Tỷ lệ hiện diện vi khuẩn E coli và Salmonella trên phân gà khỏe

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn escherichia coli và salmonella trên gà bị tiêu chảy tại hai trại gà thịt thuộc huyện châu thành tỉnh sóc trăng (Trang 53)

E. coli và Salmonella tại hai trại

4.4 Tỷ lệ hiện diện vi khuẩn E coli và Salmonella trên phân gà khỏe

ngày tuổi ở hai trại

Sau mỗi lần xuất gà, chuồng trại được thu dọn vệ sinh sạch sẽ, phun xịt thuốc sát trùng khắp chuồng nuôi và xung quanh trại để tiêu diệt các loại mầm bệnh, có thời gian bỏ trống chuồng và phun thuốc sát trùng lập lại trước khi nhập gà con vào. Ở chuồng nuôi trong giai đoạn này có thể coi là môi trường sạch bệnh, nhưng trong quá trình nuôi, gà vẫn xuất hiện bệnh tiêu chảy trong những ngày đầu tiên do nhiễm vi khuẩn E. coliSalmonella. Mầm bệnh xuất hiện gây bệnh tiêu chảy có thể là do từ đàn gà bố mẹ, hay lò ấp truyền sang gà con. Ở các trại nuôi gà giống và lò ấp, vấn đề phòng bệnh luôn được thực hiện chặc chẽ và việc cách ly giữa chuồng nuôi và môi trường bên ngoài luôn đặt lên hàng đầu. Do đó, việc trực tiếp kiểm tra sự hiện diện các vi khuẩn E. coliSalmonella trên đàn gà bố mẹ hay lò ấp là đều khó khăn, không thực hiên được đó là giới hạn của đề tài. Nên tiến hành phân lập, kiểm tra gián tiếp trên gà con trong những ngày đầu nhập gà.

Bảng 4.7: Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli hiện diện trên phân gà khỏe qua các ngày tuổi

Các chữ a,b trong cùng một hàng khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), SL: số lượng

Qua bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ hiện diện vi khuẩn E. coli trên phân gà khỏe là 46,05% trong đó ở trại 1 là 57,57% cao hơn so với trại 2 là 37,21%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Điều này có thể do quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh ở trại 1 không tốt bằng trại 2 làm cho mầm bệnh tồn tại và lây nhiễm cho các con khỏe khác. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn kết quả của Lưu Hữu Mãnh (2010), tỷ lệ nhiễm E. coli trên giống gà Ross 308 là 69,05%, cao hơn kết quả của Trương Hà Thái (2009), nghiên cứu trên gà nuôi công nghiệp với tỷ lệ là 12,36%, kết này gần giống với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiệp

Trại 1 Trại 2 Tổng

E. coli dương tính E. coli dương tính Ngày tuổi Số lượng SL Tỷ lệ (%) Số lượng SL Tỷ lệ (%) Tỷ lệ E. coli dương tính (%) 2 9 2 22,22a 12 3 25,00a 23,81 7 17 13 76,47a 19 8 42,11b 58,33 14 7 4 57,14a 12 5 41,60a 47,37 Tổng 33 19 57,57a 43 16 37,21b 46,05

(2000), phân lập ở môi trường chăn nuôi gà công nghiệp tỷ lệ nhiễm E. coli là 46,87%. Vi khuẩn E. coli hiện diện trên phân gà khỏe với tỷ lệ tương đối cao, do đó mầm bệnh luôn có sự lưu hành trong chuồng nuôi, khi sức đề kháng gà giảm thì các mầm bệnh dễ dàng xâm nhập và gây bệnh cho các con gà khỏe.

Tỷ lệ dương tính vi khuẩn E. coli trên gà con trong những ngày đầu (2 ngày tuổi) là 23,81% trong đó ở trại 1 là 22,22% và trại 2 là 25%. Sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Vì con giống được nuôi ở 2 trại có chung nguồn gốc từ nhà máy ấp ở huyện Bến Lức tỉnh Bình Dương. Gà con bị nhiễm vi khuẩn E. coli ngay từ ngày tuổi đầu tiên có thể do bị nhiễm mầm bệnh từ môi trường ấp như máy ấp, dụng cụ ấp… (Bruce et al., 2008), hay từ đàn gà bố mẹ. Theo nghiên cứu của Hồ Thị Việt Thu và ctv. (2012), bệnh E. coli có thể quan sát ở gà một ngày tuổi đến nhiều ngày sau khi nở, hầu hết các trường hợp này do trứng bị nhiễm từ phân hoặc nhiễm từ vòi trứng hay ống dẫn trứng, vi khuẩn có thể xuyên qua vỏ trứng và lây nhiễm cho gà con, có khoảng 26,5% trứng nhiễm E. coli

từ gà mẹ tỷ lệ nhiễm trong đàn thông thường trên 10%. Ngoài ra vi khuẩn E. coli

có thể gây nhiễm cho vật sơ sinh ngay từ những ngày đầu tiên khi gặp môi trường bất lợi (Elaine, 2006). Đây có thể chính là nguồn lây bệnh trong chuồng nuôi, sản sinh ra nhiều mầm bệnh lưu hành trong trại khi gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành bệnh trên gà.

Khi gà ở 7 ngày tuổi tỷ lệ dương tính với vi khuẩn E. coli tăng lên khá cao so với những ngày đầu ở trại 1 là 76,47% cao hơn so với trại 2 là 42,11%, sự khác biệt giữa 2 trại khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Nguyên nhân tỷ lệ dương tính với E. coli trên gà ở 7 ngày tuổi cao có thể do gà gặp những điều kiện bất lợi ngay từ ngày tuổi đầu tiên làm sức đề kháng gà giảm tạo điều kiện thuận lợi cho E. coli

xâm nhiễm. Trại 1 có tỷ lệ nhiễm cao hơn so với trại 2 là do tình hình vệ sinh ở trại 1 không tốt, máng ăn, máng uống không được lao chùi vệ sinh thường xuyên, sử dụng máng ăn thủ công, cho cùng lúc nhiều thức ăn vào máng cho gà ăn từ sang tới chiều. Trại 2 đảm bảo tốt công việc vệ sinh máng ăn máng uống thường xuyên, trại sử dụng máng ăn tự động nên hạn chế được sự lưu hành của mầm bệnh làm giảm tỷ lệ lây nhiễm cho con khỏe khác. Vi khuẩn E. coli hiện diện trong phân, thức ăn, nước uống, chất độn chuồng(Barnes, 2008) do đó vi khuẩn E. coli rất dễ xâm nhiễm vào cơ thể gà qua đường tiêu hóa. Khi mầm bệnh được bài thải qua phân tồn tại và lưu hành trên nền trấu đã gây nhiễm những con xung quanh (Hồ Thị Việt Thu và ctv., 2012).

Khi gà 14 ngày tuổi tỷ lệ dương tính với vi khuẩn E. coli trên phân gà khỏe là 47,37%, ở trại 1 là 57,14% cao hơn trai 2 là 41,60% sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Trại 1 nhiễm cao hơn trại 2 do ở 7 ngày tuổi trại 1

nhiễm cao hơn ảnh hưởng tới 14 ngày tuổi, trong giai đoạn này tỷ lệ nhiễm không tăng so với 7 ngày tuổi vì trong thời gian này trại liên tục sử dụng kháng sinh phòng bệnh cho gà nên hạn chế được tỷ lệ nhiễm vi khuẩn này.

Bảng 4.8: Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella hiện diện trên phân gà khỏe qua các ngày tuổi Trại 1 Trại 2 Tổng Salmonella DT Salmonella DT Ngày tuổi Số lượng SL Tỷ lệ (%) Số lượng SL Tỷ lệ (%) Tỷ lệ Salmonella dương tính (%) 2 9 1 11,11 12 2 16,67 14,26 7 17 5 29,41 19 5 26,32 27,78 14 7 3 42,86 12 4 33,33 36,84 Tổng 33 9 27,27 43 11 25,58 26,32 SL: số lượng , DT: Dương tính

Kết quả bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ dương tính Salmonella trên phân gà khỏe là 26,32%, trong đó tỷ lệ nhiễm ở những ngày tuổi đầu (2 ngày) là 14,26%, 7 ngày tuổi là 27,78%, 14 ngày tuổi là 36,84%. Sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella trên gà con ngay từ ngày đầu đây chính là mầm bệnh để lây nhiễm sang các con khỏe khác làm cho tỷ lệ ở 7 và 14 ngày tuổi tăng. Nguyên nhân xuất hiện mầm bệnh

Salmonella trên gà 2 ngày tuổi có thể do mầm bệnh từ gà bố mẹ truyền sang trứng lây nhiễm cho gà con hay mầm bệnh tồn tại sẵn trong các máy ấp, dụng cụ ấp không được vệ sinh kỹ trước ấp trứng. Gà mái đẻ thường mất bệnh do Salmonella

gây ra ở thể mãn tính, vi khuẩn khu trú và tồn tại trong buồng trứng, còn gà trống thì mầm bệnh tồn tại ở dịch hoàn. Khi gà trống và gà mái giao phối thì mầm bệnh sẽ lây lan cho nhau làm 2 con đều bị nhiễm bệnh, tỷ lệ trứng đẻ ra có mầm bệnh có thể biến động từ vài phần trăm đến 50% (Nguyễn Như Thanh, 1997).

Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lưu Hữu Mãnh (2010), trên giống gà Ross 308 là 9,25%, Nguyễn Văn Hiệp (2000), trên môi trường chăn nuôi gà công nghiệp là 3,12%, Trương Quang và ctv (2005), trên gà Lương Phượng là 8,83% và gà Sasso là 8,67%. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm Salmonella ở các nghiên cứu trên khác nhau có thể do nhiều yếu tố như nghiên cứu trên các giống gà khác nhau, mật độ nuôi nhốt quá đông, vệ sinh phòng bệnh ở các trại khác nhau.

Mầm bệnh tồn tại trong cơ thể con khỏe hay con bệnh đều bài thải ra môi trường bên ngoài chủ yếu qua phân, khi con vật bị bệnh do bị bệnh do Salmonella thì mức độ hiện diện của vi khuẩn trong 1gram phân là 108 vi khuẩn, khi con vật mang trùng sẽ thải ra 104 vi khuẩn/1gram phân (Walton, 1992). Do đó sự lưu hành của mầm bệnh trong chuồng nuôi là thường xuyên, sẽ gây nhiễm cho những con khỏe khác khi gặp điều kiện thuận lợi.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Qua thời gian thực hiện đề tài “Phân lập vi khuẩn Escherichia coli và

Salmonella trên gà bị tiêu chảy tại hai trại gà thịt thuộc huyện Châu Thành

tỉnh Sóc Trăng” đưa đến một số kết luận như sau:

Gà bị tiêu chảy chết do nghi nhiễm vi khuẩn E. coliSalmonella trên tổng đàn với tỷ lệ 5,77%, trong giai đoạn úm 1 tuần tuổi gà bị tiêu chảy chết cao nhất so với các tuần còn lại là 2,16%.

Triệu chứng điển hình gà bị tiêu chảy chết là gà tiêu chảy phân loãng màu trắng xanh bết hậu môn xuất hiện với tỷ lệ 100% qua các tuần tuổi; ủ rủ, mệt mỏi, kém ăn bỏ ăn xuất hiện với tỷ lệ cao 96,18% qua các tuần; gà bụng xệ, tích nước xoang bụng là 6,90%; khò khè thở khó 33,71% .

Mổ khảo sát các bệnh tích đặc trưng là lòng đỏ không tiêu xuất hiện với tỷ lệ 51,42% trong đó gà 1 tuần tuổi chiếm tỷ lệ 100,0%; viêm màng bao tim, bao tim tích nước vàng là 77,14%; màng bao tim dày có phủ lớp fibrin là 40,00%; viêm gan, gan phủ lớp fibrin là 48,67%; viêm túi khí, túi khí đục xuất hiện tỷ lệ 45,71%; các bệnh tích biểu hiện rõ nhất ở tuần 4.

Tỷ lệ nhiễm E. coliSalmonella trên gà bị tiêu chảy chết lần lượt là 100,0% và 48,57%. Trong đó tỷ lệ nhiễm E. coli trên bệnh phẩm rất cao: gan, ruột non, phân là 100%, lách nhiễm 80%. Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên phân với tỷ lệ là 45,71% cao hơn so với gan, lách, ruột non lần lượt là 22,86%, 17,14%, 40,00%.

Sự hiện diện của vi khuẩn E. coli và Salmonella trên phân gà khỏe từ ngày tuổi đầu tiên, tỷ lệ dương tính vi khuẩn E. coli trên phân gà khỏe là 47,37% và Salmonella

là 26,32%.

5.2 Đề nghị

Khảo sát tỷ lệ gà bị tiêu chảy chết do nghi nhiễm E. coliSalmonella gây ra trên các trại gà công nghiệp với số lượng lớn hơn và địa bàn khảo sát rộng hơn.

Các đề tài sau nên kiểm tra rộng hơn trên những nơi có thể lưu hành mầm bệnh như nền trấu, thức ăn nước uống sau khi cho vào chuồng, không khí trong chuồng nuôi. Để đưa ra các giải pháp xử lý nhằm làm giảm tỷ lệ lây nhiễm trong đàn. Cần phải giám sát theo dõi đàn gà thường xuyên trong các tuần tuổi đặc biệt là trong giai đoạn úm gà ở 1 tuần tuổi để giảm tỷ lệ gà bị tiêu chảy chết thấp nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Thị Trà An, 2006. Tình hình nhiễm Salmonella trên phân và thân thịt (bò, heo, gà) tại một số tỉnh phía nam. Tạp chí khoa học thú y, tập XIII, số 2. Hội thú y Việt Nam. Trang 37 – 42.

3. Nguyễn Xuân Bình, 2005. 109 bệnh gia cầm và cách phòng trị. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Trang 37 – 40.

4. Tô Minh Châu, Trần Thị Bích Liên, Nguyễn Ngọc Hải, 2002. Kết quả phân lập định type vi khuẩn E. coli trên gà, trứng gà tại một số cơ sở chăn nuổi ở Thủ Đức và vùng lân cận. Tạp chí khoa học thú y, tập IX, số 2. Hội thú y Việt Nam. Trang 28 – 24. Trần Linh Thước, 2003. Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm, mỹ phẩm. Nhà xuất bản Bộ Giáo Dục.

5. Đào Trọng Đạt và ctv, 1999. Bệnh ở lợn nái và lợn con. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. Trang 57-82.

6. Nguyễn Thị Thanh Giang, 2010. Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ, lên năng suất, bệnh tiêu chảy trên gà thịt giống ROSS 308 và thử nghiệm kháng sinh đồ đối với vi khuẩn được phân lập. Luận văn cao học ngành chăn nuôi thú y.

7. Nguyễn Văn Hanh, 1983. Phòng chống bệnh truyền nhiễm cho gia cầm nuôi công nghiệp. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Trang 92 – 100.

8. Trần Thị Hạnh và ctv, 2006. Kết quả định type các chủng Salmonella phân lập từ gà thịt trên địa bàn Hà Nội, tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XIII, số 1, thú y Việt Nam. Trang 17-23.

9. Nguyễn Văn Hiệp, 2000. Khảo sát sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella spp., E. coli và Staphylococcus trên môi trường chăn nuôi gà công nghiệp và các sản phẩm chăn nuôi tại 2 cơ sỏ thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

10. Lưu Huỳnh Hương và Trần Thị Hạnh, 2006. Kết quả định type các chủng

Salmonella phân lập từ gà thịt trên địa bàn Hà Nội. Tạp chí khoa học thú y, tập XIII, số 1, Thú y Việt Nam, trang 17 – 23.

11. Đỗ Thị Huyền và Tô Long Thành, 2009. Salmonella – tác nhân gây ngộ độc thực phẩm, tạp chí khoa học kỹ thuật thú y , tập XVI , số 4, thú y Việt Nam. Trang 69-91.

12. Lê Hồng Mận và Phương Song Liên, 1999. Bệnh gia cầm và một số biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. Trang 74-78.

13. Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Trương Phước Đức, 2010. Phân lập và kiểm tra tính nhạy cảm đối với kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli và

Salmonella spp. Ở trại gà thịt Tân Lập, Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y. Trang 244-253.

14. Lê Văn Năm, 1999. Hướng dẫn điều trị bệnh ghép phức tạp ở gà. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. Trang 73-75.

15. ngọc

16. Nguyễn Vĩnh Phước, 1970, Vi sinh vật học Thú Y, tập 2. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Trang 134-140.

17. Trương Hà Thái, Nguyễn Ngọc Đức và ctv, 2009. Bệnh trực khuẩn E. coli ở một số giống gà công nghiệp hướng thịt và khả năng kháng kháng sinh của một số chủng E. coli phân lập. Tạp chí khoa học thú y, tập XVI, số 6, Hội thú y Việt Nam. Trang 13 – 19 .

18. Tống Vũ Thắng và Đậu Ngọc Hào, 2008. Nghiên cứu mối quan hệ giữa ô nhiễm Salmonella trong thức ăn hỗn hợp , chất độn chuồng đến tỷ lệ nhiễm

Salmonella trong trứng tại 6 cơ sở chăn nuôi gà giống ở thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XV, số 1. Thú y Việt Nam. Trang 62 – 68. 19. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiền, Trần Thị Lan Hương, 1997. Vi sinh vật Thú Y. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trang 80 – 85.

20. Võ Bá Thọ, 2000. Bệnh gia cầm, tập 1 các bệnh không lây. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Trang 332 – 361.

21. Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012. Bệnh truyền nhiễm gia súc. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Trang 305-314, 321-325.

22. Hồ Thị Việt Thu, 2012. Bệnh gia cầm. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ. Trang 52-55.

23. Nguyễn Minh Trí, 2012. Phân lập Escherichia coli gây bệnh trên gà thịt từ 1 – 7 tuần tuổi tại trại Đinh Ngọc Chân thuộc tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ thú y.

24. Trần Cẩm Vân, 2001. Giáo trình vi sinh vật học môi trường. Nhà xuất bản Bộ Giáo Dục Hà Hội. Trang 126 – 129.

25. Barnes, J., 2008. Diseases of Poultry, 12th ed. Blackwell Publ., Ames, IA, pp 706–707.

26. Boonmar, S. Bangtra Kulnonth, A. Pornrunang wong S. , Marnrim, N., Kneko, K. , ogawa, M. 1999. Salmonella in borller chickens in Thai Lan with special

reference to contamination of retail meat with Salmonella enteritidis. J. Vet. Med. Sci, pp 1233 – 1236.

27. Dho – Moulin , M. and Fairbrother, J.M, 1999. Avian pathogenic Escherichia coli (APEC). Vet Res 30, pp 299-316.

28. Gross, W.G. 1994. Diseases due to Escherichia coli in poultry. CAB International, Wallingford, United Kingdom, pp 237-259.

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn escherichia coli và salmonella trên gà bị tiêu chảy tại hai trại gà thịt thuộc huyện châu thành tỉnh sóc trăng (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)