1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa

77 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 687,5 KB

Nội dung

Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông có nhiệm vụ: giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; cho học sinh làm quen với một sốnghề phổ biến trong xã hội và các

Trang 1

MỤC LỤC

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục 1

Danh mục bảng biểu 3

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỊA LÍ 9

1.1 HƯỚNG NGHIỆP VÀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP 9

1.1.1 Khái niệm hướng nghiệp 9

1.1.2 Khái niệm giáo dục hướng nghiệp 10

1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông 10

1.1.4 Tầm quan trọng của hướng nghiệp cho học sinh THPT 12

1.1.5 Các nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông 13

1.2 NGOẠI KHÓA ĐỊA LÍ 17

1.2.1 Khái niệm 17

1.2.2 Đặc điểm ngoại khóa địa lí trong trường phổ thông 17

1.2.3 Mục tiêu tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lí trong trường phổ thông 18

1.2.4 Tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa 19

1.2.5 Các nguyên tắc tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lí 19

1.2.6 Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lí 20

1.2.7 Các hoạt động ngoại khóa địa lí ở trường THPT 20

1.3 ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ HỌC SINH LỚP 12 21

1.3.1 Đặc điểm tâm lí lứa tuổi 21

1.3.2 Đặc điểm về hoạt động học tập 21

1.3.3 Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề 21

1.4 CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 12 22

1.4.1 Mục tiêu của chương trình địa lí 12 22

1.4.2 Cấu trúc, đặc điểm sách giáo khoa địa lí 12 23

1.5 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH 12 THPT THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỊA LÍ 25

1.5.1 Tổ chức điều tra 26

Trang 2

1.5.2 Kết quả điều tra 27

CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỊA LÍ 31

2.1 MỤC TIÊU GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 31

2.2 XÁC ĐỊNH NỘI DUNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỊA LÍ 31

2.2.1 Nguyên tắc xác định nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT qua các hoạt động ngoại khóa địa lí 31

2.2.2 Những nội dung cụ thể về giáo dục hướng nghiệp trong các bài học của sách giáo khoa địa lí 12 33

2.3 CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT 38

2.3.1 Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT qua thông tin địa lí 38

2.3.2 Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT qua tổ chức trò chơi địa lí 41

2.3.3 Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT qua câu lạc bộ địa lí 50

2.3.4 Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT qua tổ chức triển lãm địa lí 64

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 67

3.1 MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM 67

3.2 NGUYÊN TẮC THỰC NGHIỆM 67

3.3 NỘI DUNG THỰC NGHIỆM 67

3.4 TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM 68

3.4.1 Chọn lớp thực nghiệm 68

3.4.2 Phương pháp thực nghiệm 68

3.4.3 Tiến hành thực nghiệm 68

3.5 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 69

3.5.1 Kết quả về mặt định tính 69

3.5.2 Kết quả về mặt định lượng 71

3.5.3 Kết luận chung về thực nghiệm 72

KẾT LUẬN 73

I KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG HẠN CHẾ 73

1 Kết quả 73

2 Hạn chế 73

II KIẾN NGHỊ 74

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Phân bố các đơn vị kiến thức của chương trình địa lí 12 24

Bảng 1.2 Kết quả điều tra giáo viên về giáo dục hướng nghiệp 26

Bảng 1.3 Kết quả điều tra học sinh về giáo dục hướng nghiệp 27

Bảng 1.4 Kết quả tỉ lệ phần trăm (%) giáo viên chọn mục đích của GDHN 28

Bảng 1.5 Kết quả mức độ tổ chức hoạt động ngoại khóa của các trường trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 29

Bảng 1.6 Kết quả tỉ lệ phần trăm (%) giáo viên chọn những khó khăn đối với việc giáo dục hướng nghiệp của nhà trường hiện nay 29

Bảng 2.1 Các nội dung cụ thể về giáo dục hướng nghiệp có trong SGK Địa lí 12 33

Bảng 3.2 Kết quả thực nghiệm qua phiếu trắc nghiệm (tỉ lệ %) 71

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục trung học là giai đoạn mà thế hệ trẻ lựa chọn cho mình con đườngbước vào cuộc sống lao động thực sự Hướng nghiệp tạo điều kiện cho học sinh lựachọn một trong nhiều con đường khác nhau Trong nhà trường phổ thông hướngnghiệp nhằm phát hiện và bồi dưỡng những phẩm chất nghề nghiệp cho học sinh,giúp các em hiểu mình, hiểu nghề, trên cơ sở đó, giúp học sinh đánh giá được bảnthân để tự định hướng cho mình đi vào những lĩnh vực nghề nghiệp thích hợp mà xãhội yêu cầu

Nói về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng học sinhsau khi học xong các cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông tốt nghiệp ra trường.Quyết định số 126/CP của Hội đồng Chính phủ đã ban hành ngày 19/03/ 1991 đã nêurõ: Hướng nghiệp phải được chính thức coi như là một môn học và xem như một hoạtđộng có trong các tiết dạy của các môn học trong nhà trường phổ thông [7] [9]

Trong luật giáo dục nước ta đã chỉ ra rằng: Giáo dục hướng nghiệp là một bộphận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện Chiến lược phát triển giáo dục

2001 – 2010 và chủ trương đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông hiện nay cũngnhấn mạnh các yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đó là: Giáodục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫncho học sinh ngay từ trong nhà trường, chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội, đồng thời phù hợp với năng lực cá nhân [17] [2]

Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông có nhiệm vụ: giáo dục thái

độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; cho học sinh làm quen với một sốnghề phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương; tìm hiểu năngkhiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn

và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; động viên học sinh đi vàonhững nghề, những nơi đang cần Bởi vậy, vấn đề giáo dục hướng nghiệp hiện nay

là vấn đề hết sức quan trọng đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu giáo dục

Thực tế hiện nay hầu hết các trường phổ thông chưa thực hiện tốt công táchướng nghiệp Thậm chí có nhiều trường bỏ luôn không hướng nghiệp cho họcsinh, mặc dù có dạy nghề nhưng không hướng nghiệp Các trường hiện nay chưa

Trang 5

tích hợp vào tất cả các môn học Môn Địa lí là môn học có rất nhiều nội dung vàhoạt động để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, tuy nhiên, đa số các trường vẫnchưa coi trọng Có một số ít trường quan tâm thực hiện nhưng hình thức, nội dungnghèo nàn kém hiệu quả giáo dục Đa số giáo viên rất lúng túng trong quá trình thựchiện chương trình hướng nghiệp Với những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề

tài “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa” để nghiên cứu.

2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Xác định được các nội dung và các hình thức giáo dục hướng nghiệp cho họcsinh 12 thông qua hoạt động ngoại khóa địa lí Qua đó, nhằm giúp học sinh hiểuthêm về các ngành nghề và góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh trongnhà trường phổ thông

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 12 thôngqua các hoạt động ngoại khóa địa lí

- Tiến hành điều tra thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

12 THPT tại địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

- Xác định nội dung và các hình thức ngoại khóa địa lí để giáo dục hướngnghiệp cho học sinh 12 THPT

- Tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng hiệu quả của việc giáo dục hướngnghiệp đã lựa chọn

Trang 6

5 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

- Tài liệu “ Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp

11 hoạt động giáo dục hướng nghiệp” của tác giả Trần Ngọc Khánh đã đề cập đếnmột số vấn đề chung về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông

- Tài liệu “ Giới thiệu giáo án hướng nghiệp 10” tác giả: Trần Trọng Hà, LaThế Thượng NXB Hà Nội Tài liệu này các tác giả cũng nêu lên mục tiêu của hoạtđộng hướng nghiệp lớp 10 Nhìn chung tài liệu này chủ yếu hướng dẫn việc soạngiáo án hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10

- Tài liệu: “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 12 (sách giáo viên thí điểm)”tác giả Phạm Tất Dong (chủ biên).Tài liệu này có các nội dung hướng nghiệp chính:

- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương

- Tìm hiểu hệ thống trường và hướng dẫn học sinh chọn nghề và làm hồ sơtuyển sinh

- Tổ chức tham quan hoặc hoạt động văn hóa theo chủ đề hướng nghiệp.Dựa trên nền tảng đã có của các tác giả đi trước, trên cơ sở kế thừa và phát

triển, bản thân tôi mạnh dạn viết đề tài về: Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

lớp 12 qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa Đây là đề tài hoàn toàn mới vì chưa

có tài liệu nào viết về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 12 qua hoạt động ngoạikhóa địa lí

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Trong nhóm này chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp:

6.1.1 Phương pháp phân tích tổng hợp.

6.1.2 Phương pháp phân loại hệ thống hóa

6.1.3 Phương pháp lịch sử.

Chúng tôi sử dụng các phương pháp trên theo hướng thu thập tài liệu, giáo

trình, sách báo… có liên quan đến đề tài Trên cơ sở đọc, xử lí, phân tích, tổng hợp,phân loại tài liệu đã thu thập được để viết đề tài

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp khảo sát điều tra

Trang 7

Sử dụng phương pháp này bằng cách điều tra bằng phiếu, phỏng vấn, dự giờ,trao đổi đối với giáo viên và học sinh để điều tra thực trạng tổ chức giáo dục hướngnghiệp cho học sinh lớp 12 ở một số trường trung học phổ thông trong tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.

6.2.2 Phương pháp sử dụng toán thống kê

Chúng tôi sử dụng phương pháp này bằng cách tính toán, phân tích các phiếuđiều tra hiện trạng và các phiếu đánh giá kết quả thực nghiệm

7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, hệ thống các bảng biểu, phụ lục…,phần nội dung luận văn được xây dựng theo cấu trúc 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục hướng nghiệp cho họcsinh lớp12 qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa địa lí

Chương 2: Xác định một số nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa địa lí

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 QUA TỔ CHỨC

CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỊA LÍ

1.1 HƯỚNG NGHIỆP VÀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm hướng nghiệp

Là hệ thống các biện pháp giúp cho con người lựa chọn và xác định nghềnghiệp của bản thân trong cuộc sống tương lai trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sởtrường của cá nhân với nhu cầu xã hội [19] [8]

Hướng nghiệp là khái niệm chung của một trong những lĩnh vực văn hóa xãhội Hướng nghiệp được thực hiện dưới hình thức quan tâm của xã hội và tạo nghềcho thế hệ trẻ Hỗ trợ và phát triển cho các thế hệ những thiên hướng và thực hiệnđồng bộ các biện pháp chuyên môn tác động đến con người trong việc tự xác địnhnghề nghiệp, chọn lựa hình thức tối ưu để có việc làm riêng Hướng nghiệp còn cótính đến nhu cầu và năng lực của con người và kết hợp với hoàn cảnh kinh tế - xãhội trong thị trường lao động

Do tình hình nghề và việc làm hiện nay thường xuyên thay đổi cho nên hoạtđộng hướng nghiệp không còn giới hạn ở trường phổ thông mà cần thiết mở rộngcho các tầng lớp dân cư khác nhau Trên nhiều bình diện khác nhau, hướng nghiệp

có thể được hiểu là:

· Hướng nghiệp hiểu trên bình diện xã hội

Hướng nghiệp có thể hiểu như là một hệ thống tác động của xã hội về giáodục, y học, xã hội học, kinh tế học, nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừaphù hợp với hứng thú, năng lực nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứngđược nhu cầu cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sảnxuất trong nền kinh tế quốc dân [7] [9]

· Hướng nghiệp hiểu trên bình diện trường phổ thông

Hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy của thầy và hoạt động học củatrò Với tư cách là hoạt động dạy của thầy, hướng nghiệp được coi như là công việc

Trang 9

của tập thể giáo viên, tập thể sư phạm, có mục đích giáo dục học sinh trong việcchọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tíchkhoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu năng lực của các ngành sảnxuất trong xã hội [7] [9].

1.1.2 Khái niệm giáo dục hướng nghiệp

Trong nhà trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp được hiểu như là một

bộ phận của quá trình giáo dục Hướng nghiệp đòi hỏi nhà trường tiến hành việcgiáo dục về văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, giáo dục thể chất, lao động phải đồng thờicung cấp cho học sinh nắm được:

- Hệ thống các nghề nghiệp chủ yếu hiện có trong đời sống xã hội

- Nội dung cơ bản, các yêu cầu đối với những người tham gia các nghềnghiệp ấy

- Các thông tin cần thiết về sự phân bổ, tuyển chọn, sử dụng nhân lực ở cácnghề ấy

- Hướng dẫn có tính chất tư vấn, tạo điều kiện để mỗi học sinh định hướngđúng trong việc lựa chọn nghề nghiệp thích hợp với năng lực, sở trường của mìnhsau khi tốt nghiệp phổ thông [1]

1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông

1.1.3.1 Chức năng

Hướng nghiệp là công việc xác lập sự phù hợp nghề của từng con người cụ thểtrên cơ sở nghiên cứu mối tương quan giữa những phẩm chất, đặc điểm tâm – sinh lícủa con người Trong công tác giáo dục, chúng ta có thể hiểu hướng nghiệp ở khíacạnh khác Hướng nghiệp là quá trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào cuộc sống laođộng nghề nghiệp Trong quá trình đó, phải hình thành ở các em sự sẵn sàng tâm lí đivào lao động sản xuất trong một nghề cụ thể Sự sẵn sàng tâm lí được thể hiện ởnhiều phương diện khác nhau như: sẵn sàng về đạo đức, sẵn sàng về tri thức, sẵn sàng

về tình cảm, sẵn sàng về tư tưởng Vì vậy, chức năng giáo dục hướng nghiệp là:

- Chuẩn bị cho trẻ em năng lực lao động, năng lực tiếp thu kĩ thuật sản xuất

- Chuẩn bị về đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, về tình cảm gắn bó vớinghề

Trang 10

1.1.3.2 Nhiệm vụ

- Một là, qua hướng nghiệp, học sinh được làm quen với những nghề cơ bản

trong xã hội, những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghềcần thiết phải phát triển ngay địa phương mình Nhiệm vụ này được thể hiện trongsuốt những năm học sinh ngồi trên ghế nhà trường

Từ sự làm quen này, giáo viên sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi: những nghềnào đang cần phát triển nhất? Thái độ đối với nghề đó như thế nào là đúng? Đồngthời, học sinh còn phải biết những yêu cầu tâm sinh lý mà nghề đặt ra và những điềukiện vào học nghề.v.v Tóm lại, nhiệm vụ thứ nhất là hình thành ở học sinh nhữngbiểu tượng đúng đắn về những nghề cần phát triển

- Hai là, hướng dẫn phát triển hứng thú nghề nghiệp Trong quá trình tìm

hiểu nghề, ở học sinh sẽ xuất hiện và phát triển hứng thú nghề nghiệp Tính chất lựachọn của hứng thú sẽ từng bước bộc lộ rõ dần Em học sinh này thích nông nghiệp,

em khác lại chỉ chú ý đến nghệ thuật Người làm hướng nghiệp sẽ hướng sự pháttriển hứng thú của các em trên cơ sở phân tích những đặc điểm, năng lực và nhữngđiều kiện hoàn cảnh riêng của từng em

Hứng thú là một động lực hết sức quan trọng để con người gắn bó với nghề

Vì vậy hứng thú được coi như một chỉ số quan trọng hàng đầu để xét sự phù hợpnghề của con người Ở một số nước trên thế giới, người ta đề ra nguyên tắc: không

bố trí vào nghề nếu không có hứng thú Trên quan điểm chủ nghĩa nhân đạo cũngnhư quan điểm tâm lí học, nguyên tắc đó hoàn toàn đúng

Tuy nhiên, việc giáo dục đạo đức, chính trị có ý nghĩa lớn đối với sự hìnhthành và phát triển hứng thú Trong xã hội loài người, không ít nghề ở ngoài sự địnhhướng của học sinh, nhưng khi thấy hết tầm quan trọng một nghề, có những họcsinh đã dứt khoát chọn nghề ấy và cảm thấy thoải mái hoặc hài lòng với sự lựa chọncủa mình, từ đó nảy nở hứng thú với nghề

- Ba là, giúp học sinh hình thành năng lực nghề nghiệp tương ứng Người ta

chỉ có thể yên tâm sống lâu dài với nghề nếu họ có năng lực chuyên môn thực sự vàđóng góp được sức lực, trí tuệ một cách hữu hiệu với nghề của mình Xét đến cùng,

ai cũng muốn có năng suất lao động cao, có uy tín trong lao động nghề nghiệp Mặtkhác, nghề nghiệp cũng không chấp nhận những người thiếu năng lực Vì vậy, trong

Trang 11

quá trình hướng nghiệp, phải tạo điều kiện cho học sinh hình thành được năng lựctương ứng và có hứng thú với nghề mà mình đã chọn

Đối với học sinh phổ thông, con đường hình thành năng lực nghề nghiệp là

tổ chức lao động sản xuất kết hợp với dạy nghề Học sinh sẽ được thử sức trong cáchình thức hoạt động nói trên và từ đó năng lực nghề nghiệp sẽ nảy nở và phát triển

- Bốn là, giáo dục cho học sinh thái độ lao động, ý thức tôn trọng người lao

động thuộc các ngành nghề khác nhau và ý thức tiết kiệm, bảo vệ của công… Đây

là những phẩm chất nhân cách không thể thiếu được ở người lao động trong xã hộicủa chúng ta Có thể coi đây là nhiệm vụ giáo dục đạo đức và lương tâm nghềnghiệp Là nhiệm vụ chủ yếu đối với thế hệ trẻ Cùng với các nhiệm vụ trên, nhiệm

vụ này góp phần vào việc làm cho những phẩm chất nhân cách của người lao độngđược hài hòa và cân đối

Tóm lại, hướng nghiệp có mục đích cơ bản là hướng dẫn và chuẩn bị cho thế

hệ trẻ sẵn sàng đi vào các ngành nghề mà đất nước hay ở từng địa phương đang cần.Quá trình giáo dục hướng nghiệp phải làm cho học sinh có những hiểu biết cần thiết

về thị trường lao động, biết cách lựa chọn nghề nghiệp có cơ sở khoa học và đượclàm quen với nghề để có hứng thú và thái độ đúng đắn, yêu quý nghề Điều quantrọng là học sinh có được tình cảm, thói quen lao động để tiến tới có thể biết làm một

số nghề truyền thống, nghề thông dụng đang cần duy trì và phát triển ở địa phương

Ngay từ khi học phổ thông, học sinh đã được chuẩn bị tâm thế và kỹ năngsẵn sàng đi vào cuộc sống Các em có thể tự tạo việc làm ở gia đình và tham gia laođộng ở các thành phần kinh tế khác Đây cũng chính là việc làm thiết thực góp phầnxóa đói giảm nghèo, xây dựng đất nước quê hương giàu mạnh [7] [9]

1.1.4 Tầm quan trọng của hướng nghiệp cho học sinh THPT

- Hướng nghiệp giúp cho học sinh thay đổi nhận thức, thái độ và hành vichọn nghề Hướng nghiệp còn giúp học sinh chọn trường học theo chiều hướng phùhợp giữa lựa chọn của cá nhân với gia đình, xã hội và với các yêu cầu của cácngành nghề Qua đó đảm bảo lợi ích tối đa của cá nhân và xã hội, khai thác và sửdụng triệt để khả năng, tiềm năng và ưu thế của cá nhân trong việc hành nghề trongsuốt cuộc đời Đảm bảo sự khai thác hợp lý nguồn nhân lực trong sự phát triển kinh

tế của xã hội

Trang 12

- Hướng nghiệp không chỉ hướng tới việc định hướng chọn nghề trong tươnglai, mà còn tác động vào nhận thức của học sinh đối với nghề định chọn Làm chohọc sinh hiểu được giá trị của nghề, hình thành hứng thú, say mê nghề và tìm thấy

hạnh phúc khi tận tâm cống hiến tinh thần và sức lực cho nghề đã chọn.

Theo E.A klimốp, tác giả cuốn sách “Nay đi học mai làm gì”, có nói đến hai

nguyên nhân dẫn đến việc chọn nghề không phù hợp Thứ nhất là do cá nhân có thái

độ không đúng với việc chọn nghề Thứ hai là do không hiểu hết khả năng của bảnthân, không biết hoặc không đánh giá đầy đủ những đặc điểm phẩm chất của mình

và cũng như những yêu cầu của nghề với người lao động…Vì vậy, việc định hướng,hướng dẫn học sinh chọn đúng nghề phải kết hợp đủ ba yếu tố: nguyện vọng; nănglực cá nhân; những đòi hỏi của nghề nghiệp và yêu cầu của xã hội Điều đó càngchứng tỏ tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp với HS, trong đó có vai tròkhông nhỏ của các nhà trường

1.1.5 Các nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông

1.1.5.1 Nội dung hướng nghiệp

- Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, nội dung này cung cấp cho học sinh nhữngthông tin nghề nghiệp và cơ sở đào tạo Bao gồm những loại thông tin sau:

+ Thông tin về ngành, nhóm nghề và nghề cụ thể

+ Thông tin về cơ sở đào tạo

+ Thông tin về nghề nghiệp và cơ sở đào tạo mà bản thân thích

- Tìm hiểu thông tin về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, về thị trườnglao động ở địa phương, cả nước và xa hơn nữa là trong khu vực, của thế giới.Những thông tin đó giúp học sinh tiếp cận dần với hệ thống về đào tạo nhân lực,việc làm và giúp các em quen dần với những tính chất, qui luật của thị trường laođộng Ngoài ra, học sinh còn cần thấy được đòi hỏi mới về nhân lực phục vụ côngnghiệp hóa – hiện đại hóa Các thông tin gồm:

+ Thông tin về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội

+ Thông tin về thị trường lao động

- Các chủ đề giúp học sinh tự đánh giá hứng thú và năng lực nghề nghiệp bảnthân Nội dung này hướng học sinh tự đánh giá và phát triển hứng thú, năng lực

Trang 13

nghề nghiệp tương lai của các em trên cơ sở phân tích những đặc điểm, những điềukiện và những hoàn cảnh riêng của từng em.

- Tư vấn chọn nghề cho học sinh Tư vấn được thể hiện qua việc thực hiệnnhững chủ đề thông qua tổ chức thảo luận nhóm, lớp về một chủ đề hướng nghiệp.Hoặc có thể thông qua các buổi tư vấn trực tiếp để cho học sinh lời khuyên chọnnghề phù hợp nhằm tránh những sai lầm trong chọn nghề, hướng học sinh vào conđường thành công của nghề nghiệp tương lai…

- Giáo dục cho học sinh thái độ, ý thức tôn trọng người lao động, ý thức tiếtkiệm và bảo vệ của công thuộc các ngành nghề khác nhau…Đây là những phẩmchất, nhân cách không thể thiếu được ở những người lao động Có thể coi đây là nộidung nhằm thực hiện giáo dục đạo đức và lương tâm nghề nghiệp đối với thế hệ trẻ

Những nội dung trên được thể hiện thành các chủ đề để thực hiện trong cáclớp học, cấp học Tùy theo mục tiêu giáo dục hướng nghiệp của từng lớp mà giáoviên thực hiện những nội dung có những trọng tâm khác nhau [7]…[9]

1.1.5.2 Phương pháp giáo dục hướng nghiệp

Trong mọi hoạt động, giáo viên đóng vai trò cố vấn, xác định mục tiêu, nộidung, cách thức hoạt động, còn các em học sinh giữ vai trò chủ thể hoạt động, điềukhiển hoạt động và tự đánh giá Do vậy, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dụchướng nghiệp gồm một số phương pháp đặc thù sau:

- Thuyết trình nêu vấn đề: giáo viên truyền đạt thông tin và tri thức đến học

sinh bằng lời nói Phương pháp thuyết trình có thể áp dụng trong những tình huốngdưới đây:

+ Giới thiệu khái quát chủ đề, nói ngắn gọn những vấn đề quan trọng và cầnthiết để học sinh biết được ý nghĩa và nội dung của chủ đề

+ Giải thích các điểm chính của chủ đề

+ Giao bài tập cho học sinh

- Dạy theo tình huống: dạy học theo tình huống dựa trên quan điểm “Giáo

dục là sự chuẩn bị cho người học vào việc giải quyết các tình huống của cuộcsống”(Soul B Robinsohl 1967) Học theo tình huống HS có điều kiện trao đổi, vớinhau, trao đổi với giáo viên, được nhận xét, trình bày những suy nghĩ, hiểu biết củamình về cuộc sống, về nghề nghiệp và nhất là vấn đề chọn nghề tương lai

Trang 14

Phương pháp tình huống được tiến hành theo những bước sau:

Bước 1: Học sinh nhận biết tình huống và những vấn đề cần giải quyết thuộctrường hợp nào và liên hệ với kinh nghiệm của bản thân

Bước 2: Học sinh thu thập thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề

Bước 3: Thảo luận, trao đổi để tìm các phương án giải quyết

Bước 4: So sánh các phương án, lựa chọn một phương án giải quyết

Bước 5: Trình bày, bảo vệ phương án đã lựa chọn

Bước 6: So sánh, vận dụng hoặc lấy ví dụ trong thực tiễn

- Dạy học dự án: Trong hoạt động hướng nghiệp, dự án thường được thực

hiện là loại dự án tìm hiểu thông tin nghề và cơ sở đào tạo cần thiết cho học sinh

Dạy học dự án được thực hiện theo những bước sau:

+ Chọn đề tài và xác định mục tiêu của dự án

+ Xây dựng đề cương và kế hoạch thực hiện

+ Thực hiện dự án

+ Thu thập kết quả và công bố sản phẩm

+ Đánh giá kết quả

- Dạy học theo nhóm nhỏ: Học theo nhóm nhỏ là một trong những phương

pháp học tập có hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp chohọc sinh phổ thông Khi học theo nhóm, học sinh có thể cùng nhau đạt được nhữngđiều mà các em không làm được một mình, bằng cách là đóng góp một phần hiểubiết của mình rồi cả nhóm tập hợp lại thành “bức tranh tổng thể” về thông tin nghềhoặc quyết định chọn nghề

- Tổ chức thảo luận lớp về nội dung hướng nghiệp: trong quá trình tổ chức hoạt

động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, phương pháp thảo luận có những thuận lợi:

+ Giúp học sinh nhận thức sâu sắc và xử lí thông tin nhanh trong những chủ

đề có nội dung tìm hiểu một nghề cụ thể

+ Qua thảo luận, học sinh hiểu được quan điểm của bạn khác

+ Học sinh phân tích, đánh giá được nhiều tình huống học tập do giáo viênđưa ra

+ Học sinh học cách lập luận, lí giải được vấn đề chọn nghề

Trang 15

- Tổ chức trò chơi theo chủ đề hướng nghiệp:

Là một phương pháp có hiệu quả để thu hút sự tham gia của học sinh nhằmgiúp học sinh hứng thú, giảm bớt mệt mỏi trong quá trình học tập Hoạt động giáodục hướng nghiệp nhiều khi được thể hiện như một sân chơi bổ ích cho học sinh.Qua đó, các em vừa được học, vừa được tham gia những trò chơi hấp dẫn Các bướctiến hành phương pháp:

+ Phổ biến luật chơi

+ Đảm bảo học sinh nắm được qui tắc chơi

+ Giáo viên rút ra kết luận cho học sinh qua trò chơi

- Đóng vai (diễn kịch), mô phỏng: là phương pháp cơ bản để rèn luyện kĩ

năng giao tiếp cho học sinh Đóng vai là cơ hội để học sinh thực hành một số nhiệm

vụ hay cách ứng xử nào đó trong một môi trường mẫu trước khi các tình huống thựcxảy ra Qua đóng vai, học sinh biết xử lí thông tin, ứng dụng những lý thuyết đã họcvào thực tế sinh động và đa dạng Đóng vai tạo điều kiện cho học sinh thực hành kĩnăng ra quyết định cho hướng đi của mình Có thể áp dụng phương pháp này để tạotình huống trước khi thảo luận một chủ đề nào đó Đóng vai sẽ kích thích học sinhthảo luận sôi nổi về chủ đề được nêu [7]…[9]

1.1.5.3 Các hình thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp

Trong dạy học địa lí, có các hình thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp dưới đây:

- Hướng nghiệp qua tiết học, qua các buổi sinh hoạt dưới cờ

- Tổ chức tham quan các cơ sở sản xuất

- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá về nghề nghiệp

- Chuyên gia tư vấn nghề và việc làm cho học sinh

- Tổ chức các câu lạc bộ tìm hiểu nghề

- Xây dựng phòng trắc nghiệm và tư vấn nghề

- Mời chuyên gia, nghệ nhân nói chuyện về nghề

- Liên kết với các doanh nghiệp trong việc hướng nghiệp và dạy nghề chohọc sinh

Trang 16

1.2 NGOẠI KHÓA ĐỊA LÍ

1.2.1 Khái niệm

Ngoại khóa là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộctrong chương trình, là hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay sốđông học sinh có hứng thú, yêu thích bộ môn và ham muốn tìm tòi, sáng tạo các nộidung học tập địa lí, dưới sự hướng dẫn của giáo viên [13]…[16]

Phân biệt giữa ngoại khóa với nội khóa:

Nội Khóa: là những hoạt động dạy học được ghi cụ thể trong kế hoạch,chương trình dạy học Các hoạt động này bao giờ cũng có tính chất bắt buộc đối vớibất kì học sinh nào trong lớp và kết quả học tập phải được giáo viên nhận xét, kiểmtra , đánh giá

Như vậy, sự khác nhau giữa hoạt động ngoại khóa và nội khóa là ở chỗ:Ngoại khóa không có sự bắt buộc, dựa trên cơ sở tự nguyện, phần lớn là học sinhkhá có năng lực, có hứng thú và yêu thích môn học Những hoạt động ngoại khóatuy thuộc phạm vi dạy học của môn học, nhưng không được ghi trong chương trình

Ngoại khóa bổ sung kiến thức cho nội khóa, kết quả học tập không đánh giácho điểm [4]…[5]

1.2.2 Đặc điểm ngoại khóa địa lí trong trường phổ thông

Về bản chất:

- Nặng về tự nguyện và tùy hứng thú của học sinh

- Phát huy được năng khiếu, tính linh hoạt phù hợp với tâm sinh lý của HS

Về nội dung:

- Có tính chất bổ sung, mở rộng nội khóa

- Ngoại khóa không phụ thuộc vào chương trình nội khóa

- Ngoại khóa có thể đi sâu mở rộng một bộ phận cần thiết một nội dung haycủa chương trình học hoặc cho các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, văn nghệ, thể thao

Về hình thức:

Có hình thức tổ chức rất linh hoạt theo: toàn trường, toàn lớp, nhóm, tổ Do

đó có thể động viên nhiều người tham gia thực hiện

Trang 17

Về thời gian:

Linh hoạt đa dạng có thể tiến hành kì I hoặc kì II, đầu, giữa, cuối học kìtrong năm học Tùy nội dung và đặc điểm đối tượng tham gia mà qui định thời gian,tránh gò bó, máy móc ảnh hưởng đến thi cử của học sinh

1.2.3 Mục tiêu tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lí trong trường phổ thông

1.2.3.1 Mục tiêu về nhận thức kiến thức

- Bổ sung, mở rộng, củng cố tri thức

- Liên hệ kiến thức vào thực tế

- Định hướng chính trị - xã hội, có những hiểu biết nhất định

- Giúp học sinh có những hiểu biết các vấn đề có tính thời đại như: Hợp tácquốc tế, thời sự quốc tế, bảo vệ môi trường và giáo dục dân số

1.2.3.2 Mục tiêu về giáo dục thái độ học sinh

- Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập

- Hình thành cho học sinh niềm tin vào giá trị cuộc sống hiện tại và tương lai,chế độ xã hội hiện hành của nước ta, truyền thống của nhà trường, của quê hươngđất nước

- Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh tình yêu đất nước, quê hương

- Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm cha mẹ, bạn bè,

- Tận dụng được cái tốt đẹp, phân biệt được cái xấu, ác

- Bồi dưỡng lối sống đạo đức phù hợp với chuẩn mực đất nước, địa phương

- Bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, năng động sẵn sàng tham gia các hoạtđộng xã hội, của tập thể, của lớp, của trường,

1.2.3.3 Mục tiêu rèn luyện kĩ năng

- Tạo kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa cho học sinh

- Tạo thói quen tốt trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác

- Có kinh nghiệm tổ chức, điều khiển

- Kĩ năng nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động

- Kĩ năng giáo dục tự điều chỉnh, khả năng tự hòa nhập để thực hiện tốt cácnhiệm vụ do giáo viên, nhà trường hoặc tập thể giao cho

Trang 18

1.2.4 Tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa

- Hoạt động ngoại khóa có nội dung, chủ đề quan trọng hỗ trợ cho nội dunghọc chính khóa

- Hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa làm sâu, phong phú toàn diện tri thức địa

- Hoạt động ngoại khóa rèn luyện cho học sinh và giáo viên tính độc lập làm việc

- Hoạt động ngoại khóa có tác dụng lớn về giáo dưỡng giống như hoạt độngnội khóa

- Hoạt động ngoại khóa có tác dụng lớn đối với việc giáo dục học sinh như:giáo dục cá tính, phẩm chất, ý thức, năng lực, sở trường của học sinh

- Hoạt động ngoại khóa trong địa lí có tác dụng tạo cơ sở để nhà trường thựchiện tốt việc giảng dạy gắn liền với đời sống xã hội

1.2.5 Các nguyên tắc tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lí

- Tổ chức hoạt ngoại khóa phải hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức

và hoàn cảnh học tập của học sinh, phù hợp với điều kiện vật chất và thời gian họcsinh có thể thu xếp được, phù hợp với đặc điểm của nhà trường và đặc điểm địa líđịa phương

- Nội dung ngoại khóa phải kết hợp chặt chẽ với nội khóa, vừa nhằm bổsung, mở rộng kiến thức nội khóa hoặc củng cố, vận dụng kiến thức nội khóa trongthực tiễn, vừa có tác dụng gây hứng thú học tập ở học sinh, phát huy các năng lực

sở trường vốn có của các em

- Tạo cơ hội, điều kiện để lôi cuốn tất cả mọi học sinh trong lớp có trình độhọc lực khác nhau vào các hoạt động ngoại khóa phù hợp với năng lực, hoàn cảnhcủa mình Kích thích học sinh tinh thần ham thích học tập

- Hoạt động ngoại khóa tuy là hình thức tự nguyện của học sinh, nhưng cầnphải đề cao tinh thần kỉ luật, ý thức tập thể, thói quen nề nếp

Trang 19

- Đề cao vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo, tính tự quản, sáng kiến cá nhâncủa học sinh

- Tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của phụ huynh học sinh, các nhà khoa học,cán bộ chuyên môn kỹ thuật của các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương

Họ tham dự với tư cách là cố vấn chuyên môn, đồng thời có thể là nhà tài trợ cungcấp phương tiện, tài liệu và cả điều kiện vật chất khác cho hoạt động của học sinh.Trong nhiều trường hợp, họ là người trực tiếp giảng dạy, chỉ dẫn cụ thể cho họcsinh Liên kết và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn, Đội và tổ chức xã hộikhác ở trong và ngoài nhà trường, tạo ra sức mạnh tập thể trong hoạt động ngoạikhóa [13]…[16]

1.2.6 Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lí

1.2.7 Các hoạt động ngoại khóa địa lí ở trường THPT

Các hoạt động ngoại khóa địa lí ở trường THPT rất đa dạng

- Dựa vào qui mô số học sinh tham gia hoạt động, có thể xếp các hoạt độngngoại khóa vào 3 loại: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động tập thể (toàn lớp)

- Dựa vào loại hình hoạt động, có thể chia các hoạt động ngoại khóa thành:

Tổ địa lí, câu lạc bộ địa lí, đố vui địa lí, Dạ hội địa lí, Mỗi loại hoạt động ngoạikhóa địa lí có nội dung riêng, được đặc trưng bởi phương pháp tiến hành và cáchthức tổ chức thích hợp

Nhìn chung, giữa các loại hình hoạt động ngoại khóa có liên hệ chặt chẽ vớinhau Trong nhiều trường hợp, mỗi loại hình lại có thể được thực hiện trong loạihình tổ chức khác Thí dụ: Đố vui địa lí, tuy là một hoạt động ngoại khóa độc lậpvới Câu lạc bộ địa lí, nhưng có thể tiến hành trong các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ địa

lí và xem như là một phần của chương trình câu lạc bộ [13]…[16]

Trang 20

1.3 ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ HỌC SINH LỚP 12

1.3.1 Đặc điểm tâm lí lứa tuổi

Đối với học sinh 12 THPT thường có độ tuổi từ 17 – 18 tuổi, các em đã có sựhoàn thiện về chất Sự phát triển mạnh mẽ về mặt cơ thể tạo tiền đề cần thiết cho sựphức tạp hóa hoạt động phân tích, tổng hợp…của vỏ bán cầu đại não trong quá trìnhhọc tập Học sinh cuối cấp thường có lòng khao khát mở rộng tri thức, mong muốnhiểu biết, say mê quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập Điều này tạo thuận lợicho giáo viên trong quá trình dạy học và tổ chức các hoạt động đảm bảo tính tự lực

và phát triển tư duy cho học sinh trong việc lĩnh hội tri thức

1.3.2 Đặc điểm về hoạt động học tập

Học sinh càng trưởng thành, kinh nghiệm sống càng phong phú, các em càng

ý thức rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời Do vậy, thái độ, ý thức củacác em đối với học tập ngày càng phát triển

Thái độ có ý thức của học sinh đối với học tập trở nên rõ rệt hơn, đối với cácmôn học trở nên có lựa chọn hơn Ở các em đã hình thành những hứng thú học tậpgắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp Là học sinh 12, cuối bậc trung học phổthông nên các em đã xác định được cho mình một hứng thú ổn định đối với mônhọc nào đó , đối với một lĩnh vực tri thức nhất định Hứng thú này thường liên quanvới việc chọn một nghề nhất định của học sinh Hơn nữa, hứng thú nhận thức củacác em mang tính chất rộng rãi, sâu và bền vững hơn Tuy nhiên cũng không ít các

em có nhược điểm là: rất tích cực với các môn học mà các em cho là quan trọng đốivới nghề mình đã chọn và lại sao nhãng các môn học khác hoặc chỉ học để đạt đượcđiểm trung bình Thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ địnhcủa các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của thanh niên học sinhtrong hoạt động học tập

1.3.3 Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề

Hoạt động lao động tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành nhân cáchthanh niên mới lớn Hoạt động lao động được tổ chức đúng đắn sẽ giúp các em hìnhthành tinh thần tập thể, lòng yêu lao động, tôn trọng lao động và thành quả laođộng, đặc biệt là nhu cầu và nguyện vọng lao động Điều quan trọng là, việc chọnnghề đã trở thành công việc khẩn thiết của học sinh lớn Càng cuối cấp học thì sự

Trang 21

lựa chọn càng nổi bật Các em hiểu rằng cuộc sống tương lai phụ thuộc vào chỗ,mình có biết lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn hay không Dù vô tâm đếnđâu, thì thanh niên mới lớn cũng phải quan tâm, có suy nghĩ trong khi chọn nghề.

Việc quyết định một nghề nào đó ở nhiều em đã có căn cứ Nhiều em biết sosánh đặc biệt riêng về thể chất, tâm lí, khả năng của mình với yêu cầu của nghềnghiệp, dù sự hiểu biết của các em về yêu cầu của nghề nghiệp là chưa đủ

Hiện nay thanh niên còn định hướng một cách phiến diện vào việc học tập ởđại học Đa số các em hướng dần vào các trường đại học (hơn là nghề)… tâm thếchuẩn bị bước vào đại học như thế sẽ dễ có ảnh hưởng tiêu cực đối với các em, nếu

dự định các em không được thực hiện Điều đó cũng cho thấy (hoặc vô tình, hoặc cốý) không chú ý đến yêu cầu của xã hội đối với các ngành nghề khác nhau và mức độđào tạo của các nghề trong khi quyết định đường đời Những điều đó phần lớn làcông tác hướng nghiệp của nhà trường và đoàn thể có thiếu sót [6] [7]

1.4 CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 12

1.4.1 Mục tiêu của chương trình địa lí 12

cư của nước ta Kinh tế, các ngành kinh tế, sự phát triển và quy mô, cơ cấu ngành.Các vùng kinh tế, đặc điểm và sự phát triển của các vùng Địa lí địa phương tìmhiểu địa lí tỉnh, thành phố

- Phân tích các bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ, các bảng kiến thức…

Trang 22

- Thu thập, xử lý các tư liệu, các thông tin liên quan đến lĩnh vực địa lí.

- Viết báo cáo, kĩ năng trình bày báo cáo

- Kĩ năng độc lập, tương tác, kết hợp các hoạt động nhận thức với môi trườngtập thể của lớp

1.4.2 Cấu trúc, đặc điểm sách giáo khoa địa lí 12

1.4.2.1 Cấu trúc và nội dung chương trình

Địa lí 12 được cấu tạo theo các đơn vị kiến thức lớn, sắp xếp theo logic khoahọc và phù hợp với logic của quá trình dạy học Đó là các phần chủ yếu sau:

- Việt Nam trên đường đổ mới và hội nhập (1 bài)

- Địa lí tự nhiên (14 bài)

- Địa lí dân cư (4 bài)

- Địa lí kinh tế (24 bài)

- Địa lí địa phương (2 bài)

- Ôn tập và kiểm tra

Bài mở đầu nhằm giới thiệu bối cảnh quốc tế và trong nước, những thành tựu

đã đạt được trong công cuộc đổi mới và những định hướng chính để nước ta tiếp tụcđổi mới và hội nhập

* Phần Địa lí tự nhiên: không chỉ đề cập đến các đặc điểm cơ bản của thiên

nhiên Việt Nam, những qui luật phân hóa lãnh thổ tự nhiên, mà còn đánh giá tựnhiên là các nguồn lực thường xuyên và cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội

Trang 23

* Phần Địa lí dân cư: Đề cập đến những nét cơ bản về dân cư, lao động và

việc làm, chất lượng cuộc sống của dân cư hiện nay Phần này không chỉ nhấn mạnhdân cư vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ, mà còn cho học sinhthấy rằng việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư là mục tiêu xã hội của côngcuộc đổi mới và phát triển ở nước ta

* Phần Địa lí các ngành kinh tế: Được bắt đầu từ cái nhìn tổng quát về sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trên nền 3 khu vực kinh tế lớn:

- Khu vực I: Nông – lâm – ngư nghiệp và thủy sản

- Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng

- Khu vực III: Dịch vụ

Các vấn đề phát triển và phân bố các ngành kinh tế đã được lựa chọn để phântích tổng hợp Khi học về các vùng chương trình chỉ đề cập đến các vấn đề tiêubiểu, được lựa chọn từ rất nhiều vấn đề phải giải quyết của các lãnh thổ nước ta.Những vấn đề này có bản chất địa lí rõ nét và có ý nghĩa lâu dài

1.4.2.2 Đặc điểm sách giáo khoa Địa lí 12

- Về cấu trúc, SGK Địa lí 12 theo chương trình chuẩn gồm có 45 bài, trong

đó có 35 bài lý thuyết và 10 bài thực hành, phân bố theo các đơn vị kiến thức nhưsau: (xem bảng 1.1)

Bảng 1.1 Phân bố các đơn vị kiến thức của chương trình địa lí 12

Các nội dung theo chương trình

Trang 24

1.4.2.2 Về nội dung và hình thức trình bày SGK Địa lí 12

- Về kênh chữ: mỗi bài học được chia thành các đề mục lớn (thường là 2-3

đề mục) ứng với các đơn vị kiến thức mà HS cần phải nắm Kênh chữ kết hợp vớikênh hình tạo thành một thể hữu cơ thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

- Về kênh hình: bao gồm các loại sơ đồ, biểu đồ và bản đồ (hoặc lược đồ) vớitác dụng giúp HS nhanh chóng phát hiện được các xu thế (hay đặc điểm) chủ yếu của

sự vật và hiện tượng, quá trình địa lí Một số sơ đồ, bản đồ còn thể hiện cả mối quan

hệ qua lại giữa các hiện tượng, quá trình địa lí Hệ thống bản đồ (lược đồ) được xâydựng tương đối đa dạng, phong phú, phù hợp với nội dung kênh chữ trong SGK

- Các câu hỏi giữa bài giúp HS tìm hiểu kiến thức trong quá trình học tập,nhất là đối với những câu hỏi yêu cầu phải vận dụng các kiến thức đã học, các hiểubiết của cá nhân, các kiến thức của môn học liên quan hoặc các câu hỏi để khai tháckênh hình

- Các câu hỏi và bài tập cuối bài là các câu hỏi và bài tập chỉ ra những kiếnthức cơ bản mà HS cần nắm vững cũng như để rèn luyện kĩ năng Trong số này cómột vài bài tập tương đối khó nhằm giúp HS làm quen với tác phong nghiên cứu

Các bài thực hành chiếm khoảng 20% thời lượng và tập trung vào các dạngsau đây:

- Vẽ lược đồ khung Việt Nam Đây là cơ sở tiến hành các bài thực hành điềncác đối tượng địa lí (tự nhiên, kinh tế) lên lược đồ

- Đọc bản đồ trong SGk Địa lí 12(cả nước hay các vùng) kết hợp với bản đồgiáo khoa treo tường hoặc Atlat Địa lí Viện Nam, để phát hiện các đặc điểm về tựnhiên hay kinh tế - xã hội, xác định các mối quan hệ không gian giữa các đối tượng

và quá trình địa lí

- Vẽ biểu đồ và phân tích số liệu theo yêu cầu cho trước

- Thu thập, tổng hợp thông tin từ Atlat và các nguồn khác nhau để viết báocáo ngắn theo chủ đề, trao đổi và thảo luận (theo nhóm và cả lớp).[11] , [13]

1.5 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH 12 THPT THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỊA LÍ

Để bảo đảm cho việc đánh giá thực trạng giáo dục hướng nghiệp cho họcsinh 12 THPT thông qua các hoạt động ngoại khóa địa lí, chúng tôi đã tiến hành

Trang 25

điều tra ở 3 Trường THPT của huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Cáctrường điều tra được phân bố tại các vùng: thị trấn, vùng sâu Gồm các trường:THPT Phú Mỹ- THPT Trần Hưng Đạo, THPT Hắc Dịch, số lượng giáo viên là: 14giáo viên và số giáo viên điều tra ở ngoài tỉnh là: 12 giáo viên thuộc các trường ởtỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, tổng cộng là 26 giáo viên Họcsinh được điều tra 134 học sinh.

1.5.1 Tổ chức điều tra

* Thời gian khảo sát, điều tra được tiến hành từ: tháng 1/2009 đến tháng2/2009 của học kì II - năm học: 2008 - 2009

* Phương pháp điều tra:

- Điều tra bằng phiếu: lập mẫu phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của giáoviên và học sinh về những vấn đề cần khảo sát

- Điều tra thông qua phỏng vấn

- Số lượng giáo viên: 26 giáo viên địa lí, với số phiếu phát ra là 26 (nội dungphiếu điều tra xem phụ lục số 1) kết quả như sau: (xem bảng 1.2)

Bảng 1.2 Kết quả điều tra giáo viên về giáo dục hướng nghiệp

-27,0%

23%

11,5%

-7,9%

0%

- 84,6%

-0%

88,6%

41,2%

29,2%

-100%

- - - 0%

-3,9%

- - - 0%

-0%

9,3%

- - - - 0% - - - 29,2% -

Trang 26

Số lượng học sinh: 134 học sinh ở các trường Phú Mỹ, Trần Hưng Đạo,Hắc Dịch, với số phiếu phát ra là: 134 phiếu (nội dung phiếu điều tra xem phụ lục

số 2) kết quả như sau: (xem bảng 1.3)

Bảng 1.3 Kết quả điều tra học sinh về giáo dục hướng nghiệp

-0%

24,3%

10,5%

14,4%

- 0%

6,0%

- 0%

- - - 24,3%

- - - 0%

- - -

- - - 5,3% - - - -

-1.5.2 Kết quả điều tra

Qua kết quả điều tra cho thấy những vấn đề lớn sau:

· Về nhận thức của giáo viên đối với giáo dục hướng nghiệp:

Tất cả các giáo viên được điều tra đều cho rằng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

là nhu cầu cần thiết, nhưng việc xác định mục đích hướng nghiệp của giáo viên thìkhác nhau Cụ thể như sau: (xem bảng 1.4.)

Trang 27

Bảng 1.4 Kết quả tỉ lệ phần trăm (%) giáo viên chọn mục đích của GDHN

chọn

Tỷ lệ

%

1 Hướng nghiệp là chủ yếu hướng tới việc định hướng

30,8%

2 Hướng nghiệp là chủ yếu hướng tới việc định hướng chọn

3 Làm cho cá nhân đó hiểu giá trị của nghề và tìm thấy hạnh

phúc khi tận tâm cống hiến tinh thần và sức lực cho nghề đó 3 11,5%

4 Hình thành hứng thú, say mê nghề và tâm nguyện cống hiến

5 Hướng nghiệp là làm cho cá nhân lấy việc hành nghề làm lẽ sống 5 19,2%

6 Hướng nghiệp là làm cho cá nhân lấy việc hành nghề làm

- Về tình hình tổ chức giáo dục hướng nghiệp:

Tại hầu hết các trường THPT hiện nay, học 12 bao giờ cũng được nhà trườngtạo mọi điều kiện để tốt nghiệp Khâu tổ chức hướng nghiệp thì không phải trườngnào cũng làm được Qua điều tra có 57,7% giáo viên cho là không tổ chức Riêngđối với hướng nghiệp cho học sinh 12, nhà trường chưa quan đúng mức (43%),thậm chí, có trường không quan tâm (38%)

- Về hình thức tổ chức GDHN qua các hoạt động ngoại khóa địa lí:

Có 88,6% giáo viên cho rằng: các hình thức Câu lạc bộ địa lí, Thông tin địa

lí, Triễn lãm địa lí, Trò chơi địa lí đều phù hợp cho việc tổ chức giáo dục hướngnghiệp Về mức tổ chức hoạt động ngoại khóa ở các trường khác nhau cụ thể (xembảng 1.5)

Trang 28

Bảng 1.5 Kết quả mức độ tổ chức hoạt động ngoại khóa của các trườngtrong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Mức độ

Trường

Tổng số GV

Thường xuyên

Thỉnh thoảng Hiếm khi Không tổ

Điều này là do nhà trường còn nhiều khó khăn (xem bảng 1.6)

Bảng 1.6 Kết quả tỉ lệ phần trăm (%) giáo viên chọn những khó khăn đối vớiviệc giáo dục hướng nghiệp của nhà trường hiện nay

- Về đề xuất tổ chức các hoạt động trang bị kiến thức nghề nghiệp cho HS,các GV được điều tra cho rằng việc tổ chức hoạt động ngoại khóa còn gặp khó khănlà: kinh phí, thời gian, khó thiết kế nội dung và khó lựa chọn hình thức phù hợp nộidung (84,6%) Vì vậy, để tiến hành giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua tổ chứchoạt động ngoại khóa địa lí được tốt cần phải có các điều kiện: Kinh phí, thời gian,

cơ sở vật chất và khâu tổ chức

· Nhận thức của học sinh về giáo dục hướng nghiệp

Qua kết quả điều tra có đến 76,9% ý kiến học sinh cần có nhu cầu hướngnghiệp trước khi chọn nghề cho tương lai Lí do cần nhu cầu này ở các em lại khácnhau có em muốn biết nhu cầu của nghề và nhu cầu của xã hội, có em lại muốn biếthiện nay nước ta có những ngành nghề nào hoặc biết ngành, nghề nào đang “hot”nhất hiện nay… Sự hiểu biết về ngành nghề trong xã hội của các em còn rất kém,

Trang 29

thậm chí không biết gì cả Mặc dù sắp rời ghế nhà trường để bước vào ngưỡng cửacuộc đời nhưng các em còn mơ hồ trước việc chọn nghề cho tương lai và thậm chíkhông quan tâm đến nghề (71,6%) Có rất nhiều học sinh còn khó khăn trong việcchọn nghề Vì vậy, số học sinh cần nhu cầu tổ chức hướng nghiệp từ phía nhà trường(67,2%) Tuy nhiên việc này đối với nhà trường hiện nay còn rất hạn chế Có trườngquan tâm nhưng chưa đúng mức (74,6%) Có trường không quan tâm (7,4%)

- Môn địa lí là môn nói nhiều về ngành, nghề nhất (70,1%), nhưng thực tế đa

số học sinh vẫn chưa có hứng thú khi học môn này, rất nhiều học sinh coi môn địa lí

là môn học phụ Điều này chứng tỏ rằng: giáo viên dạy môn học này chưa cóphương pháp thích hợp để giúp các em hứng thú hơn và giúp các em thấy được tầmquan trọng của môn học

- Phần lớn giáo viên địa lí không tổ chức hoạt động ngoại khóa (78,4%).65,6% ý kiến muốn có hoạt động ngoại khóa địa lí để hướng nghiệp và sẽ tham gianhiệt tình

Từ những thực trạng trên cho thấy thông qua các môn học, đặc biệt là mônđịa lí thì việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 12 thông qua các hoạt động ngoạikhóa rất phù hợp và cần thiết Giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp các em hiểu biếtsâu hơn về ngành, nghề trong xã hội trước khi chọn nghề nghiệp cho bản thân

Trang 30

CHƯƠNG 2 GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỊA LÍ

2.1 MỤC TIÊU GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12

* Kiến thức

Giúp học sinh hiểu một cách khái quát những định hướng phát triển kinh tế

-xã hội của đất nước nói chung và của địa phương, nơi em đang sinh sống, học tậpnói riêng

- Giúp cho các em biết được những thông tin và hệ thống trường đại học, caođẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cũng những yêu cầu tuyển sinh do các

cơ quan chức năng thông báo

* Kĩ năng

Giúp học sinh biết cách thu thập các nguồn thông tin cần thiết cho việc chọnnghề của các em

* Thái độ

- Học sinh có ý thức, trách nhiệm trong việc chọn nghề cho bản thân

- Tích cực chuẩn bị về mọi mặt, nhất là về tâm lí đối với lao động nghềnghiệp khi kết thúc giai đoạn 12 năm ngồi trên ghế nhà trường phổ thông

2.2 XÁC ĐỊNH NỘI DUNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỊA LÍ

2.2.1 Nguyên tắc xác định nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT qua các hoạt động ngoại khóa địa lí

Để khai thác tốt các nội dung giáo dục hướng nghiệp qua các hoạt độngngoại khóa địa lí cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

2.2.1.1 Nguyên tắc 1: Bám sát nội dung chương trình địa lí 12 đã được Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành

Việc xác định nội dung phải nhất thiết bám vào nội dung chương trình do BộGiáo dục Đào tạo ban hành Đó chính là những nội dung giáo dục được cụ thể hóa

và mang tính pháp lí Giáo viên sẽ không mất nhiều thời gian để tìm tòi, chắt lọc

Trang 31

những nội dung kiến thức về hướng nghiệp Từ những sắp xếp logic theo thứ tự cácbài học, yêu cầu giáo viên phải:

- Khai thác kiến thức có giáo dục hướng nghiệp có trong SGK Địa lí 12

- Sắp xếp nội dung hướng nghiệp một cách hợp lí nhất

Từ những nội dung trên giúp cho giáo viên thực hiện việc giáo dục hướngnghiệp trở nên hiệu quả

2.2.1.2 Nguyên tắc 2: Cụ thể hóa những nội dung có liên quan đến hướng nghiệp

mà sách giáo khoa có đề cập

Thực tế nội dung kiến thức trong sách giáo khoa địa lí 12 mới chỉ dừng lại ở

mức độ khái quát về đặc điểm chung của các phần địa lí tự nhiên, địa lí dân cư và cácngành kinh tế nước ta Đặc biệt phần kinh tế ngành, sách mới chỉ đề cập chung chungđặc điểm và phân bố chứ chưa nói gì đến ngành nghề theo hướng nghiệp cho họcsinh Do đó, trong quá trình dạy học địa lí 12, giáo viên phải cụ thể một số ngành saocho có liên quan đến hướng nghiệp mà sách giáo khoa đề cập Ví dụ: Phát triển nôngnghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa Ở vấn đề này cần nói lên sự liên kết nông nghiệp -công nghiệp chế biến và dịch vụ nông thôn, vì vậy sẽ tạo ra nhiều nghề trong lĩnh vựcnông nghiệp Kinh tế nông thôn nhanh chóng thay đổi Trên địa bàn này sẽ có nhiều

xí nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp chế biến và gia công, các trang trại và hệthống dịch vụ nông nghiệp, nông thôn… Sự phát triển này đòi hỏi người lao độngngày càng phải nâng cao học vấn, chuyên sâu nghiệp vụ mới đáp ứng yêu cầu pháttriển năng lực cạnh tranh của nông sản Từ đây giáo viên sẽ giới thiệu một số nghềtrong ngành nông nghiệp như: Nghề làm vườn, nghề nuôi cá, nghề thú y, nghề chănnuôi gia cầm,…theo thiết kế nội dung và hình thức hoạt động ngoại khóa của mình

2.2.1.3 Nguyên tắc 3: Không làm biến nội dung bài dạy học địa lí thành bài giáo dục hướng nghiệp.

Giáo viên phải kết hợp hài hòa giữa giáo dục hướng nghiệp với kiến thức

địa lí Phải lồng ghép nội dung giáo dục hướng nghiệp vào nội dung bài học địa líchứ không được tách rời hoặc liên kết gò ép Có như thế mới bảo đảm tính khoa học

và mang lại hiệu quả cao trong giáo dục hướng nghiệp Vì vậy, giáo viên phải xácđịnh được nhiệm vụ giảng dạy, mục tiêu bài dạy học địa lí, từ đó xác định nội dunggiáo dục sao cho hiệu quả nhất

Trang 32

2.2.2 Những nội dung cụ thể về giáo dục hướng nghiệp trong các bài học của sách giáo khoa địa lí 12

Căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa địa lí 12 THPT, có thể xác địnhđược một số nội dung giáo dục hướng nghiệp cụ thể dưới đây: (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1 Các nội dung cụ thể về giáo dục hướng nghiệp có trong SGK Địa lí 12

Tên bài

Địa lí

Kiến thức Địa lí có khả năng giáo dục hướng nghiệp

Mục tiêu nội dung giáo dục hướng nghiệp

Dạng tích hợp Bài 20

Chuyển dịch

cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

- Khu vực III đã cónhững bước tăng trưởngnhiều loại hình dịch

vụ mới ra đời như:

Bưu chính-viễn thông,

tư vấn đầu tư, chuyểngiao công nghệ,… đãgóp phần không nhỏvào sự tăng trưởngkinh tế của đất nước

- Giáo dục cho học sinh biết:

+ Dịch vụ bưu chính - viễn thông ra đờicung cấp cho xã hội và người tiêu dùngcác dịch vụ bưu chính, viễn thông hiệnđại, đa dạng, phong phú đáp ứng mọinhu cầu thông tin phục vụ kinh tế - xãhội, an ninh quốc phòng

+ Với các nhu cầu trên ngành này sẽ tạo

ra nhiều nghề như: Giao dịch viên, nhânviên khai thác bưu chính, kĩ thuật tổngđài, truyền dẫn quang và viba, kĩ thuậtcáp và đường thuê bao, Kĩ thuật máytính và truyền số liệu…

+ Các công việc như: Nhận, chuyểnphát thư từ, báo chí, bưu kiện, tiền, điệntín, thiết kế lắp đặt, vận hành, bảodưỡng, sửa chữa các loại tổng đài, cácthiết bị thông tin vệ tinh, cáp mạng lướithuê bao điện thoại, fax, Internet,thương mại điện tử

- Nông nghiệp hàng hóa sản xuất theohướng thâm canh, chuyên môn hóa, sửdụng ngày càng nhiều máy móc,…

Nông nghiệp gắn liền với công nghiệp

và dịch vụ nông nghiệp

Trang 33

phát triển

nông nghiệp

- Kinh tế nông thônnước ta đang chuyểndịch rõ nét

- Kinh tế nông thônbao gồm nhiều thànhphần:

+ Các doanh nghiệpnông - lâm nghiệp vàthủy sản

+ Các hợp tác xã nông

- lâm nghiệp

và thủy sản

+ Kinh tế hộ gia đình+ Kinh tế trang trại

Điều này đòi hỏi có kiến thức về: chấtlượng môi trường, sinh thái, công nghệsinh học, quản lý dịch bệnh, di truyềnhọc, chọn tạo giống cây trồng, khoa họchạt giống, dinh dưỡng Với những kiếnthức ấy, thuộc ngành nông học Ngànhnông học có cơ hội nghề nghiệp phongphú và cũng đầy sáng tạo, thách thức.Nhà nông học có thể làm việc tại: cáccông ty giống cây trồng, các công tychuyên khoa học đời sống, công typhân bón, những trang trại, hợp tác xãnông nghiệp, các cơ quan quản lý nhànước các cấp về nông nghiệp và pháttriển nông thôn, các công ty chăm sóccây trồng, công ty hóa chất nôngnghiệp, các trường học và cao đẳng vớicông tác nghiên cứu và giảng dạy…

- Cần cho học sinh thấy hiện nay trênđịa bàn nông thôn có nhiều xí nghiệpvừa và nhỏ, các doanh nghiệp chế biến

và gia công, các trang trại và hệ thốngdịch vụ cho nông nghiệp nông thôn.Đáp ứng nhu cầu trên, có thể chọnnhững nghề: Nghề làm vườn- Nghềnuôi cá- Nghề thú y- Chế biến nôngsản, thủy, hải sản-Trang trại, nghề chăn

nuôi gia súc, gia cầm,…

- Ngành Phát triển nông thôn Đây làmột ngành học mới mà nhiều trườngđại học Việt Nam đang đào tạo nhằmđáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông thôn

và nâng cao trình độ dân trí của người

dân nông thôn Chuyên viên phát triển

II

I

Trang 34

nông thôn có vốn kiến thức rộng kèm theo kỹ năng vừa đủ bao quát từ sản

xuất nông nghiệp, chăn nuôi, lâmnghiệp, thủy sản, đến sản xuất tiểu thủcông nghiệp Theo học ngành này, bạn

sẽ tiếp cận với các phương pháp trong

công tác xây dựng nông thôn và kinh

doanh nông nghiệp, hướng dẫn người

dân nông thôn sản xuất hiệu quả

- Sự phát triển vàphân bố ngành thủysản

- Lâm nghiệp ở nước

ta có vai trò quantrọng về mặt kinh tế,sinh thái

- Những đổi mới trong chính sách củaNhà nước đã và đang có tác động tíchcực tới sự phát triển ngành thủy sản:nghề cá ngày càng được chú trọng, khaithác gắn với bảo vệ nguồn lợi và giữvững chủ quyền vùng biển, hải đảo

- Hiện nay, nhiều loại thủy sản trởthành đối tượng nuôi trồng nhưng quantrọng hơn cả là tôm Nghề nuôi tômphát triển mạnh Kĩ thuật nuôi tômđược cải tiến bán thâm canh và thâmcanh công nghiệp Vì vậy, đòi hỏi phải

có kiến thức và kĩ thuật trong nuôi

trồng (giới thiệu lại ngành nông học ở

phần bài 21)

- Giáo dục cho học sinh thấy được: lâmnghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấukinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm:trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệrừng, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

- Một số nghề như: Kĩ sư lâm sinh thiết

kế, lập kế hoạch sản xuất, trồng vàchăm sóc, nuôi dưỡng rừng; Kĩ sư chếbiến lâm sản; Nhà thiết kế sản phẩm

I

I

II

Trang 35

mộc và nội thất; Nhà thiết kế cảnh quancông viên, công sở, khu đô thị, khu côngnghiệp; Cán bộ kiểm lâm kiểm tra, kiểmsoát việc khai thác, vận chuyển, buôn bánlâm sản và bảo vệ rừng.

số ngành trọng điểm,

có thế mạnh lâu dài,mang lại hiệu quả cao

- Giáo dục cho học sinh thấy được sựcần thiết của năng lượng trong sản xuấtcũng như trong sinh hoạt, nhu cầu cungcấp, lắp đặt, sửa chữa từ thành thị chođến nông thôn vùng xa hẻo lánh ngàycàng cao Đặc biệt là sự phát triển cácmặt hàng đồ điện ngày càng nhiều Vìvậy các nghề thuộc ngành này cũng đadạng như:

+ Ngành than có kĩ sư khai thác mỏthan lộ thiên

+ Ngành điện có nghề thợ lắp máy điện– Nghề thợ điện vận hành đường dây vàtrạm biến áp; Nghề điện dân dụng+ Ngành dầu khí có; Kỹ sư và kỹ thuậtviên thực hành; Kỹ sư lọc hóa dầu; Kỹ

sư khoan, khai thác dầu khí

- Quá trình công nghiệp hóa và hộinhập quốc tế: Nhu cầu về cơ sở hạ tầng

về các công trình xí nghiệp, nhà máy,nhà ở, đường giao thông, các công trìnhcông cộng khác, ngày càng phát triển,nhu cầu xây dựng ngày càng phát triển

- Một số nghề trong ngành xây dựng:Giám sát thi công công trình; Kiểmđịnh chất lượng xây dựng; Thiết kế nộithất ; Chuyên viên dự án xây dựng…

Trong công nghiệp: chế biến LTTPxuất khẩu cũng như các mặt hàng công

III

III

III

III

Trang 36

nghiệp nhẹ như dệt may mặt…Cácnghề của ngành này phù hợp với laođộng nữ Các ngành cơ khí, điện tử tạo

ra các công cụ sản xuất và sửa chữa,

các nghề này đa dạng phù hợp cho laođộng là nam

- Nhu cầu vận chuyển hàng hóa và nhucầu đi lại của nhân dân ngày càng cao

Vì vậy, ngành GTVT ngày càng pháttriển, xây dựng, nâng cấp các hệ thốngcầu đường là nhu cấp thiết, nên ngànhnày hiện nay rất phát triển nhu cầu đó

đã tạo ra rất nhiều nghề như: cơ khígiao thông, xây dựng các công trìnhgiao thông, kinh tế giao thông, tài xế lái

xe các loại, Phi công lái máy bay dândụng, nhân viên phục vụ ở các bến tàu,

ga, sân bay,…

và 1 số trung tâm dulịch khác

- Du lịch ngày càng phát triển Nước tađang xây dựng cơ sở vật chất, hìnhthành các khu du lịch hấp dẫn ở nhiềumiền đất nước Ngành này cũng thu hútnhiều lao động vào các nghề phục vụnhư: Nghề hướng dẫn viên du lịch, thư

ký, Nhân viên phục vụ các nhà hàng,khách sạn: lễ tân, thu ngân, nấu ăn,

III

Như vậy giáo dục hướng nghiệp qua chương trình địa lí 12 gồm 3 dạng: + Dạng I: Nội dung GDHN trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dungbài học

+ Dạng II: Nội dung GDHN là một bộ phận hữu cơ của bài học được thểhiện bằng một mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học

Trang 37

+ Dạng III: Nội dung GDHN không được nêu rõ trong SGK, nhưng dựa vàokiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức GDHN vào trongbài học.

Nội dung giáo dục hướng nghiệp qua chương trình địa lí 12 có thể khái quátlại những vấn đề cơ bản sau:

- Định hướng phát triển các ngành kinh tế của nước ta hiện nay

- Sự đa dạng cơ cấu kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Triển vọng phát triển của một số ngành hiện nay như: phát triển nôngnghiệp hàng hóa, công nghiệp xây dựng, công nghiệp năng lượng,…

2.3 CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP

12 THPT

2.3.1 Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT qua thông tin địa lí

2.3.1.1 Thông tin địa lí

Thông tin địa lí là một hình thức hoạt động ngoại khóa, trong đó học sinh tựthu thập các thông tin có nội dung liên quan đến nội dung học tập địa lí ở trườngphổ thông Học sinh chọn lọc, hệ thống hóa và trình bày cho các bạn trong tổ, tronglớp dưới các hình thức khác nhau như: mẫu tin ngắn, báo cáo…

Hoạt động này đòi hỏi học sinh phải:

- Thường xuyên quan tâm đến các chương trình thời sự trên phương tiệnthông tin đại chúng, báo chí… để thu thập thông tin

- Học sinh phải có kĩ năng thu thập thông tin và hệ thống hóa, sắp xếp tintức và thông tin đến người khác

2.3.1.2 Vai trò của thông tin địa lí trong việc giáo dục hướng nghiệp

Hoạt động thông tin địa lí được tổ chức tốt sẽ:

- Đối với học sinh: rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin và trình bày thôngtin Bổ sung kiến thức học trên lớp, tiếp cận thông tin mới, đặc biệt là các thông tin

về ngành, nghề của nước ta hiện nay Giúp các em hiểu hơn về các ngành nghềtrước khi lựa chọn nghề tương lai và nâng cao hứng thú học tập môn địa lí

- Đối với giáo viên: các thông tin được tập hợp lại thành bộ sưu tập (hoặc tậpsan) là đồ dùng, phương tiện quan trọng, là tư liệu để sử dụng trong dạy học địa lí

Trang 38

2.3.1.3 Các hình thức thông tin địa lí để giáo dục hướng nghiệp.

Thông tin địa lí có nhiều hình thức:

- Tin địa lí,

- Bản đồ thông tin,

- Báo cáo địa lí,

- Báo tường địa lí,

- Tập san địa lí,

- Tập ảnh chuyên đề

Do thời gian, điều kiện dạy học địa lí ở trường phổ thông, và do đặc điểmcủa một số hình thức thông tin địa lí, giáo viên có thể chọn 1 hình thức như tin địa lí

để tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

Những lưu ý khi sử dụng các hình thức thông tin:

- Các thông tin phải có nội dung phù hợp với chương trình địa lí 12

- Các thông tin phải bảo đảm tính chính xác, hiện đại có tính giáo dục

- Các thông tin phải thông tin tiêu biểu, điển hình

2.3.1.4 Cách thức tổ chức khai thác thông tin địa lí để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

Ngày đăng: 24/09/2015, 12:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w