E. coli và Salmonella tại hai trại
4.2.2 Tần suất xuất hiện bệnh tích trên gà bị tiêu chảy chết
Trong quá trình khảo sát 1.703 con gà bị tiêu chảy chết, tiến hành mổ khảo sát bệnh tích trên 35 con gà ở các tuần tuổi khác nhau, ghi nhận được các bệnh tích đặt trưng và tần suất xuất hiện của các bệnh tích này qua các tuần tuổi được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4: Tần suất xuất hiện bệnh tích trên gà bị tiêu chảy chết
Tần suất xuất hiện bệnh tích theo tuần tuổi 1 (n= 12) 2 (n=10) 3 (n=9) 4 (n=4) Bệnh tích SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Tỷ lệ (%) Lòng đỏ không tiêu 12 100,0 5 50,00 1 11,11 - - 51,42 Viêm ruột 9 75,00 10 100,0 9 100,0 4 100,0 91,43
Bao tim tích nước vàng
6 50,00 10 100,0 9 100,0 2 50,00 77,14
Màng bao tim dầy và phủ lớp fibrin
- - 4 40,00 6 66,67 4 100,0 40,00
Viêm gan, gan phủ lớp fibrin
- - 6 60,00 7 77,78 4 100,0 48,57
Túi khí đục - - 5 50,00 7 77,78 4 100,0 45,71
SL: số lượng, TL: tỷ lệ
Kết quả mổ khám kiểm tra bệnh tích ở bảng 4.4 cho thấy 91,43% gà bị viêm ruột với các biểu hiện ruột sưng, thành ruột mỏng, nhiều chổ phòng to do sinh hơi; 77,14% bị viêm màng bao tim, bao tim tích nước vàng; 51,42% gà có lòng đỏ không tiêu; 48,57% gan bị viêm, gan phủ lớp fibrin; 45,71% gà bị viêm túi khí đặc biệt là túi khí vùng ngực và vùng bụng có lớp fibrin màu trắng đóng thành cục làm đục túi khí; 40,00% màng bao tim sưng dầy và phủ lớp fibrin. Những bệnh tích trên giống với nhận định của Gross (1994), bệnh tích đặc trưng do vi khuẩn E. coli
gây ra trên gia cầm là viêm túi khí, viêm màng bao tim tích nước vàng, viêm gan. Theo Hồ Thị Việt Thu và ctv. (2012), cho rằng vi khuẩn E. coli và Salmonella gây bệnh trên gia cầm xuất hiện các bệnh tích điển hình là lòng đỏ không tiêu gặp ở gà
con, viêm màng bao tim viêm, bao tim dầy có tích tụ fibrin trường hợp kéo dài màng bao tim dính vào cơ tim, viêm gan, gan sưng, viêm ruột, túi khí dầy và đục. Bệnh tích lòng đỏ không tiêu xuất hiện ở gà 1 tuần tuổi với tỷ lệ 100% và triệu chứng này giảm dần qua các tuần tuổi đến tuần thứ 4 thì không thấy xuất hiện bệnh tích lòng đỏ không tiêu. Theo Vegad (2007), E. coli gây bệnh trên gà con ở thể nhiễm trùng huyết và viêm túi lòng đỏ có bệnh tích đặc trưng là lòng đỏ không tiêu. Đây có thể là bệnh tích đầu tiên của gà con khi bị nhiễm vi khuẩn E. coli và
Salmonella. Các bệnh tích viêm ruột và viêm màng bao tim, bao tim tích nước vàng bắt đầu xuất hiện với tỷ lệ lần lượt là 75,00% và 50,00% ở tuần 1 và tăng dần qua các tuần sau, đối với viêm ruột tỷ lệ xuất hiện 100% ở tuần 3 và 4, bao tim tích nước vàng chiếm tỷ lệ 100% ở tuần thứ 3 sau đó giảm còn 50% ở tuần thứ 4. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể rồi lan ra các cơ quan phủ tạng khác như tim, gan và các túi khí trong vùng bụng gây viêm các cơ quan trên và làm tăng sinh các màng túi khí. Chất dịch fibrin tiết ra gây viêm dính màng bao tim, tích tụ fibrin trên bề mặt gan và màng phúc mạc (Nguyễn Xuân Bình và ctv., 2005). Do đó, các bệnh tích viêm gan, gan phủ lớp fibrin, màng bao tim dầy và phủ lớp fibrin, viêm túi khí, túi khí đục bắt đầu xuất hiện ở tuần thứ 2. Bệnh do nhiễm vi khuẩn E. coli
có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau nhưng có triệu chứng và bệnh tích thường biểu hiện rõ ở tuần 4 trở đi (Dho – Moulin and Fairbrother, 1999). Ở tuần thứ 4 các bệnh tích viêm ruột, màng bao tim dầy và gan có phủ fibrin, túi khí đục đều xuất hiện với tỷ lệ 100%.
Qua kết quả khảo sát gà bị tiêu chảy chết ở 2 trại có những triệu chứng và bệnh tích điển hình của bệnh do vi khuẩn E. coli và Salmonella gây ra với tỷ lệ khá cao. Do đó, nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trên đàn gà ở 2 trại rất có thể là do 2 vi khuẩn E. coli và Salmonella gây ra.
Hình 4.12: Túi khí đục Hình 4.8: Ruột gà bị viêm
Hình 4.9: Bao tim tích nước vàng Hình 4.10: Bao tim dầy, phủ lớp fibrin Hình 4.7: Túi lòng đỏ không tiêu