Nguyên tắc xác định nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa (Trang 30 - 32)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.1. Nguyên tắc xác định nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp

LỚP 12 THPT QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỊA LÍ

2.2.1. Nguyên tắc xác định nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT qua các hoạt động ngoại khóa địa lí THPT qua các hoạt động ngoại khóa địa lí

Để khai thác tốt các nội dung giáo dục hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa địa lí cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

2.2.1.1. Nguyên tắc 1: Bám sát nội dung chương trình địa lí 12 đã được Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành

Việc xác định nội dung phải nhất thiết bám vào nội dung chương trình do Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành. Đó chính là những nội dung giáo dục được cụ thể hóa và mang tính pháp lí. Giáo viên sẽ không mất nhiều thời gian để tìm tòi, chắt lọc

những nội dung kiến thức về hướng nghiệp. Từ những sắp xếp logic theo thứ tự các bài học, yêu cầu giáo viên phải:

- Khai thác kiến thức có giáo dục hướng nghiệp có trong SGK Địa lí 12. - Sắp xếp nội dung hướng nghiệp một cách hợp lí nhất.

Từ những nội dung trên giúp cho giáo viên thực hiện việc giáo dục hướng nghiệp trở nên hiệu quả.

2.2.1.2. Nguyên tắc 2: Cụ thể hóa những nội dung có liên quan đến hướng nghiệp mà sách giáo khoa có đề cập

Thực tế nội dung kiến thức trong sách giáo khoa địa lí 12 mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát về đặc điểm chung của các phần địa lí tự nhiên, địa lí dân cư và các ngành kinh tế nước ta. Đặc biệt phần kinh tế ngành, sách mới chỉ đề cập chung chung đặc điểm và phân bố chứ chưa nói gì đến ngành nghề theo hướng nghiệp cho học sinh. Do đó, trong quá trình dạy học địa lí 12, giáo viên phải cụ thể một số ngành sao cho có liên quan đến hướng nghiệp mà sách giáo khoa đề cập. Ví dụ: Phát triển nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa. Ở vấn đề này cần nói lên sự liên kết nông nghiệp - công nghiệp chế biến và dịch vụ nông thôn, vì vậy sẽ tạo ra nhiều nghề trong lĩnh vực nông nghiệp. Kinh tế nông thôn nhanh chóng thay đổi. Trên địa bàn này sẽ có nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp chế biến và gia công, các trang trại và hệ thống dịch vụ nông nghiệp, nông thôn… Sự phát triển này đòi hỏi người lao động ngày càng phải nâng cao học vấn, chuyên sâu nghiệp vụ mới đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực cạnh tranh của nông sản. Từ đây giáo viên sẽ giới thiệu một số nghề trong ngành nông nghiệp như: Nghề làm vườn, nghề nuôi cá, nghề thú y, nghề chăn nuôi gia cầm,…theo thiết kế nội dung và hình thức hoạt động ngoại khóa của mình.

2.2.1.3. Nguyên tắc 3: Không làm biến nội dung bài dạy học địa lí thành bài giáo dục hướng nghiệp.

Giáo viên phải kết hợp hài hòa giữa giáo dục hướng nghiệp với kiến thức địa lí. Phải lồng ghép nội dung giáo dục hướng nghiệp vào nội dung bài học địa lí chứ không được tách rời hoặc liên kết gò ép. Có như thế mới bảo đảm tính khoa học và mang lại hiệu quả cao trong giáo dục hướng nghiệp. Vì vậy, giáo viên phải xác định được nhiệm vụ giảng dạy, mục tiêu bài dạy học địa lí, từ đó xác định nội dung giáo dục sao cho hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w