Đề tài : Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Bùi Vinh Quang
Sinh viên lớp: Kế Hoạch-46A
Mã số sinh viên: CQ462213
Trường đại học Kinh tế Quốc dân
Tôi xin cam đoan rằng bài thực tập tốt nghiệp này là một công trình khoahọc do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo- Th.s Bùi ĐứcTuân Trong thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch & Đầu tư, nhờ sự giúp đỡ nhiệttình của các cô chú, anh chị ở đây tôi đã thu thập số liệu và các tài liệu cần thiết đểhoàn thành luận văn này Nội dung của bài thực tập tốt nghiệp này hoàn toàn chânthực nó phản ánh đúng sự cố gắng của tôi và sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáohướng dẫn, không sao chép trùng lặp với những luận văn khác Tôi xin hoàn toànchịu trách nhiệm về những lời cam đoan của mình
Trang 2Mục lục
Chương I: Doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự cần thiết có chính sách, cơ chế hỗ
trợ phát triển DNNVV 7
1 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế 7
1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa 7
1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay 10
1.2.1 Ưu thế: 10
1.2.2 Hạn chế: 12
2 Sự cần thiết phải phát triển và quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 14
2.1 Vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế 14
2.2 Sự cần thiết phải phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 22
2.3 Vai trò quản lý nhà nước đối với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa 24
Chương II: Đánh giá tình hình phát triển và công tác quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 28
1 Quá trình hình thành phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 28
1.1 Giai đoạn trước khi ban hành Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty (21/12/1990) 28
1.2 Từ khi ban hành Luật DNTN và Luật Công ty, đến khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực (1/1/2000) 30
1.3 Từ khi áp dụng thực hiện Luật doanh nghiệp (01/1/2000 đến nay) 32 2 Nguồn lực phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh Phú Thọ 33
2.1 Vị trí địa lý 33
2.2 Tiềm năng và khả năng khai thác tiềm năng để phát triển DNNVV trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 34
2.2.1 Đặc điểm địa hình: 34
2.2.2 Đặc điểm khí hậu: 35
2.2.3 Đất đai và nguồn nước 36
2.2.4 Tài nguyên khoáng sản: 36
2.2.5 Tài nguyên rừng 36
2.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây 37
Trang 33 Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú
Thọ 45
3.1 Số lượng và quy mô 45
3.2 Kết cấu vốn doanh nghiệp theo mỗi loại hình doanh nghiệp 49
3.3 Kết cấu, ngành nghề kinh doanh 51
3.4 Tình hình sử dụng lao động và trả lương lao động 51
3.5 Về năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh 53
3.6 Những đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Phú Thọ trong thời gian vừa qua 58
3.7 Những khó khăn tồn tại chủ yếu của các DNNVV trên địa bàn Tỉnh 62
4 Công tác quản lý Nhà nước đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 67
4.1 Về tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý nhà nước 68
4.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn 68
4.2.1 Môi trường chính sách phát triển DNNVV trên địa bàn Tỉnh 68
4.2.2 Thực trạng công tác quản lý của nhà nước đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa 72
Chương III: Các định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh 76
1 Mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh 76
1.1 Mục tiêu định tính 76
1.2 Mục tiêu cụ thể 77
2 Một số giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 78
2.1 Hoàn thiện các chính sách, cơ chế hỗ trợ khuyến kích các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển 78
2.2 Đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 83
Trang 4Lời nói đầu
Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới chuyểnđổi nền kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã tạo ra những cơ sở pháp lý trong việcxây dựng nền kinh tế thị trường với sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhânđặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phát triển nhanh chóng
Thực tế trong hơn 20 năm đổi mới và phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa
đã trở thành một bộ phận quan trọng, có những đóng góp quan trọng trong sựnghiệp phát triển kinh tế của đất nước
Cùng với cả nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ cóbước phát triển nhanh chóng cả về số lượng, đặc biệt kể từ khi có luật doanhnghiệp (năm 2000) và nghị định 90 của chính phủ nhằm khuyến kích và hỗ trợdoanh nghiệp nhỏ và vừa, đã làm nên sự khác biệt từ chỗ doanh nghiệp chỉ thànhlập và hoạt động kinh doanh đối những ngành nghề, lĩnh vực nhà nước chỉ định,cho phép sang hoạt động trên tất cả các lĩnh vực mà nhà nước không cấm, từ đó đãgiải phóng tư duy và sức sáng tạo về ý tưởng kinh doanh và phương thức tổ chứckinh doanh, số lượng doanh nghiệp và quy mô vốn đầu tư trực tiếp phát triển kinhdoanh đã tiếp tục tăng nhanh, tạo thêm được hàng vạn chỗ làm và ổn định xã hội,bước đầu khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần,đóng góp nhiều hơn vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn phát triển chưa đồng bộ, còn nhỏ
lẻ, làm ăn manh mún, công nghệ còn lặc hậu Các doanh nghiệp phát triển chưađồng bộ cả về vùng lãnh thổ, ngành nghề kinh doanh; đóng góp vào ngân sách nhànước còn chiếm tỷ trọng thấp, phát triển chưa đồng đều giữa các vùng, mới tậptrung vào các khu vực đô thị, các khu, các cụm công nghiệp Ỏ nông thôn, các
Trang 5huyện miền núi số doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 30% Đầu tư các ngành sảnxuất đạt thấp( Chiếm khoảng 25%), chủ yếu hoạt động thương mại- du lịch và xâydựng Hầu hết các doanh nghiệp chưa có thương hiệu, sản xuất kinh doanh có hiệuquả thấp(35%), thu nhập của người lao động và việc làm chưa ổn định Kiến thứcquản lý kinh tế của các chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, các chủ trang trạichưa đồng đều, chưa gắn được sản xuất kinh doanh với thị trường, khả năng nắmbắt thông tin thị trường còn nhiều hạn chế, chưa đủ mạnh để cạnh tranh chiếm lĩnhthị trường
Về công tác quản lý Nhà nước cũng bộc lộ không ít những khó khăn vướngmắc nảy sinh, thiếu sự phối hợp giữa các cấp, các ngành đối với các doanh nghiệp,
hộ kinh doanh cá thể sau đăng ký kinh doanh, làm cho quản lý Nhà nước bị buônglỏng, từ đó dẫn tới sự phối hợp kém nhiệt tình, sự trì trệ trong quản lý, hỗ trợdoanh nghiệp
Đặc biệt năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO ngoài những thuận lợi do mở
cử thị trường đem lại thì doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn nhưphải đối mặt với những đối thủ lớn từ bên ngoài, Sức ép cạnh tranh từ bên ngoài làrất lớn, các doanh nghiệp phải chịu sức ép về giá cả, thương hiệu, mẫu mã…
Chính vì vậy để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể hội nhập kinh tế quốc
tế tốt, có thể cạnh tranh được với các đối thủ bên ngoài, tạo thuận lợi cho doanhnghiệp nhỏ và vừa phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý,phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết vớicác loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranhtrên thị trường; phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sốngcho người lao động thì chúng ta phải có một định hướng phát triển doanh nghiệpnhỏ và vừa để từ đó chúng ta có được một số biện pháp chính sách để phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa
Trang 6Chính vì lý do đó tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ”.
Nội dung đề tài gồm có:
Chương I: Doanh nghiệp nhỏ và vừa – sự cần thiết có chính sách, cơ chế hỗtrợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương II: Đánh giá tình hình phát triển và công tác quản lý doanh nghiệpnhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ
Chương III: Các định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địabàn Tỉnh
Tôi xin trân thành cảm ơn Th.S Bùi Đức Tuân, cùng các cô chú, anh chịtrong Sở Kế hoạch & Đầu tư Phú Thọ đã tạo điều kiện và nhiệt tình hướng dẫn tôihoàn thành bài viết này
Do khả năng còn có hạn nên bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót Tôi rấtmong sự góp ý và bổ sung của thầy cô và bạn đọc để bài viết của tôi đượchoàn thiện hơn
Trang 7Chương I: Doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự cần thiết có chính sách, cơ chế hỗ trợ phát triển DNNVV.
1 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế
1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trước hết chúng ta phải hiểu doanh nghiệp là gì? Theo định nghĩa tại LuậtDoanh Nghiệp 2005, “Doanh nghiệp” là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, cótrụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luậtnhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Hiện nay, khái niệm doanhnghiệp thường được dùng để chỉ các loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn,Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty hợp doanh thưộc các thành phầnkinh tế
Như vậy, Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bộ phận của doanh nghiệp, lànhững doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu.Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó làdoanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa Theo tiêuchí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có sốlượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đếndưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động Ở mỗi nước,người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước mình.Việc đưa ra khái niệm “doanh nghiệp nhỏ và vừa” phụ thục vào điều kiện kinh tế
xã hội cụ thể của mỗi nước và các chính sách của Chính Phủ Các tiêu chí đưa ra
để xác định doanh nghiệp có khác nhau và thường thay đổi theo thời gian Vì vậyviệc đưa ra tiêu chí xác định về doanh nghiệp nhỏ và vừa để Chính Phủ thực hiệnthành công các chính sách hỗ trợ, quản lý đối với loại hình doanh nghiệp này, phát
Trang 8huy thế mạnh và giảm thiểu các hạn chế của nó là một việc làm được Chính Phủcác nước đặc biệt quan tâm.
Tiêu chí phổ biến thường được các nước sử dụng để xác định DNNVV làtiêu chí định tính và tiêu chí định lượng
Tiêu chí định tính: Tiêu chí này dựa trên những đặc trưng cơ bản của cácDNNVV như mức độ chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phứctạp của quản lý còn ở thấp…
Tiêu chí định lượng: Đây là tiêu chí quan trọng nhằm lượng hóa các tiêuthức định tính nói trên Tuy nhiên ở mỗi nước tùy vào hoàn cảnh, tính chất làngnghề, trình độ sản xuất, đường lối chính sách và chiến lược phát triển đất nước củanước đó mà có các tiêu thức định tính riêng
Bảng 1: Tiêu thức phân loại DNNVV của một số nước APEC
Indonesia Số lao động, tổng giá trị tài sản, doanh thu
Nhật Bản Số lao động, vốn đầu tư
Malaysia Doanh thu, tỷ lệ góp vốn
Phillippines Số lao động, tổng giá trị tài sản, doanh thu
Đài loan Vốn đầu tư, tổng giá trị tài sản, doanh thu
Singapore Số lao động, tổng giá trị tài sản
Nguồn: Cục Doanh nghiệp nhỏ và vừa- Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
Bảng 2: Tiêu chí định lượng DNNVV ở một số nước
DN
Số lao động(người)
Tổng số vốnHoặc GTTS
Doanh sốnăm
DM
Trang 9<300 <300 triệu
yên
DNNVVtrong bánbuôn
<100 <100 triệu
yên
DNNVVtrong bán lẻ
<50 <50 triệu yên
trong côngnghiệp
<100
DNNVVtrong dịch vụ
<20
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
Ở Việt Nam, không phân biệt lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp có sốvốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động trung bình hàng năm dưới
300 người được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa (không có tiêu chí xác định cụ thểđâu là doanh nghiệp siêu nhỏ, đâu là nhỏ, và đâu là vừa)
Như vậy, định nghĩa hiện tại về DNNVV không thể hiện thực sự phân biệtgiữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau khi đề cập đến một cơ sở sản xuất kinhdoanh thuộc khu vực DNNVV Nói cách khác, một cơ sở sản xuất kinh doanhđược coi là một doanh nghiệp dù cơ sở đó như một hộ kinh doanh cá thể hay đăng
ký theo Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp Nhà nước Tất
cả các thực thể kinh doanh này được coi là một “doanh nghiệp” Điều này cũngphù hợp với định nghĩa quốc tế về Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trang 10DNNVV như được định nghĩa ở trên không phải là một khối doanh nghiệpthuần nhất Các doanh nghiệp này khá khác biệt về số lượng lao động cũng nhưkhả năng tài chính, công nghệ và quản lý Các DNNVV Việt Nam sử dụng cáchphân loại doanh nghiệp dựa trên số lượng nhân công như sau:
Doanh nghiệp siêu nhỏ < 10 lao động
1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay.
1.2.1 Ưu thế:
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhưng ưu thế chủ yếu sau:
- Nhạy cảm, thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường
Thông thường, các doanh nghiệp nhỏ và vừa năng động và linh hoạt hơn sovới các doanh nghiệp lớn trong sản xuất kinh doanh Phần lớn các doanh nghiệpnhỏ và vừa có khả năng đổi mới trang thiết bị kỹ thuật nhanh hơn, có khả năngthích ứng nhanh hơn với nhu cầu của thị trường Khi thị trường biến động thì cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa cũng dễ dàng thay đổi mặt hàng hoặc chuyển hướngkinh doanh
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường sử dụng các loại máy móc công nghệtrung bình, đòi hỏi sử dụng nhiều lao động, đặc biệt trong lĩnh vực dệt, giầy da…Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ nhưng vẫn có điều kiện sửdụng các máy móc trang thiết bị hiện đại, năng suất cao đảm bảo chất lượng sảnphẩm
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập dễ dàng vì vốn đầu tư ít: Do đóchúng tạo ra cơ hội đầu tư đối với nhiều người, tạo điều kiện cho mọi tầng lớpnhân dân trong nước dù ở điều kiện văn hóa giáo dục khác nhau đều có thể tìmkiếm được cơ hội lập nghiệp Chính vì thế mà ở các nước phát triển, số lượng
Trang 11doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng rất nhanh và chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong tổng số cácdoanh nghiệp trong nền kinh tế.
- Sau khi thành lập, Doanh nghiệp nhỏ và vừa sớm đi vào hoạt động và cókhả năng thu hồi vốn nhanh Ở các nước phát triển( Mỹ, Anh, Singgapo) cho thấycác doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm có khấu hao đến 50% giá trị tài sản cốđịnh và thời gian hoàn vốn không quá 2 năm Ở các nước đang phát triển, việc thuhồi vốn cũng tương đối nhanh, tùy thuộc vào khả năng điều hành của chủ doanhnghiệp và đặc điểm từng lĩnh vực kinh doanh cũng như chính sách khấu hao tàisản cố định của Nhà nước…
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có diện tích nhỏ, đòi hỏi về cơ sở hạ tầng khôngquá cao Vì thế nó có thể được đặt nhiều ở nhiều nơi trong nước, từ thành thị chotới nông thôn, miền núi và hải đảo… Đó chính là đặc điểm quan trọng nhất củadoanh nghiệp nhỏ và vừa để có thể giảm bớt luồng chảy lao động tập trung vàocác thành phố, để tiến hành công nghiệp hóa nông thôn
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng thu hút lao động với chi phí thấp do đótăng hiệu suất sử dụng vốn Đồng thời do tính chất dễ dàng thu hút lao động nêncác doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần đáng kể tạo công ăn việc làm, giảm bớtthấp nghiệp cho xã hội
Ngoài ra, các DNNVV còn có ưu thế ở chỗ quan hệ giữa người sử dụng vàngười lao động gần gũi, than thiện hơn so với các doanh nghiệp lớn Sự trì trệ,thua lỗ, phá sản của các DNNVV có ảnh hưởng rất ít hoặc không gây nên khủnghoảng kinh tế- xã hội, đồng thời các DNNVV ít bị ảnh hưởng của các cuộc khủnghoảng kinh tế
1.2.2 Hạn chế:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ nên có các hạn chế sau:
Trang 12Chủ doanh nghiệp thường thiếu kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh và rất
bỡ ngỡ trước thị trường, nhất là thị trường ngoài nước, khả năng tiếp thị yếu kém,
có quy mô nhỏ bé phân tán, vì lẽ đó năng suất lao động thường thấp hơn cácdoanh nghiệp có quy mô lớn và so với các doanh nghiêpj nhỏ và vừa của thế giới
và khu vực, sự hình thành và ra đời phần lớn theo tính tự phát, khả năng cạnhtranh trên thị trường trong nước và quốc tế hạn chế, khả năng tích tụ không đáng
kể Do không đủ sức cạnh tranh, khả năng điều hành, kinh nghiệm và trình độkinh doanh của chủ doanh nghiệp yếu kém, nhiều doanh nghiệp mới thành lậpnhưng không tìm kiếm được thị trường hoặc phương hướng trong sản xuất kinhdoanh nên đã rơi vào tình trạng phá sản hoặc tuyên bố chấm dứt hoạt động
Trình độ phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa thấp cả về công nghệ, kỹnăng lao động và quản lý, chưa đủ trình độ vươn ra các địa bàn khác cả trong nước
và ngoài Các doanh nghiệp này thường đầu tư manh mún lại rất dàn trải, tìnhtrạng phổ biến là một doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề, dẫn đến khôngchuyên sâu một ngành nghề nào, ít có nhiều ngành nghề, dẫn đến không chuyênsâu một ngành nghề nào, ít có sản phẩm truyền thống, gây được ấn tượng mạnhtrên thị trường Trình độ chuyên môn hóa sản xuất chưa cao, thể hiện rõ nhất làloại hình một chủ chiếm ưu thế Sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp nhỏ vàvừa với nhau và với các doanh nghiệp lớn khác còn hạn chế
Doanh nghiệp nhỏ và vừa phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào nhữngvùng mà cơ sở hạ tầng thuận lợi, dân cư đông đúc, thành phố, thị xã, các khu côngnghiệp Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường quan tâm đến lợi ích cá nhân, lợiích trước mắt, ít chú ý đến lợi ích cộng đồng, thường tập trung kinh doanh tronglĩnh vực dịch vụ- thương mại, xây dựng, đầu tư vào sản xuất chỉ có 20-25% đầu tưvào sản xuất, ngoài lý do sản xuất kinh doanh tự phát, còn thiếu sự hỗ trợ định
Trang 13hướng của Nhà nước nên nhiều doanh nghiệp tuy có khả năng vốn, chất xám…nhưng chưa biết sản xuất cái gì, tiêu thụ sản phẩm ở đâu nên không dám đầu tư.
Doanh nghiệp thường khó có khả năng tìm kiếm được các nguồn vốn ngânhàng vì bản thân nó thiếu tài sản thế chấp, khó xây dựng được các phương án kinhdoanh…
Kiến thức pháp luật của phần lớn các chủ doanh nghiệp còn hạn chế, dẫn tớitình trạng có nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong kinh doanh, chấp hànhnghĩa vụ với Nhà nước chưa nghiêm, hiện tượng trốn thuế khá phổ biến và có xuhướng gia tăng Các thủ đoạn trốn thuế dưới nhiều hình thức như: Không đăng kýkinh doanh, không đăng ký và kê khai nộp thuế, hoặc xin nghỉ kinh doanh nhưngvẫn hoạt động, khai giảm doanh số, để ngoài sổ sách nhiều khoản thu, lập hệthống sổ sách, chứng từ giả; Khai tăng chi phí và giảm giá bán, thông đồng vớicác cơ quan có liên quan ( thuế, hải quan) để chậm nộp thuế, kéo dài thời gian đểnộp thuế để chiếm dụng tiền thuế Tình trạng làm hàng giả, nhái kiểu dáng nhãnhiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, vi phạm bản quyền, vi phạm chế độ sửdụng lao động, kinh doanh không đúng nội dung đăng ký diễn ra khá phổ biến.Tình trạng kinh doanh “Chộp giật”, lừa đảo, kinh doanh hàng cấm, cho thuê, chomượn giấy chứng nhận ĐKKD ở các doanh nghiệp này vần thường xảy ra, làmmất lòng tin trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội
2 Sự cần thiết phải phát triển và quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2.1 Vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế.DNNVV có vị trí vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước, kể
cả các nước có trình độ phát triển cao Trong bối cảnh toàn cầu hóa gay gắt nhưhiện nay, các nước đều chú ý hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm huy độngtối đa các nguồn lực và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh cho sản
Trang 14phẩm Về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy vị trí, vai trò của DNNVV đã đượckhẳng định Về số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm ưu thế tuyệt đối:khoảng 98% ở Nhật, Đức… Ở Việt Nam, Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chiếmtới khoảng 95% trong tổng số các doanh nghiệp Hơn nữa, nó lại liên kết trong cácngành nghề, lĩnh vực và tồn tại như một bộ phận không thể thiếu được của nềnkinh tế mỗi nước, là một bộ phận gắn bó chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn, có tácdụng hỗ trợ, bổ trợ, bổ sung, thúc đẩy các doanh nghiệp lớn phát triển
Mặc dù còn có các quy định khác về doanh nghiệp về DNNVV nhưng sựphát triển của DNNVV ở nhiều nước trên thế giới đã khiến cho các nhà kinh tế vàChính phủ các nước nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của DNNVV trong nền kinh
tế Hiện nay ở hầu hết các nước, DNNVV đóng vai trò quan trọng chi phối rất lớnđến phát triển kinh tế xã hội, thể hiện trên một số mặt sau:
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) có vai trò lớn trong sự tăng trưởngkinh tế của rất nhiều quốc gia, kể cả các nước phát triển và đang phát triển Trongbối cảnh Việt Nam đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập vớikinh tế khu vực và thế giới, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang đóng vai tròquan trọng về nhiều mặt: Đảm bảo nền tảng ổn định và bền vững của nền kinh tế;huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển; đáp ứng một cách linh hoạtnhu cầu của các ngành kinh tế quốc dân; cải thiện thu nhập và giải quyết việc làmcho một bộ phận đông đảo dân cư; góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mứcsống và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng Đặc biệt đối với các nướcđang phát triển như Việt Nam thì giá trị gia tăng hoặc GDP do các doanh nghiệpnhỏ và vừa tạo ra hàng năm chiếm tỷ trọng khá lớn, đảm bảo thực hiện những chỉtiêu cơ bản của nền kinh tế
Bảng 3: Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế quốc dân ở một số nước
Đơn vị tính: %
Trang 15Lao động trongDNNVV
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Sự phát triển nhanh chóng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có nghĩa
là phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn, xóa dần tình trạng thuần nông vàđộc canh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Hơn nữa, sự phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa sẽ làm:
- Cơ cấu thành phần kinh tế thay đổi, các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanhtăng lên nhanh chóng, các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp và củng cố lại,kinh doanh có hiệu quả để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
- Cơ cấu ngành: phát triển nhiều ngành nghề đa dạng, phong phú (cả ngànhnghề hiện đại và truyền thống) theo hướng lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thướcđo
- Cơ cấu lãnh thổ: Các doanh nghiệp được phân bố đều hơn về lãnh thổ (cảnông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng) Tuy nhiên, hiện nay các doanhnghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn Đây là vấn đề cần lưutâm trong việc hoạch định chính sách
Sự ra đời của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã làm cho nền kinh tế năngđộng hiệu quả hơn, số doanh nghiệp tăng lên rất nhanh, về mặt số lượng doanh
Trang 16nghiệp Phú Thọ có hơn 2213 doanh nghiệp nhỏ và vừa( có khoảng 1700 doanhnghiệp thành lập mới giai đoạn từ 2000-2006) Việc ra đời số lượng lớn doanhnghiệp đã huy động, khai thác mạnh mẽ các nguồn lực xã hội còn tiềm ẩn, lượngvốn lớn được huy động vào sản xuất kinh doanh thúc đẩy sự phát triển kinh tế xãhội, sản xuất khối lượng sản phẩm lớn, đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của xã hội (Tỷ trọng đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổngvốn đầu tư xã hội của cả nước năm 2004 ước đạt 32-37%, Phú Thọ đạt khoảng 27-30%) Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã cung cấp cho xã hội khối lượng hàng hóađáng kể, đáp ứng tốt các nhu cầu nhỏ bé của thị trường Năm 2006, DNNVV ởnước ta tạo ra hơn 45% giá trị sản lượng công nghiệp và chiếm 73% giá trị củacông nghiệp địa phương, chiếm 81% tổng mức bán lẻ, 61% tổng lượng vậnchuyển hàng hóa…
Mặt khác, doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng với các doanh nghiệp lớn tạo nên
hệ thống doanh nghiệp đồng bộ Một bộ phận doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thaythế xứng đáng một số vị trí của các doanh nghiệp lớn, ở những lĩnh vực mà doanhnghiệp lớn chưa vươn tới, hoặc kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp nhỏ vàvừa còn đóng vai trò là các xí nghiệp vệ tinh cung cấp nguyên liệu và tiêu dùngsản phẩm cho doanh nghiệp lớn, góp phần từng bước đưa nền kinh tế phát triểncân đối, đồng bộ, nhất là trên lĩnh vực thương mai, tiêu thụ nông lâm sản, hànghóa, ăn uống, sơ chế nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần tạo sứcmạnh tổng lực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo hướng tăng trưởng côngnghiệp dịch vụ (Theo nguồn số liệu của bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2006 cảnước có khoảng 83% doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh lĩnh vực thương mại,sửa chữa; ở Phú Thọ khoảng 84-86%) Các DNNVV với đặc trưng tinh gọn, nhỏ
lẻ, năng động, hoạt động trong các phân đoạn thị trường nhỏ lẻ riêng biệt và đặcbiệt là rất am hiểu thị trường đã hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp lớn trong
Trang 17việc tiếp cận thị trường, cân đối khả năng cung cầu cho thị trường DNNVV lànhững đối tác vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn cung cấp cho các doanh nghiệplớn các sản phẩm đầu vào hay tham gia chế tác, gia công các sản phẩm trong chu
kỳ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lớn, làm tăng tính chuyên môn hóasản xuất, tăng khả năng hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo môi trường cạnh tranh thúc đẩy sản xuất kinhdoanh phát triển có hiệu quả hơn Sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp nhỏ vàvừa vào sản xuất kinh doanh làm cho số lượng chủng loại hàng hóa dịch vụ trongnền kinh tế tăng lên rất nhanh chóng Kết quả là làm tăng tính chất cạnh tranh trênthị trường, tạo ra sức ép lớn buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên tự đổi mới,giảm chi phí, tăng chất lượng để thích ứng với môi trường mới Những yếu tố đótác động lớn làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn
Với đặc điểm nhạy bén, biết tận dụng thời cơ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, tổchức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hoạt động hoàn toàn vì mục tiêu lợi nhuận,doanh nghiệp nhỏ và vừa đã khắc phục được các nhược điểm của các doanhnghiệp lớn Việc tiếp nhận, chuyển tải thông tin, xử lý thông tin, đưa ra quyết địnhcuối cùng được giải quyết nhanh chóng, không phải qua nhiều khâu, nhiều tầngnấc, đã giúp họ điều tiết linh hoạt, thích ứng nhanh qua với yêu cầu của thị trường,nên các cơ hội sản xuất kinh doanh của họ đã được tận dụng khá triệt để và manglại hiệu quả cao
Doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác và phát huy tốt các nguồn lực và tiềmnăng tại chỗ của các địa phương, các nguồn tài chính của dân cư các vùng Hiệnnay, theo đánh giá: Tiềm năng trong dân còn rất lớn chưa được khai thác như tiềmnăng về trí tuệ, tay nghề tinh xảo, lao động, vốn, điều kiện tự nhiên, bí quyết nghề,quan hệ huyết thống, làng nghề với những hương ước nghề nghiệp (Hiện cả nước
có khoảng 1800 làng nghề, trong đó 2/3 là làng nghề truyền thống) Việc phát
Trang 18triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các ngành nghề truyền thống trong nông nghiệphiện nay là một trong những hướng quan trọng để sử dụng tay nghề tinh xảo củacác nghệ nhân mà hiện nay đang có xu hướng mai một dần, đồng thời thu hút laođộng nông nghiệp phát huy lợi thế từng vùng, nhằm phát triển KT-XH.
Sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa đã giải quyết việc làmcho một bộ phận lao động xã hội, nhất là trong lĩnh vực sản xuất các ngành nghềthủ công, ngành nghề truyền thống, đóng vai trò không nhỏ trong việc khắc phụctình trạng thiếu việc làm, nhất là ở khu vực nông thôn, các khu công nghiệp, đôthị, lao động dôi dư, có tác dụng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng pháttriển tỷ trọng công nghiệp- dịch vụ ngày càng tăng Với đặc tính của mình, cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa đã giải quyết được nhiều việc làm với chi phí thấp (Chiphí trung bình để tạo ra một chỗ việc làm chỉ băng 1/5-1/7 so với doanh nghiệplớn) Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng thu hút thêm đông đảo lực lượnglao động xã hội, tiêu thụ khối lượng nguyên liệu lớn trong nông nghiệp, lâmnghiệp và thu về khối lượng ngoại tệ đáng kể cho đất nước, nhiều vùng nguyênliệu, nhiều ngành nghề, làng nghề truyền thống trước đây bị lãng quên nay đượcvực dậy và phát triển( Phú Thọ là các ngành cơ khí nhỏ, đan lát, màng tre trúcxuất khẩu), thu nhập cho người lao động đã tăng lên rõ rệt, tỷ lệ GDP đóng gópcho kinh tế ngày một tăng, điều đó càng khẳng định vai trò, vị trí không thể thiếucủa các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương Về số lượng doanh nghiệp,DNNVV chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh(theo tiêu chí xác định DNNVV thì số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thườngchiếm tỷ lệ từ 90-97% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế) DNNVV thu hútlượng lao động lớn của toàn xã hội, thường chiếm tỷ trọng lớn 60-85% tổng laođộng toàn xã hội
Trang 19Giải quyết vấn đề việc làm luôn là vấn đề bức xúc đối với hầu hết các nướctrên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam với dân sốđông và tốc độ tăng trưởng dân số cao Sự tồn tại và phát triển DNNVV như làmột phương thức có hiệu quả để giải quyết vấn đề thất nghiệp nan giải này, lànguồn tạo ra việc làm chủ yếu Với đặc điểm là DNNVV thường được hình thành
dễ dàng với số vốn không nhiều, mặt khác thường xuyên đáp ứng tốt sự thay đổicủa thị trường Vì vậy, mặc dù số lao động trong một doanh nghiệp không lớnnhưng với số lượng lớn DNNVV trong nền kinh tế đã tạo ra phần lớn công ăn việclàm cho xã hội Xét trên góc độ giải quyết công ăn việc làm thì DNNVV đóng vaitrò quan trọng hơn các doanh nghiệp lớn, nhất là trong thời kỳ kinh tế suy thoái vàđối với các nước đang phát triển với số vốn không nhiều và trình độ quản lý cònhạn chế Thực tế đã kiểm chứng, khi kinh tế rơi vào suy thoái thì các doanh nghiệplớn thường phải cắt giảm số lượng lao động lớn do nhu cầu của thị trường bị thuhẹp Tuy nhiên, với đặc điểm nhạy bén với thị trường, linh hoạt, uyển chuyển dễthích nghi với thay đổi của thị trường nên các doanh nghiệp này vẫn có thể duy trìhoạt động nên số lượng lao động thường không thay đổi nhiều Ở Việt Nam, theođánh giá của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, thì lao động của cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa trong các khu vực phi nông nghiệp hiện có khoảng 18,2triệu người, chiếm 83,1% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm 75% lựclượng lao động của cả nước
Bảng 4: Vai trò của DNNVV qua kết quả điều tra
2 Tạo việc làm, thu hút vốn, tăng thu nhập 89,8
3 Làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn 84,9
4 Góp phần phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh Việt Nam 63,5
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
Trang 20Sự có mặt của các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm tăng khả năng cạnh tranhtrong cộng đồng doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp lớn, tạo nên sự hấp dẫntrong môi trường kinh doanh, trong chừng mực nào đó nó có tác động làm cho cácdoanh nghiệp lớn bớt độc quyền trong kinh doanh và tạo môi trường bình đẳnggiữa các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có tác dụng thúc đẩy tư duy nhậy bén, linhhoạt trong phương thức quản lý của các cơ quan nhà nước, đòi hỏi các cơ quan,công chức, viên chức nhà nước phải đổi mới tư duy và phương pháp quản lý trong
cơ chế thị trường, khắc phục tình trạng tư duy quản lý nhà nước cứng nhắc, chạytheo, cơ chế chính sách bất cập với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay Cùngvới sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa là sự xuất hiện ngày càng nhiều hơncác nhà kinh doanh Đây là lực lượng rất cần thiết để góp phần thúc đẩy sản xuấtkinh doanh ở Việt Nam phát triển Hiện đội ngũ các nhà kinh doanh ở nước ta cònkiêm tốn cả về số lượng và chất lượng do ảnh hưởng của các cơ chế cũ để lại Do
đó, sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tác dụng đào tạo, thử thách,chọn lọc qua thực tế đội ngũ các nhà sản xuất kinh doanh Qua kết quả điều tracủa Cục thống kê cho thấy 69,3% ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa
có vai trò trong việc phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh Việt Nam
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã góp phần đa dạng hóa và tăng thu nhập củadân cư một cách ổn định, thường xuyên Theo kết quả điều tra của Viện nghiêncứu quản lý kinh tế trung ương cho thấy, thu nhập của dân cư vùng có doanhnghiệp nhỏ và vừa phát triển gấp 6-8 lần thu nhập của vùng thuần nông Như vậy
sự phát triển mạnh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ góp phần giảm bớt chênhlệch về thu nhập giữa các bộ phận dân cư, tạo ra sự phát triển tương đối đồng đềugiữa các vùng và cải thiện mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế khác nhau
Trang 21Nói tóm lại, ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ
và vừa có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một sốvai trò tương đồng như sau:
Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừathường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (ỞViệt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%).Thực tế trong những năm qua, sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chấtlượng của các DNNVV đã góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởngcũng như vào ngân sách, tạo việc làm, tăng thu nhập cá nhân, góp phầnđáng kể trong việc huy động vốn đầu tư trong dân cho phát triển kinh tế- xãhội
Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanhnghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn Sựđiều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế cóđược sự ổn định Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảmsốc cho nền kinh tế
Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mônhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động
Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệpnhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng
để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh
Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ
sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại
có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thungân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương
Trang 22 Tạo nguồn thu ngân sách cho quốc gia: Với số lượng lớn doanh nghiệp nhỏ
và vừa xuất khẩu đã tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước Với 70,5% cáccông ty xuất khẩu tại Việt Nam là các công ty Nhỏ và vừa
2.2 Sự cần thiết phải phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chiếm tới 96% số doanh nghiệp đăng ký và hoạt động theo luật doanhnghiệp và 99% tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước Nếu xét riêng từngdoanh nghiệp, các DNVVN không có lợi thế về mặt kinh tế so với các doanhnghiệp lớn, song về tổng thể, các DNNVV đóng vai trò cực kỳ quan trọng trongviệc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, và có ý nghĩa then chốt trong quátrình giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát triểnđồng đều giữa các khu vực trong cả nước…Thông thường, các doanh nghiệp lớntập trung ở các vùng trung tâm đô thị, nơi có cơ sở hạ tầng phát triển nhưng khôngđáp ứng được tất cả yêu cầu của nền kinh tế như lưu thông hàng hóa, dịch vụ, pháttriển các làng nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp…Với chiều hướng đó sẽgây ra tình trạng mất cân đối lớn trong nền kinh tế và gây ra chênh lệch giàunghèo giữa các vùng từ đó gây ra nhiều tệ nạn xã hội Phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự cân đối trong phát triển giữacác vùng DNNVV giúp cho các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn và các nơicác cơ sở hạ tầng chưa tốt có thể khai thác tốt các tiềm năng của vùng để phát cácngành sản xuất và dịch vụ, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, lãnh thổ.Với quy mô nhỏ và vừa, lại được phân bố ở hầu hết các địa phương nên DNNVV
có khả năng tận dụng tiềm năng lao động, nguyên vật liệu sẵn có của địa phươnghoăc tận dụng các sản phẩm, phế liệu, phế phẩm của các doanh nghiệp lớn để pháttriển Chúng ta phát triển các DNNVV để khai thác tốt các ngành nghề truyềnthống ở địa phương, đồng thời với các sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã
sẽ góp phần tăng nguồn thu nhập cho địa phương nhờ thông qua xuất khẩu Từ đó
Trang 23có thể nâng cao đời sống của địa phương, giải quyết công ăn việc làm của địaphương, góp phần giảm bớt sự giàu nghèo giữa các vùng.
Ngay tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản (nơi tập trung nhiều tậpđoàn kinh tế lớn, nổi tiếng thế giới)…, Chính phủ các nước này cũng xác định vaitrò quan trọng, lâu dài của DNNVV trong nền kinh tế, vì nó là một bộ phận cấuthành không thể thiếu được của nền kinh tế, có mối quan hệ tương hỗ không thểtách rời với các tập đoàn kinh tế, đặc biệt trong việc tạo dựng công nghiệp bổ trợ
và mạng lưới phân phối sản phẩm Với tính năng động cao, các DNNVV là trườnghọc khởi nghiệp cho các doanh nhân và là môi trường tạo mối liên kết, tích tụ vốn
để từng bước hình thành và phát triển các doanh nghiệp lớn Thực tế ở các nước,đặc biệt ở các nền kinh tế mới phát triển, các doanh nghiệp lớn, kể cả các tập đoànxuyên quốc gia (TNC) hay các Chaebon đều hình thành từ các doanh nghiệp nhỏ
và vừa cách đây 30,40 năm Tuy nhiên, đặc điểm chung của các DNNVV ở tất cảcác nước, nhất là trong giai đoạn hình thành và phát triển, là còn thiếu năng lực vềvốn và công nghệ, và kỹ năng quản lý còn kém khiến họ khó có khả năng cạnhtranh trong các thị trường mới phát triển Chính vì vậy các nước đều xác định việcphát triển DNNVV là một chính sách lâu dài, chứ không phải tạm thời
Hiện nay chúng ta đang trong quá trình hội nhập cao vào nền kinh tế thếgiới, đòi hỏi phải biết tận dụng các lợi thế so sánh để hội nhập, mà các DNNVV là
cơ hội sử dụng tốt các lợi thế này, do đó việc phát triển các DNNVV một cáchmạnh mẽ, đúng hướng sẽ góp phần đẩy mạnh nhanh thực hiện quá trình này
Tóm lại, tuy mỗi nước đều có đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế khácnhau nhưng các DNNVV vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế
xã hội, tạo ra nhiều việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định xã hội, duytrì các làng nghề truyền thống, tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước, thu hẹpcác khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng Chính vì vậy, sự tồn tại và phát triển
Trang 24của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một tất yếu khách quan và cần thiết trong quátrình phát triển của đất nước.
2.3 Vai trò quản lý nhà nước đối với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ vàvừa
Như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò to lớn trongviệc phát triển kinh tế xã hội của các nước Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ vàvừa lại thường yếu kém về nhiều mặt như vốn, trình độ tổ chức quản lý, thịtrường, công nghệ … cho nên nếu không được hỗ trợ thì nó khó có thể tồn tại vàphát triển được, gây gánh nặng và khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội củađất nước Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là
để phát huy các thế mạnh của nó, đảm bảo sự bình đẳng với doanh nghiệp lớntrong hoạt động kinh doanh, hạn chế sự độc quyền trong kinh doanh của doanhnghiệp lớn, giảm thiểu các nhược điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệpnhỏ và vừa chính là để tạo ra sự cạnh tranh cần thiết trong nền kinh tế, tránhnhững méo mó do sự độc quyền của các doanh nghiệp lớn gây ra, phát huy tínhnăng động và linh hoạt của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng nhu cầu
đa dạng hóa sản phẩm trong hoạt động của nền kinh tế
Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là phương thức để huy độngmọi nguồn vốn, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần thực hiện công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước
Nước ta đang cần nhiều vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong khi đóngân sách nhà nước lại có hạn, Nhà nước không thể đầu tư lớn vào tất cả cácngành sản xuất kinh doanh mà nó cần được đầu tư từ các nguồn vốn khác Pháttriển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để huyđộng nguồn vốn đầu tư trong dân vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước Mặt
Trang 25khác, nước ta đang có hiện tượng dư thừa lao động trong khi các doanh nghiệpnhỏ và vừa lại có ưu thế trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người laođộng Theo tính toán chi phí bình quân để tạo ra một chỗ làm mới của doanhnghiệp nhỏ và vừa chỉ bằng 5% so với các doanh nghiệp lớn, khả năng tạo việclàm nhanh, chỗ làm mới nhanh hơn so với doanh nghiệp lớn và có thể phát triển ởmọi nơi để thu hút lao động một cách dễ dàng, yêu cầu về tay nghề và trình độkhông quá cao… Do đó, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa rất thích hợpvới hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến phát triển các doanhnghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua là chính sách trợ giúp phát triển đối với loạihình doanh nghiệp này còn nhiều điểm không nhất quán và thiếu đồng bộ Mặc dùchủ trương của Nhà nước đã khẳng định chính sách phát triển kinh tế nhiều thànhphần, nhưng trên thực tế quá trình vận dụng vẫn có những phân biệt đối xử nhấtđịnh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau của một sốcán bộ trong cơ quan quản lý Nhà nước, nhất là trong các quan hệ giao dịch về đấtđai, mặt bằng sản xuất, tín dụng…
Hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh đang được hoàn thiện dần đểphù hợp với xu thế và bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, nhưng vì thế
mà thiếu tính ổn định, còn nhiều điểm chồng chéo giữa các văn bản, làm cho cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rất nhiều khó khăn khi áp dụng Bên cạnh đó, quátrình cải cách hành chính ở nước ta diễn ra chậm chạp, đã gây không ít khó khăncho các doanh nghiệp khi giao dịch với các cơ quan hành chính Nhiều doanhnghiệp cho rằng : Điểm yếu nhất hiện nay trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp là ởkhâu phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương, các vấn đề liênngành, liên lĩnh vực, xử lý chậm chạp, kém hiệu quả Chính vì vậy cần phải hoàn
Trang 26thiện các cơ chế, chính sách để hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa mộtcách minh bạch và công bằng hơn.
Phát triển doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cả về số lượng vàchất lượng là yếu tố và điều kiện quan trọng mang tính chất sống còn trong pháttriển kinh tế-xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Doanhnghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng và trở thành động lựctăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng như các quốc gia khác Trong bối cảnh nềnkinh tế Việt Nam đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu vàonền kinh tế thế giới, doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ngày đóng vai trò cực kỳ quantrọng trong huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đáp ứng một cáchlinh hoạt nhu cầu của nền kinh tế, cải thiện thu nhập và giải quyết việc làm chođông đảo tầng lớp dân cư, góp phần xoá đói, giảm nghèo và thu hẹp khoảng cáchphát triển giữa các vùng đất nước Chính vì vậy, Chính phủ phải có cơ chế, cácgiải pháp trong việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc cảithiện môi trường pháp lý, xây dựng các chính sách, chương trình và biện pháp hỗtrợ nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển được thuận lợi, đồng thờinâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị trường trongnước và vươn tới thị trường quốc tế Tuy nhiên những cố gắng đó vẫn chưa tạođược một khung thể chế hoàn thiện Hệ thống các tổ chức hỗ trợ vẫn còn tản mạn,lúng túng trong phương thức hoạt động và phối hợp hoạt động trợ giúp cácDNN&V (kể các khu vực nhà nước lẫn khu vực tư nhân) Điều này dẫn đến cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa của ta vẫn chưa được hưởng những ưu đãi của nhà nướcmột cách dễ dàng đơn giản để phát triển Chính vì lẽ đó cần phải có sự định hướng
hỗ trợ của nhà nước trong việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Từ căn cứ chủ yếu trên đây, có thể khẳng định rằng cần phải hỗ trợ vàphát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay
Trang 27Chương II: Đánh giá tình hình phát triển và công tác quản
lý doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ.
1 Quá trình hình thành phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ.
Theo các tài liệu lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của DNNVVtrên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã được hình thành cùng với quá trình ra đời các làngnghề truyền thống của địa phương Các nghề và làng nghề thủ công truyền thốngquan trọng và nổi tiếng của Tỉnh phần lớn ra đời từ rất lâu Hình thức tổ chức sảnxuất kinh doanh của các làng nghề thủ công và làng nghề truyền thống của Tỉnhtrước kia cũng chủ yếu là kinh tế hộ gia đình hoặc liên gia đình trong từng làng xã,vừa mang tính chất sản xuất hàng hóa, vừa mang tính chất sáng tạo nghệ thuật.Quá trình hình thành và phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có thể chiathành các giai đoạn:
Trang 281.1 Giai đoạn trước khi ban hành Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công
ty (21/12/1990)
Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1988, DNNVV ở Phú Thọ thường chỉ là các
hộ sản xuất kinh doanh thủ công, công nghệ sản xuất đơn sơ, sản xuất chủ yếu làcác mặt hàng thiết yếu giá trị thấp Trong thời kỳ này, quản lý điều hành nền kinh
tế theo cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp, kinh tế nhà nước chiếm lĩnh chủ đạo vàđiều tiết hoàn toàn sự phát triển của nền kinh tế xã hội Nên trong giai đoạn nàybên cạnh sự ra đời của các xí nghiệp quốc doanh có quy mô lớn(như giấy BãiBằng, SUPER hóa chất Lâm Thao) thì các xí nghiệp quốc doanh cấp huyện đượcphát triển nên doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc khu vực nhà nước cũng tăng lên,cùng với các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp được khuyến kích phát triển, cácDNNVV của tư nhân tiến hành cải tạo, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc xóa bỏ.Nhiều loại hình hợp tác xã được hình thành và được pháp luật công nhận, có đủ tưcách pháp nhân được tham gia các quan hệ kinh tế theo kế hoạch của nhà nước.Các thành phần tiểu thương, tiểu chủ chỉ được sản xuất - kinh doanh nhỏ, hạn chế
ở quy mô và bị giới hạn ở những lĩnh vực nhất định
Trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, kinh tế Phú Thọ gặp vô vàn khó khăn, thửthách, các doanh nghiệp đều rất yếu kém cả về số lượng lẫn chất lượng Phần lớncác doanh nghiệp đều là các xí nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc sởhữu nhà nước nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, hoạt động theo kế hoạch đề ra nênkhông có động lực phát triển
Với hơn 80% dân số làm nông nghiệp, là tỉnh nghèo, kinh tế phát triểnchậm, tích luỹ vốn trong dân hạn chế Trước năm 1988, các doanh nghiệp, hợp tác
xã tiểu thủ công nghiệp sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cơ khí nhỏ, dệtmay, hoá chất, mộc dân dụng, vận tải Đa số các sản phẩm sản xuất ra theo đơnđặt hàng của Nhà nước Hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ nhằm giảiquyết việc làm cho một số lao động và thực hiện một phần kế hoạch kế hoạch (bao
Trang 29cấp) của nhà nước, các HTX này không có điều kiện để tích luỹ, mở rộng pháttriển
Các doanh nghiệp trên địa bàn phần lớn tập trung ở Việt trì, thị xã Phú Thọ
và một số huyện trọng điểm; số vốn kinh doanh nhỏ, luân chuyển chậm Ngoài ra,
có một số doanh nghiệp sản xuất bằng phương pháp thủ công các mặt hàng mỹnghệ, như: gốm, sứ, đan lát, mộc, cơ khí, các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp vớicông nghệ lạc hậu, số lượng sản phẩm ít, nhìn chung chất lượng sản phẩm, tínhchất hàng hoá không cao
Đến tháng 3/1988 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ban hành Nghịđịnh số 28/HĐBT cho phép những cá nhân có đủ năng lực hành vi được thành lậpcác doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các lĩnh vực, mặt hàng theo quy định thì sự
ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới có điều kiện phát triển.Trong vòng gần 3 năm từ tháng 3/1988 đến tháng 12/1990 trên địa bàn tỉnh PhúThọ đã có hơn 80 doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động với nhiềungành nghề, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng Việc ra đời và sự hoạt động của cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên có nhiều mặt tích cực, có ý nghĩa rất quantrọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, bước đầu làm thay đổi cơ cấu của nềnkinh tế, kích thích kinh tế xã hội của tỉnh phát triển
Ngoài những kết quả tích cực, các doanh nghiệp trong giai đoạn này cũng
đã bộc lộ, biểu hiện những tiêu cực gây ảnh hưởng, hậu quả xấu đối với tình hìnhkinh tế - xã hội Nhiều doanh nghiệp do năng lực sản xuất kinh doanh yếu, thiếuvốn, hạn chế cả thị trường nên đã bị thua lỗ Một số doanh nghiệp lợi dụng những
sơ hở trong cơ chế quản lý của nhà nước để lừa đảo, chiếm đoạt vốn tài sản củacác doanh nghiệp nhà nước, của các tổ hợp, cá nhân khác , đến cuối năm 1989 có22/76 doanh nghiệp hoạt động bị thua lỗ, trong đó có 12 doanh nghiệp phải chấmdứt hoạt động Chỉ có 20 doanh nghiệp hoạt động ổn định (chủ yếu là các doanh
Trang 30nghiệp gia công sản xuất các mặt hàng may dệt thủ công cho các doanh nghiệpnhà nước, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đồ mộc)
1.2 Từ khi ban hành Luật DNTN và Luật Công ty, đến khi Luật doanhnghiệp có hiệu lực (1/1/2000)
Đứng trước thực trạng là các doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện vànăng lực đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế Đảng và Nhà nước đã chủ trươngphát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý củaNhà nước Nội dung quan trọng của quyết sách này là mở rộng, khuyến kích pháttriển các loại hình kinh tế quốc doanh song song với cải cách kinh tế Nhà nước,đảm bảo phát triển cân đối của các loại hình kinh tế trong xã hội
Đặc biệt từ khi Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty được ban hànhngày 20/12/1990 Năm 1991 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hànhcác nghị định 221/HĐBT và 222/HĐBT quy định chi tiết thi hành 2 luật trên đãtạo hành lang pháp lý cần thiết để khuyến khích, thúc đẩy các thành phần kinh tếngoài quốc doanh phát triển bình đẳng trong cơ chế đổi mới nền kinh tế
Phú Thọ là tỉnh miền núi, cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km, dân số sấp xỉ1,3 triệu nhu cầu tiêu dùng lớn Trên địa bàn tỉnh có hơn 100 doanh nghiệp nhànước và một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động Phú Thọ cómột số doanh nghiệp nhà nước lớn có tiềm năng và uy tín như Công ty giấy Bãibằng, Công ty supe hoá chất Lâm thao , đó là những yếu tố, điều kiện thuận lợicho doanh nghiệp phát triển Thực tế cho thấy từ năm 1992 đến năm 1999 các đốitượng có đủ điều kiện được cấp phép thành lập doanh nghiệp để hoạt động sảnxuất kinh doanh ngày càng tăng cả về số lượng, quy mô, ngành nghề
+ Về đối tượng xin thành lập doanh nghiệp ban đầu chủ yếu là các tiểuthương các cá nhân trong các tổ hợp đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh vàchủ yếu ở khu vực thành phố, thị xã Về sau đối tượng thành lập doanh nghiệp
Trang 31thường là những người có vốn, có tư duy kinh tế, là những công nhân, cán bộ đãnghỉ theo chế độ có khả năng chuyên môn cao về các lĩnh vực cụ thể Đặc biệttrong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều nông dân làm kinh tế giỏi thành lậpdoanh nghiệp để mở rộng, phát triển sản xuất
+ Về ngành nghề kinh doanh trong thời gian những năm 1992, 1993 chủyếu các doanh nghiệp xin phép hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực thươngmại dịch vụ và xây dựng Về sau các doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang đầu
tư phát triển sản xuất, vốn đầu tư ban đầu, vốn điều lệ của các doanh nghiệp khôngngừng tăng, trước đây doanh nghiệp tư nhân vốn bình quân khoảng 150 triệuđồng, Công ty TNHH khoảng 300 triệu đồng, những năm gần đây vốn bình quâncủa DNTN tăng lên 300 triệu đồng, Công ty TNHH khoảng 600 triệu đồng
+ Về loại hình doanh nghiệp: Thời gian mới triển khai thi hành luật DNTN
và Luật Công ty thì các đối tượng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp chủ yếuđăng ký xin thành lập doanh nghiệp (năm 1992, 1993 doanh nghiệp tư nhân chiếm65% số doanh nghiệp xin thành lập) Về sau, xu hướng thành lập Công ty tráchnhiệm hữu hạn có số vốn lớn và có năng lực uy tín để cạnh tranh hoạt động, phùhợp với cơ chế thị trường Riêng đối với loại hình công ty cổ phần do việc quyđịnh nghĩa vụ, quyền hạn của các thành viên và thị trường chứng khoán chưa pháttriển rộng rãi nên loại hình doanh nghiệp này chưa được phát triển ở tỉnh Phú Thọ.Tuy nhiên, cùng với việc tổ chức sắp xếp lại, cổ phần hoá DNNN có quy mô vừa
và nhỏ, loại hình doanh nghiệp là Công ty cổ phần tăng lên đáng kể Đặc biệt là từkhu thực hiện Luật DNTN và Luật Công ty đến nay số DNNVV ngày càng tăngnhưng số hợp tác xã công thương ngày càng giảm Trong đó, HTX mua bánkhông còn tồn tại, số hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn giảm từ 22 HTXxuống còn 15 HTX (14 HTX tiểu thủ công, 1 HTX vận tải)
Trang 321.3 Từ khi áp dụng thực hiện Luật doanh nghiệp (01/1/2000 đến nay)
Do cải tiến và đơn giản các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, thốngnhất quy định đầu mối ĐKKD, ngành nghề kinh doanh, xoá bỏ những giấy phépcon gây phiền hà, tốn kém cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký thành lậpdoanh nghiệp Sau nhiều năm thực hiện theo Luật doanh nghiệp, tỉnh Phú Thọ đãđăng ký hoạt động cho 2213 doanh nghiệp, bình quân khoảng gần doanh nghiệp;tăng gần 5,6 lần về số lượng doanh nghiệp và tăng khoảng 10,4 lần về số vốn đăng
ký so giai đoạn 1991- 1999
Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địabàn tỉnh Phú Thọ diễn ra qua 3 giai đoạn thể hiện đường lối, chính sách, sự quantâm sâu sắc của Đảng bộ và lãnh đạo Tỉnh đối với các DNNVV và đồng thời cũngphản ánh vai trò đặc biệt quan trọng của các DNNVV đối với sự ổn định và pháttriển kinh tế tỉnh Qua đó cũng khẳng định được tiềm năng, vị trí, vai trò của cácDNNVV, vai trò quan trọng của cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với sự rađời và phát triển của DNNVV
2 Nguồn lực phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh Phú Thọ.
2.1 Vị trí địa lý
Phú Thọ có tọa độ địa lý 20055’ – 21043’ vĩ độ Bắc, 104048’ – 105027’ kinh
độ Đông Phía Bắc giáp Tuyên Quang, Yên Bái; phía Nam giáp Hòa Bình; phíaĐông giáp Vĩnh Phúc, Hà Tây; phía Tây giáp Sơn La Là tỉnh trung du miền núithuộc vùng Đông Bắc Bộ, trung tâm tỉnh cách thủ đô Hà Nội 80 km, là điểm tiếpgiáp giữa vùng Đông Bắc, Đồng Bằng Sông Hồng và vùng Tây Bắc, là trung tâmtiểu vùng Tây - Đông Bắc Diện tích chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4%diện tích vùng miền núi phía Bắc Dân số chiếm 1,64% dân số cả nước, chiếm14,3% dân số vùng miền núi phía Bắc
Trang 33Thành phố Việt Trì là thủ phủ của tỉnh đồng thời cũng là một trong 5 trungtâm lớn của vùng miền núi phía Bắc, có các tuyến trục giao thông quan trọng chạyqua như quốc lộ số 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đi Tuyên Quang - Hà Giangsang Vân Nam - Trung Quốc Đây là tuyến nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh
- Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Dự báo đoạn Hà Nội - Việt Trì sẽ
có nhịp độ phát triển sớm nền kinh tế cao và đô thị hóa nhanh nên Phú Thọ cầnchuẩn bị tốt các điều kiện về đất đai, lao động để tận dụng cơ hội này Quốc lộ 70xuất phát từ thị trấn Đoan Hùng đi Yên Bái - Lào Cai và cũng sang Vân Nam(Trung Quốc), tuyến này đang được nâng cấp để trở thành con đường chiến lược
Hà Nội - Hải Phòng - Côn Minh (Trung Quốc) cũng tạo cơ hội cho Phú Thọ pháttriển Quốc lộ 32A nối Hà Nội - Trung Hà - Sơn La, quốc lộ 32B Phú Thọ - YênBái với cầu Ngọc Tháp qua sông Hồng tại thị xã Phú Thọ là một phần của đường
Hồ Chí Minh, nhánh 32C thuộc hữu ngạn sông Hồng đi thành phố Yên Bái cũngtạo ra thuận lợi để Phú Thọ giao lưu kinh tế với bên ngoài
Với vị trí đó đã tạo cho Phú Thọ có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, làcầu nối giao lưu kinh tế giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội với cáctỉnh miền núi Tây Bắc: Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai…, có được thịtrường lớn để tiêu thụ nông sản và các sản phẩm thế mạnh của tỉnh và là một yếu
tố quan trọng tạo nên tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và kinh
tế của tỉnh nói chung
2.2 Tiềm năng và khả năng khai thác tiềm năng để phát triển DNNVV trênđịa bàn Tỉnh Phú Thọ
2.2.1 Đặc điểm địa hình:
Phú Thọ là tỉnh miền núi nên có đặc điểm địa hình chia cắt tương đối mạnh
do nằm cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi
Trang 34thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Địa hình Phú Thọđược chia làm 2 tiểu vùng:
- Tiểu vùng miền núi (gồm các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà và một
phần của huyện Cẩm Khê): diện tích 182.475,82 ha, dân số khoảng 418.266người, mật độ dân số 228 người/km2; có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ
200 - 500 m Là vùng đang khó khăn về giao thông và dân trí còn thấp lại nhiềudân tộc nên việc khai thác tiềm năng nông lâm khoáng sản để phát triển kinh tế -
xã hội còn hạn chế
- Tiểu vùng trung du, đồng bằng (gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ,
huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Đoan Hùng và phần còn lạicủa huyện Cẩm Khê, Hạ Hoà) Diện tích tự nhiên 169.489,5 ha, dân số khoảng884.734 người, mật độ 519 người/ km2, có độ cao trung bình so với mực nướcbiển từ 50 - 200m Là tiểu vùng có kinh tế - xã hội phát triển, có nhiều khu, cụm,điểm công nghiệp, thuận lợi cho việc trồng các cây nguyên liệu giấy, cây côngnghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên, đã xuất hiện hiện tượng đất bị thoái hóa ở một vài nơi, còn dải đất vensông lại màu mỡ thuận lợi cho phát triển chè, đậu tương, lạc, vừng, cây ăn quả,sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản , là tiểuvùng thuận lợi về điều kiện giao thông vận tải, có đất đai phù hợp cho phát triểnkhu công nghiệp và đô thị
Tóm lại, với địa hình đa dạng, vừa có miền núi, vừa có trung du và đồng
bằng ven sông, đã tạo ra nguồn đất đai đa dạng, phong phú để phát triểnDNNVV Tuy nhiên do địa hình chia cắt, mức độ cao thấp khác nhau nên việc đầu
tư khai thác tiềm năng, phát triển sản xuất, phát triển hạ tầng để phát triểnDNNVV phải đầu tư tốn kém nhất là giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước
Trang 352.2.2 Đặc điểm khí hậu:
Tỉnh Phú Thọ mang đặc điểm khí hậu điển hình của tiểu vùng Đông - ĐôngBắc: khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt Do đặc điểm địa hình chia cắtbởi đồi núi, nên có thể chia thành 3 tiểu vùng khí hậu:
- Tiểu vùng I: các huyện phía Bắc Lượng mưa trung bình/năm là 1800mm,
số ngày mưa 120-140 ngày/năm Nhiệt độ trung bình 22 - 230C Là vùng đủ ẩm,mùa đông ít lạnh, thuận lợi phát triển cây ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày
Tiểu vùng II: các huyện phía Nam Lượng mưa trung bình/năm 1400
-1700mm Lượng mưa phân bố không đều chủ yếu tập trung vào các tháng mùamưa Độ ẩm không khí trung bình 82 - 84%, nhiệt độ trung bình 23,30C Tạo điềukiện cho các cây trồng (nhất là cây trồng ngắn ngày) tăng khả năng quang hợp,tích lũy vật chất, cho năng suất cây trồng cao
- Tiểu vùng III: các huyện miền núi phía Tây Lượng mưa trung
bình/năm1900mm Phân bố mưa không đều, tập trung vào các tháng 6, 7, 8 Nhiệt
độ trung bình 21 -220C Là vùng có độ ẩm thấp, hệ số khô hạn cao hơn vùng khác,
vì vậy cần chú ý giữ ấm cho cây trồng vào mùa đông
2.2.3 Đất đai và nguồn nước
Tổng diện tích đất của Phú Thọ là 352.000 ha, trong đó, đất nông nghiệp:97,5 ngàn ha, đất lâm nghiệp có rừng: 148,9 ngàn ha, đất chuyên dùng: 22,7 ngàn
Trang 36hàng trăm suối, đầm ao lớn nhỏ chứa một lượng nước khá lớn thuận lợi chosản xuất và tiêu dùng.
2.2.4 Tài nguyên khoáng sản:
Phú Thọ có trữ lượng về đá xây dựng, cao lanh đủ để phát triển ngành côngnghiệp vật liệu xây dựng Khai thác tốt lợi thế này sẽ giúp tỉnh chủ động trong xâydựng, tăng nguồn thu và nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ đó thúc đẩyphát triển DNNVV nói riêng cũng như kinh tế xã hội của Tỉnh nói chung pháttriển
2.2.5 Tài nguyên rừng
Phú Thọ là tỉnh miền núi - trung du, diện tích đất đồi rừng chiếm tới 60%diện tích tự nhiên Nhìn chung rừng ở vùng này không phải là rừng giàu Ngoàivùng rừng nguyên sinh Xuân Sơn (Thanh Sơn) và những vùng xung quanh, rừngcòn lại không có giá trị cao, chủ yếu là khai thác làm nguyên liệu giấy Đó cũng làthế mạnh của tỉnh và hướng tới sẽ tập trung cho phát triển nguyên liệu giấy
2.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Phú Thọ trong những nămgần đây
Bảng 5: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Phú Thọ giai đoạn 2005
giai đoạn
2001 - 2005
Thực hiện hết năm 2005
So với mục tiêu (%)
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/năm 9,5 - 10% 9,79% 100
GDP/người tăng so với năm 2000 1,5 - 1,6 lần 1,53 lần 102GTSX nông lâm tăng bình quân/năm 4,5 - 5 % 8,11% 180Sản lượng lương thực 400 - 410 431 nghìn 107,5
Trang 37Cơ cấu kinh tế:
+ Nông, lâm, thủy sản
+ Công nghiệp – xây dựng
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng Dưới 25% 23,8% 104,2
Phủ sóng phát thanh trên địa bàn dân cư 100% 95% 95
Phủ sóng truyền hình trên địa bàn dân cư 90% 90% 100
người
74,2 nghìnngười
100
Nguồn: QH tổng thể phát triển KT-XH Phú Thọ giai đoạn 2005-2020
Có thể chi tiết một số nét sau:
Tình hình tăng trưởng và phát triển các ngành kinh tế của Tỉnh:
Bảng 6: Tổng hợp kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) Phú Thọ so với vùng miền núi phía Bắc và cả nước
(Theo giá so sánh)
Đơn vị tính: %
Trang 38núi phía Bắc
1997-2000 Toàn nền kinh tế
Trong đó:
1.Công nghiệp - xây dựng
2 Nông lâm thủy sản
3 Dịch vụ
8,16
11,45,96,97
4,56
6,733,454,20
6,7
10,94,65,3
2001-2005 Toàn nền kinh tế
Trong đó:
1.Công nghiệp – xây dựng
2 Nông lâm thủy sản
3 Dịch vụ
9,71
12,177,0712,73
6,6
8,64,76,3
7,5
10,33,67,0
Nguồn: QH tổng thể phát triển KT-XH Phú Thọ 2005-2020
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Phú Thọ gia tăng liên tục qua các năm Nếunhư giai đoạn 1997-2000 tốc độ tăng trưởng là 8,16%, cao gấp 1,22 lần so vớibình quân cả nước; thì đến giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân đã
là 9,71%, gấp 1,34 lần so với bình quân cả nước
Tốc độ tăng trưởng từng ngành sản xuất của Tỉnh cũng gia tăng tương ứng(bảng trên)
Chất lượng tăng trưởng từng bước được nâng lên: Liên tục trong 5 năm(2000-2005) đều đạt tốc độ tăng trưởng trên 9%, hiệu quả của việc sử dụng cácyếu tố đầu vào cho sản xuất ngày càng được quản lý một cách chặt chẽ, hợp lýhơn, giá thành sản phẩm (trừ các yếu tố trượt giá) vẫn đảm bảo thuận lợi cho các
cơ sở sản xuất tồn tại và phát triển
Năng suất các lĩnh vực sản xuất vật chất đều tăng, nhất là nông nghiệp Tínhhiện đại trong nền kinh tế của Tỉnh từng bước được cải thiện bằng sự tham gia củanhiều cơ sở sản xuất mới, sản phẩm mới Cơ cấu sản phẩm hoàn thiện hơn, hàm
Trang 39lượng công nghệ trong sản phẩm nhiều hơn, sự cân đối trong tăng trưởng giữa cácngành, nội bộ ngành thể hiện trong cơ cấu kinh tế tương đối hợp lý.
Bảng 7: Giá trị tổng sản phẩm (GDP) các ngành Tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2005
3.680, 4
4.037, 2
4.444, 6
8
1.102,3
1.140,9
1.206,8Công nghiệp, xây dựng 1.177,
7
1,331,5
1.440,2
1.655,7
1.835,0
8
1.137,9
1.240,6
1.402,8
II Giá trị tổng SP (giá thực
Trang 40Nguồn: Cục thống kê Phú Thọ 2006
Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: Cơ cấu kinh tế trong tỉnh đã có sự
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm dần
tỷ trọng ngành nông nghiệp Nhìn chung, sự chuyển dịch đã theo hướng HĐH
CNH-Bảng 8: Tổng hợp tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Phú Thọ theo ngành giai đoạn 2001-2005
100,0
38,129,132,8
100,0
36,929,833,3
100,0
38,128,233,7
100,0
40,026,034,0
Nguồn: Sở KH & ĐT Phú Thọ
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: Tỷ trọng khu vực kinh
tế Nhà nước giảm dần từ 2001-2005 nhưng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nềnkinh tế Tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng dần, đặc biệt là khu vựckinh tế có vốn ĐTNN tăng khá mạnh
Bảng 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Phú Thọ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2001-2005