Hai trại gà được khảo sát trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng điều là những trại chăn nuôi theo mô hình công nghiệp khép kín với quy mô lớn sử dụng thức ăn công nghiệp, nước cho gà uống đã qua xử lý. Tình hình vệ sinh thú y, phòng bệnh ở 2 trại được thực hiện nghiêm ngặt, thực hiện quy trình sát trùng chuồng trại giữa 2 đợt nuôi, bỏ trống chuồng trại 2 – 3 tuần trước khi nhập gà và sát trùng định kỳ 2 – 3 lần/tuần. Việc định kỳ vệ sinh tiêu độc sát trùng cho cơ sở chăn nuôi là một biện pháp chủ động để loại trừ mầm bệnh giúp cho người nuôi phòng ngừa được các
dịch bệnh nguy hiểm. Nếu việc thực hiện không đúng cách như không làm vệ sinh trước khi phun thuốc, chọn loại thuốc sát trùng hoặc sử dụng liều lượng, cách pha, cách phun xịt không phù hợp với đối tượng tiêu độc… sẽ gây lãng phí công sức, tiền của mà dịch bệnh vẫn xảy ra. Do đó, việc áp dụng các quy trình chăn nuôi và phòng bệnh chặt chẽ là rất cần thiết để đảm bảo đàn gà tăng trọng nhanh, thời gian nuôi ngắn, nhằm giảm thiểu các nguy cơ gây tổn thất, đem lại lợi nhuận kinh tế . Bảng 2.2: Quy trình tiêm phòng vaccine, phòng bệnh cho gà thịt
Ngày tuổi Tên vaccine và cách dùng
1 Vaccine Nobilit ND Clon 30 phòng bệnh Newcastle, tiêm hoặc nhỏ mắt. 6 Vaccine IB 491 phòng bệnh CRD, IB H120 phòng bệnh viêm phế quản
truyền nhiễm, vaccin H5N1,tiêm hoặc nhỏ mắt
12 Vaccine IBD phòng bệnh Gumboro, cho uống
16 Vaccine Nobilit ND Clon 30, nhỏ mắt
18 Vaccine IBD phòng bệnh Gumboro, cho uống
21 Vaccine IBD H120, IBD 491, cho uống
Trong quá trình nuôi hai trại tiêm phòng vaccine phòng các bệnh đúng thời gian và liều lượng, cơ thể gà có thời gian tạo ra đủ số lượng kháng thể để chống lại các mầm bệnh gây hại cho gà. Mặc dù hai trại thực hiện nghiêm ngặt đúng quy trình vệ sinh phòng bệnh tốt, nhưng theo ghi nhận trong các đợt nuôi vừa qua, trại vẫn thường xuất hiện một số bệnh ở gà con bị tiêu chảy phân nhiều nước, phân loãng có màu trắng xanh, lòng đỏ không tiêu, ở gà lớn gà tiêu chảy phân trắng loãng bết hậu môn, gà gầy ốm, màu yếm nhợt nhạt, tích nước xoang bụng làm cho gà chết ảnh hưởng đến số lượng gà trong đàn.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU