Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT qua tổ chức triển lãm địa lí

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa (Trang 63)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.4. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT qua tổ chức triển lãm địa lí

2.3.4.1. Triển lãm địa lí

Triển lãm địa lí là hình thức tổ chức triển lãm các sự vật, hiện tượng địa lí hay các sản phẩm khác nhau trong hoạt động của xã hội, của học sinh trong nhà trường phổ thông.

2.3.4.2. Tác dụng triển lãm địa lí

- Thông qua việc tổ chức triển lãm các tranh ảnh, mẫu vật về các ngành nghề kinh tế mà chính học sinh đã tự thu thập, sưu tầm, nhằm giúp các em tiếp cận với những mô hình, các công trình xây dựng, các khu vực sản xuất.... Qua đó các em thấy được những thành tựu về kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ của nước ta nói chung, của địa phương nói riêng. Từ đó tạo hứng thú cho học sinh trong học tập môn địa lí cũng như tìm hiểu các ngành, nghề tương lai.

- Qua triển lãm, các em sẽ có dịp cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, hoạt động nghề nghiệp và giới thiệu những nơi công tác, làm việc mà mình sẽ chọn lựa trong tương lai. Từ đó giúp học sinh yêu lao động, yêu nghề nghiệp hơn.

2.3.4.3. Cách thức tổ chức triển lãm để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12

- Giáo viên tập hợp các lớp 12, thông báo cho các em biết mục đích tổ chức triển lãm địa lí và phổ biến các vấn đề sau:

+ Thời gian, chủ đề và thể lệ tham gia triển lãm.

+ Chọn nơi triển lãm có thể là hội trường, phòng học… - Giáo viên hướng dẫn công tác chuẩn bị, gồm:

+ Trang trí phòng triển lãm.

+ Phải có khẩu hiệu, phông màn, hoa.

* Lưu ý về tổ chức triển lãm để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh:

+ Nên chọn ngày triển lãm, có thể là nhân dịp ngày lễ, ngày kỉ niệm, ngày hội nào đó…

+ Nên chọn cách thức tổ chức sao cho phù hợp với điều kiện của nhà trường và học sinh, tránh lãng phí về thời gian và tiền bạc của học sinh.

+ Triển lãm cần gắn nội dung hướng nghiệp để thông qua đó giáo dục cho học sinh. • Thiết kế minh họa triển lãm địa lí có giáo dục hướng nghiệp.

Trước hoặc sau khi học sinh học xong bài học về địa lí công nghiệp hoặc địa lí giao thông vận tải, giáo viên tổ chức cuộc triển lãm về thiết kế mô hình các khu công nghiệp hoặc các công trình giao thông.

- Mục tiêu: tạo sân chơi cho những học sinh 12 chuẩn bị bước vào đời, chuẩn bị chọn nghề nghiệp tương lai, các em sẽ tự mình thiết kế những công trình kinh tế mà các em sẽ tiếp xúc trong tương lai, hay thể hiện ước mơ của mình.

- Thời gian: chính thức của Triển lãm: từ 08 giờ đến 11 giờ ngày 10/05/2009.

- Địa điểm: Hội trường 2 - trường PTTH Phú Mỹ.

- Số lượng: Mỗi lớp thiết kế ít nhất một mô hình. Mỗi cá nhân cũng có thể thiết kế mô hình riêng để tham gia triển lãm.

* Quy chế tham gia triển lãm

- Khi đăng ký phải ghi rõ số lượng.

- Lớp nào đã đăng ký nhưng không đến tham gia lớp đó sẽ bị trừ điểm thi đua. - Thành viên phải mang mô hình thiết kế đến triển lãm đúng ngày giờ đã quy định. - Khi bàn giao mô hình cho Ban tổ chức (BTC), thành viên sẽ kí tên vào sổ chứng nhận lớp và các thành viên tham gia triển lãm.

- Vị trí mô hình trưng bày là quyết định của BTC, các thành viên không được tùy tiện sắp xếp.

- Chỉ lấy mô hình về khi triển lãm đã kết thúc.

- Thành viên nào không tuân theo các quy chế triển lãm sẽ bị BTC nhắc nhở hay loại khỏi triển lãm.

* Điều kiện cho mô hình dự thi

- Chất liệu để thiết kế mô hình là những vật dụng nhẹ như: các tấm xốp, vỏ lon nước giải khát, vỏ hộp giấy,…không dùng các vật liệu nặng như gỗ.

* Điều kiện loại

- Mô hình không đúng chủ đề, thiếu các chú thích hoặc thiết kế quá sơ sài. - Không đúng chất liệu như đã quy định.

* Quy chế bình chọn mô hình đẹp

Tiến hành chấm làm 2 vòng .

Vòng chấm sơ tuyển của Ban Giám Khảo:

- Ban Giám Khảo sẽ phân loại mô hình dự thi theo 2 thể loại: Bảng A: mô hình công trình công nghiệp và Bảng B: mô hình công trình giao thông.

- Ban giám khảo chấm điểm vòng sơ tuyển dựa trên các tiêu chuẩn của Ban tổ chức.

- Ban giám khảo (BGK) sẽ công bố danh sách số lượng mô hình cho mỗi bảng thể loại dự thi được vào vòng bình chọn mô hình đẹp (số lượng mô hình vào vòng trong là do BGK quyết định dựa trên tổng số lượng mô hình dự thi ở mỗi lĩnh vực).

Vòng bình chọn mô hình đẹp.

- Tất cả mọi người (không phân biệt có là thành viên của lớp hay không) đều được phát phiếu bình chọn và tham gia bình chọn.

- Chỉ bình chọn những mô hình dự thi đã được BGK công bố vào vòng bình chọn. - Việc kiểm phiếu bình chọn là do bộ phận kiểm phiếu của Ban tổ chức chỉ định - Kết quả mô hình đoạt giải là do Ban tổ chức (BTC) công bố dựa trên kết quả kiểm phiếu sẽ không giải quyết bất kỳ khiếu nại nào liên quan đến vấn đề này.

* Cơ cấu giải thưởng

- Có tất cả 6 giải thưởng: 2 hạng nhất, 2 hạng nhì và 2 hạng ba được chia đều cho hai bảng thể loại dự thi.

- Mỗi giải thưởng sẽ nhận được tiền thưởng hoặc quà tặng.

- Những mô hình đoạt giải sẽ được giữ lại tại tổ bộ môn để làm tư liệu hướng nghiệp cho năm sau.

- Thành viên chủ nhân của những mô hình đoạt giải sẽ được công bố tên và tham gia vào thành viên Ban tổ chức.

* Vận động đóng góp và tài trợ cho cuộc triển lãm.

Ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Tổ bộ môn và các đơn vị sản xuất kinh doanh,.. các cá nhân, các bạn thành viên tham gia đóng góp tài chính và công sức một cách thiết thực vào việc chuẩn bị cho triển lãm.

- Mọi đóng góp tài chính của các tổ chức, đơn vị hay cá nhân đều mang tính chất tự nguyện và không kèm theo bất kỳ điều kiện nào.

- Tài chính đóng góp chỉ dùng vào mục đích duy nhất là phục vụ cho cuộc triển lãm.

- Sau cuộc triển lãm BTC phải công khai các khoản chi thu.

- Tất cả các đóng góp xin liên hệ Tổ bộ môn, BTC nhận tiền và tặng phẩm.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM

Thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa địa lí.

3.2. NGUYÊN TẮC THỰC NGHIỆM

- Đảm bảo tính khách quan, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tổ chức các hoạt động ngoại khóa địa lí ở các trường khu vực huyện Tân Thành - tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.

- Các Trò chơi địa lí, Thông tin địa lí, Câu lạc bộ địa lí, Triễn lãm địa lí phải có nội dung phù hợp với chương trình, phù hợp với lứa tuổi mà đề tài đã nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng của việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa địa lí để hướng nghiệp cho học sinh 12.

- Thực nghiệm phải bảo đảm đúng đối tượng là học sinh lớp 12 THPT.

3.3. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM

Tiến hành tổ chức một số hoạt động ngoại khóa - Thông tin địa lí

- Trò chơi địa lí - Triễn lãm địa lí

Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi chọn các bài trong chương trình địa lí 12 phần địa lí kinh tế để thiết kế các trò chơi và đố vui địa lí gồm các bài sau:

Bài 21. Đặc điểm nề nông nghiệp nước ta

Bài 26. Cơ cấu ngành công nghiệp

Bài 27. Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Bài 30. Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Lí do chọn những bài này vì, trong chương trình địa lí 12 có 2 mảng kiến thức: Kiến thức về tự nhiên và kiến thức kinh tế - xã hội. những bài được chọn là những bài mang tính chất đại diện cho mảng kiến thức về địa lí kinh tế có thể lồng ghép giáo dục hướng nghiệp.

Các hình thức được lựa chọn để tiến hành thực nghiệm: Trò chơi địa lí, Thông tin địa lí, Triễn lãm địa lí. Đây là những hoạt động cơ bản, có tính phổ biến vừa tạo vui chơi lành mạnh, vừa có tác dụng giáo dục.

3.4. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM3.4.1 Chọn lớp thực nghiệm 3.4.1 Chọn lớp thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành vào đầu tháng 4 năm học 2008 – 2009. Ba trường thực nghiệm là: THPT Phú Mỹ, THPT Trần Hưng Đạo, trường THPT Hắc Dịch thuộc huyện Tân Thành -Tỉnh Bà Rịa – VT. (xem bảng 3.1)

Bảng 3.1. Danh sách trường, lớp và giáo viên tham gia thực nghiệm

Trường THPT Họ tên giáo viên Lớp TN Lớp ĐC Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số

Phú Mỹ Nguyễn Văn Thành 12A8 41 12A4 39

Trần Hưng Đạo Lương Thị Viên 12A1 45 12A2 45

Hắc Dịch Đậu Văn Kiên 12A1 35 12A3 36

Tổng số 3 giáo viên 3 lớp 121 3 lớp 120 3.4.2. Phương pháp thực nghiệm

- Để việc thực nghiệm đúng ý đồ và đúng mục đích, trước khi tiến hành chúng tôi gặp gỡ các giáo viên dạy ở các lớp trên, trao đổi một cách cụ thể về mục tiêu, nội dung và cách thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

- Soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng chung cho cả học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

- Lớp thực nghiệm được tham gia các hoạt động ngoại khóa có giáo dục hướng nghiệm, lớp đối chứng không được tham gia.

Các hoạt động thực nghiệm được chọn từ các bài thiết kế minh họa trong đề tài.

* Trò chơi địa lí

- Lớp thực nghiệm: 12A1 - Số lượng học sinh tham gia: 45

- Thành phần tham dự: Cô: Lương Thị Viên, Thầy: Trần văn Thành (giáo viên địa lí).

- Thời gian tiến hành: sáng chủ nhật 05/04/2009.

- Địa điểm: Phòng học - trường THPT Trần Hưng Đạo. - Lớp 12A1- Số lượng học sinh tham gia: 35

- Thành phần tham dự: Thầy: Đậu Văn Kiên, cô: Nguyễn Thị Mỹ Trung (giáo viên địa lí).

- Thời gian tiến hành: sáng chủ nhật 12/04/2009. - Địa điểm: tại: phòng học - trường THPT Hắc Dịch. - Lớp 12A8 - Số lượng học sinh tham gia: 41

- Thành phần tham dự: Thầy Nguyễn Văn Thành, Cô: Đặng Thị Sâm, cô Nguyễn Thị Mỹ Trung (giáo viên địa lí).

- Thời gian tiến hành: sáng chủ nhật 19/04/2009. - Địa điểm: tại hội trường 2- trường THPT Phú Mỹ.

* Thông tin địa lí:

- Lớp thực nghiệm: 12A1 trường THPT Hắc Dịch, 12A1 trường THPT Trần Hưng Đạo, 12A8 trường THPT Phú Mỹ.

- Thời gian tiến hành thu thập thông tin từ 12/04 đến 26/04/2009, nộp lại cho giáo viên bộ môn duyệt hạn chót 26/04/2009.

- Học sinh sẽ dán các thông tin về các ngành nghề nông – lâm – ngư – nghiệp vào bản tin của lớp vào 27/04/2009.

* Triển lãm địa lí:

- Lớp thực nghiệm: 12A8

- Thành phần tham dự: Thầy: Nguyễn Văn Thành, Cô: Đặng Thị Sâm, cô Nguyễn Thị Mỹ Trung (giáo viên địa lí).

- Thời gian tiến hành: sáng chủ nhật 03 /05/2009. - Địa điểm: tại hội trường 2 - trường THPT Phú Mỹ.

- Số lượng mô hình tham dự: 4 mô hình công nghiệp, 2 mô hình giao thông (cầu cảng và hệ thống đường trong đô thị).

3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 3.5.1. Kết quả về mặt định tính

Qua thực nghiệm chúng tôi thấy hiệu quả của việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 12 như sau:

* Đối với lớp thực nghiệm (TN)

- Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa giáo dục hướng nghiệp các em rất thích vì: - Các em hiểu biết ngành, nghề nhiều hơn.

- Các em thừa nhận rằng: nếu như không tổ chức hoạt động ngoại khóa thì việc chọn ngành, nghề để làm hồ sơ tuyển sinh vào các trường của các em rất băn khoăn và phải hỏi người thân.

- Các em bớt lo lắng nếu như không đỗ tốt nghiệp hoặc không vào được các trường đại học, cao đẳng,... thì em sẽ có phương hướng cho nghề khác. Điều này các em đã nhận thức được qua hoạt động ngoại khóa hướng nghiệp. Các em đã hiểu nhiều về nghề, những nghề không đòi hỏi trình độ cao.

- Qua hoạt động ngoại khóa giúp các em hiểu sâu hơn về các ngành nghề ở nước ta hiện nay, cũng như mở rộng được kiến thức bài học địa lí.

- Các em nhận ra cái sai của mình khi chọn nghề như: còn đánh giá cao nghề này và coi thấp nghề kia. Hơn nữa, các em còn biết được những kiến thức cần có khi chọn nghề như biết tình hình phát triển của ngành đó, triển vọng của nghề, các yêu cầu và các điều kiện của nghề.

* Đối với lớp đối chứng (ĐC)

Vì không được tham gia các hoạt động ngoại khóa nên khi cho trắc nghiệm kết quả là:

- Việc hiểu biết về ngành, nghề của các em còn ít và chưa sâu.

- Khi học môn địa lí trên lớp các em hầu như chỉ biết rất chung chung về các ngành kinh tế, thậm chí rất mơ hồ, điều này cũng dễ hiểu vì giáo viên không có nhiều thời gian để giải thích, khắc sâu kiến thức ngành, nghề.

- Khi chọn ngành, nghề làm hồ sơ tuyển sinh đa số các em còn băn khoăn không biết chọn nghề nào, rất nhiều em trả lời phải hỏi bố mẹ, bạn bè...

- Các em lo lắng nhiều vì nếu như không thi đỗ THPT hoặc các trường đại học, cao đẳng,... thì có nghề nghiệp nào để chọn không, điều này do các em biết quá ít về nghề trong các ngành kinh tế ở nước ta hiện nay.

- Cũng chính vì thiếu hiểu biết về ngành nghề mà các em còn đánh giá thấp nghề này và coi trọng nghề khác.

3.5.2. Kết quả về mặt định lượng

Bằng phương pháp lấy kết quả thực nghiệm thông qua phát phiếu trắc nghiệm. Chúng tôi phát ra: 121 phiếu cho các lớp thực nghiệm và 120 phiếu cho các lớp đối chứng để học sinh trả lời hệ thống câu hỏi (xem mẫu phiếu trắc nghiệm ở phụ lục số 3), kết quả như sau: (xem bảng 3.2)

Bảng 3.2. Kết quả thực nghiệm qua phiếu trắc nghiệm (tỉ lệ %)

Câu hỏi Lớp Đáp án A B C D E Câu 1 TN 72,7% 18,2% 9,1% - - ĐC 68,3% 24,2% 7,5% - - Câu 2 TN 78,5% 14,1% 7,4% - - ĐC 67,5% 13,3% 19,2% - - Câu 3 TN 3,3% 86,8% 9,9% - - ĐC 12,5% 76,7% 10,8% - - Câu 4 TN 62,0% 24,8% 13,2% - - ĐC 50,0% 31,7% 18,3% - - Câu 5 TN 25,7% 61,2% 13,1% - - ĐC 37,5% 49,2% 13,3% - - Câu 6 TN 77,7% 5,0% 17,3% - - ĐC 66,7% 6,7% 26,6% - - Câu 7 TN 33,1% 57,0% 9,9% - - ĐC 43,3% 41,7% 15,0% - - Câu 8 TN 14,9% 9,9% 75,2% - - ĐC 19,2% 12,5% 68,3% - - Câu 9 TN 0% 84,3% 15,7% - - ĐC 0% 75,0% 25,0% - - Câu 10 TN 8,3% 84,3% 7,4% - - ĐC 15% 76,7% 8,3% - - Câu 11 TN 12,4% 79,3% 8,3% - - ĐC 6,7% 83,3% 10,0% - - Câu 12 TN 10,0% 16,5% 25,6% 19% 28,9%

ĐC 7,5% 20,8% 23,3% 26,7% 21,7% Tóm lại: hiệu quả của việc giáo dục hướng nghiệp thông qua tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lí như sau:

- Đối với lớp thực nghiệm, khi tổ chức hoạt động ngoại khóa có gắn với hướng nghiệp thì các em hiểu biết ngành nghề của nước ta hiện nay nhiều hơn, còn

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w