7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.3.2. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT qua tổ chức trò chơi địa lí
địa lí
2.3.2.1. Trò chơi địa lí
Trò chơi địa lí là trò chơi học tập, có tác dụng mở rộng, nâng cao hiểu biết Địa lí và các kĩ năng hoạt động của học sinh.
2.3.2.2. Tác dụng trò chơi địa lí
- Trò chơi địa lí có tác dụng phát huy được sự nhanh trí, sáng tạo và rèn luyện được tính tự lập, tinh thần tập thể của học sinh.
- Trò chơi địa lí có tác dụng mở rộng, nâng cao hiểu biết Địa lí và các kĩ năng hoạt động của học sinh.
- Tổ chức trò chơi tốt vừa phát huy được sự nhanh trí, sáng tạo, vừa rèn luyện tính tự lập và tinh thần tập thể của các em.
- Ở mức độ nhất định, trò chơi địa lí tạo hứng thú học tập, niềm tin và tình cảm của học sinh được nâng cao.
- Làm cho môn Địa lí trở nên sinh động, gần gũi, thiết thực hơn đối với các em học sinh.
- Góp phần nâng cao kết quả dạy và học địa lí nói chung
- Cuối cùng, thông qua trò chơi địa lí học sinh có thể hiểu biết thêm về các ngành nghề nói riêng. Từ đó các em có một số kiến thức về nghề để có thể lựa chọn cho mình một nghề phù hợp.
2.3.2.3. Xác định các nội dung trò chơi địa lí để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT
- Trò chơi phải có nội dung địa lí liên quan trực tiếp, giúp mở rộng, nâng cao kiến thức các ngành nghề trong nội dung bài học địa lí. Qua đó, mở rộng kiến thức cho học sinh hiểu biết thêm nhu cầu của nghề cũng như điều kiện cần có để chọn nghề.
- Nội dung trò chơi vừa sức, dễ - khó phù hợp với trình độ học sinh, thu hút nhiều học sinh tham gia.
2.3.2.4. Các yêu cầu tổ chức trò chơi địa lí để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12
- Cần chọn lọc các trò chơi phù hợp với lứa tuổi học sinh. Trò chơi cần gắn nội dung địa lí trong chương trình lớp 12 và gắn với những vấn đề hướng nghiệp liên quan thực tế nhu cầu của học sinh. Thời gian tổ chức và điều kiện thực hiện phải phù hợp với năng lực học sinh và với điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhà trường.
- Không nên tổ chức các trò chơi phức tạp hoặc quá nhàm chán.
- Sau mỗi trò chơi giáo viên cần ra bài tập trắc nghiệm để vừa yêu cầu học sinh nắm lại kiến thức địa lí đã học, vừa yêu cầu học sinh nắm kiến thức về nghề và cách chọn nghề nghiệp.
- Trò chơi địa lí với mục đích hướng nghiệp thường được tổ chức vào các buổi sinh hoạt dưới cờ, trong Câu lạc bộ địa lí, Tổ địa lí. Thời điểm thích hợp nhất là giữa học kì II, bởi vì lúc này các em đang chuẩn bị chọn trường, chọn ngành, nghề để chuẩn bị thi tuyển vào các trường đại học, Cao đẳng hay trường trung cấp, dạy nghề,...
2.3.2.5. Cách thức tổ chức trò chơi để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12
- Tổ chức trò chơi cần chú ý giáo dục hướng nghiệp cho các em. Yêu cầu học sinh phải tìm hiểu về một ngành nghề nào đó.
- Tổ chức trò chơi để giáo dục hướng nghiệp mang tính chất học hỏi chứ không chú ý nhiều đến chuyện thắng thua. Vì vậy, cần chống biểu hiện cay cú hơn thua, khuyến khích học sinh hoạt động tập thể, đề cao tinh thần tập thể, cộng tác,…
- Tổ chức trò chơi để giáo dục hướng nghiệp cần chú ý luôn luôn duy trì bầu không khí thoải mái, thư giãn thực sự, vừa học vừa chơi, vừa chơi vừa học.
- Cần tập trung học sinh, thông báo cho các em biết kế hoạch của giáo viên trong quá trình tổ chức trò chơi.
- Thông báo cho học sinh biết thời gian và địa điểm tổ chức trò chơi. - Cần nói cho học sinh biết trước mục đích của việc tổ chức trò chơi này. - Tổ chức trò chơi để giáo dục hướng nghiệp cần cho học sinh biết trước các chủ đề và nội dung để học sinh có thể tìm hiểu trước.
- Nhằm phát huy tính sáng tạo, lôi cuốn học sinh tham gia, trước tiên đưa vào những trò chơi dễ dàng thực hiện, sau đó đưa vào những trò chơi đòi hỏi cao hơn, phức tạp hơn và phải huy động tính tích cực của học sinh nhiều hơn.
- Người điều hành trò chơi phải nói năng dõng dạc, cư xử hài hòa, nêu rõ cách chơi, nguyên tắc cần tuân thủ khi chơi...
• Thiết kế minh họa trò chơi địa lí có giáo dục hướng nghiệp
Trò chơi 1: Thử Tài Chọn Nghề
- Chuẩn bị
+ Báo trước (khoảng 2, 3 ngày trước khi tổ chức trò chơi) cho hai đội tham gia
trò chơi biết nội dung của trò chơi có liên quan đến ngành nông nghiệp và nghề làm vườn để học sinh chuẩn bị tham gia trò chơi.
+ Soạn câu hỏi thuộc kiến thức địa lí đã học ở bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta - SGK Địa lí 12
+ Soạn câu hỏi về nghề làm vườn (vòng 2).
+ Viết sẵn các phương án trả lời của các câu hỏi ở vòng 1 và vòng 2 vào hai tấm bảng nhỏ (60x80cm).
+ Giấy, viết ….. + Đồng hồ tính giờ
+ Phần thưởng là kẹo bánh hoặc sách, vỡ…..
- Mục tiêu của trò chơi
+ Học sinh củng cố lại kiến thức về đặc điểm và định hướng phát triển nền nông nghiệp nước ta ở bài 21, Địa lí 12.
+ Biết được nhu cầu và điều kiện của nghề làm vườn + Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phán đoán, suy luận.
- Người tham gia
+ Giáo viên đóng vai trò cố vấn
+ Học sinh tham gia trò chơi, chia làm hai đội, đội A và đội B (mỗi đội 5 người) + Cử một học sinh dẫn chương trình (MC)
- Thời gian: Trò chơi diễn ra trong vòng 60 phút - Địa điểm: phòng học
- Tiến hành:
Vòng 1: Khởi động
+ MC giới thiệu khái quát trò chơi, các thành viên tham gia đóng vai trong trò chơi và hướng dẫn luật chơi….
+ Trong 10 câu hỏi của vòng 1, MC sẽ đọc lần lượt: câu 1 cho đội A, câu 2 cho đội B… cứ như vậy cho đến hết.
+ Giám khảo ghi nhận lại đáp án, để đánh giá kết quả hai đội.
+ Sau khi kết thúc vòng 1, giáo viên sẽ giải thích các câu thí sinh đã trả lời sai + Giám khảo công bố điểm số cả hai đội ghi được ở vòng 1.
Vòng 2: Thử tài chọn nghề làm vườn
+ Đội thắng cuộc ở vòng 1 cử một bạn ra thử tài
+ MC đọc xong câu hỏi, thí sinh dự thi nhìn vào bảng có ghi sẵn các phương án trả lời để lựa chọn đáp án (có những câu không có phương án lựa chọn thí sinh phải tự trả lời)
+ Giám khảo ghi nhận lại đáp án, để đánh giá kết quả.
+ Giáo viên sẽ giải thích các câu thí sinh đã trả lời sai sau khi kết thúc vòng 2. + Giám khảo công bố điểm số, nếu đúng được 8/ 10 câu là đạt yêu cầu.
- Luật chơi:
+ Khi bắt đầu thi cả hai đội không được mở bất cứ tài liệu nào, không được nhắc nhở thí sinh dự thi dưới mọi hình thức, nếu đội nào phạm qui bị trừ 1điểm/lần.
+ Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm/ câu.
+ Mỗi câu hỏi, thí sinh vừa suy nghĩ vừa trả lời trong vòng 30 giây.
+ Sau khi đọc xong câu hỏi MC hô “hết” và bấm đồng hồ tính giờ, hết 30 giây MC sẽ đọc câu hỏi kế tiếp cho đội kia.(vòng 1)
+ Đội nào cao điểm hơn ở vòng 1 sẽ được vào vòng 2, nếu điểm số bằng nhau thì cả hai đội đều vào thi vòng 2.
Câu 1: (1điểm) Xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp ở nước ta hiện nay: Câu 2: (1 điểm) Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta hiện nay là:
Câu 3: Điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển nông nghiệp là: Câu 4: Mục đích của việc sản xuất nông nghiệp của nước ta là: Câu 5: Triển vọng phát triển của nền nông nghiệp nước ta là:
Câu 6: (1điểm) Nhà nước chú trọng phát triển nông nghiệp hàng hóa điều này mang đến lợi ích gì cho người dân?
Câu 7: Em hãy kể ít nhất 4 nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp mà em biết (trừ nghề làm vườn, mỗi nghề được tính 0,25 điểm)?
Câu 8: Phát triển nông nghiệp hàng hóa đã làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi như thế nào?
Câu 9: Thành phần kinh tế nào có ở nông thôn nước ta hiện nay ? Câu 10: Nông nghiệp hàng hóa ngày càng phát triển ở việc sản xuất:
Các phương án trả lời của các câu hỏi ở vòng 1
Câu 1:
a. Đang giảm dần tỉ trọng, vì không đem lại lợi nhuận.
b.Tăng cường đầu tư nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu nông sản nhiệt đới.
c. Cả a, b đều đúng d. Cả a, b đều sai Câu 2:
a. Nông nghiệp hàng hóa b. Nông nghiệp tự túc tự cấp
c. Cả hai hình thức trên
Câu 3:
a. Điều kiện tự nhiên b. Nguồn lao động đông c. Trình độ kĩ thuật và công nghiệp chế biến phát triển
d. Tất cả các yếu tố trên
Câu 4:
a. Tạo ra nhiều hàng hóa cung cấp cho dân trong nước
b. Xuất khẩu tạo ra nhiều lợi nhuận c. Cả hai ý trên
Câu 5:
b. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất các nông sản xuất khẩu thu lợi nhuận c. Nông sản của nước ta sẽ được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước
d. Tất cả đều đúng e. Câu a và c đúng
Câu 6:
a. Tạo ra nhiều nghề, giúp giải quyết được nguồn lao động đông. b. Làm cho bộ mặt nông thôn nhanh chóng thay đổi
c. Tất cả đều đúng d. Tất cả đều sai
Câu 7:
Chăn nuôi gia cầm, Nghề nuôi cá, Nghề trồng rừng, Chăn nuôi gia súc...)
Câu 8:
a. Từ nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp
b. Từ phi nông nghiệp chuyển sang nông nghiệp c. Từ công nghiệp chuyển sang nông nghiệp Câu 9:
a. Các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản b. Các hợp tác xã nông, lâm nghiệp và thủy sản c. Kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại
d. Chỉ có b và c là đúng
e. Tất cả các thành phần trên
Câu 10:
a. Cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả b. Cây công nghiệp c. Chăn nuôi gia súc, gia cầm d. Nuôi trồng thủy sản
e. Tất cả các yếu tố trên
Lưu ý: Đáp án vòng 1 là các dòng được in nghiêng đậm trên các phương án trả lời, khi viết trên bảng phải viết bình thường, tránh trường hợp lộ đáp án.
Vòng 2: Trả lời câu hỏi:
Để biết mình có chọn được nghề làm vườn không, bạn phải trả lời được các câu hỏi sau:
Câu 1: Nghề làm vườn nằm trong mô hình kinh tế nông nghiệp nào? Viết tắt là gì? Câu 2: Bạn hãy kể ít nhất 3 công việc mà người làm vườn sẽ phải làm:
Câu 3: Lợi ích của nghề làm vườn là gì?
Câu 4: Có 3 người chọn nghề làm vườn với 3 lí do khác nhau sau, em hãy cho biết lí do nào phù hợp nhất để chọn nghề này:
Câu 5: Bạn hãy chỉ ra yếu tố nào sau đây có thể không cần phải có khi chọn nghề làm vườn:
Câu 6: Bạn hãy kể ít nhất 3 chứng bệnh mà người làm vườn không được mắc phải. Câu 7: Bạn hãy nghe gợi ý a,b,c và đoán xem người làm vườn phải chịu ảnh hưởng thường xuyên của điều kiện lao động nào?
a. Điều kiện đó thuộc về tự nhiên. b. Điều kiện đó thuộc ngành hóa chất
c. Địa điểm làm việc của họ là một khoảng không gian rất rộng Câu 8: Đối tượng lao động mà người làm vườn sẽ tiếp xúc là:
Câu 9: Thích làm vườn cần phải giỏi môn học nào nhất?
Câu 10: Bạn hãy cho biết một phương pháp tạo ra giống cây tốt và rút ngắn thời gian cho thu hoạch của cây trồng.
Các phương án trả lời các câu hỏi ở vòng 2
Câu 1: Mô hình kinh tế Vườn –Ao – Chuồng, viết tắt VAC
Câu 2: Làm đất, gieo trồng, thu hoạch,…
Câu 3:
a. Giải quyết lương thực, thực phẩm tại chỗ b. Tăng thêm thu nhập c. Tạo việc làm cho người lao động d. Tất cả đều đúng
Câu 4:
a. Có lòng yêu thiên nhiên và sức khỏe tốt.
b. Có nhu cầu tự túc lương thực tại chỗ.
c. Muốn nối nghiệp gia đình vì đã có sẵn đất đai Câu 5:
a. Phải có vóc dáng cao, to b. Có sức khỏe tốt, dẻo dai. c. Chịu đựng được những thay đổi của của khí hậu và thời tiết
d. Có mắt tinh tường và bàn tay khéo léo e. Có khả năng quan sát và óc thẫm mỹ
Câu 6: Thấp khớp, thần kinh tọa, ngoài da,…
a. Nắng, mưa, gió…..
b. Phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích… c. Ngoài trời
Câu 8:
a. Các loại cây trồng b. Đất đai
c. Các công cụ cày, cuốc, bừa… d. Tất cả các ý trên Câu 9 :
a. Môn văn b. Môn Địa c. Môn Sinh d. Môn hóa Câu 10: Ghép cây, chiết cành
Lưu ý: Đáp án vòng 2 là các dòng được in nghiêng đậm trên các phương án trả lời (có những câu không có phương án trả lời, yêu cầu tự trả lời). Khi viết trên bảng phải viết bình thường, tránh trường hợp lộ đáp án.
Trò chơi 2: Ô chữ - Em Đoán Nghề - Nội dung:
Ô chữ xoay quanh kiến thức thuộc ngành công nghiệp năng lượng và nghề điện
- Mục đích:
+ Thông qua một số đặc điểm nổi bật của ngành năng lượng và một vài điều kiện của nghề điện, nhằm giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức về ngành, nghề.
+ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phán đoán, suy luận.
- Chuẩn bị:
+ Kẻ ô chữ trên tờ giấy rô ki hoặc kẻ trên bảng.
+ Ô chữ gồm 11 hàng ngang, các ký tự trong hàng được cắt hoặc viết cùng một màu giấy (các hàng chữ bị che khuất bằng giấy)
+ Trong mỗi hàng ngang có một ký tự khác màu, đó chính là từ khóa tên nghề mà học sinh phải đoán ra. Hàng từ khóa tên nghề là 1 hàng dọc, được ghép lại bởi các ký tự khác màu trong mỗi hàng ngang.
+ Soạn các câu gợi ý cho ô chữ.
- Số lượng người tham gia:. Một người dẫn chương trình (MC), một người
- Thời gian: không qui định - Địa điểm: Phòng học
- Tiến hành:
+ Treo khung chữ lên tường hoặc trên bảng đen + Phổ biến luật chơi
+ MC lần lượt đọc các câu gợi ý, hai đội trả lời theo thứ tự 1 - đội A, 2 - đội B. (Ví dụ: hàng ngang thứ 1, quyền trả lời thuộc về đội A, hàng ngang thứ 2 quyền trả lời sẽ thuộc về đội B, cứ thứ tự như vậy cho đến hết ô chữ).
- Luật chơi:
+ Hai đội chơi được tặng trước 50 điểm. + Mỗi hàng chữ được lật = 10 điểm.
+ Hàng chữ là từ khóa tên nghề = 50 điểm
+ Hai đội trả lời và lật ra ô chữ theo thứ tự lượt chơi của mình, nếu không trả
lời được bị trừ 2 điểm, đội kia sẽ được quyền trả lời và lật ô chữ đó, đúng được 8 điểm, sai thì không bị trừ điểm.
+ Hai đội không trả lời được, thì ô chữ đó bị bỏ qua để giành ưu tiên cho khán giả sau khi đã lật hết hàng cuối cùng của ô chữ. (có phần thưởng cho khán giả)
+ Hai đội có quyền trả lời từ khóa bất kì lúc nào, nhưng nếu đoán sai bị loại khỏi cuộc chơi và đội còn lại tiếp tục trả lời hết các câu hỏi còn lại để tìm ra từ khóa + Không đoán được từ khóa, thì sẽ được gợi ý, sau mỗi gợi ý số điểm của từ khóa bị trừ đi 5 điểm.