7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.4. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM
3.4.1 Chọn lớp thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành vào đầu tháng 4 năm học 2008 – 2009. Ba trường thực nghiệm là: THPT Phú Mỹ, THPT Trần Hưng Đạo, trường THPT Hắc Dịch thuộc huyện Tân Thành -Tỉnh Bà Rịa – VT. (xem bảng 3.1)
Bảng 3.1. Danh sách trường, lớp và giáo viên tham gia thực nghiệm
Trường THPT Họ tên giáo viên Lớp TN Lớp ĐC Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số
Phú Mỹ Nguyễn Văn Thành 12A8 41 12A4 39
Trần Hưng Đạo Lương Thị Viên 12A1 45 12A2 45
Hắc Dịch Đậu Văn Kiên 12A1 35 12A3 36
Tổng số 3 giáo viên 3 lớp 121 3 lớp 120 3.4.2. Phương pháp thực nghiệm
- Để việc thực nghiệm đúng ý đồ và đúng mục đích, trước khi tiến hành chúng tôi gặp gỡ các giáo viên dạy ở các lớp trên, trao đổi một cách cụ thể về mục tiêu, nội dung và cách thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
- Soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng chung cho cả học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Lớp thực nghiệm được tham gia các hoạt động ngoại khóa có giáo dục hướng nghiệm, lớp đối chứng không được tham gia.
Các hoạt động thực nghiệm được chọn từ các bài thiết kế minh họa trong đề tài.
* Trò chơi địa lí
- Lớp thực nghiệm: 12A1 - Số lượng học sinh tham gia: 45
- Thành phần tham dự: Cô: Lương Thị Viên, Thầy: Trần văn Thành (giáo viên địa lí).
- Thời gian tiến hành: sáng chủ nhật 05/04/2009.
- Địa điểm: Phòng học - trường THPT Trần Hưng Đạo. - Lớp 12A1- Số lượng học sinh tham gia: 35
- Thành phần tham dự: Thầy: Đậu Văn Kiên, cô: Nguyễn Thị Mỹ Trung (giáo viên địa lí).
- Thời gian tiến hành: sáng chủ nhật 12/04/2009. - Địa điểm: tại: phòng học - trường THPT Hắc Dịch. - Lớp 12A8 - Số lượng học sinh tham gia: 41
- Thành phần tham dự: Thầy Nguyễn Văn Thành, Cô: Đặng Thị Sâm, cô Nguyễn Thị Mỹ Trung (giáo viên địa lí).
- Thời gian tiến hành: sáng chủ nhật 19/04/2009. - Địa điểm: tại hội trường 2- trường THPT Phú Mỹ.
* Thông tin địa lí:
- Lớp thực nghiệm: 12A1 trường THPT Hắc Dịch, 12A1 trường THPT Trần Hưng Đạo, 12A8 trường THPT Phú Mỹ.
- Thời gian tiến hành thu thập thông tin từ 12/04 đến 26/04/2009, nộp lại cho giáo viên bộ môn duyệt hạn chót 26/04/2009.
- Học sinh sẽ dán các thông tin về các ngành nghề nông – lâm – ngư – nghiệp vào bản tin của lớp vào 27/04/2009.
* Triển lãm địa lí:
- Lớp thực nghiệm: 12A8
- Thành phần tham dự: Thầy: Nguyễn Văn Thành, Cô: Đặng Thị Sâm, cô Nguyễn Thị Mỹ Trung (giáo viên địa lí).
- Thời gian tiến hành: sáng chủ nhật 03 /05/2009. - Địa điểm: tại hội trường 2 - trường THPT Phú Mỹ.
- Số lượng mô hình tham dự: 4 mô hình công nghiệp, 2 mô hình giao thông (cầu cảng và hệ thống đường trong đô thị).
3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 3.5.1. Kết quả về mặt định tính
Qua thực nghiệm chúng tôi thấy hiệu quả của việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 12 như sau:
* Đối với lớp thực nghiệm (TN)
- Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa giáo dục hướng nghiệp các em rất thích vì: - Các em hiểu biết ngành, nghề nhiều hơn.
- Các em thừa nhận rằng: nếu như không tổ chức hoạt động ngoại khóa thì việc chọn ngành, nghề để làm hồ sơ tuyển sinh vào các trường của các em rất băn khoăn và phải hỏi người thân.
- Các em bớt lo lắng nếu như không đỗ tốt nghiệp hoặc không vào được các trường đại học, cao đẳng,... thì em sẽ có phương hướng cho nghề khác. Điều này các em đã nhận thức được qua hoạt động ngoại khóa hướng nghiệp. Các em đã hiểu nhiều về nghề, những nghề không đòi hỏi trình độ cao.
- Qua hoạt động ngoại khóa giúp các em hiểu sâu hơn về các ngành nghề ở nước ta hiện nay, cũng như mở rộng được kiến thức bài học địa lí.
- Các em nhận ra cái sai của mình khi chọn nghề như: còn đánh giá cao nghề này và coi thấp nghề kia. Hơn nữa, các em còn biết được những kiến thức cần có khi chọn nghề như biết tình hình phát triển của ngành đó, triển vọng của nghề, các yêu cầu và các điều kiện của nghề.
* Đối với lớp đối chứng (ĐC)
Vì không được tham gia các hoạt động ngoại khóa nên khi cho trắc nghiệm kết quả là:
- Việc hiểu biết về ngành, nghề của các em còn ít và chưa sâu.
- Khi học môn địa lí trên lớp các em hầu như chỉ biết rất chung chung về các ngành kinh tế, thậm chí rất mơ hồ, điều này cũng dễ hiểu vì giáo viên không có nhiều thời gian để giải thích, khắc sâu kiến thức ngành, nghề.
- Khi chọn ngành, nghề làm hồ sơ tuyển sinh đa số các em còn băn khoăn không biết chọn nghề nào, rất nhiều em trả lời phải hỏi bố mẹ, bạn bè...
- Các em lo lắng nhiều vì nếu như không thi đỗ THPT hoặc các trường đại học, cao đẳng,... thì có nghề nghiệp nào để chọn không, điều này do các em biết quá ít về nghề trong các ngành kinh tế ở nước ta hiện nay.
- Cũng chính vì thiếu hiểu biết về ngành nghề mà các em còn đánh giá thấp nghề này và coi trọng nghề khác.
3.5.2. Kết quả về mặt định lượng
Bằng phương pháp lấy kết quả thực nghiệm thông qua phát phiếu trắc nghiệm. Chúng tôi phát ra: 121 phiếu cho các lớp thực nghiệm và 120 phiếu cho các lớp đối chứng để học sinh trả lời hệ thống câu hỏi (xem mẫu phiếu trắc nghiệm ở phụ lục số 3), kết quả như sau: (xem bảng 3.2)
Bảng 3.2. Kết quả thực nghiệm qua phiếu trắc nghiệm (tỉ lệ %)
Câu hỏi Lớp Đáp án A B C D E Câu 1 TN 72,7% 18,2% 9,1% - - ĐC 68,3% 24,2% 7,5% - - Câu 2 TN 78,5% 14,1% 7,4% - - ĐC 67,5% 13,3% 19,2% - - Câu 3 TN 3,3% 86,8% 9,9% - - ĐC 12,5% 76,7% 10,8% - - Câu 4 TN 62,0% 24,8% 13,2% - - ĐC 50,0% 31,7% 18,3% - - Câu 5 TN 25,7% 61,2% 13,1% - - ĐC 37,5% 49,2% 13,3% - - Câu 6 TN 77,7% 5,0% 17,3% - - ĐC 66,7% 6,7% 26,6% - - Câu 7 TN 33,1% 57,0% 9,9% - - ĐC 43,3% 41,7% 15,0% - - Câu 8 TN 14,9% 9,9% 75,2% - - ĐC 19,2% 12,5% 68,3% - - Câu 9 TN 0% 84,3% 15,7% - - ĐC 0% 75,0% 25,0% - - Câu 10 TN 8,3% 84,3% 7,4% - - ĐC 15% 76,7% 8,3% - - Câu 11 TN 12,4% 79,3% 8,3% - - ĐC 6,7% 83,3% 10,0% - - Câu 12 TN 10,0% 16,5% 25,6% 19% 28,9%
ĐC 7,5% 20,8% 23,3% 26,7% 21,7% Tóm lại: hiệu quả của việc giáo dục hướng nghiệp thông qua tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lí như sau:
- Đối với lớp thực nghiệm, khi tổ chức hoạt động ngoại khóa có gắn với hướng nghiệp thì các em hiểu biết ngành nghề của nước ta hiện nay nhiều hơn, còn đối với lớp đối chứng không được học ngoại khóa theo định hướng hướng nghiệp thì sự hiểu biết nghề của các em ít. Hai nhóm trên được thể hiện qua tỉ lệ: lớp TN: 54,0% / lớp ĐC: 46,0%
- Việc chọn ngành nghề để đăng ký làm hồ sơ tuyển sinh vào các trường đại học hiện nay đối với những học sinh được tổ chức ngoại khóa hướng nghiệp dễ hơn. Những băn khoăn khi chọn ngành nghề hoặc chọn đại ngành nghề của các em đã giảm nhiều so với những em không được tham gia ngoại khóa hướng nghiệp, cụ thể như sau: + Tỉ lệ học sinh cho là dễ chọn ngành nghề để đăng ký làm hồ sơ tuyển sinh vào các trường đại học lớp TN: 55,6% / lớp ĐC: 44,4%
+ Tỉ lệ học sinh còn băn khoăn khi chọn ngành nghề để đăng ký làm hồ sơ tuyển sinh vào các trường đại học lớp TN: 44,1%/ lớp ĐC: 55,9%
+ Tỉ lệ học sinh chọn đại ngành nghề nào đó để đăng ký làm hồ sơ tuyển sinh vào các trường đại học lớp TN:42,1%/ lớp ĐC: 57,9%
- Số học sinh biết đầy đủ về các thông tin cần có khi chọn nghề ở lớp thực nghiệm nhiều hơn so với lớp đối chứng, cụ thể tỉ lệ: TN: 52,6% /ĐC:47,4%.
- Nói về phân biệt ngành nghề, tính chất nghề, lĩnh vực nghề…cho thấy: đối với lớp đối chứng các em thường đánh giá sai về các ngành, nghề còn đối với lớp thực nghiệm các em nhận định tốt hơn. Tỉ lệ học sinh nhận định đúng về ngành nghề giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cụ thể: lớpTN:53,2% / lớp ĐC:46,8%