coli và Salmonella gây tiêu chảy trên gà làm tổn thất kinh tế đáng kể cho nhà chăn nuôi, bệnh xảy ra khắp nơi và thường xuyên xuất hiện trong các chuồng trại nuôi khép kín.. Việc phát tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
PHÂN LẬP VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI VÀ
SALMONELLA TRÊN GÀ BỊ TIÊU CHẢY TẠI
HAI TRẠI GÀ THỊT THUỘC HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH SÓC TRĂNG
Cần Thơ, 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Luận văn tốt nghiệp Ngành THÚ Y
Tên đề tài
MSSV: 3092665 Lớp: CN0967A2 – K35B
PHÂN LẬP VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI VÀ
SALMONELLA TRÊN GÀ BỊ TIÊU CHẢY TẠI
HAI TRẠI GÀ THỊT THUỘC HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH SÓC TRĂNG
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: “Phân lập vi khuẩn Escherichia Coli và Salmonella trên gà bị tiêu chảy
tại hai trại gà thịt thuộc huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng”, do sinh viên Nguyễn Thanh Hiền thực hiện tại phòng thí nghiệm vệ sinh thực phẩm, Bộ môn
Thú Y, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ Từ
tháng 8/2013 đến tháng 11/2013
TS Lý Thị Liên Khai
Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2013
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Qua bao năm học tập, hôm nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn ngoài nổ lực của bản thân, còn có nguồn động viên và dạy bảo tận tình của cha mẹ và thầy cô Tôi xin thành kính dâng lên cha mẹ lòng biết ơn sâu sắc, người đã dành cả cuộc đời cho tôi cất bước đến trường
Xin chân thành ghi nhớ công ơn cô Lý Thị Liên Khai là người đã hết lòng lo lắng, chỉ bảo, động viên trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài Quý thầy cô Bộ
môn Thú Y và Bộ môn Chăn Nuôi đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu, lẫn nhận thức xã hội trong quá trình học tập tại trường
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty chăn nuôi CP đã hết lòng tạo điều kiện
thuân lợi cho tôi trong suốt quá trình lấy mẫu Các cô, chú, anh, chị của 2 trại chăn nuôi ở tỉnh Sóc Trăng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong lúc lấy mẫu Cùng tất cả các anh chị cao học k18, 19 các bạn bè của lớp Thú y K35 các em thú y k36, 37 đã
động viên, chia sẽ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài
Cuối lời xin chúc quý thầy cô cùng anh, chị, em và các bạn dồi dào sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống !!
Nguyễn Thanh Hiền
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 6Mục lục
Trang tựa i
Trang duyệt ii
Lời cảm ơn iii
Danh mục chữ viết tắt iv
Mục lục v
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
Tóm lược ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vi khuẩn E coli và Salmonella trên gà 3
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 3
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 4
2.2 Các nguyên nhân gây tiêu chảy trên gà 4
2.2.1 Các nguyên nhân không truyền nhiễm dẫn đến tiêu chảy trên gà 4
2.2.2 Vi khuẩn E coli gây bệnh tiêu chảy trên gà 6
2.2.3 Vi khuẩn Salmonella gây bệnh tiêu chảy trên gà 12
2.2.4 Các bệnh truyền nhiễm thường ghép với vi khuẩn E coli gây
bệnh tiêu chảy trên gà 20
2.2.4.1 Bệnh đường hô hấp trên gà 20
2.2.4.2 Bệnh Gumboro trên gà 20
2.2.4.3 Bệnh Newcastle trên gà 21
2.2.4.4 Bệnh cầu trùng trên gà 22
2.2.5 Tình hình vệ sinh và phòng bệnh tại hai trại lấy mẫu 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Phương tiện thí nghiệm 24
3.1.1 Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu 24
Trang 73.1.2 Hóa chất và môi trường 24
3.1.3 Thiết bị, dụng cụ, máy móc 24
3.2 Phương pháp nghiên cứu 24
3.2.1 Phương pháp chẩn đoán bệnh tiêu chảy do nhiễm E coli và
Salmonella trên gà 24
3.2.2 Phương pháp lấy mẫu 25
3.2.3 Phương pháp phân lập vi khuẩn E coli 25
3.2.4 Phương pháp phân lập vi khuẩn Salmonella 28
3.2.5 Chỉ tiêu theo dõi 31
3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu 31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
4.1 Kết quả khảo sát tỷ lệ gà bị tiêu chảy chết do nghi nhiễm vi khuẩn
E coli và Salmonella tại hai trại 32
4.2 Khảo sát tần suất xuất hiện triệu chứng và bệnh tích trên gà bị tiêu
chảy chết do nghi nhiễm E coli và Salmonella tại hai trại 35
4.2.1 Tần suất xuất hiện triệu chứng trên gà bị tiêu chảy chết 35
4.2.2 Tần suất xuất hiện bệnh tích trên gà bị tiêu chảy chết 38
4.3 Kết quả phân lập vi khuẩn E coli và Salmonella trên gà bị tiêu
chảy chết tại hai trại 41
4.4 Tỷ lệ hiện diện vi khuẩn E coli và Salmonella trên phân gà khỏe
qua các ngày tuổi ở hai trại .43
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47
5.1 Kết luận 47
5.2 Đề nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ CHƯƠNG 52
Trang 8DANH MỤC BẢNG
4.5 Kết quả phân lập vi khuẩn E coli và Salmonella trên gà bị tiêu chảy
4.8 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella hiện diện trên phân gà khỏe
qua các ngày tuổi
45
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Trang 10TÓM LƯỢC
Bệnh do vi khuẩn E coli và Salmonella gây tiêu chảy trên gà làm tổn thất kinh tế đáng kể cho nhà chăn nuôi, bệnh xảy ra khắp nơi và thường xuyên xuất hiện trong các chuồng trại nuôi khép kín Qua điều tra, mổ khảo sát và lấy mẫu bằng kỹ thuật
vô trùng tại hai trại gà thịt nuôi công nghiệp thuộc tỉnh Sóc Trăng, từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2013 Ghi nhận được 1.703 gà bị tiêu chảy chết do nghi nhiễm
E coli và Salmonella gây ra trong tổng đàn 29.500 con với tỷ lệ 5,77%, trong đó
gà 1 tuần tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (2,16%) Tiến hành thu thập được các mẫu bệnh phẩm gan, lách, ruột non, phân từ 35 con trong 1.703 con gà bị tiêu chảy chết cho thấy tỷ lệ nhiễm E coli rất cao là 100% và Salmonella là 48,57% Khảo sát những con gà bị tiêu chảy chết thấy có xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy phân loãng, màu trắng có lẫn xanh, bết hậu môn với tỷ lệ 100%; các triệu chứng ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn với tỷ lệ 96,18% qua các tuần; bụng gà trễ xệ, tích nước là 6,90%; triệu chứng khò khè, khó thở tuần đầu không thấy xuất hiện, tuần 2 là 28,94%, tuần 3 là 75,15% và tuần 4 là 77,35% Khi mổ khảo sát thấy các bệnh tích điển hình là lòng
đỏ không tiêu (51,42%); viêm ruột (91,43%); bao tim tích nước vàng (77,14%); màng bao tim dầy phủ lớp fibrin (40,00%); viêm gan, gan phủ lớp fibrin (48,57%); túi khí đục (45,71%) các bệnh tích biểu hiện rõ ở tuần 4 Đồng thời tiến hành phân lập 76 mẫu phân gà khỏe cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn E coli với tỷ lệ 46,05% và Salmonella là 26,32%
Trang 11CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gia cầm là nghề truyền thống lâu đời của nông dân ta, nó đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đáp ứng nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho con người và đem lại lợi nhuận khá cao so với một số ngành chăn nuôi khác Do đó, trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm đang trên đà phát triển và đặc biệt là chăn nuôi gà thịt theo mô hình công nghiệp với quy mô lớn và chuồng trại khép kín Mô hình chăn nuôi công nghiệp này đã và đang phát triển khắp Đồng bằng sông Cửu Long nói chung cũng như tỉnh Sóc Trăng nói riêng Hiện nay,
ngành chăn nuôi gà thịt theo mô hình công nghiệp đang phải chịu sự cạnh tranh lớn về chất lượng sản phẩm và giá thành trên thị trường Để nhà chăn nuôi vượt qua thách thức trên và đem lại lợi nhuận cao, ngoài việc phải nắm rõ quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc thì cần phải quan tâm đến những mầm bệnh trên gia cầm, cách lây lan và những thiệt hại do chúng gây ra, để có hướng giải quyết kịp thời
Việc phát triển đàn gà một cách nhanh chóng tạo ra sản phẩm đáp ứng theo nhu cầu của thị trường đã làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh, phát sinh nhiều mầm bệnh trong đó bệnh tiêu chảy trên gà xuất hiện thường xuyên dẫn đến gà chết, gây thiệt hại đáng kể đến năng suất của đàn, làm chậm thời gian xuất chuồng, ảnh hưởng đến kinh tế người chăn nuôi (Kabir, 2010) Có nhiều nguyên nhân gây bệnh
tiêu chảy trên gà, trong đó vi khuẩn E coli và Salmonella là một trong những
nguyên nhân chủ yếu gây bệnh Hai vi khuẩn này hiện diện thường xuyên trong hệ
tiêu hóa Ngoài ra vi khuẩn E coli còn tồn tại trong phân, thức ăn, nước uống và
chất độn chuồng (Barnes, 2008), nên mỗi khi cơ thể gà bị stress hay mắc các bệnh truyền nhiễm khác làm cho sức đề kháng giảm tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây bệnh thường là các bệnh kế phát Theo kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Thị Thanh Giang (2010), tỷ lệ nhiễm E coli trên phân gà bị tiêu chảy
ở giống gà Ross 308 là 79,69% Ở Bangladesh tỷ lệ nhiễm E coli trên phân gà giò
bị tiêu chảy là 82% (Rahman et al., 2008) Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên giống gà Ross 308 ở tỉnh Đồng Nai là 9,25% (Lưu Hữu Mãnh và ctv.,2010)
Bệnh tiêu chảy trên gà do vi khuẩn E coli và Salmonella gây ra làm chết gà, giảm
số lượng gà trong đàn, gây tổn thất kinh tế cho nhà chăn nuôi là không thể tránh khỏi tại hai trại gà thịt nuôi công nghiêp thuộc huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về hai vi khuẩn này tại đây Do đó,Việc nghiên cứu về những tác hại của hai vi khuẩn này gây ra tại đây là rất cần thiết
Trang 12Xuất phát từ tình hình thực tế trên và được sự phân công của Bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, nên tiến hành
thực hiện đề tài “Phân lập vi khuẩn Escherichia Coli và Salmonella trên gà bị
tiêu chảy tại hai trại gà thịt thuộc huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng ”
Mục tiêu của đề tài
- Khảo sát tỷ lệ gà bị tiêu chảy chết do nhiễm E coli và Salmonella tại hai trại gà
thịt nuôi công nghiệp, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng
- Xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E coli và Salmonella trên gà bị tiêu chảy chết tại
hai trại gà thịt nuôi công nghiệp, thuộc huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng
Trang 13CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vi khuẩn E coli và
Salmonella trên gà
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo nghiên cứu của Hồ Thị Việt Thu (2012), vi khuẩn E coli thường xuyên hiện
diện trong đường ruột và được thải qua phân với số lượng lớn Bệnh có thể lây qua
đường tiêu hóa, qua vết thương ngoài da, qua niêm mạc đường hô hấp bị tổn
thương do Mycoplasma, virus gây bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, virus
Newcastle có độc lực thấp, ngoài ra bệnh có thể lây lan qua trứng do trứng nhiễm
E coli hoặc nhiễm từ vòi trứng hoặc ống dẫn trứng của gà mẹ (có khoảng 26,5%
trứng nhiễm E coli từ gà mẹ bị nhiễm E coli) Tỷ lệ nhiễm trong đàn thông
thường trên 10%, tỷ lệ nhiễm bệnh tăng từ khi gia cầm mới nở ra đến 6 ngày tuổi
Tỷ lệ chết thường thấp hơn 5% nhưng đôi khi có thể lên đến 20%
Bùi Thị Bích Ngọc (2011), nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Salmonella spp ở trại gà đẻ
nuôi công nghiệp thuộc huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang cho thấy tỷ lệ nhiễm
Salmonella spp trên phân gà đẻ là 7,81%, trên gà 5 tuần tuổi là 10,34%
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Giang (2010), tỷ lệ nhiễm E coli ở giống gà
thịt Ross 308 trên phân gà bị tiêu chảy là 79,69%
Nghiên cứu của Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Nhựt Xuân Dung và Trương Phước Đức
(2010), tỷ lệ nhiễm E coli trên phân gà là 69,05%, đối với Salmonella là 9,25%
trên giống gà Ross 308 ở tỉnh Đồng Nai
Nghiên cứu của Tống Vũ Thắng và Đậu Ngọc Hào (2008), nghiên cứu mối quan
hệ giữa ô nhiễm Salmonella trong thức ăn hỗn hợp, chất độn chuồng đến tỷ lệ
nhiễm Salmonella trong trứng tại 6 cơ sở chăn nuôi gà giống ở thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella trong trứng là 21,90%, thức ăn 21,67%,
chất độn chuồng 18,57%
Nghiên cứu của Lưu Huỳnh Hương và Trần Thị Hạnh (2006), kết quả định type
các chủng Salmonella phân lập từ gà thịt trên địa bàn Hà Nội cho thấy tỷ lệ nhiễm
các chủng như sau: S agona 31,01%, S london 18,6%, S emek 17,83%,
S enteritidis và S typhimurium cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu này
nhưng tỷ lệ rất thấp
Theo Võ Thị Trà An và ctv (2006), nghiên cứu về tình hình nhiễm Salmonella
trên phân và thâm thịt (heo, bò, gà) tại một số tỉnh phía nam Cho thấy Tỷ lệ nhiễm
Salmonella trên phân gà, heo và bò lần lượt là 25,6%, 49,3%, và 32,5%
Trang 14Trần Thị Hạnh và ctv (2006), tỷ lệ nhiễm Salmonella spp phân lập, định type
S typhimurium, S enteritidis ở gà tại một số trại gà giống các tỉnh phía Bắc cho
thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella spp trong phân là 3,3%, mẫu bệnh phẩm là 5%, trứng
là 5,5%, chủng S enteritidis là 7,29%, S typhimurium là 1,04%
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo kết quả nghiên cứu của Muhammad et al (2009), kiểm tra tỷ kệ nhiễm
E coli trên phân gia cầm bệnh chiếm tỷ lệ 82%
Kết quả của Rahman et al (2008), tỷ lệ nhiễm E coli trên phân gà giò bị tiêu chảy
ở Bangladesh là 82%
Theo kết quả nghiên cứu của Raven et al (2004), tại Cộng hòa Liên bang Đức tỷ
lệ nhiễm Salmonella trên mẫu da, cổ, thân thịt sau khi đánh lông của gia súc chiếm
tỷ lệ lên đến 40,4%
Tỷ lệ Salmonella phân lập từ thân thịt gà ở Hoa Kỳ cũng khá cao biến động từ
0 - 36% trên thân thịt gà sau khi trữ đông ( Bailey et al., 2001)
Nghiên cứu của Boonmar và et al (1999), đã báo cáo tỷ lệ nhiễm Salmonella trên
thịt gà tại Thái Lan với tỷ lệ 72% từ mẫu thịt gà tại chợ, 80% ở siêu thị nhỏ, 64% ở siêu thị lớn
Nghiên cứu của Limawong prance (1999), tỷ lệ nhiễm Salmonella trên mẫu phân
của gà thịt nuôi ở các trại chăn nuôi gà thịt công nghiệp là 14,3% tại Nhật Bản
2.2 Các nguyên nhân gây tiêu chảy trên gà
2.2.1 Nguyên nhân không truyền nhiễm dẫn đến tiêu chảy trên gà
Nguồn con giống kém chất lượng
Để tạo ra nguồn con giống chất lượng, gia cầm con khỏe mạnh do nhiều yếu tố tạo nên: đàn gà bố mẹ phải nuôi với chế độ dinh dưỡng tốt, sạch bệnh không mang các mầm bệnh truyền nhiễm Trong quá trình ấp, lò ấp phải đảm bảo vệ sinh, nhiệt độ,
ẩm độ nếu có sai sót sẽ dẫn đến các chứng loạn dưỡng của phôi trứng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành phôi thai làm cho gia cầm con phát triển không bình thường gây ra các bệnh bẩm sinh tạo điều kiện cho các mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh cho gà ngay từ giai đoạn đầu (Võ Bá Thọ, 2000)
Khi đàn gà bố mẹ thiếu dưỡng chất như vitamine B8, B2, vitamine D, vitamine A… các loại muối khoáng dẫn đến hàm lượng các chất dinh dưỡng trong trứng giảm đây là tiền đề cho các chứng loạn dưỡng bắt đầu diễn ra Đàn gà bố mẹ không sạch bệnh, mắc các bệnh truyền nhiễm, các mầm bệnh này xâm nhập vào
Trang 15phôi trong quá trình hình thành trứng ở buồng trứng, hay qua phân trong lúc gà đẻ
để lây bệnh cho gia cầm con (Hồ Thị Việt Thu và ctv., 2012)
Quy trình ấp nở không đạt yêu cầu
Trứng bảo quản quá lâu trước khi ấp dẫn đến nhiều biến đổi về chất lượng sinh học trong trứng, sẽ gây ra những biến đổi bệnh lý trong quá trình phát triển của phôi
Gà con nở ra thường bị dính bẩn do lòng trắng trứng chưa tiêu hết, gà mới nở nặng bụng, yếu ớt, hở rốn là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh xâm nhập phát triển
và gây bệnh cho gà con Trong quá trình ấp có những sai sót về kỹ thuật ấp như nhiệt độ quá cao hay thấp, độ ẩm không thích hợp, độ thông thoáng kém dẫn đến xuất hiện các bệnh bẩm sinh trên gà, ảnh hưởng đến cấu tạo các bộ phận bên trong
cơ thể, đặc biệt là bộ máy tiêu hóa và hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa gà con sẽ
có cơ hội phát triển thành bệnh điển hình là gây nên triệu chứng tiêu chảy và lây lan những con gà khỏe khác (Võ Bá Thọ, 2000)
Nguồn thức ăn cung cấp
Thức ăn không đảm bảo chất lượng, bảo quản trong thời gian dài bị nấm mốc: khi
gà ăn thức ăn có nấm mốc vào đường tiêu hóa sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột, hủy hoại các nhung mao ruột làm cho quá trình trao đổi chất bị phá vỡ, các mô tổ chức và chức năng của gan, lách, xương, tủy… bị ảnh hưởng gây nên hiện tượng suy giảm miễn dịch, gà trở nên yếu và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm Gà bị tiêu chảy liên tục phân loãng toàn nước, trong phân có lẫn thức ăn không tiêu và đôi khi có máu, khi dùng kháng sinh điều trị thì bệnh có giảm, nhưng khi ngưng thuốc thì hiện tượng tiêu chảy lại tiếp tục Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn không thích hợp, cung cấp hàm lượng đạm cao cho gà không đúng giai đoạn, gà hấp thu không hết thải qua phân ra ngoài, tạo môi trường dinh dưỡng cho các mầm bệnh phát triển Hàm lượng muối khoáng trong thức ăn không cân đối, khi thức ăn có hàm lượng muối cao gây rối loạn hệ tiêu hóa do gà uống nhiều nước sinh ra tiêu chảy toàn nước làm giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho các bệnh kế phát nổ ra (Lê Văn Năm, 1999)
Điều kiện môi trường nuôi dưỡng
Gà con bị stress do trong quá trình vận chuyển từ lò ấp về chuồng nuôi, nhiệt độ
úm không đạt yêu cầu thay đổi thất thường, thay đổi thức ăn qua các tuần, vệ vinh môi trường nuôi không tốt, tiêm ngừa dịch bệnh là những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh tiêu chảy trên đàn gà (Lê Văn Năm, 1999)
Trang 162.2.2 Vi khuẩn E coli gây bệnh tiêu chảy trên gà
Giới thiệu vi khuẩn E coli
Trong các vi khuẩn đường ruột, Escherichia coli là vi khuẩn phổ biến nhất, chúng
chiếm 80% vi khuẩn hiếu khí sống ở ruột (Trần Cẩm Vân, 2001) Vi khuẩn này xuất hiện và sinh sống trong ruột động vật chỉ vài giờ sau khi sinh và tồn tại cho
đến khi con vật chết E coli sinh sống bình thường trong đường ruột của người và
động vật, khi các điều kiện nuôi dưỡng, khẩu phần thức ăn, vệ sinh thú y kém, sức
chống đỡ bệnh tật của con vật yếu thì E coli trở nên cường độc và có khả năng gây bệnh (Đào Trọng Đạt và ctv., 1999)
E coli là vi khuẩn hiếu khí chủ yếu trong hệ tiêu hóa của hầu hết các loài động vật,
thường có 107 – 109 vi khuẩn này trên một gram phân Hệ thống tiêu hóa của con
vật mới sinh sẽ nhanh chóng nhiễm vi khuẩn trong đó có E coli tạo nên hệ vi sinh vật đường ruột Nồng độ vi khuẩn E coli thường thấp ở ruột non, tăng dần và có nồng độ cao nhất ở ruột già Hầu hết E coli là sinh vật sống cộng sinh, chúng sống
trong đường ruột nhưng không có hại cho vật chủ Chỉ một phần nhỏ số chủng có thể sản xuất yếu tố độc lực và gây hại con vật (Gyles and Fairbrother, 2010)
Đặc điểm hình thái E coli
Escherichia coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2 – 3µm x 6µm Phần
lớn E coli di động do có lông xung quanh, một số không di động Vi khuẩn không
sinh nha bào, có thể có giáp mô Thân được bao phủ bởi những sợi protein có chức
năng bám dính và giúp cơ thể di động E coli bắt màu gram âm, có thể bắt màu
đều hoặc sẫm ở 2 đầu, khoảng giữa nhạt Nếu cố định bằng acid osmic rồi quan sát
dưới kính hiển vi thấy tế bào E coli có nhân, đó là một khối nằm trong nguyên
sinh chất màu sáng (Nguyễn Như Thanh, 1997)
http://biology.clc.uc.edu/fankhauser/labs/microbiology/gram_stain/Gram_stain_images/index_gram_stain_images.html
Hình 2.1: Vi khuẩn E coli dưới kính hiển vi quang học
Trang 17Tính chất nuôi cấy
Escherichia coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường,
một số chủng có thể phát triển được ở môi trường tổng hợp đơn giản nên chúng được chọn làm mẫu để nghiên cứu về sinh vật học
E coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh trưởng ở nhiệt độ từ
5 – 400C, nhiệt độ tối hảo là 370C, pH thích hợp là 7,2 – 7,4, phát triển được ở pH
từ 5,5 – 8,0 (Nguyễn Như Thanh, 1997) Trong những điều kiện thích hợp E coli
phát triển rất nhanh, thời gian thế hệ chỉ khoảng 20 – 30 phút Cấy vào môi trường lỏng sau 3 – 4 giờ làm đục nhẹ môi trường, sau 24 giờ làm đục đều, sau hai ngày trên mặt môi trường có váng mỏng, những ngày sau dưới đáy ống nghiệm có thể thấy xuất hiện cặn
Trên môi trường thạch NA sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính từ 2 – 3 mm Nuôi lâu khuẩn lạc gần nâu nhạt và
phát triển rộng ra Trên môi trường MC vi khuẩn E coli hình thành khuẩn lạc to,
tròn đều, màu hồng nhạt, mặt khuẩn lạc hơi lồi, kích thước 2 – 3 mm (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970)
Đặc tính sinh hóa
Vi khuẩn E coli được định danh bằng phản ứng sinh hóa qua các môi trường
Kligler Iron Agar, Simmons’ Citrate, Voges – Proskauer, Methyl Red, môi trường Peptone (Peptone water),…
E coli lên men sinh các loại đường glucose, maltose, galactose, levulose, lactose,
fruitose Tất cả các E coli đều lên men đường lactose nhanh và sinh hơi, đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt E coli và Salmonella (Nguyễn Như Thanh, 1997) Tuy nhiên, cũng có một vài chủng E coli không lên men lactose hoặc có thể có nhưng chậm và yếu (Đào Trọng Đạt và ctv., 1999) E coli không có khả năng sử
dụng citrate, thường sinh indole, không sinh H2S, MR dương tính và VP âm tính
Cấu trúc kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên của E coli gồm kháng nguyên thân O (somatic), kháng
nguyên lông H (flagellar), kháng nguyên vỏ K (capsular) và kháng nguyên F (fimbrae) Cho đến nay đã xác định được 174 kháng nguyên O (từ O1 – O181 với các O31, O47, O67, O72, O93, O94, và O122 bị loại bỏ), 80 kháng nguyên K,
53 kháng nguyên H (từ H1 – H56 với H13, H22 và H50 là không xác định) và hơn
20 kháng nguyên F
Trang 18Kháng nguyên O
Kháng nguyên O chịu nhiệt, khi đun ở 1000C trong vòng 2 giờ 30 phút vẫn giữ
được tính kháng nguyên, giữ được khả năng ngưng kết (Đào Trọng Đạt và ctv.,
1999) Không bị cồn phá hủy, có tính chất của một lipopolysaccharide Mặc dù
trong thiên nhiên trực khuẩn đường ruột có nhiều serotype nhưng chỉ có một phần
nhỏ trong số đó được xác định là mầm gây các bệnh đường dạ dày ruột
Kháng nguyên H
Kháng nguyên H có tính chịu nhiệt cao nhưng khi đun sôi 1000C trong 2 giờ 30
phút thì tính kháng nguyên, khả năng ngưng kết, kết tủa đều bị phá hủy
Kháng nguyên K gồm 3 loại kháng nguyên L, A, B
Kháng nguyên L không chịu được nhiệt, bị phá hủy khi đun 1000C trong 1 giờ
Trong điều kiện đó kháng nguyên mất khả năng ngưng kết, kết tủa và không giữ
được tính kháng nguyên
Kháng nguyên A là kháng nguyên vỏ chịu nhiệt, không bị phá hủy khi đun 1000C
trong 2 giờ 30 phút, tính kháng nguyên và khả năng ngưng kết, kết tủa đều giữ
nguyên (Đào Trọng Đạt và ctv., 1999) Ở nhiệt độ 1200C trong 2 giờ kháng nguyên
A mới bị phá hủy (Nguyễn Như Thanh, 1997)
Kháng nguyên B không chịu được nhiệt, ở nhiệt độ1000C trong vòng 1 giờ chúng
sẽ bị phá hủy Khác với kháng nguyên L, khi đun sôi kháng nguyên B chỉ
mất tính kháng nguyên nhưng vẫn giữ được khả năng ngưng kết và kết tủa
(Đào Trọng Đạt và ctv., 1999)
Kháng nguyên F (kháng nguyên bám dính)
Hầu hết các E coli gây bệnh đều sản sinh một hoặc nhiều yếu tố bám dính, chúng
bám vào các cơ quan cảm thụ đặc hiệu trên tế bào biểu mô của màng nhày và
những lớp tế bào kế cận Những yếu tố bám dính này là phần phụ có dạng lông kéo
dài từ vách tế bào vi khuẩn và được cấu tạo từ các tiểu đơn vị protein, trong nhiều
trường hợp, chúng hoạt động như một giá đỡ cho protein bám vào đầu các sợi vi
nhung Yếu tố bám dính được phân lập bằng phản ứng huyết thanh học hay bằng
các cơ quan cảm nhận đặc hiệu, cơ quan cảm nhận đặc hiệu này làm ngưng kết
hồng cầu của nhiều loài gia súc khác nhau Cách đặt tên cho các yếu tố bám dính
rất khác nhau Mỗi loại kháng nguyên bám dính có các yếu tố quyết định kháng
nguyên tương ứng, phù hợp với cấu trúc điểm tiếp nhận trên bề mặt của tế bào biểu
mô nhung mao ruột non của từng loại động vật hoặc từng lứa tuổi động vật
Trang 19Sức đề kháng
Theo Nguyễn Như Thanh và ctv (1997), E coli đề kháng yếu với nhiệt độ, ở 550C
sẽ bị diệt trong 1 giờ, 600C trong 30 phút, và chết ngay khi đun sôi 1000C Các chất tiêu độc bình thường như phenol, formol, vôi…ở nồng độ thông thường cũng làm
E coli chết rất nhanh, nhưng E coli đề kháng với sự sấy khô (Lê Văn Tạo, 2006) Tính gây bệnh
Vi khuẩn E coli gây bệnh trên gia cầm là nhóm APEC (Avian Pathogenic E coli)
thuộc serotype O1, O2, O78 gây bệnh đường ruột là do kết hợp với nhiều yếu tố
ngoại cảnh và nhân tố mở đường (Lê Hồng Mận, 1999) Bệnh tiêu chảy do E coli
thường xảy ra ở gà 1 – 10 ngày tuổi, kéo dài đến 9 tuần tuổi Trong tự nhiên vi khuẩn tồn tại khắp nơi nền chuồng, máng ăn, nước uống, chuồng trại ẩm thấp chật chội, mật độ nuôi cao, biên độ nhiệt thường xuyên thay đổi, stress có thể là những điều kiện phát sinh mầm bệnh Nguồn lây bệnh chủ yếu là từ gà bệnh và gà khỏe mang trùng bài xuất mầm bệnh ra môi trường nuôi nhốt, ngoài ra nguồn bệnh có thể do các loài gậm nhấm lây truyền sang hoặc có thể từ công nhân mang mầm bệnh từ môi trường ngoài vào (Nguyễn Xuân Bình, 2005)
Vi khuẩn E coli bằng cách trực tiếp hay gián tiếp xâm nhập vào đường ruột của
gà, vi khuẩn gây bệnh cho con vật có thể chia làm 3 giai đoạn ( Gyles,1992)
Giai đoạn 1: vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa và vượt qua hàng rào bảo vệ ở
bề mặt tế bào biểu mô ruột Để tồn tại và phát triển số lượng trong tế bào niêm mạc ruột vi khuẩn phải tiết ra độc tố chống lại đại thực bào Ở phần ruột già, vi khuẩn nhờ vào các yếu tố bám dính, giúp cho vi khuẩn bám vào receptor của tế bào biểu
mô ruột, khởi đầu của một quá trình bệnh lý Tuy nhiên, các yếu tố đề kháng không đặc hiệu của chủ thể vật chủ như dịch vị dạ dày, khả năng nhu động của ruột non, dịch nhày, lyzozim và hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột làm giảm khả
năng kết dính của vi khuẩn E coli với tế bào biểu mô ruột bằng cách che phủ các receptor đặc hiệu đối với vi khuẩn E coli
Giai đoạn 2: vi khuẩn tấn công vào tế bào biểu mô ruột Sau khi bám vào các
receptor đặc hiệu, vi khuẩn E.coli gây nên những biến đổi bề mặt tế bào biểu mô
lông nhung, đặc biệt là vùng kết tràng, sau đó vi khuẩn xâm nhập vào trong tế bào biểu mô nhung mao ruột Vi khuẩn có khả năng nhân lên trong tế bào rồi lan sang các tế bào bên cạnh Lúc này vi khuẩn cư trú bên trong tế bào, nó có thể tránh được
tác động của kháng sinh, kháng thể và bổ thể Để tồn tại, vi khuẩn E coli phải
chống lại một loạt các yếu tố bất lợi bên trong tế bào thực bào như hoạt chất trung gian, oxy hoạt động, pH thấp, lượng sắt hạn chế Nhờ vào quá trình hoạt động của phagosome và ligosome, chúng làm biến đổi nhung mao ruột, gây thoái hóa, hoại
tử tế bào nhung mao, tế bào ruột Hơn thế vi khuẩn còn phá hủy tế bào tiểu cầu gây
Trang 20lắng đọng fibrin dẫn đến tổn thương thành mạch, đồng thời vi khuẩn tập trung vào mảng payer thành ruột gây biến đổi bệnh lý tại đây
Giai đoạn 3: kích thích bài tiết dịch thể Phản ứng viêm đối với quá trình xâm
nhập tế bào ruột do vi khuẩn gây ra là một yếu tố quan trọng kích thích gây bài tiết dịch thể Prostaglandin được giải phóng trong quá trình viêm đã hoạt hóa adenylatecyclase Enzyme này xúc tác chuyển ATP thành AMP vòng AMP vòng nội bào tăng dần, dẫn đến quá trình bài xuất Na+, Cl- và nước ra khỏi tế bào khoang ruột Nước tập trung vào ruột làm ruột căng lên, cộng với khí trong ruột do vi
khuẩn E coli lên men tạo ra cùng làm ruột tăng lên, sức căng của ruột và quá trình
viêm ruột kích thích vào hệ thần kinh thực vật ở ruột tạo nên những cơn nhu động
ruột mạnh đẩy nước và phân ra ngoài Từ tế bào niêm mạc ruột, vi khuẩn E coli
vào hệ thống hạch ruột qua hệ bạch huyết vào hệ tuần hoàn dẫn đến nhiễm trùng
huyết Trong máu vi khuẩn E coli tiếp tục nhân lên sản sinh yếu tố dung huyết,
phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, tăng tính thấm thành mạch, nước từ trong mao quản thẩm xuất ra tích tụ trong các mô bào gây phù Theo máu, vi khuẩn đến cơ quan nội tạng, trong các cơ quan nội tạng vi khuẩn sản sinh độc tố phá hủy tế bào
tổ chức, tăng tính thấm thành mạch, sản sinh độc tố thần kinh phá hủy tế bào thần kinh Tùy theo mức độ sản sinh các yếu tố gây bệnh, vi khuẩn gây các thể bệnh, trạng thái bệnh ở các mức độ khác nhau Song song với quá trình trên, các chất hoạt động thành mạch do phản ứng viêm tạo ra cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình kích thích và bài xuất dịch thể từ tế bào và ruột theo cơ chế trên
Viêm vòi trứng kéo dài làm các dịch tiết casein tích tụ trong xoang bụng giống như lòng đỏ trứng cô đặc, trứng có thể bị tắt lại trong ống dẫn trứng Viêm ống dẫn
Trang 21trứng, trứng rớt trong xoang bụng và được bao bọc bởi những chất bả đậu, những niêm mạc tổn thương bị dầy lên đáng kể, loét bị bao phủ bởi màng giả, màng casein hoại tử dẫn đến tắt phần dưới của ống dẫn trứng Năng suất trứng giảm và
có rất nhiều trứng không đạt tiêu chuẩn do kích thước nhỏ
Viêm phúc mạc do lòng đỏ rơi vào trong xoang bụng Trường hợp kéo dài ống dẫn trứng dài ra đáng kể, thành ống dẫn trứng dày lên, có rất nhiều chất casein bao quanh trứng tạo thành nhiều lớp có mùi hôi
Viêm xương và tủy sương, viêm khớp và những mô mềm bao xung quanh khớp Những xương thường bị tổn thương là xương chày, xương cẳng chân, xương đùi, đốt sống vùng cổ ngực và xương cánh
Lách sung huyết, túi fabricius teo hoặc viêm, dịch hoàn sưng cứng, viêm, có hình
dạng bất thường và có những điểm hoại tử (Hồ Thị Việt Thu và ctv., 2012)
Chẩn đoán phân biệt
Dựa vào các đặc điểm triệu chứng và bệnh tích như gan sưng có màu mật, viêm màng ngoài tim,viêm gan có nhiều dịch màu hơi vàng ở túi khí, phúc mạc, viêm phổi, gan và lách hơi sưng, viêm ống dẫn trứng, viêm mắt và viêm khớp, màng não Triệu chứng bệnh tích rất phức tạp, khó phân biệt với bệnh thương hàn, bệnh
do Mycoplasma, bệnh do Pasteurella Để chuẩn đoán được chính xác cần phân lập mầm bệnh (Hồ Thị Việt Thu và ctv., 2012)
Phòng và điều trị
Phòng bằng vaccine: vaccine vô hoạt bao gồm các serotype O2:K1, O78:K80được sản xuất trên thị trường thế giới cho thấy hiệu quả trong phòng bệnh Vaccine này cần được sử dụng cho đàn gia cầm giống để tạo miễn dịch thụ động cho gia cầm con, miễn dịch thụ động giúp bảo vệ gia cầm con ít nhất 2 tuần Vaccine được sản xuất từ những chủng không gây bệnh ở trong tự nhiên (chủng BT-7), có hiệu quả
trong việc phòng bệnh cho gà trên 14 ngày tuổi (Hồ Thị Việt Thu và ctv., 2012)
Vệ sinh phòng bệnh: mầm bệnh lây truyền chủ yếu do trứng gia cầm ấp bị lây nhiễm từ phân của các gia cầm mắc bệnh, do đó cần thu nhặt trứng thường xuyên, giữ cho ổ đẻ sạch sẽ, loại bỏ những vật có thể gây ô nhiễm Loại bỏ trứng bị dính phân hoặc những trứng bị nứt Cần sát trùng vệ sinh trứng trong vòng 2 giờ sau khi
đẻ Nếu trứng nhiễm khuẩn bị vỡ trong quá trình ấp hoặc dụng cụ máy ấp bị nhiễm khuẩn sẽ là nguồn lây nhiễm quan trọng Đảm bảo máy ấp phải thông thoáng, đảm bảo nhiệt độ úm cho gà con Gà cần được ăn uống cho đầy đủ sẽ có thể giảm được
tỷ lệ chết nếu bị nhiễm E coli Cung cấp khẩu phần cao đạm và giàu vitamin A, E
và selenium
Trang 22Cung cấp các men tiêu hóa (Acidophilus lactobacillus hay Bacillus subtilis) cho gia cầm giúp hạn chế sự định vị của vi khuẩn E coli trong đường ruột (Hồ Thị Việt Thu và ctv., 2012)
Điều trị: E coli nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh như ampicillin,
chlortetracylin, neomycin, nitrofurans, gentamicin, spectinomycin, streptomycin và các sulfamide Hiện nay nhóm fluoroquinolone có hiệu cao trong điều trị bệnh
E coli trên gà (Hồ Thị Việt Thu và ctv., 2012)
2.2.3 Vi khuẩn Salmonella gây bệnh tiêu chảy trên gà
Giới thiệu vi khuẩn Salmonella
Đặc điểm hình thái
Salmonella là trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,4 – 0,6 x 1 – 3
µm, không hình thành các giác mô và nha bào Hầu hết các Salmonella đều có khả năng di động mạnh do có từ 7 – 12 lông xung quanh thân (trừ Salmonella
gallinarum và Salmonella pullorum) vi khuẩn dễ nhuộm với các thuốc nhuộm
thông thường, gram âm, khi nhuộm vi khuẩn bắt màu đều toàn thân hoặc hơi đậm
hai đầu (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997)
http://textbookofbacteriology.net/themicrobialworld/S.typhi.Gram.jpg
Tính chất nuôi cấy
Salmonella là vi khuẩn vừa hiếu khí, vừa kỵ khí không bắt buộc, dễ nuôi cấy, nhiệt
độ thích hợp 370C nhưng có thể phát triển được từ 6 – 420C, pH thích hợp 6 – 7
nhưng vẫn phát triển được ở pH từ 6 – 9 (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997)
Salmonella gây bệnh ở gia súc, sinh trưởng tốt trong điều kiện hiếu khí, kém hơn
điều kiện kỵ khí
Hình 2.2: Vi khuẩn Salmonella dưới kính hiển vi quang học
Trang 23Môi trường nước thịt: cấy vài giờ thì thấy đục nhẹ, sau 18 giờ thì đục đều, nuôi lâu
thấy đáy ống nghiệm có cặn, trên mặt môi trường có màng mỏng
Môi trường thạch thông thường: vi khuẩn mọc thành các khuẩn lạc tròn, trong
hoặc xám, nhẵn bóng hơi lồi lên ở giữa, nhỏ và trắng hơn khuẩn lạc của E coli
(đường kính 1 – 1,5 mm) Ở một số loài như Salmonella paratyphi B, Salmonella
cholerae suis cấy trên thạch peptone dày sau 1 – 2 ngày khuẩn lạc hình thành một
bờ chất dính, chất keo bao bọc (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997) Trên thạch
thỉnh thoảng có thể thấy khuẩn lạc dạng nhám (Rough), mặt trong mờ
Salmonella abortus equi nuôi cấy từ cơ thể động vật sang thạch thường lần đầu
hình thành các khuẩn lạc khô, hình hạt lỗ chỗ Salmonella là vi khuẩn đường ruột
có những đặc điểm chủ yếu sau: không sinh bào tử, có khả năng lên men, oxidase
âm tính, catalase dương tính, khử nitrate thành nitrite, kỵ khí tùy tiện sinh ra H2S
khi dị hóa protein, amino acid hoặc các dẫn xuất của lưu huỳnh… Tính di động nói
chung Salmonella di động nhờ flagella dạng lông rung (trừ Salmonella pullorum
và Salmonella gallinarum)
Đặc tính sinh hóa
Chuyển hóa đường: mỗi loài Salmonella có khả năng lên men một số đường nhất
định và không đổi, môi trường để kiểm tra tính chất lên men đường thường là môi
trường nước peptone cho thêm một loại đường với tỷ lệ 0,5% và chất chỉ thị màu
xanh bromothymol (bromothymol blue), tía bromocrezon hoặc đỏ phenol
Phần lớn các loài Salmonella lên men có sinh hơi glucose, mannitol, mantose,
galactose, arabinose…
Một số loài cũng lên men đường trên nhưng không sinh hơi: Salmonella abortus
equi, Salmonella abortus bovis, Salmonella typhi suis, Salmonella typhi,
Salmonella cholerae suis, Salmonella gallinarum, Salmonella enteritidis
Salmonella pullorum không lên men mantose Salmonella cholerae suis
không lên men arabinose Tất cả các Salmonella đều không lên men đường
lactose và saccharose
Môi trường có kalixyanua: tất cả các Salmonella đều không mọc ở môi trường này
Enzyme khử carbon: khoảng 96% Salmonella tiết ra enzyme khử carbon đối với
lysine, ornithine và arginine
Đa số các Salmonella đều không làm tan chảy gelatin, không phân giải urea, không
sản sinh indole, một số sử dụng được carbon ở nguồn citrate, phân giải xanh
methylen (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997)
Trang 24Phản ứng MR, catalase dương tính (trừ Salmonella cholerae suis, Salmonella
gallinarum, Salmonella pullorum có MR âm tính)
Phản ứng H2S dương tính (trừ Salmonella paratyphi A, Salmonella abortur equi,
Salmonella typhi suis)
Bảng 2.1: Đặc tính sinh hoá của một số loài Salmonella spp (Nguyễn Như Thanh
và ctv., 1997)
Loài vi khuẩn Xylose Arabinoza Trehalose Inositon Mantose
Sản sinh
Trang 25Slamonella hết sức phức tạp, gồm có các thành phần đặc hiệu và không đặc hiệu
đại diện cho cả nhóm, loài, type huyết thanh
Theo Nagaraja et al (1991), kháng huyết thanh của Salmonella gồm 3 loại: kháng
nguyên O, kháng nguyên H và kháng nguyên Vi (K)
Kháng nguyên O là loại kháng nguyên rất quan trọng Mỗi nhóm vi khuẩn có kháng nguyên O cấu tạo bởi một số thành phần nhất định ký hiệu bằng số la mã Những yếu tố đặc hiệu chỉ có chính loài đó mới có các yếu tố không đặc hiệu có thể chung cho một vài loài
Kháng nguyên O là một phần của lớp LPS, lớp này gồm có 3 phần: phần ngoài là kháng nguyên O có cấu trúc chuỗi mắc xích, phần giữa là lõi polysaccharide, phần thứ 3 gọi là lipid A Lớp LSP chứa nội độc tố gây sốt cho vật chủ khi chất độc
nhiễm vào máu (Michael et al.,1990)
Kháng nguyên H là kháng nguyên lông bản chất là protein chỉ có ở Salmonella có
lông, đây là loại kháng nguyên góp phần cho việc xác định một cách chính xác
giống Salmonella, kháng nguyên H chia làm 2 pha (Phase):
Pha 1: có tính chất đặc hiệu, kháng nguyên lông được biểu hiện bằng chữ Latin thường: a, b, c, d, …
Pha 2: không có tính chất đặc hiệu, loài này có thể ngưng kết với loài khác, đôi khi
thành phần này có thể gặp ở E coli (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997) Pha 2
được biểu thị bằng chữ số Ả rập: 1, 2, 3, 4 … hay chữ số Latin thường: e, n, x, …
Kháng nguyên Vi (kháng nguyên K) của Salmonella không phức tạp, chỉ có
S typhi, S dublin và S hirsechfekii, kháng nguyên Vi gặp kháng thể Vi là phức
hợp glucid – lipid – polipeptid gần giống như kháng nguyên O, kháng nguyên Vi
không tham gia vào quá trình gây bệnh Đa số các loài Salmonella sống hoại sinh ở
đường tiêu hóa, một số loài sống ngoài tự nhiên gây bệnh cho người và động vật
Salmonella có hai loại độc tố: nội độc tố (enterotoxin) và ngoại độc tố (cytoxin)
Sức đề kháng
Salmonella khó sinh sản trong môi trường nước thường nhưng có thể có tồn tại 1
tuần trong nước đá Trong xác chết động vật chôn trong bùn, trong cát có thể sống
từ 2-3 tháng (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997)
Trang 26Với nhiệt độ: vi khuẩn có sức đề kháng yếu bị tiêu diệt ở 500C sau 1 giờ, 700C trong 20 phút, đun sôi trong 5 phút, khử khuẩn theo phương pháp Pasterur vi khuẩn cũng bị diệt Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp diệt vi khuẩn sau 5 giờ ở nước trong và 9 giờ ở nước đục
Các thuốc sát trùng thông thường tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn: phenol 5%, HgCl 1/500, formol 1/500 diệt vi khuẩn trong 15-20 phút Nhưng đối với một số hóa chất như crystal violet, natrihyposulphite, muối mật với những nồng độ vừa đủ gây ngộ
độc cho E coli thì không ảnh hưởng đến sự phát triển của Salmonella Dựa vào
tính chất này, có thể chế tạo các môi trường chọn lọc để kiềm hãm sự phát triển
của E coli, giúp cho Salmonella phát triển dễ dàng
Tính gây bệnh
Salmonella gây bệnh đường ruột, bệnh thương hàn và bệnh phó thương hàn cho
người, gia súc, gia cầm Bình thường có thể phát hiện Salmonella trong ruột ở người, bò, heo, gà, vịt và một số động vật khỏe mạnh Một số loài Salmonella khi
vào cơ thể gia súc, gia cầm nó gây nhiễm trùng huyết, tác động lên thần kinh gây rối loạn hoạt động của cơ thể hoặc đến các cơ quan định vị ở đây Trong điều kiện sức đề kháng của vật chủ giảm sút, vi khuẩn xâm nhập vào nội tạng và gây bệnh (Koupal, 1997)
Cách lây lan mầm bệnh
Một số chủng Salmonella sống hoại sinh trong ống tiêu hóa của con vật khỏe nên
không nhất thiết phải có sự xâm nhập của vi khuẩn mới phát bệnh Khi gặp điều kiện xung quanh không thuận lợi cho vật nuôi như: thay đổi đột ngột về thức ăn, vitamine, protein, thời tiết, vận chuyển,… làm giảm sức đề kháng của con vật thì
vi khuẩn thường trực sẽ phát triển, sinh sản nhanh, tăng độc tố và gây bệnh cho con vật Từ những con vật mắc bệnh, vi khuẩn được sinh sôi và bài tiết ra môi trường ngoài, nhiễm vào thức ăn nước uống và các vật dụng khác làm cho mầm bệnh lây qua con khỏe
Ở gà sau khi đi vào hệ tiêu hóa, vi khuẩn có khả năng tồn tại trong ruột nhưng không gây bệnh và có đặc điểm giống với hệ vi khuẩn của gà Đối với gà mới nở
S enteritidis gây ra tiêu chảy, nhiễm trùng máu và vi khuẩn có thể được tìm thấy ở
nhiều cơ quan nội tạng như gan, lách, ruột, vòi trứng, buồng trứng, gây phù nề hệ tiêu hóa và số lượng bạch cầu có hạt, đại thực bào dồn về ổ viêm nhanh chóng Khi
vi khuẩn đã đi vào đại thực bào, chúng sử dụng đại thực bào như công cụ để
khuếch tán đến các cơ quan khác nhau (Đỗ Thị Huyền và ctv., 2009)
Salmonella gallinarum có thể gây bệnh cho phôi thai gà bởi chúng được truyền từ
gà mẹ nhiễm khuẩn sang trứng, gây bệnh trên gà con có thể chết sau khi nở hoặc ở
Trang 27gà con vi khuẩn có thể gây ra chứng bạch lỵ, phân trắng, nhão, cuối cùng bại huyết
và chết, tỷ lệ chết biến động 50 – 90% (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997)
Ở gà mái đẻ bệnh thường ở thể mãn tính, vi khuẩn khu trú tồn tại ở buồng trứng làm buồng trứng bị tổn thương, trứng mềm, xám và teo lại, gà có thể đẻ ra trứng non, trứng dị hình méo mó, nhiều trường hợp noãn hoàn vỡ ra gây viêm phúc mạc
Ở một số cơ sở chăn nuôi gà đẻ có tỷ lệ nhiễm có thể 30 – 90% Ngoài ra gà tây,
chim sẻ, bồ câu cũng mẫn cảm với bệnh này (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997)
Trong chăn nuôi công nghiệp bệnh lây lan theo đường sinh sản và lây truyền qua tiếp xúc Phương thức lây qua đường sinh sản là nguy hiểm nhất vì khó kiểm soát được mầm bệnh Gà mái bị bệnh mang trùng ở buồng trứng, gà trống thì ở dịch hoàn Gà trống bị bệnh không chỉ làm trứng thụ tinh bị nhiễm mầm bệnh mà còn lây cho gà mái hoặc ngược lại Tỷ lệ trứng đẻ ra chứa mầm bệnh có thể biến động
từ vài phầm trăm đến 50% Khi ấp một số trứng bị bệnh không phát triển thành thai, một số hình thành bào thai nhưng lại chết trước khi nở, số còn lại nở ra gà bị bệnh Chúng sẽ bài thải mầm bệnh và gây bệnh cho những con khỏe ngay trong tuần lễ đầu tiên
Phương thức lây gián tiếp là do gà bệnh hoặc gà mang mầm bệnh bài thải theo phân làm ô nhiễm môi trường nuôi (Nguyễn Văn Hanh, 1983)
Trong bệnh thương hàn, nếu đàn gà một lần nhiễm bệnh thì về sau sẽ có bệnh thường xuyên xảy ra Tuy nhiên, mức độ trầm trọng của bệnh tùy thuộc vào số trứng chứa vi khuẩn và việc dùng trứng đó để ấp Số trứng ấp càng lớn và từ nhiều đàn thì bệnh càng có nhiều cơ hội lây nhiễm cho nhau càng cao Khi điều kiện vệ sinh kém, mật độ chăn nuôi cao, thức ăn không đảm bảo chất lượng, gà bị lạnh trong giai đoạn úm, bị mệt do vận chuyển (Nguyễn Văn Hanh, 1983)
Bệnh bạch lỵ ở gà con
Triệu chứng: những trứng gà mang trùng đến ngày nở thì gà con không làm vỡ được vỏ trứng để chui ra nên bị chết ngạt Số còn lại nở ra ốm yếu và dễ bị bệnh (Nguyễn Văn Hanh, 1983) Gà bệnh ốm yếu, trọng lượng nhỏ hơn nhiều so với các con gà khoẻ khác, bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu Gà xù lông, mắt lim dim, đứng tụ tập từng nhóm ở góc sân hay góc chuồng Nền chuồng xuất hiện nhiều bãi phân trắng như phân cò (bạch lỵ) thường sau 2 – 3 ngày thì gà chết
Bệnh tích: lòng đỏ không tiêu, thông thường sau khi nở từ 8 – 10 ngày lòng đỏ đã tiêu hết hoặc chỉ để lại một dấu vết nhỏ, nhưng trong bệnh này lòng đỏ có thể tồn tại đến tuần thứ 4 vẫn to bằng ngón tay, màu sẫm có mùi thối Lách sưng to gấp
2 – 3 lần bình thường Niêm mạc ruột tụ máu, tụ huyết và tích tụ fibrin Bệnh nặng
Trang 28niêm mạc ruột loét, trực tràng hoại tử Hình thành các nốt hoại tử màu vàng xám,
to nhỏ không đều ở cơ tim, phổi, gan và lách (Nguyễn Văn Hanh, 1983)
và chết (Nguyễn Văn Hanh, 1983)
Bệnh tích: gan sưng, trên bề mặt gan có những điểm hoại tử tròn to nhỏ không đều,
màu vàng xám Xoang bao tim tích nước vàng có fibrin, bao tim dầy, tổ chức liên
kết tăng sinh, cơ tim có những nốt hoại tử màu trắng xám Lách sưng to màu sẫm, mặt cắt nổi rõ lên những hạt lợn cợn do sung huyết, lách bị hoại tử thành điểm
Phôi có thể bị viêm hoại tử, ruột viêm, hoại tử, loét thành điểm thành vệt trên niêm mạc Ở buồng trứng, trứng non méo mó, dị hình, dài như hình bầu dục Chất chứa
trong trứng màu vàng nâu hoặc xanh đen (Hồ Thị Việt Thu và ctv., 2012)
Viêm phúc mạc làm ruột, ống dẫn trứng, thành bụng dính lại với nhau Xoang bụng chứa một lượng lớn dịch viêm và fibrin Khớp xương có thể bị viêm và fibrin Ở gà trống có các nốt hoại tử to nhỏ ở dịch hoàn và dịch hoàn phụ Dịch hoàn bị teo hoặc bị sưng
Chẩn đoán phân biệt
Dựa vào đặc điểm dịch tễ bệnh xảy ra ở thể cấp tính ở gà con và mãn tính ở gà lớn Triệu chứng điển hình là tiêu chảy, phân có màu trắng, bụng trễ xuống, mào và yếm nhợt nhạt, viêm khớp Bệnh tích đặc trưng là viêm loét ở ruột, hoại tử ở các
cơ quan phủ tạng, lách sưng to Cần phân biệt với bệnh cầu trùng, nấm phổi, bệnh lao trên gà
Bệnh tích viêm, hoại tử ở gan và cơ tim đặc trưng cho hai bệnh thương hàn và phó thương hàn Muốn phân biệt hai bệnh này cần phải phân lập vi khuẩn
Ở gà con cần phân biệt bệnh bạch lỵ với bệnh nấm phổi và cầu trùng: bệnh nấm phổi chỉ có biến đổi bệnh lý ở phổi, màng bụng và thành túi hơi, không có bệnh tích hoại tử ở phủ tạng
Bệnh cầu trùng chỉ gây viêm ruột già ở gà con 1 tuần tuổi, ruột non ở gà lớn Viêm trong bệnh cầu trùng thường xuất huyết nặng nhưng không viêm hoại tử
Ở gà lớn cần phân biệt bệnh lao và bệnh spirochetosis
Trang 29Trong bệnh lao vị trí bệnh tích ngoài những chỗ như trong bệnh thương hàn còn thấy viêm hoại tử ở xương ống Bệnh tích nốt lao có giới hạn rõ do tổ chức liên kết tăng sinh, ở giữa bị bã đậu hoá hay bị calci hoá
Trong bệnh spirochetosis có nốt bệnh tích ở gan và lách nhưng không có ở phổi và tim Nốt bệnh tích spirochetosis thường nhô lên trên bề mặt tổ chức, mặt cắt có màu sáp ong Gà bệnh thường có triệu chứng thần kinh như co giật hay bại liệt
Phòng và điều trị bệnh
Phòng bệnh: kiểm soát việc ấp trứng không được ấp trứng từ nhiều đàn gà nhập lại Trứng gà đem ấp phải lấy từ những đàn gà sạch bệnh (phản ứng huyết thanh
âm tính), khi đem ấp phải sát trùng kỹ vỏ trứng, xông hơi formol máy ấp
Kiểm tra gà chết ngạt khi khẩy mỏ hoặc những gà con chết trong 5 ngày đầu sau
khi nở nếu có sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella ngừng ngay việc ấp trứng của
những đàn gà trên
Ở Việt Nam, hầu hết các đàn gà nuôi công nghiệp đều có một tỷ lệ nhiễm khác nhau Để phòng chống bệnh nên kiểm tra máu và loại thải những gà bệnh trong đàn Những đàn gà có tỷ lệ huyết thanh dương tính dưới 10 – 20% nên tiếp tục kiểm tra máu và loại thải từ 2 – 4 lần thì mới có thể kết luận đàn gà không nhiễm Các đàn gà nhiễm bệnh trên 20% thì loại thải Chú ý: khi kiểm tra máu không triệt
để chỉ sai sót tỷ lệ khoảng 0,5% gà đẻ có phản ứng dương tính thì bệnh cũng có thể tái phát trở lại (Nguyễn Văn Hanh, 1983)
Định kỳ trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc pha kháng sinh vào nước uống đặc biệt lúc gà mới nở đến 1 tuần tuổi (Hồ Thị Việt Thu 2012) Tăng cường công tác vệ sinh thú y, phun xịt thuốc sát trùng theo đúng định kỳ nhằm ngăn chặn bệnh lây lan do tiếp xúc
Điều trị: sử dụng kháng sinh và sulfamide chỉ có hiệu quả đối với những đàn mới phát hiện bệnh, mục đích làm giảm thiệt hại cho bệnh, gà khỏi bệnh thường hay mang trùng Do đó, gà khỏi bệnh không được để lại làm giống
Việc sử dụng các dẫn xuất của sulfamide 0,2 – 0,5% trộn trong thức ăn hay pha trong nước uống, hoặc phối hợp tiêm trimethoprim và sulfamide cho hiệu quả khả quan Có thể sử dụng các loại kháng sinh như colistin, imequil, amoxicycllin hoặc
những kháng sinh thuộc nhóm fluroquinolon… (Hồ Thị Việt Thu và ctv., 2012)
Trang 302.2.4 Các bệnh truyền nhiễm thường ghép với vi khuẩn E coli gây bệnh tiêu
chảy trên gà
Vi khuẩn E coli thường xuyên hiện diện trong đường ruột và được thải qua phân
với số lượng lớn, sau khi xâm nhập vào cơ thể gà qua đường hô hấp vi khuẩn đi vào mao mạch ở túi khí hoặc niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương do các nguyên
nhân Mycoplasma, virus Newcastle có độc lực vừa Haemophilius paragallinarum
có thể làm tổn thương biểu mô của đường hô hấp trên như niêm mạc mũi, thanh
quản, túi khí… tạo điều kiện cho sự bám dính của vi khuẩn E coli Ngoài ra, virus Gumboro phá hủy túi Fabricius của gia cầm tạo điều kiện cho vi khuẩn E coli phát
triển Vi khuẩn vào máu và gây nhiễm trùng huyết và đến các cơ quan nội tạng gây
nên các biến đổi bệnh lý (Hồ Thị Việt Thu và ctv., 2012)
2.2.4.1 Bệnh đường hô hấp trên gà
Bệnh hô hấp mãn tính của gia cầm (CRD) do vi khuẩn Mycoplasma gây ra biểu
hiện đặc trưng bởi các triệu chứng viêm thanh dịch có fibrin ở các cơ quan hô hấp, niêm mạc mắt đỏ, sung huyết chảy nước mắt, sưng mắt, niêm mạc hầu, họng, các túi hơi cũng bị viêm làm cho con vật khó thở, mào và yếm tím bầm, gà kiệt sức rồi
chết (Hồ Thị Việt Thu và ctv., 2012) E coli có mặt khắp nơi trong chuồng nuôi và
có nhiều chủng tồn tại ngay trong mỗi cơ thể gà ở trạng thái cân bằng giữa các loài
có lợi và có hại Khi có các yếu tố stress làm cho bệnh CRD nổ ra đây cũng chính
là yếu tố bất lợi gây mất cân bằng giữa E coli có lợi và có hại, dẫn đến số E coli
gây hại nhanh chóng nhân lên và xâm nhập vào các cơ quan nội tạng khác nhau
trong cơ thể để gây thành bệnh Do đó, bệnh CRD và E coli thường xảy ra cùng
lúc gây nên nhiều hiện tượng bệnh lý (Nguyễn Xuân Bình, 2005)
Các triệu chứng điển hình: gà thở khò khè, khó thở, chảy nước mắt nước mũi, gà bị sốt, uống nhiều nước, tiêu chảy phân loãng vàng trắng hoặc xanh trắng
Bệnh tích: viêm cata niêm mạc đường hô hấp, xoang mũi, khí quản tích đầy chất nhày Các túi khí viêm dày và đục, bên trong có chứa dịch viêm có bọt Viêm ngoại tâm mạc, bao tim dày và đục, viêm gan bề mặt gan có phủ lớp fibrin, viêm
phúc mạc, lách có thể hơi sưng (Hồ Thị Việt Thu và ctv., 2012)
2.2.4.2 Bệnh Gumboro trên gà
Bệnh Gumboro là bệnh cấp tính ở gà con lây lan rất nhanh, đặc trưng bởi sự tổn thương của túi fabricius, làm suy giảm khả năng miễn dịch của gà Gà mắc bệnh cao nhất ở 3 – 6 tuần tuổi, gà nhỏ tuổi hơn có thể mắc bệnh ở thể tiềm ẩn, không
có biểu hiện triệu chứng, nhưng ảnh hưởng rất lớn vì ở tuổi này virus làm tổn thương nặng đến các cơ quan miễn dịch làm giảm khả năng miễn dịch của gà Thời gian nung bệnh từ 2 – 3 ngày, bệnh xảy ra thình lình, gà bị suy nhược, ủ rũ,
Trang 31xù lông, đi loạng choạng, gà tiêu chảy phân có màu trắng xám hoặc xanh lá cây có nhiều nước, gà rặn suốt trong quá trình đi tiêu, hậu môn đưa ra ngoài, những con khác xúm lại mổ, có thể tự chính nó mổ, hậu môn bết đầy phân, suy nhược và có
thể chết (Hồ Thị Việt Thu và ctv., 2012)
Khi bị mắc bệnh Gumboro khả năng miễn dịch của cơ thể gà giảm nên thường
ghép với E coli chúng gây thiệt hại khá lớn cho ngành chăn nuôi gà tập trung Khi
bắt đầu xuất hiện bệnh gà bị sốt rất cao, uống nhiều nước để căn bằng nhiệt Gà sốt cao nằm trên nền chuồng với đủ mọi tư thế Gà bị mất nước do tiêu chảy sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng bệnh lý Trong đó mất cân bằng sinh học đường ruột sẽ làm
nhiều chủng E coli có lợi đột biến trở thành có hại (các chủng E coli có hại bình thường được E coli có lợi kiềm chế ở mức độ ổn định), nay có điều kiện sinh sản
nhanh tăng lên gấp nhiều lần gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột Khi các vi khuẩn
E coli xâm nhập qua mao mạch ruột vào máu chúng gây nên nhiễm trùng huyết
làm cho gà đã sốt do virus nay lại sốt cao hơn do E coli Các E coli vào máu và
được di chuyển đến các cơ quan khác nhau chúng tiết ra các nội độc tố gây tác động lên cơ thể gà và làm cho gà thêm mệt mỏi, tình trạng bệnh nặng hơn
Khi gà bị nhiễm Gumboro ghép với E coli có những biểu hiện: gà trong đàn uống
nhiều nước, gà nằm bẹp, không đi lại do sốt cao thiếu nước và nhiễm nội độc tố nên rất yếu Phân gà tiêu chảy lúc đầu loãng vàng hoặc loãng trắng sau chuyển thành đặc trắng vàng kéo thành sợi dính hậu môn, đôi khi có chứa bọt khí, dẫn đến
gà chết nhanh Ngoài bệnh tích điển hình của Gumboro như những biến đổi trên túi fabricius bị xuất huyết hoặc teo lại, xuất huyết cơ đùi, cơ ngực Khi ghép với
E coli có thêm các bệnh tích đường ruột bị viêm chứa nhiều chất nhày, gan và lách
sưng có màu thẩm Trên các màng bao tim, gan có phủ fibrin có màu trắng ngà như bã đậu (Lê Văn Năm, 1999)
2.2.4.3 Bệnh Newcastle trên gà
Bệnh Newcastle do virus Newcastle gây ra, virus theo đường tiêu hóa vào cơ thể,
đi qua niêm mạc hầu họng rồi vào máu gây nhiễm trùng huyết, bại huyết và đi đến các cơ quan phủ tạng của cơ thể gây viêm hoại tử Virus gây tổn thương nội mô thành huyết quản gây xuất huyết và thâm nhiễm dịch vào các xoang trong cơ thể Virus gây ra với các biểu hiện xuất huyết, viêm loét đường tiêu hóa tỷ lệ chết cao Triệu chứng: gà ốm yếu, kém ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn, rối loạn tiêu hóa, uống nước nhiều, thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men, khi dốc ngược gà xuống thấy nước chảy ra có mùi khắm Gà tiêu chảy phân có màu sẫm, trắng xám hoặc trắng xanh có nhiều urat
Bệnh tích: xoang mũi và miệng có nhiều dịch nhớt màu đục, niêm mạc miệng, hầu, khí quản xuất huyết, viêm phủ màng giả có fibrin Bệnh tích điển hình tập trung ở
Trang 32đường tiêu hóa niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết, lắm tấm đầu đỏ tròn bằng đầu đinh ghim, điểm xuất huyết tương ứng với các lổ tiết ra của tuyến tiêu hóa, các điểm xuất huyết này có thể tập chung thành từng vệt Dạ dày cơ xuất huyết và thâm nhiễm dịch xuất kiểu gletin Ruột non xuất huyết viêm, trong trường hợp bệnh kéo dài, có thể xuât hiện những nốt loét hình tròn, bầu dục, trường hợp nặng nốt loét có thể lan xuống ruột già và hậu môn Hạch manh tràng viêm, xuất huyết, hoại tử, gan có một số đám thoái hóa mỡ nhẹ, màu vàng Lách có những nốt hoại
tử màu vàng xám, thận phù nhẹ có màu nâu xám Dịch hoàn, buồng trứng xuất huyết thành từng vệt từng đám Bao tim, mỡ vành bao tim xuất huyết, xoang ngực
bề mặt xương ức xuất huyết (Lê Văn Năm, 1999)
2.2.4.4 Bệnh cầu trùng trên gà
Cầu trùng gà là một bệnh ký sinh trùng rất phổ biến ở gà nuôi theo phương thức tập trung công nghiệp, gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi Bệnh gây viêm xuất huyết đường ruột do cầu trùng ký sinh trong nội bì tế bào ruột, phá vỡ hàng triệu tế bào nơi chúng khu trú và tấn công thêm hàng triệu tế bào mới, gây tổn thương nặng niêm mạc ruột gây xuất huyết dẫn đến gà đi phân ra máu tươi Bệnh xảy ra ở gà từ 10 – 90 ngày tuổi, trong đó gà con ở lứa tuổi 18 – 50 ngày bị nặng nhất và chết nhiều nhất Khi điều kiện chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh, môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm mầm bệnh Niêm mạc ruột gà lúc này đang bị tổn
thương nặng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E coli ở đường ruột phát triển
gây nên bệnh kế phát
Triệu chứng: lúc đầu gà lười đi lại, tiêu chảy phân nhiều nước, loãng màu vàng,
phân sống Sau chuyển sang màu nâu có lẫn máu Khi ghép với với E coli gà đi
phân toàn máu tươi, hậu môn dính máu Gà ủ rũ, tụm lại nằm ở góc chuồng, lông
gà xơ xác, niêm mạc thiếu máu nhợt nhạt ăn kém, uống nước nhiều Sau 1 – 2 ngày một số con gà đi phân màu đen
Bệnh tích: viêm xuất huyết hoại tử ở những vùng khác nhau, ruột phình to do chướng hơi, chứa nhiều dịch nhày, máu tươi, máu màu đen, thức ăn không tiêu, trên bề mặt gan, màng bao tim đôi khi thấy phủ fibrin (Lê Văn Năm, 1999)
2.2.5 Tình hình vệ sinh và phòng bệnh tại hai trại lấy mẫu
Hai trại gà được khảo sát trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng điều là những trại chăn nuôi theo mô hình công nghiệp khép kín với quy mô lớn sử dụng thức ăn công nghiệp,
nước cho gà uống đã qua xử lý Tình hình vệ sinh thú y, phòng bệnh ở 2 trại được
thực hiện nghiêm ngặt, thực hiện quy trình sát trùng chuồng trại giữa 2 đợt nuôi,
bỏ trống chuồng trại 2 – 3 tuần trước khi nhập gà và sát trùng định kỳ 2 – 3 lần/tuần Việc định kỳ vệ sinh tiêu độc sát trùng cho cơ sở chăn nuôi là một biện
Trang 33dịch bệnh nguy hiểm Nếu việc thực hiện không đúng cách như không làm vệ sinh trước khi phun thuốc, chọn loại thuốc sát trùng hoặc sử dụng liều lượng, cách pha, cách phun xịt không phù hợp với đối tượng tiêu độc… sẽ gây lãng phí công sức, tiền của mà dịch bệnh vẫn xảy ra Do đó, việc áp dụng các quy trình chăn nuôi và phòng bệnh chặt chẽ là rất cần thiết để đảm bảo đàn gà tăng trọng nhanh, thời gian nuôi ngắn, nhằm giảm thiểu các nguy cơ gây tổn thất, đem lại lợi nhuận kinh tế Bảng 2.2: Quy trình tiêm phòng vaccine, phòng bệnh cho gà thịt
Ngày tuổi Tên vaccine và cách dùng
1 Vaccine Nobilit ND Clon 30 phòng bệnh Newcastle, tiêm hoặc nhỏ mắt
6 Vaccine IB 491 phòng bệnh CRD, IB H120 phòng bệnh viêm phế quản
truyền nhiễm, vaccin H5N1,tiêm hoặc nhỏ mắt
16 Vaccine Nobilit ND Clon 30, nhỏ mắt
Trong quá trình nuôi hai trại tiêm phòng vaccine phòng các bệnh đúng thời gian và liều lượng, cơ thể gà có thời gian tạo ra đủ số lượng kháng thể để chống lại các mầm bệnh gây hại cho gà Mặc dù hai trại thực hiện nghiêm ngặt đúng quy trình vệ sinh phòng bệnh tốt, nhưng theo ghi nhận trong các đợt nuôi vừa qua, trại vẫn thường xuất hiện một số bệnh ở gà con bị tiêu chảy phân nhiều nước, phân loãng
có màu trắng xanh, lòng đỏ không tiêu, ở gà lớn gà tiêu chảy phân trắng loãng bết hậu môn, gà gầy ốm, màu yếm nhợt nhạt, tích nước xoang bụng làm cho gà chết ảnh hưởng đến số lượng gà trong đàn
Trang 34CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện thí nghiệm
3.1.1 Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu
Thời gian thực hiện từ tháng 08 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013
Địa điểm lấy mẫu: tại hai trại gà thịt nuôi công nghiệp tại huyện Châu Thành tỉnh
Sóc Trăng, từ tháng 8/2013 đến tháng 10/2013
Trạị 1: Phạm Văn Rư 3, xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng
Trại 2: Trần Thị Tư 3, xã Hồ Đức Kiện, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng
Địa điểm phân tích mẫu: phòng thí nghiệm Vê sinh Thực Phẩm Súc sản, Bộ môn
Thú Y, khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ
Đối tượng nghiên cứu: mẫu vật thí nghiệm gồm các mẫu bệnh phẩm gan, lách, ruột
non, phân của gà bị tiêu chảy chết do nghi bị nhiễm E coli và Salmonella, mẫu
phân gà khỏe tại hai trại gà thịt nuôi công nghiệp thuộc huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng
3.1.2 Hóa chất và môi trường
Nước cất, cồn 700, 900, NaCl 0,9%, thuốc thử Kovac’s, Indole, Methyl Red (MR),
Voges- Proskauer (VP; Eiken, Japan), K2HPO4, Glucose, Peptone, Buffered
Peptone Water (BPW, Merck, Germany), Hajna Tetrathionate Broth (HTB, Eiken
chemical co.,Ltd., Japan), Nutrient Agar (NA, Merk KgaA, Germany), Manitol
Lysine Crytal Violet Brilliant Green Agar (MLCB, Nissui Japan), Mac Conkey
Agar (MC, Merk KgaA Germany), Lysine Indol Motility Medium (LIM, Japan),
Kligler Iron Agar (KIA), Simmons’ Citrate Agar (Merck KgaA, Germany),
Tryptic Soy Agar (TSA, Merck KgaA, Germany)…
3.1.3 Thiết bị, dụng cụ, máy móc
Autoclave, microwave, tủ ấm, tủ sấy, tủ lạnh, cân điện tử, đĩa petri, que cấy, đèn
cồn, ống nghiệm, ống đong, ống hút và một số dụng cụ khác…
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chẩn đoán bệnh tiêu chảy do nhiễm E coli và Salmonella
trên gà
Để chẩn đoán bệnh tiêu chảy do nhiễm E coli và Salmonella trên gà bằng phương
pháp chẩn đoán lâm sàng, cần thu thập những thông tin như lứa tuổi, thời gian mắc
bệnh, số con bệnh trong đàn, vaccine đã sử dụng, các bệnh đã xảy ra ở trại, những
Trang 35triệu chứng lâm sàng của con vật bệnh Sau đó tiến hành mổ khám ghi nhận bệnh tích Những gà có triệu chứng và bệnh tích được chẩn đoán là tiêu chảy do vi
khuẩn Salmonella gây ra là ở gà con ủ rũ, bỏ ăn, tiêu chảy phân loãng màu trắng,
xanh phân bết hậu môn, trọng lượng nhỏ hơn các con khác, bụng trễ xệ xuống Gà lớn mắc bệnh gà gầy ốm, màu yếm nhợt nhạt, xoang bụng to trễ xuống sờ nắn có cảm giác bán nước, tiêu chảy phân có màu trắng, có nhiều đốm hoại tử ở gan, cơ tim, ruột và dạ dày, lách sưng, thận tụ huyết (Snoeyenbos, 1991) Tiêu chảy do
E coli gây ra gà sốt, ủ rũ, mệt mỏi, tụm lại từng đám, xù lông, tiêu chảy phân có
màu vàng nhạt, hậu môn dính bết phân, xuất hiện các bệnh tích gan sưng có màu mật, viêm màng ngoài tim, viêm gan có nhiều dịch màu hơi vàng ở túi khí, phúc mạc, viêm phổi, gan và lách hơi sưng (Gross, 1994)
3.2.2 Phương pháp lấy mẫu
Lấy mẫu bệnh phẩm gà bệnh: chọn ngẫu nhiên những con gà bị tiêu chảy chết do
nghi nhiễm E coli và Salmonella gây ra Tiến hành mổ lấy từng bệnh phẩm mỗi
thứ lấy khoảng 25g và lấy theo thứ tự lách, gan, ruột non và phân cho vào túi vô trùng có ghi ký hiệu, được bảo quản lạnh rồi đưa về phòng thí nghiệm phân tích Lấy mẫu phân gà : dùng tăm bông vô trùng đưa vào trực tràng của gà để lấy phân rồi đưa ngay vào ống nghiệm vô trùng có chứa môi trường chuyên chở, có ghi ký hiệu, mẫu được bảo quản lạnh rồi đưa về phòng thí nghiệm phân tích
3.2.3 Phương pháp phân lập vi khuẩn E coli
Mẫu phân và bệnh phẩm đem về được ria cấy trực tiếp trên môi trường MC rồi ủ ở
37oC trong 24 giờ Chọn các khuẩn lạc E coli to, tròn đều, hơi lồi, màu hồng đậm
Sau đó làm thuần vi khuẩn bằng cách chọn từ 3 – 5 khuẩn lạc điển hình dùng que cấy ria trên môi trường MC đem ủ ở 37oC trong 24 giờ Tiếp theo, khuẩn lạc được cấy sang môi trường TSA hoặc NA để kiểm tra sinh hóa và cuối cùng giữ giống
Trang 36Qui trình phân lập E coli được thể hiện qua sơ đồ:
Mẫu phân (1g), bệnh phẩm (5g)
Cấy trên môi trường MC
370C/24hCấy thuần trên môi trường MC
370C/24h Cấy trên môi trường NA
370C/24h Kiểm tra đặc tính sinh hóa
KIA Indole VP Simmons’ Citrate MR
370C/24h
E coli dương tính
370C/24h
NA Giữ giống
Phương pháp kiểm tra đặc tính sinh hóa vi khuẩn E coli
Vi khuẩn E coli sau khi được tăng sinh trên môi trường NA, tiến hành kiểm tra
đặc tính sinh hóa của vi khuẩn trên các môi trường KIA, LIM, VP, MR-VP
và Simmons’ Citrat
Môi trường KIA dùng để kiểm tra sự lên men đường glucose, lactose, sinh hơi và
sinh H2S của vi khuẩn Nếu vi khuẩn chỉ lên men đường glucose thì phần thạch
nghiêng của môi trường có màu đỏ và phần thạch đứng có màu vàng Nếu lactose
được sử dụng thì cả hai phần thạch đứng và thạch nghiêng đều có màu vàng Sự
sinh hơi được ghi nhận bởi bọt khí hay sự bể, nứt của cột thạch Nếu vi khuẩn sản
sinh H S thì môi trường sẽ có màu đen
Hình 3.1: Sơ đồ phân lập vi khuẩn E coli