7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.2.2. Những nội dung cụ thể về giáo dục hướng nghiệp trong các bài học của sách
sách giáo khoa địa lí 12
Căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa địa lí 12 THPT, có thể xác định được một số nội dung giáo dục hướng nghiệp cụ thể dưới đây: (xem bảng 2.1)
Bảng 2.1. Các nội dung cụ thể về giáo dục hướng nghiệp có trong SGK Địa lí 12
Tên bài Địa lí
Kiến thức Địa lí có khả năng giáo dục
hướng nghiệp
Mục tiêu nội dung giáo dục hướng nghiệp
Dạng tích hợp
Bài 20
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
- Khu vực III đã có những bước tăng trưởng nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: Bưu chính-viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ,… đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
- Giáo dục cho học sinh biết:
+ Dịch vụ bưu chính - viễn thông ra đời cung cấp cho xã hội và người tiêu dùng các dịch vụ bưu chính, viễn thông hiện đại, đa dạng, phong phú đáp ứng mọi nhu cầu thông tin phục vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
+ Với các nhu cầu trên ngành này sẽ tạo ra nhiều nghề như: Giao dịch viên, nhân viên khai thác bưu chính, kĩ thuật tổng đài, truyền dẫn quang và viba, kĩ thuật cáp và đường thuê bao, Kĩ thuật máy tính và truyền số liệu…
+ Các công việc như: Nhận, chuyển phát thư từ, báo chí, bưu kiện, tiền, điện tín, thiết kế lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các loại tổng đài, các thiết bị thông tin vệ tinh, cáp mạng lưới thuê bao điện thoại, fax, Internet, thương mại điện tử.
III III III Bài 21 Đặc điểm Nông nghiệp nước ta Bài 22. Vấn đề - Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới.
- Nông nghiệp hàng hóa sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên môn hóa, sử dụng ngày càng nhiều máy móc,… Nông nghiệp gắn liền với công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp
phát triển nông nghiệp
- Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét.
- Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần:
+ Các doanh nghiệp nông - lâm nghiệp và thủy sản.
+ Các hợp tác xã nông - lâm nghiệp
và thủy sản.
+ Kinh tế hộ gia đình + Kinh tế trang trại
Điều này đòi hỏi có kiến thức về: chất lượng môi trường, sinh thái, công nghệ sinh học, quản lý dịch bệnh, di truyền học, chọn tạo giống cây trồng, khoa học hạt giống, dinh dưỡng...Với những kiến thức ấy, thuộc ngành nông học. Ngành nông học có cơ hội nghề nghiệp phong phú và cũng đầy sáng tạo, thách thức. Nhà nông học có thể làm việc tại: các công ty giống cây trồng, các công ty chuyên khoa học đời sống, công ty phân bón, những trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các công ty chăm sóc cây trồng, công ty hóa chất nông nghiệp, các trường học và cao đẳng với công tác nghiên cứu và giảng dạy… - Cần cho học sinh thấy hiện nay trên địa bàn nông thôn có nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp chế biến và gia công, các trang trại và hệ thống dịch vụ cho nông nghiệp nông thôn. Đáp ứng nhu cầu trên, có thể chọn những nghề: Nghề làm vườn- Nghề nuôi cá- Nghề thú y- Chế biến nông sản, thủy, hải sản-Trang trại, nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm,…
- Ngành Phát triển nông thôn. Đây là một ngành học mới mà nhiều trường đại học Việt Nam đang đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông thôn và nâng cao trình độ dân trí của người dân nông thôn.
II
Chuyên viên phát triển nông thôn
có vốn kiến thức rộng kèm theo kỹ năng vừa đủ bao quát từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, đến sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Theo học ngành này, bạn sẽ tiếp cận với các phương pháp trong công tác xây dựng nông thôn và kinh doanh
nông nghiệp, hướng dẫn người dân nông thôn sản xuất hiệu quả.
III Bài 24 . Vấn đề phát triển ngành thủy sản và Lâm nghiệp - Những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản
- Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
- Lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế, sinh thái
- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản: nghề cá ngày càng được chú trọng, khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo. - Hiện nay, nhiều loại thủy sản trở thành đối tượng nuôi trồng nhưng quan trọng hơn cả là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh. Kĩ thuật nuôi tôm được cải tiến bán thâm canh và thâm canh công nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi phải có kiến thức và kĩ thuật trong nuôi trồng (giới thiệu lại ngành nông học ở phần bài 21)
- Giáo dục cho học sinh thấy được: lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ. Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản. - Một số nghề như: Kĩ sư lâm sinh thiết kế, lập kế hoạch sản xuất, trồng và
I
I
chăm sóc, nuôi dưỡng rừng; Kĩ sư chế biến lâm sản; Nhà thiết kế sản phẩm mộc và nội thất; Nhà thiết kế cảnh quan công viên, công sở, khu đô thị, khu công nghiệp; Cán bộ kiểm lâm kiểm tra, kiểm soát việc khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản và bảo vệ rừng. Bài 26. Cơ cấu ngành công nghiệp Bài 27. Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay đang nổi lên một số ngành trọng điểm, có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế- xã hội: - Công nghiệp năng lượng; Chế biến LTTP; dệt - may; hóa chất; VLXD ; cơ khí ; điện tử…
- Giáo dục cho học sinh thấy được sự cần thiết của năng lượng trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt, nhu cầu cung cấp, lắp đặt, sửa chữa từ thành thị cho đến nông thôn vùng xa hẻo lánh ngày càng cao. Đặc biệt là sự phát triển các mặt hàng đồ điện ngày càng nhiều. Vì vậy các nghề thuộc ngành này cũng đa dạng như:
+ Ngành than có kĩ sư khai thác mỏ than lộ thiên
+ Ngành điện có nghề thợ lắp máy điện – Nghề thợ điện vận hành đường dây và trạm biến áp; Nghề điện dân dụng + Ngành dầu khí có; Kỹ sư và kỹ thuật viên thực hành; Kỹ sư lọc hóa dầu; Kỹ sư khoan, khai thác dầu khí.
- Quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế: Nhu cầu về cơ sở hạ tầng về các công trình xí nghiệp, nhà máy, nhà ở, đường giao thông, các công trình công cộng khác,.. ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng ngày càng phát triển. - Một số nghề trong ngành xây dựng: Giám sát thi công công trình; Kiểm định chất lượng xây dựng; Thiết kế nội thất ; Chuyên viên dự án xây dựng…
III
III
III
Trong công nghiệp: chế biến LTTP xuất khẩu cũng như các mặt hàng công nghiệp nhẹ như dệt may mặt…Các nghề của ngành này phù hợp với lao động nữ. Các ngành cơ khí, điện tử tạo ra các công cụ sản xuất và sửa chữa,.. các nghề này đa dạng phù hợp cho lao động là nam. III Bài 30. Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc. - Mạng lưới GTVT của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau: Đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, hàng không, đường ống.
- Nhu cầu vận chuyển hàng hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng cao. Vì vậy, ngành GTVT ngày càng phát triển, xây dựng, nâng cấp các hệ thống cầu đường là nhu cấp thiết, nên ngành này hiện nay rất phát triển. nhu cầu đó đã tạo ra rất nhiều nghề như: cơ khí giao thông, xây dựng các công trình giao thông, kinh tế giao thông, tài xế lái xe các loại, Phi công lái máy bay dân dụng, nhân viên phục vụ ở các bến tàu, ga, sân bay,…
III Bài 31. Vấn đề phát triển Thương mại, du lịch -Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch. Các trung tâm du lịch lớn nhất nước ta gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng và 1 số trung tâm du lịch khác.
- Du lịch ngày càng phát triển. Nước ta đang xây dựng cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch hấp dẫn ở nhiều miền đất nước. Ngành này cũng thu hút nhiều lao động vào các nghề phục vụ như: Nghề hướng dẫn viên du lịch, thư ký, Nhân viên phục vụ các nhà hàng, khách sạn: lễ tân, thu ngân, nấu ăn,....
III
Như vậy giáo dục hướng nghiệp qua chương trình địa lí 12 gồm 3 dạng: + Dạng I: Nội dung GDHN trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung bài học
+ Dạng II: Nội dung GDHN là một bộ phận hữu cơ của bài học được thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.
+ Dạng III: Nội dung GDHN không được nêu rõ trong SGK, nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức GDHN vào trong bài học.
Nội dung giáo dục hướng nghiệp qua chương trình địa lí 12 có thể khái quát lại những vấn đề cơ bản sau:
- Định hướng phát triển các ngành kinh tế của nước ta hiện nay. - Sự đa dạng cơ cấu kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Triển vọng phát triển của một số ngành hiện nay như: phát triển nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp xây dựng, công nghiệp năng lượng,…