh thần Họ cho rằng, trong mỗi con người đều tồn tại một linh hồn vũ trụ mà linh hồn thì bất diệt, nhưng linh hồn lại bị trói buộc vào thể xác con người, bị nhục dục chi phối, không có đường quay về vũ trụ nên lầm lạc vì thế cần phải giải thoát Giải thoát con người khỏi giá trị ảo, phủ nhận các giá trị thực tại và đạt đến chân lí đó là nhận thức được Brahman Vì thế họ tìm đến con đường tu tập giải thoát Nghi

lễ, giới luật chỉ là biểu hiện về mặt hình thức của triết lí Không gian, thời gian và chủ thể nhận thức phải có một cái đồng nhất thì nó mới đạt được đến

độ siêu nghiệm

Các phái chính thống đề cao giải thoát bằng tự thân mình Việc thờ thần, tế lễ chỉ là nấc thang để đạt đến giác ngộ giải thoát

Trang 17

Các trường phái triết học phi chính thống đều cho rằng cuộc đời này là giả tạm và chúng sinh cứ phải sống trong đau khổ vì lòng tham dục vô bờ bến Dục có nghĩa là thèm khát, ham muốn và đam mê, bắt nguồn từ vô minh, khiến con người tự mình trói buộc với những xung đột và khổ đau do không bao giờ thoả mãn, nên phải luân hồi triền miên trong vòng sinh tử Nếu muốn, con người có thể tu tập để đi đến chỗ giải thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp báo, mà vào một nơi nào đó không sinh không diệt, đời đời không có đau khổ

mà chỉ có an lạc Nơi đó, Bà La Môn giáo gọi là Brahman tức là Đại Ngã Phật giáo tạm gọi là Niết Bàn, là Chân Như.

Vì Atman là đồng nhất với Brahman nên về bản chất, linh hồn cũng tồn tại vĩnh viễn và tuyệt đối, bất diệt như tinh thần vũ trụ tối cao Nhưng do linh hồn bất tử được thể hiện trong thể xác con người nên con người ta cứ lầm tưởng rằng linh hồn các biệt là cái khác với linh hồn vũ trụ tối cao Những tình cảm, ý chí, dục vọng và những hành động của thể xác nhằm thỏa mãn mọi ham muốn của con người trong đời sống trần tục đã che lấp đi bản tính chân thực của mình, gây nên những hậu quả giam hãm, ràng buộc linh hồn bất

tử đầu tahi vào hết thân xác này đến thân xác khác, với các hình thức khác nhau từ kiếp này sang kiếp khác, gọi là luân hồi (Samsara)

Theo tư tưởng nghiệp báo (Karma) và luân hồi, Upanishad cho rằng: “ Người ta sẽ trở nên tốt vì hành động tốt và trở nên xấu vì hành động xấu”2 Và

“ Những người có hành vi tốt đẹp sẽ đầu thai vào kiếp tốt đẹp; hoặc thành Bà

la môn, hoặc thành người quý tộc hoặc thành thương nhân Những kẻ có hành

vi xấu xa sẽ phải đầu thai vào những kiếp xấu xa như kiếp chó, lợn hay những

kẻ tôi tớ, nô lệ”3

2 The Upanishads, vol 3, Brihadaranyaka Upanishad III,2,13 Bonanza Boos, New York, (1956),

Doãn Chính, 1999, sách Lịch sử triết học cổ đại Ấn Độ, NXB Thanh niên, Tr.124.

3 The Upanishads, vol 4, Chandogya Upanishad V,10,7 Bonanza Boos, New York, 1956, Doãn

Chính, (1999), Lịch sử triết học cổ đại Ấn Độ, NXB Thanh niên, Tr.125.

12

Trang 18

Muốn giải thoát linh hồn bất tử khỏi vòng luân hồi, đưa linh hồn cá biệt vốn là cái thể hiện của linh hồn tối cao trở về đồng nhất với linh hồn tối cao, tức là đưa cái tiểu ngã đồng nhất với cái đại ngã, con người ta phải toàn tâm toàn ý, dốc lòng tu luyện đạo đức (karma – yoga) và tu luyện trí tuệ (jana – yoga), nhận ra chân bản tính của mình và thực tướng của vũ trụ vạn vật, đạt tới giác ngộ và giải thoát Tu luyện đạo đức là hành động theo đúng bổn phận

tự nhiên, không tính toán vụ lợi, diệt mọi dục vọng, vượt ra mọi sự ràng buộc của thế giới vật dục biến ảo vô thường này Còn tu luyện trí tuệ là quá trình dày công thiền định, dốc lòng suy tư, chiêm nghiệm nội tâm, thực nghiệm tâm linh mới đạt được chân lí tối thượng, hòa nhập vào bản thể vũ trụ tuyệt đối Vì thế kinh Katha Upanishad đã viết: “ Atman chẳng thể nào nhận biết được bởi học vấn, bởi sức mạnh của trí óc Atman chẳng thể nào nhận thức được bằng giác quan Tự ngã mở cửa giác quan ra ngoài, bởi thế người ta chỉ trông ra thế giới bên ngoài mà không nhìn về cái bản ngã”.4

Tiểu kết chương 1:

Chính những thay đổi về kinh tế xã hội cộng với vị trí địa lý của Ấn Độ

đã đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển tư duy triết học, từ tư duy đa thần, mê tín, tập trung vào các bùa chú dần dẫn đến những nhận thức, tư duy mang tính khái quát, trừu tượng và siêu hình

Có thể khái quát đặc điểm triết học Ấn Độ thành những điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, triết học ấn độ cổ đại phát triển rất phong phú nhưng không mang tính cách mạng nghĩa là các nhà triết học thường kế tục mà không gạt

bỏ hệ thống triết học có trước, không đặt cho mình nhiệm vụ phải sáng tạo ra

4 The Upanishads, vol 1, Katha Upanishad I,2,23, Bonanza Boos, New York, 1949, Doãn Chính, (1999),Lịch sử triết học cổ đại Ấn Độ, NXB Thanh niên, Tr.125.

Trang 19

một hệ thống triết học mới Các luận thuyết triết học đầu tiên là kinh thánh Veda, một trong những bộ kinh cổ của Ấn Độ Các luận thuyết triết học sau thường dựa vào các luận thuyết triết học trước Các nhà triết học sau thường

là kế thừa và phát triển các quan điểm của các nhà triết học trước mà không nhằm mục đích tạo ra thứu triết học mới Đa số các hệ thống triết học dựa vào tri thức đã có trong Veda, nhưng mức độ nội dung của nó đã được thay đổi Đây là một điểm hết sức đặc biệt của hệ thổng triết học Ấn Độ, nó phản ánh

sự trì trệ của xã hội Ấn Độ cổ đại

Thứ hai, triết học ấn độ cổ đại gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, trên cơ sở tín ngưỡng tôn giáo hình thành nên các hệ thống triết học - tôn giáo

Thứ ba, các hệ thống triết học - tôn giáo ở ấn độ cổ đại đều quan tâm tới vấn đề nhân sinh quan, đặc biệt là vấn đề luân hồi, nghiệp báo dù cách tiếp cận của mỗi trường phái là khác nhau Mục đích của triết học Ấn Độ là để đạt đến sự giải thoát, trừ bỏ chủ nghĩa duy vật Với mục đích giải thoát nên mỗi

hệ thống triết học Ấn Độ là những con đường khác nhau để đi đến giải thoát Triết học Ấn Độ quan tâm đến nhiều vấn đề, nhưng vấn đề chủ yếu là vấn đề con người, bởi vậy, nó là triết lý nhân sinh Đặc điểm đặc biệt trong triết học

Ấn Độ là nó phân con người thành những yếu tố cấu thành, trong đó cái tâm

có ý nghĩa quyết định, từ đó hướng chủ yếu của nó là đi sâu nghiên cứu, phân tích cái tâm của con người Triết học Ấn Độ cho rằng muốn hiểu được thế giới thế giới trước hết phải hiểu mình đã và khi đã hiểu mình thì hiểu tất cả vì bản thể vũ trụ có trong mỗi con người

Như vậy, giải thoát là vượt ra ngoài sự chi phối của thời gian vì thời gian biểu hiện sự tồn tại của sự vật Giải thoát là trạng thái chân như, vượt qua tất cả mọi giả tướng, ảo ảnh để nhận thức được bản thể vũ trụ tuyệt đối và chân bản tính của con người

Tuy hai phái chọn 2 con đường tu tập giải thoát khác nhau nhưng cuối cùng đều gặp nhau ở mục đích của việc giải thoát Đó là việc giải thoát con

14

Trang 20

người khỏi những giá trị ảo, phủ nhận các giá trị thực tại và đạt đến chân lí đó

là nhận thức được Brahman Các trường phái triết học chính thống nói chung đều đề cao giải thoát bằng tự thân mình Việc thờ thần, tế lễ chỉ là nấc thang để đạt đến giác ngộ giải thoát Tất cả các trường phái triết học và tôn giáo Ấn Độ không chỉ lấy tư tưởng giải thoát làm mục đích tối cao cho tư tưởng triết học của mình mà còn tận tâm tận lực bằng mọi con đường cách thức và phương pháp khác nhau để cố gắng đưa con người ta đạt tới sự giải thoát Và mục đích giải thoát cuối cùng đó là đưa linh hồn tiểu ngã hòa nhập lại với cái bản ngã – linh hồn vũ trụ tối cao

Trang 21

Chương 2 Tư tưởng giải thoát của trường phái Vedanta

2.1 Nguồn gốc, lịch sử hình thành của trường phái Vedanta

Cho tới ngày nay, triết hệ Vedanta vẫn ảnh hưởng rất bao quát và sâu sắc Có thể hiểu từ ngữ Vedanta theo hai nghĩa Nghĩa gốc của nó là “cuối thời kinh Veda” tức là chuyển qua thời kỳ các Upanishad Tự thân từ ngữ Vedanta có nghĩa là cứu cánh và mục đích của kinh Veda Như thế, triết hệ Vedanta quan tâm ưu tiên tới Brahman, thực tại tối hậu được mô tả trong các Upanishad Vedanta là kết hợp của chữ “Veda” và “anta” Chữ “anta” có nghĩa là “kết cuộc” Vedanta nghĩa đen là hoàn thiện kinh Veda Do đó triết

hệ Vedanta cũng tự xem mình có nghĩa vụ cung cấp liên tục các thông giải triết lí cho những tư liệu rộng lớn và muôn hình muôn vẻ trong kinh Veda Triết học Veđanta thừa nhận sự tồn tại của linh hồn vũ trụ Brahman vĩnh hằng

và Atman – linh hồn cá nhân Mục đích tu đạo là giải thoát atman khỏi sự vây hãm ràng buộc của ham muốn nhục dục thể xác, để Atman nhận ra bản tính thần thánh và quay về với Brahman bằng con đường tu luyện, suy tư, chiêm nghiệm tâm linh Cái siêu hình của Veđanta nằm ở cái vĩnh hằng của Brahman, và duy tâm của Veđanta thể hiện ở việc coi vật chất chỉ là ảo ảnh

do vô minh mang lại, linh hồn mới tồn tại và chi phối Triết học Veđanta mang đặc trưng của chủ nghĩa duy tâm khách quan siêu hình

Triết lý căn bản nhất của Veda và Upanishad mà Vedanta lấy làm cơ sở cho học thuyết triết học của mình đó là tư tưởng cho rằng bản chất sâu xa của mọi cái tồn tại, từ đó vạn vật trong vũ trụ nảy sinh và hòa nhập về với nó khi tiêu tan, đó là tinh thần vũ trụ tối cao Brahman Brahman là thực thể duy nhất, tuyệt đối và vĩnh viễn, bất diệt và vô hình “Brahman là nguồn sáng của mọi nguồn sáng”5, là nguồn sống, linh hồn của vũ trụ Linh hồn cá biệt chỉ là sự hiện thân của Brahman trong mỗi chúng sinh, chỉ có thể tri giác Brahman

5 Shri Aurobindo, (1973), Áo Nghĩa Thư Upanishad, An Tiêm, Sài Gòn, Tr.297 dẫn theo, PTS Doãn Chính,

(1998) sách Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại, NXB Chính trị Quốc gia, Tr.295.

16

Trang 22

bằng tận hiến và trầm tư mặc tưởng Vedanta giải thích rành mạch lý do của tình thế ấy như sau:

Thứ nhất, Brahman không có thuộc tính Không có gì có thể tượng trưng cho Brahman Brahman không là ‘cái này’ hoặc ‘cái kia’, không là thành phần của thế giới hiện tượng;

Thứ hai, Lý trí chỉ có thể ứng xử bằng các khái niệm, các thuộc tính hoặc các cái tượng trưng; và cuối cùng, thế nên lý trí không thể lãnh hội Brahman

Cũng như các triết hệ Ấn Độ khác, Vedanta bao gồm ý tưởng về karma (nghiệp báo), rằng mọi sự là kết quả của các hành động thiện hoặc ác được thể hiện trong quá khứ

Vedanta lấy ngay tên kinh Vedan, thể hiện tính chất hữu thần và duy tâm Các nhà triết học Vedanta cho rằng Brahman là tinh thần vũ trụ, bản chất của vũ trụ Thế giới quan mà Vedanta cho rằng là một thế giới thông thường như chúng ta nhận thức trong thực tế chỉ là hư ảo, ảo tưởng, ảo hóa Thực tai căn bản và duy nhất là Brahman Đây là lối tiếp cận được đặt tên là phi nhị nguyên nghĩa là không có 2 thực tại Thế giới này là một hệ thống đang tiến hóa và biến đổi, được sản sinh bởi hữu thể thiêng liêng, thế giới này không có thật Thế giới như chúng ta biết tới, có thể như một giấc mộng mà chúng ta đang trải qua giấc mộng ấy Thực tại tuyệt đối và duy nhất là Brahman, đồng hóa với bản ngã Atman Họ trung thành với khái niệm Brahman và Atman, là

cơ sở triết học của phái Hindu Vedanta có 2 trường phái:

Trường phái thứ nhất là Shankara: Người sáng lập triết hệ Vedanta là Sankara (k.788-820 SCN), còn gọi là Sankaracarya Khởi nguyên của triết hệ này là cuốn kinh Brahmasutra, một trong những tác phẩm quan trọng nhất của triết học Ấn Độ Kinh ấy gồm có 555 câu châm ngôn và những câu thơ về triết học Vedanta, theo truyền thuyết được qui cho người sưu tập là Badarayana, một

Trang 23

nhà thông thái Ấn Độ sống khoảng thế kỷ thứ nhất TCN hoặc thế kỷ 2 hay 3 SCN Sách lưu truyền và được tiếp tục chú giải qua nhiều đời hiền triết.

Bộ chú giải sau cùng và nổi tiếng nhất có tên là Vedanta, của Sankara Tuy nhà hiền triết và thánh nhân ấy chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi 32 năm, nhưng ông được đánh giá là triết gia vĩ đại nhất của Ấn Độ Trong bộ Vedanta, nghĩa là hoàn thiện kinh Veda, Sankara nêu ý kiến của mình về các Upanishad, kinh Bhagavad-Gita và kinh Brahmasutra Ông cho rằng thế giới thông thường như chúng ta tri giác, trong thực tế, chỉ là maya, hư ảo Thực tại căn bản và duy nhất là Brahman Đây là lối tiếp cận được đặt tên là advaita: phi nhị nguyên, nghĩa là không có hai thực tại, chỉ một thôi Trường phái này cho rằng thực thể tinh thần của vũ trụ là tuyệt đối.Họ cũng đưa ra quy luật vô thường, tức là không có gì là vĩnh viễn cả Nhận thức về sự vật là giả, là ảo vì không có gì là vĩnh hằng

Con người cần phải hiểu được vũ trụ tối cao và hòa nhập tinh thần của

vũ trụ gọi là giải thoát Con đường giải thoát đó là đừng tin vào cảm giác, vào vĩnh hằng, thỏa mãn được nhận thức mà mình đang sống

Con người cũng như là các vật đều là vô thường, ảo tướng bởi vì thực tướng đều do vũ trụ, con người không thể nhận thức được Tất cả đều nằm trong vô thường Cho nên con người chỉ có một cách duy nhất là vượt qua cảm giác, suy luận để đến với trực giác trí tuệ

Phái này hình dung ra 2 thế giới: đó là thế giới của vũ trụ thì tinh khiết

và thế giới khách quan, linh hồn con người bị giam hãm trong thể xác, nó bị nhào lặn trong cái không của thời gian

Vì thế con người phải rèn luyện cái nhận thức trực giác trí tuệ, thực nghiệm tâm linh Khi con người hòa nhập được với tinh thần vũ trụ thì con người có thể bỏ được mọi mê hoặc, từ bỏ được mọi dục vọng, không còn so sánh, tư lợi , không còn băn khoăn Khi chút bỏ hết sự so sánh phân biệt thì lúc

đó sẽ thanh thản, tự tại

18

Trang 24

Phái Shankara giải thích vũ trụ là từ nhất nguyên, đưa đến tri thức 2 thế giới, dẫn đến giải thoát Các sự vật, hiện tượng muôn hình muôn vẻ, luôn ở trong quá trình biến hóa vô thường của vũ trụ, nhưng thực chất chỉ là ảo, do vô minh của ta mà thôi Do cái maya và cái vô minh của ta mà ta cảm thấy mọi vật với vô số hình dạng, màu sắc luôn biến đổi Sankara quan niệm có hai thế giới, đó là thế giới hiện tượng và thế giới bản chất Thế giới hiện tượng là thế giới hữu hình, hữu hạn và luôn luôn biến hóa, sinh diệt trong không gian và thời gian theo luật Karma, dưới sự sáng tạo và điều khiển của Ishvara Ishvara

là thượng đế của thế giới hiện tượng Hiểu biết thượng đế cũng như hiểu biết thế giới, hiện tượng chỉ là bậc nhận thức hạ trí Và con đường giải thoát của họ

là tập trung vào trực giác trí tuệ

Phái thứ hai là phái Visista Advaita Tuy cùng quan điểm với môn phái Advaita, thừa nhận Brahman là nguyên lý tinh thần tuyết đối tối cao sáng tạo thế giới, là bản thể tối cao duy nhất, từ đó nảy sinh ra mọi cái tồn tại, là cái mà trong đó, mọi cái sống sau khi sinh ra, là cái mà mọi cái tồn tại nhập vào sau khi tiêu tan, nhưng khi giải thích về thế giới, môn phái thứ hai của Vedanta lại phân biệt toàn thể vũ trụ ra ba thực tại liên hệ với nhau, nhưng lại có sự phân biệt nhau về vai trò, tính chất và uy thế

Phái này cho rằng vũ trụ có 3 thứ tồn tại: vật chất, linh hồn cá biệt và Thượng đế Mỗi thực thể có vai trò, uy thế riêng, nhưng chúng tồn tại trong sự liên hệ phụ thuộc và quy định lẫn nhau Trong đó thực tại thấp nhất, thụ động, phụ thuộc nhất là vật chất, là thể xác Thực thể cao nhất có vai trò sáng tạo, chi phối và truyển sinh lực cho vũ trụ vạn vật đó là linh hồn vũ trụ tuyệt đối, tối cao bất diệt Brahman, là thượng đế Linh hồn cá biệt chỉ là sự biểu hiện của linh hồn tối cao Brahman thì cả linh hồn Atman lẫn thể xác con người (hay vật chất) chỉ tồn tại một cách không có sinh khí, không có sức sống Như vậy, về bản chất, linh hồn Atman là đồng nhất với hồn vũ trụ tối cao Nhưng vì linh hồn hiện thân trong mỗi nhục thể của chúng sinh nên người ta lầm tưởng rằng

Trang 25

thể xác con người Trong thể xác có vật chất và linh hồn Linh hồn của cá nhân lại chịu sự chi phối của linh hồn vũ trụ Linh hồn vũ trụ mang bản chất cao cả, linh hồn cá nhân lại chi phối thể xác.

Chi phái này vẫn chủ trương rằng con người giải thoát bằng cách từ

bỏ ham muốn, dục vọng để đưa linh hồn cá nhân của mình đến với linh hồn

vũ trụ

Xuyên suốt trong hệ thống tư tưởng của mình, Veđanta thừa nhận về sự đồng nhất giữa linh hồn cá biệt với linh hồn tối cao Brahman và sự siêu thoát linh hồn của người khỏi nghiệp báo, luân hồi

2.2 Nội dung tư tưởng giải thoát trong trường phái Vedanta

Giải thoát theo môn phái Advaita là phải nhận thức được bản thể tối cao, và hòa nhập với bản thể tối cao đó Nhưng muốn linh hồn con người đồng nhất với linh hồn vũ trụ tối cao, con người ta không thể dùng nhận thức cảm giác và suy luận logic, tức lí trí, mà phải bằng nhận thức trực giác, chiêm nghiệm, vén mở nội tâm, thực nghiệm tâm linh lâu dài Vì ngũ quan và tri năng của ta bị lôi kéo bởi thế giới hiện tượng hữu hình, hữu hạn, thường biến như ảo ảnh phù du, nên ta không thấy rõ cái linh hồn vũ trụ tối cao, tuyệt đối duy nhất, bất biến sau mọi linh hồn cá thể Thực chất thì linh hồn không phải

là một thực thể riêng rẽ của ta, do ta, mặc dù nó hiện thân trong thân xác của

ta Chúng chỉ là sự biểu hiện khác nhau của linh hồn vũ trụ tối cao trong mỗi chúng sinh mà thôi Phải vượt qua thế giới hiện tượng đó bằng nhận thức trực giác, “thực nghiệm tâm linh”, con người ta mới đạt tới một thế giới bản chất chân thực, tuyệt đối bất biến – đó chính là linh hồn sáng tạo vũ trụ tối cao Brahman Theo Shankara, khi đã nhận thức được bản chất của linh hồn và bản thể tinh thần tuyệt đối tối cao, duy nhất, hội nhập vào bản thể ấy, nguồn sống vĩnh viễn ấy của vũ trụ; con người ta sẽ trút bỏ được mọi sự ràng buộc mê hoặc của thế giới vật dục, diệt được mọi dục vọng, tư lợi nhỏ nhen, không còn

ý thức về sự sa ngã từ đó tâm tịnh, vô dục, an lạc, tự tại Đó chính là sự đồng

20

Trang 26

nhất với thiêng liêng, là sự giải thoát “Muốn đạt được cảnh vĩnh phúc đó thì không những từ bỏ xã hội mà còn từ bỏ chính mình nữa; không màng danh lợi Các việc thiện tự nó không thể cứu ta được, giải thoát ta được vì được giải thoát tức là nhận định được rằng cái ngã của vũ trụ là một, Atman với Brahman là một Chỉ khi nào tiểu ngã nhập vào đại ngã thì vòng luân hồi ngưng lại, vì lúc đó ta thấy rằng cái ngã riêng biệt, cái cá thể bị luân hồi chi phối chỉ là một ảo tưởng… Theo Shankara, “một khi đã nhận rằng Atman với Brahman chỉ là một cái đời sống vật vờ, lang thang của linh hồn, và cái nhiệm

vụ sáng tạo của Brhaman tức khắc chấm dứt”6 Như thế, mục đích của những

nỗ lực cá nhân để đạt tới giải thoát là phải nhận thức được rằng sau tất cả những cái muôn màu, muôn vẻ, ảo tưởng thuần túy là một đấng sáng tạo duy nhất, một linh hồn vũ trụ tối cao; linh hồn cá nhân với linh hồn vũ trụ là một

Để hiểu được điều đó, môn phái Advaita đề cao những phương pháp nhận thức chủ yếu là trực giác và khải thị, còn kết luận và cảm giác chỉ đóng vai trò thứ yếu

Sức mạnh các khái niệm và nghịch biện của Advaita Vedanta trong đời sống và trong lịch sử ý thức Hindu, và cả hiện nay trong nền văn minh của một Ấn Độ hiện đại Như Richard Garbe khẳng định: “ gần như mọi tín đồ Hindu ở Ấn Độ hiện đại, trừ khi họ đi theo các quan niệm của Châu Âu ở chừng mực nào đó, đều là đồ đệ của Vedanta; và ba phần tư những người này chấp nhận lối giải thích về Brahman – Sutras của Sankara, phần còn lại thì theo các diễn giải của người này hay ngưởi khác đưa ra

Đối với môn phái Visista Advaita, mặc dù cùng quan điểm với môn phái Advaita, thừa nhận Brahman là nguyên lí tinh thần tuyệt đối tối cao, sáng tạo thế giới, là bản thể tối cao duy nhất, từ đó nảy sinh ra mọi cái tồn tại, là cái mà trong đó mọi cái sống sau khi sinh ra, là cái mà mọi cái tồn tại nhập vào sau khi tiêu tan Vì thế mục đích cao cả của giải thoát là phải bằng sự tu

Trang 27

luyện, chiêm nghiệm nội tâm, thực nghiệm tâm linh, nhận ra chân bản tính của linh hồn mình và thực tướng của vạn vật, giải thoát linh hồn khỏi sự ràng buộc, lôi kéo của thực tại vật chất vốn là tồn tại thấp nhất, cùng với những ham muốn dục vọng của nhục thể, đưa linh hồn trở về đồng nhất với linh hồn

vũ trụ tối cao, thanh tịnh, vĩnh viễn tuyệt đối Người ta chỉ có thể đạt tới sự giác ngộ và trạng thái đồng nhất đó bằng tính năng động tinh thần, và bằng sự hiểu biết và lòng tin tưởng, kính yêu thượng đế

Để giải thoát cho linh hồn, khiến nó khỏi phải chịu sự đầu thai hết kiếp này đến kiếp khác, theo tư tưởng Veđanta nói riêng hay Veda nói chung, cần phải dốc lòng tu luyện, suy tư, thiền định và thực hành tế lễ để đưa linh hồn trở về với bản thể vũ trụ tuyệt đối, hoà nhập với “Linh hồn vũ trụ tối cao” Brahman

Có thể nói mục đích tối cao của giải thoát của trường phái Vedanta là con người phải vượt qua sự mê ngộ, vô minh, nhận ra bản tính của mình và thực tướng của vạn vật, hoà nhập được vào với bản thể vũ trụ tuyệt đối, chân thực, bằng nhận thức trực giác, "thực nghiệm tâm linh" hay là sự chiêm nghiệm, vén mở chính thế giới nội tâm con người Đó chính là sự giải thoát

và cũng chính là tư tưởng cốt lõi của các tôn giáo và các trường phái triết học

Ấn Độ, đồng thời tư tưởng ấy cũng trở thành mục đích sống của người dân

Ấn Độ

Đời sống khổ hạnh, tu hành nghiêm ngặt được yêu cầu đối với các tín

đồ theo tư tưởng Vedanta vượt qua được ba trạng thái định đầu tiên Vô số giới hạn họ phải tuân thủ, và chúng được phân loại thành:

1 Yama: “Kỷ luật chung” bao gồm một loạt các điều răn được lập ra để ghi nhớ thói quen cư xử vị tha, tự chủ, không trần tục Chúng tương tự như các giới luật của tín đồ phật giáo và các mệnh lệnh khổ hạnh Ấn Độ khác có mục đích giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử Vedantasara mô tả chúng như sau: Ahimsa, bất bạo động nghĩa là từ bỏ ý định gây thương tổn các hữu thể

22

Trang 28

khác bằng tư tưởng, lời nói hoặc hành vi; Satya, tính chân thật, trung thực: duy trì tính đồng nhất giữa tư tưởng, lời nói, hành vi; asteya, không trộm cắp; Brahmakarya: sống đời độc thân, giống như điều đòi hỏi học trò trong đời sống thứ nhất của bốn giai đoạn cuộc đời, khi là đứa trẻ họ sống với người thầy và trở nên thấm nhuần tư tưởng truyền thống thiên khải Vệ Đà; aparigraha sự không thừa nhận loại bỏ mọi của cải trói buộc con người vào thế giới cùng ngã của nó và có thể đứng vững trên con đường suy niệm.

2 Niyama, “kỷ luật đặc biệt”, cốt ở chỗ thực hành kiên định bao gồm: sauca, sự sạch sẽ của thân xác, và sự tinh khiết của trí tuệ; santosa, sự mãn nguyện với các gì tự đến, tính trầm tĩnh đối với vấn đề tiện nghi, thiều tiện nghi và mọi loại biến cố; tapas, sự khổ hạnh dửng dưng với các thái cực nóng lạnh, đau khổ, khoái lạc, đói khát, gạt bỏ các phiền não làm cho trí tuệ hướng vào nội tâm đạt tới Ngã; svadhyaya, nghiên cứu học thuộc lòng các văn bản thánh truyền đạt các nguyên lý của Vedanta, giữ chúng trong tâm trí bằng cách không ngừng nhẩm đọc thuộc lòng và suy niệm không mệt mỏi về ý nghĩa các công thức thánh và các lời cầu nguyện Ví dụ như âm tiết thần bí AUM; isvara-pranidhana, dâng hiến cho thượng đế, nghĩa là thực hành lòng thành

3 Asana, các tư thế đặc biệt của cơ thể, bàn tay bàn chân được quy định cho mọi bài tập luyện tinh thần và được mô tả chi tiết trong các văn bản Yoga ví dụ như thế ngồi tòa sen hay thế ngồi hình chữ vạn Các tư thế ấy là

cơ sở cho mọi loại bài tập Yoga; chúng được xem là các điều kiện tiên quyết mang tính thể lý cơ bản cho mọi sự suy niệm, suy ngẫm miệt mài

4 Pranayama, kiểm soát và phát triển có trật tự về hơi thở Đây là kỹ thuật được phát triển cao ở Ấn Độ, được trù tính nhằm làm chủ và kiềm chế hơi thở

5 Pratyahara, sự rút lui khỏi các chức năng giác quan từ các trường đối

Trang 29

6 Dharana, sự tập trung, gắn chặt các năng lực giác quan bên trong vào đấng độc nhất vô nhị.

7 Dhyana, suy niệm

8 Samadhi, định với đầy đủ ý thức của tính nhị nguyên của người nhận thức và vật được nhận thức, chủ thể và khách thể; phi nhị nguyên tuyệt đối không có bất kỳ ý thức nào về sự khác biệt giữa người nhận thức và vật được nhận thức

Các đặc tính của con người giải thoát, người “được giải thoát đang khi còn sống” (jivan - mukta), được khẳng định trong nhiều văn bản của phái Vedanta Chúng trình bày mô hình lý tưởng của một thánh nhân tại thế như được mường tượng trong các khu rừng nhỏ dùng để sám hối – hình ảnh oai nghiêm và thanh bình của con người đã truyền cảm hứng cho Ấn Độ trong nhiều thế kỷ Đối với vấn đề giải thoát, thừa nhận Brahman tức là bao hàm thừa nhận kinh nghiệm về giải thoát

Trường phái Advaita thì cho rằng vũ trụ này là vô thường, nhận thức

về sự vật là giả, là ảo, không có gì là vĩnh hằng Và con người thì cần phải hiểu được vũ trụ tối cao, và hòa nhập tinh thần của mình vào tinh thần vũ trụ như thế mới đạt được tới sự giải thoát Con người cũng như các vật khác trong vũ trụ đều vô thường, ảo tướng bởi vì thực tướng đều là do vũ trụ, con người không thể nhận thức được Cho nên con người chỉ có một cách duy nhất là vượt qua cảm giác, suy luận để đến với trực giác trí tuệ Con người phải rèn luyện cái nhận thức trực giác trí tuệ, thực nghiệm tâm linh Khi con

24

Trang 30

người hòa nhập được với tinh thần vũ trụ thì con người có thể bỏ được mọi

mê hoặc, từ bỏ được mọi dục vọng, không còn tư lợi, không còn băn khoăn Khi chút bỏ hết sự so sánh, phân biệt thì lúc đó tâm hờn sẽ tự tại, sẽ trở nên thanh thản

Trong khi đó, phái Visista Advaita cho rằng, trong vũ trụ có ba thứ tồn tại: vật chất, linh hồn cá biệt và thượng đế Trong thể xác có vật chất và linh hồn Linh hồn của cá nhân lại chịu sự chi phối của linh hồn vũ trụ Linh hồn

vũ trụ mang bản chất cao cả, linh hồn cá nhân lại bị chi phối bởi thể xác Chi phái này vẫn chủ trương giải thoát bằng cách từ bỏ ham muốn, dục vọng để đưa linh hồn cá nhân của mình đến với linh hồn vũ trụ

Như vậy, dù phương pháp tu tập của hai chi phái này khác nhau nhưng đều hướng tới mục đích chung của giải thoát đó là đem linh hồn cá nhân được hòa nhập với linh hồn vũ trụ Tư tưởng giải thoát này trở thành sợi chỉ xuyên suốt trong các nghi lễ, tập tục của đạo Hindu, là ánh sáng dẫn đường cho các tín đồ Hindu thực hành các nghi lễ tôn giáo

Trang 31

Chương 3 Ảnh hưởng của tư tưởng giải thoát của trường phái Vedanta

đến đời sống tinh thần người dân Ấn Độ

3.1 Ảnh hưởng đến sự củng cố chế độ phân biệt đẳng cấp và hình thành

hệ thống các vị thần ở Ấn Độ

Triết lý Vedanta bao gồm cả tư tưởng về giải thoát do tính chất của nó nên đã chiếm một vị trí quan trọng trong đạo Hindu, nó là cơ sở triết học cho đạo Hindu Đạo Hindu là sự kết hợp của những quan niệm tôn giáo, tập quán,

lễ nghi và những quy định sinh hoạt xã hội đặc trưng cho phần lớn nhân dân

Ấn Độ Gốc rễ của đạo Hindu bắt nguồn từ tôn giáo cổ Ấn Độ, đạo Rig Veda – tôn giáo dựa trên cơ sở triết lí của các kinh Veda, đặc biệt là kinh Rig Veda mang tính chất đa thần tự nhiên, sau đó là đạo Bàlamon ra đời trên cơ sở triết

lý của kinh Upanishad, tôn thờ một vị thần tối cao sáng tạo và chi phối vũ trụ vạn vật, thần sáng tạo Brahma, thừa nhận một bản nguyên tinh thần tối cao sáng tạo vũ trụ Brahman, là sự tiếp nối của đạo Rig Veda hình thành vào thế

kỉ thứ VI trước công nguyên Sau đó, khoảng thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ I trước Công nguyên, nó chuyển sang hình thức cố định là đạo Hindu, lấy tư tưởng triết học của Vedanta làm cơ sở triết lí cho mình Mối liên hệ của đạo Hindu với đạo Bàlamôn đó là tư tưởng về việc thừa nhận Brahman là nguyên

lí tinh thần tối cao sáng tạo và chi phối vũ trụ vạn vật, thừa nhận sự đồng nhất giữa linh hồn cá biệt (Atman) với linh hồn vũ trụ tối cao (Brahman) từ đó dẫn tới tư tưởng giải thoát linh hồn con người khỏi nghiệp báo (Karma), luân hồi (Samsara), đem linh hồn con người trở về hòa nhập với vũ trụ, tức là đem Atman trở về đồng nhất với Brahman Đó cũng là tư tưởng căn bản nhất của Vedanta

Hạt nhân của giáo lý Vedanta là thuyết luân hồi Theo thuyết này thì linh hồn là một phần của thần Brahman tồn tại vĩnh hằng nên con người sống hay chết thì linh hồn ấy vẫn tồn tại mãi mãi sẽ được luân hồi trong nhiều kiếp sinh vật khác nhau Có thể giải thích như thế này, theo Vedanta thì tồn tại

26

Trang 32

Atman và Brahman tức là đại ngã và tiểu ngã, tuy nhiên lại chỉ có một linh hồn tối cao duy nhất Và mục đích cuối cùng của con người là đạt tới giải thoát, tức là đưa linh hồn cá nhân trở về với linh hồn vũ trụ Họ cho rằng, trong mỗi con người đều tồn tại một linh hồn vũ trụ mà linh hồn thì bất diệt, nhưng linh hồn lại bị trói buộc vào thể xác con người, bị nhục dục chi phối, không có đường quay về vũ trụ nên lầm lạc vì thế cần phải giải thoát Giải thoát con người khỏi giá trị ảo, phủ nhận các giá trị thực tại và đạt đến chân lí

đó là nhận thức được Brahman Vì thế họ tìm đến con đường tu tập giải thoát Nghi lễ, giới luật chỉ là biểu hiện về mặt hình thức của triết lí Nhưng cũng chính vì quan niệm này đã góp phần cho sự hình thành hệ thống đẳng cấp ở

Ấn Độ, dựa vào sự phân chia trên cơ thể của thần Brahman

Đẳng cấp cao nhất là những người Bàlamôn, họ được sinh ra từ miệng của thần Brahma, là tầng lớp cao quý nhất gồm các tăng lữ trông coi việc tế

lễ, tôn giáo Họ thâu tóm quyền lực trong nhiều lĩnh vực văn hóa và tôn giáo, được phép học và đọc kinh Veda

Đẳng cấp thứ hai là đẳng cấp Ksatrya, họ được sinh ra từ vai của thần Brahma, là những võ sĩ, vua chúa, họ hợp thành tập đoàn quý tộc nắm trong tay hành chính, quân đội và chính quyền

Đẳng cấp thứ ba là Vashya (bình dân) gồm những người làm nghề nông

và chăn nuôi, buôn bán Họ thuộc tầng lớp bình dân, được sinh ra từ bắp đùi của thần Brahma Tuy họ không có được đặc quyền trong xã hội, phải nộp sưu thế, nhưng họ vẫn có quyền tự do

Đẳng cấp thứ tư là Sudra, được sinh ra từ chân của thần Brahma, là những người cùng dân và nô lệ Họ làm những công việc nông trang, đánh cá, săn bắn và những việc nặng nhọc khác nhưng ở vào địa vị thấp kém nhất, không được pháp luật bảo hộ, không được tham gia vào các hoạt động tôn giáo Nếu một người Sudra dám cả gan nghe trộm tụng kinh sẽ bị đổ thiếc

Ngày đăng: 14/04/2016, 21:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS. Nguyễn Đăng Thục, (2006), Lịch sử triết học phương đông, nxb Từ Điển Bách Khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phương đông
Tác giả: GS. Nguyễn Đăng Thục
Nhà XB: nxb Từ Điển Bách Khoa
Năm: 2006
2. Doãn Chính, (1999), Lịch sử triết học cổ đại Ấn Độ, NXB Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học cổ đại Ấn Độ
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 1999
3. PGS.TS Đỗ Thu Hà, (2012), Phong tục tập quán Ấn Độ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục tập quán Ấn Độ
Tác giả: PGS.TS Đỗ Thu Hà
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2012
4. Doãn Chính- Trương Văn Chung- Nguyễn Thế Nghĩa- Vũ Tình, (2003), Đại Cương lịch sử Triết học Phương Đông cổ đại, NXB Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Cương lịch sử Triết học Phương Đông cổ đại
Tác giả: Doãn Chính- Trương Văn Chung- Nguyễn Thế Nghĩa- Vũ Tình
Nhà XB: NXB Thanh Niên
Năm: 2003
5. Doãn Chính-Vũ Quang Hà- Châu Văn Minh- Nguyễn Anh Thường, (1999), Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ
Tác giả: Doãn Chính-Vũ Quang Hà- Châu Văn Minh- Nguyễn Anh Thường
Nhà XB: NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 1999
6. Doãn Chính- Vũ Quang Hà- Nguyễn Anh Thường, (2001), Veda- Upanishad: Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Veda- Upanishad: Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ
Tác giả: Doãn Chính- Vũ Quang Hà- Nguyễn Anh Thường
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
Năm: 2001
7. Doãn Chính, (2004), Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ Cổ Đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ Cổ Đại
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2004
8. ĐCV Thánh Quý, (2001), Dẫn vào triết học Ấn Độ, NXB Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn vào triết học Ấn Độ
Tác giả: ĐCV Thánh Quý
Nhà XB: NXB Thanh Niên
Năm: 2001
9. Quỳnh Hoa, (2006), Hỏi đáp triết học, Tập II: Triết học Ấn Độ, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp triết học, Tập II: Triết học Ấn Độ
Tác giả: Quỳnh Hoa
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2006
10. Lê Xuân Khoa, (2006), Nhập môn Triết học Ấn Độ, NXB Văn Hóa Thông Tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn Triết học Ấn Độ
Tác giả: Lê Xuân Khoa
Nhà XB: NXB Văn Hóa Thông Tin
Năm: 2006
11. Nancy Wilson Ross, (2005), Ba con đường minh triết Á Châu, Võ Thanh Hưng dịch, NXB Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba con đường minh triết Á Châu
Tác giả: Nancy Wilson Ross
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin
Năm: 2005
12. Nguyễn Đức Đàn, (1998), Tư tưởng triết học và đời sống văn hóa văn học, NXB Văn Học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng triết học và đời sống văn hóa văn học
Tác giả: Nguyễn Đức Đàn
Nhà XB: NXB Văn Học
Năm: 1998
13. Nguyễn Đăng Thục, (2001), Lịch sử triết học phương Đông, tập 3, NXB TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phương Đông, tập 3
Tác giả: Nguyễn Đăng Thục
Nhà XB: NXB TP.HCM
Năm: 2001
14. Nguyễn Tấn Đắc, (2000), Văn hóa Ấn Độ, NXB Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Ấn Độ
Tác giả: Nguyễn Tấn Đắc
Nhà XB: NXB Thanh Niên
Năm: 2000
15. PTS. Doãn Chính, (1999), Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, NXB Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ
Tác giả: PTS. Doãn Chính
Nhà XB: NXB Thanh Niên
Năm: 1999
25. Triết học Vedanta, tác giả Thích Mãn Giác dẫn theo http://triethoc.edu.vn/vi/ban-tin-triet-hoc/goc-doc-sach/ Link
26. Triết học Ấn Độ cổ trung đại, Nguyễn Hoàng Sanh, dẫn theo http://sanhhtu.blogtiengviet.net/2014/10/16/tri_t_h_c_n_c_trung_i Link
27. Tổng quan về các hệ thống triết học Ấn Độ, dịch giả Thích Nhuận Châu, dẫn theo http://reds.vn/index.php/tri-thuc/triet-hoc/1174-t-ng-quan-v-cac-h-th-ng-tri-t-h-c-n-d Link
29. Tìm hiểu các quan niệm giải thoát của các triết phái Ấn Độ và Phật giáo, Trần Cao Lộc, dẫn theo http://chuaxaloi.vn/article/tim-hieu-quan-niem-giai-thoat-cua-cac-triet-phai-an-do-va-phat-giao Link
32. Tục hỏa táng của người Hindu giáo, tác giả Đoàn Thị Thúy An, http://nguyenhuepy.blogspot.com/2014/07/tuc-hoa-tang-cua-nguoi-hindu-giao-o.html Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w