Tần suất xuất hiện triệu chứng trên gà bị tiêu chảy chết

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn escherichia coli và salmonella trên gà bị tiêu chảy tại hai trại gà thịt thuộc huyện châu thành tỉnh sóc trăng (Trang 45 - 48)

E. coli và Salmonella tại hai trại

4.2.1 Tần suất xuất hiện triệu chứng trên gà bị tiêu chảy chết

Qua khảo sát gà bị tiêu chảy chết do nghi nhiễm E. coliSalmonella tại hai trại, thấy gà có xuất hiện một số triệu chứng điển hình trước khi chết như là ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn, tiêu chảy phân loãng màu trắng có lẫn xanh, phân bết hậu môn, bụng gà xệ, tích nước xoang bụng, thở khó, khò khè, được ghi nhận và trình bày qua bảng

Bảng 4.3: Tần suất xuất hiện triệu chứng trên gà bị tiêu chảy chết

Tần suất xuất hiện triệu chứng theo tuần tuổi

1 (n=638) 2 (n=501) 3 (n=330) 4 (n=234) Triệu chứng SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Tỷ lệ (%) Ủ rũ, mệt mỏi 638 100,0 501 100,0 306 92,73 193 92,34 96,18 Kém ăn 638 100,0 501 100,0 306 92,73 193 92,34 96,18 Bụng xệ, tích nước - - - - 75 22,28 43 18,38 6,90 Khò khè, khó thở - - 145 28,94 248 75,15 181 77,35 33,71

Tiêu chảy phân loãng, màu trắng xanh, bết hậu môn

638 100,0 501 100,0 330 100,0 234 100,0 100,0

SL : số lượng TL: tỷ lệ

Kết quả bảng 4.3 cho thấy trên gà bị tiêu chảy chết có những biểu hiện: tiêu chảy phân loãng, màu trắng lẫn xanh bết hậu môn (100,0%), kém ăn, ủ rủ, mệt mỏi (96,18%), khò khè thở khó (33,71%), bụng xệ tích nước (6,90%). Các triệu chứng này phù hợp với nhận định của Nguyễn Xuân Bình (2005), gà bị tiêu chảy do nhiễm E. coliSalmonella có xuất hiện các triệu chứng gà ủ rũ, bỏ ăn, tiêu chảy phân loãng màu trắng, xanh, phân bết hậu môn, xoang bụng to trễ xuống tích nước xoang bụng. Kết quả khảo sát này gần giống với kết quả nghiên cứu của Trương Hà Thái và ctv. (2009), các triệu chứng xuất hiện trên gà bị tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn E. coli là gà ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn và tiêu chảy (100%), gà bị xệ bụng tích nước xoang bụng (59,07%), gà có biểu hiện khó thở (78,76%). Ở từng lứa tuổi khác nhau khả năng mẫm cảm với bệnh cũng khác nhau (Gross, 1994), trong tuần đầu các triệu chứng gà kém ăn, ủ rũ mệt mỏi, tiêu chảy xuất hiện với tỷ lệ 100%.

Ở giai đoạn sau một số con chỉ có biểu hiện tiêu chảy và chết đột ngột mà không rõ triệu chứng, có thể do E. coli xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh kế phát của các bệnh lý viêm ruột xuất huyết làm gà chết mà thể trạng vẫn tốt, diều chứa đầy thức ăn và nước uống gà mắc bệnh dạng này gọi là thể nhiễm trùng huyết do viêm ruột (Hồ Thị Việt Thu và ctv., 2012). Khi ở tuần 3 và 4 gà bắt đầu xuất hiện triệu chứng bụng xệ và tích nước xoang bụng với tỷ lệ thấp hơn so với các triệu chứng khác lần lượt là 22,28% và 18,38% điều này có thể do triệu chứng trên chỉ xuất hiện khi gà mắc bệnh trong thời gian dài, trong chuồng nuôi sự lây lan mầm bệnh từ con bệnh sang con khỏe được trại kiểm soát chặt chẽ, nên những con có biểu hiện tiêu chảy, ủ rũ, bỏ ăn điều bị loại thải ngay từ lúc đầu nên tỷ lệ gà bị bụng xệ, tích nước xoang bụng chiếm tỷ lệ thấp.

Trong quá trình theo dõi triệu chứng trên gà bị tiêu chảy chết nghi do nhiễm E. coli

Salmonella, ngoài những triệu chứng xuất hiện trên đường tiêu hóa, còn có một số triệu chứng xuất hiện ở đường hô hấp, các triệu chứng này được ghi nhận ở mức chung là khò khè và thở khó, nằm một chỗ há miệng để thở. Triệu chứng này không thấy xuất hiện ở gà 1 tuần tuổi, có tần suất xuất hiện và tăng dần ở tuần 2 là 28,94%, tuần 3 là 75,15% và tuần 4 là 77,35%. Sự khác biệt giữa các tuần tuổi rất có ý nghĩa thống kê (P < 0,01). Điều này có thể do ở tuần 3 và 4 gà lớn nhanh, tiêu thụ nhiều thức ăn, đi phân nhiều nên lượng khí NH3 trong chuồng nuôi tăng lên, nền chuồng trong giai đoạn này phải thường đảo trấu tạo ra nhiều bụi tác động gây tổn thương hệ hô hấp, dẫn đến xuất hiện các bệnh trên hệ hô hấp ở gà, và nhiều yếu tố khác như thay đổi thức ăn qua các tuần tuổi, nhiệt độ chuồng nuôi, làm cho gà bị stress đã tạo điều kiện cho vi khuẩn E. coliSalmonella xâm nhập gây nên các bệnh kế phát, làm xuất hiện bệnh tiêu chảy dẫn đến gà yếu dần và chết. Theo Trần Văn Nhu (1992), cho thấy tỷ lệ mắc bệnh hô hấp mãn tính của các trại gà công nghiệp khá phổ biến dao động trong khoảng 13,8 - 97,4%. Bệnh thường kéo dài, trong một số trường hợp gà có biểu hiện rối loạn hô hấp như khò khè, thở khó, khịt mũi chảy nước mũi kết hợp với viêm xoang. Bệnh xảy ra nặng hơn có thể do bội nhiễm với E. coli, do những yếu tố bất lợi của môi trường nuôi như nhiệt độ, ẩm độ và mật độ nuôi cao (Ley and Yorder, 1997). Tỷ lệ nhiễm bệnh hô hấp trên gà nuôi công nghiệp có thể biến động từ 20 – 50% phụ thuộc vào điều kiện vệ sinh chuồng nuôi, trạng thái stress và lứa tuổi của gà ( Lê Hồng Mận và ctv., 1999).

Hình 4.2: Gà vươn dài cổ để thở

Hình 4.4: Gà tiêu chảy phân bết hậu môn

Hình 4.1: Gà ủ rũ, mệt mỏi

Hình 4.3: Gà tiêu chảy phân loãng, màu trắng có lẫn xanh

Hình 4.6: Gà tích nước xoang bụng Hình 4.5: Bụng gà xệ

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn escherichia coli và salmonella trên gà bị tiêu chảy tại hai trại gà thịt thuộc huyện châu thành tỉnh sóc trăng (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)