7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.3.1. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT qua thông tin địa lí
2.3.1.1. Thông tin địa lí
Thông tin địa lí là một hình thức hoạt động ngoại khóa, trong đó học sinh tự thu thập các thông tin có nội dung liên quan đến nội dung học tập địa lí ở trường phổ thông. Học sinh chọn lọc, hệ thống hóa và trình bày cho các bạn trong tổ, trong lớp dưới các hình thức khác nhau như: mẫu tin ngắn, báo cáo…
Hoạt động này đòi hỏi học sinh phải:
- Thường xuyên quan tâm đến các chương trình thời sự trên phương tiện thông tin đại chúng, báo chí… để thu thập thông tin.
- Học sinh phải có kĩ năng thu thập thông tin và hệ thống hóa, sắp xếp tin tức và thông tin đến người khác.
2.3.1.2. Vai trò của thông tin địa lí trong việc giáo dục hướng nghiệp
Hoạt động thông tin địa lí được tổ chức tốt sẽ:
- Đối với học sinh: rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin và trình bày thông tin. Bổ sung kiến thức học trên lớp, tiếp cận thông tin mới, đặc biệt là các thông tin về ngành, nghề của nước ta hiện nay. Giúp các em hiểu hơn về các ngành nghề trước khi lựa chọn nghề tương lai và nâng cao hứng thú học tập môn địa lí.
- Đối với giáo viên: các thông tin được tập hợp lại thành bộ sưu tập (hoặc tập san) là đồ dùng, phương tiện quan trọng, là tư liệu để sử dụng trong dạy học địa lí.
2.3.1.3. Các hình thức thông tin địa lí để giáo dục hướng nghiệp.
Thông tin địa lí có nhiều hình thức: - Tin địa lí,
- Bản đồ thông tin, - Báo cáo địa lí, - Báo tường địa lí, - Tập san địa lí,
- Tập ảnh chuyên đề...
Do thời gian, điều kiện dạy học địa lí ở trường phổ thông, và do đặc điểm của một số hình thức thông tin địa lí, giáo viên có thể chọn 1 hình thức như tin địa lí để tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
Những lưu ý khi sử dụng các hình thức thông tin:
- Các thông tin phải có nội dung phù hợp với chương trình địa lí 12. - Các thông tin phải bảo đảm tính chính xác, hiện đại có tính giáo dục. - Các thông tin phải thông tin tiêu biểu, điển hình.
2.3.1.4. Cách thức tổ chức khai thác thông tin địa lí để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
• Cách tổ chức lấy tin
- Tin địa lí được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như từ Internet, đài phát thanh, truyền hình,…
- Giáo viên hướng dẫn cho tất cả học sinh trong lớp thu thập thông tin có nội dung liên qua đến các vấn đề địa lí kinh tế có trong chương trình địa lí 12.
- Lớp cử ra nhóm làm bản tin. Nếu không có bản tin riêng cho bộ môn thì có thể cho học sinh gắn trên tường, cuối phòng học của lớp. Kích thước bản tin có thể có kích thước như sau: chiều dài 120cm, chiều rộng 100cm, trên cùng của bảng ghi tiêu đề: “Bản tin địa lí” chia bảng tin địa lí thành nhiều ô, đánh số thứ tự ở mỗi ô và có ghi tiêu đề riêng. Nếu nhà trường có bản tin riêng cho bộ môn thì giáo viên cho các em dán vào đó để giáo dục hướng nghiệp thông qua bản tin.
Ví dụ: 1. Lĩnh vực nông nghiệp 2. Lĩnh vực
Các tin địa lí được viết vào các mảnh giấy màu khác nhau cho từng lĩnh vực ngành nghề. Kích thước giấy theo qui định chung.
* Các lưu ý khi tổ chức khai thác thông tin địa lí để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh:
- Tin tức công bố phải phù hợp với thời điểm mà nội dung bài học chính
khóa thực hiện.
- Sau một tuần, hai tuần… cần dán các tin tức mới thay cho các tin tức cũ.
• Thiết kế minh họa tin địa lí có giáo dục hướng nghiệp.
Giữa học kì I ( tháng 2 và 3) bắt đầu công bố các tin tức về kinh tế
Ví dụ: Tuần 1và 2 tháng 2 sẽ thông tin về lĩnh vực ngành, nghề nông – lâm ngư nghiệp
Bản tin địa lí
Nội dung cụ thể của các tin trong “bản tin địa lí” đã thiết kế ở trên cho từng lĩnh vực nông - Lâm - ngư nghiệp (xem phụ lục số 4)
Một số vấn đề phát triển kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp ở nước ta
1. Tin nông nghiệp
• Phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững.
• Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa tại Xuân Lộc.
• Đắc Nông đẩy mạnh khuyến nông, khuyến ngư. • Không thể coi nhẹ vai trò của ngành trồng trọt.
2. Tin ngành lâm nghiệp
•“Vua diệt virut” Châu Á thành “vua trồng rừng” Việt Nam.
• Tuổi trẻ ươm mầm xanh cho núi rừng. • Liên doanh trồng rừng nguyên liệu giấy ở Chiêm Hóa: Biện pháp xã hội hóa nghề rừng.
2. Tin ngư nghiệp
• Tình hình nuôi tôm ở
Việt Nam.
• Thông tin tuyển sinh
Đại học 2009, ngành thủy sản.
• Vị trí, vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân. • Các hoạt động của ngành thủy sản VN