Những đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Phú Thọ trong thờ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 60)

3. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú

3.6Những đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Phú Thọ trong thờ

gian vừa qua.

Qua nhiều năm phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa Tỉnh Phú Thọ có những đóng góp ngày càng lớn đối với toàn bộ nền kinh tế của Tỉnh. Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng lớn đối với nền kinh tế - xã hội của Tỉnh được thể hiện ở những điểm sau:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa Tỉnh góp phần đáng kể vào GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh.

Trong những năm qua, sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, doanh nghiệp nhỏ và vừa Tỉnh Phú Thọ đã đóng góp đáng kể vào sản lượng của Tỉnh cũng như là tốc độ tăng trưởng của Tỉnh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP do số lượng doanh nghiệp ngày càng lớn và phân bố rộng khắp trong hầu hết các ngành, lĩnh vực. Ngoài ra tốc độ tăng trưởng sản xuất của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cao hơn so với các khu vực doanh nghiệp khác. Nếu tính theo doanh thu của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh, tỷ trọng doanh thu của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô lao động ( dưới 300 người) năm 2004-2007 là 76,9 – 81,5%. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp nhỏ và vừa có đóng góp lớn vào việc gia tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế. Theo kết quả điều tra của cục thống kê Tỉnh thì các doanh nghiệp thuộc hai quy mô “nhỏ” và “vừa” tạo ra lượng doanh thu đáng kể tính theo bình quân cơ sở và bình quân nhân công lao động.

Về đóng góp vào GDP: Đóng góp vào GDP của tỉnh ngày một tăng, từ chỗ tỷ lệ trong GDP của khu vực DNNVV không đáng kể vào những năm đầu 90, đến

nay tỷ lệ này chiếm một tỷ lệ đáng kể và ngày một tăng. Năm 2004 khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vào GDP với tỷ lệ là 27%, năm 2005 là 28,5% và năm 2007 là 31%. Tuy nhiên tỷ lệ này so với các tỉnh lân cận là rất thấp.

- Đóng góp không nhỏ vào ngân sách Tỉnh.

Qua số liệu về đóng của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp vào ngân sách của Tỉnh cũng cho thấy phần nào vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đóng góp vào nguồn thu ngân sách của Tỉnh đang có xu hướng tăng lên mấy năm gần đây, từ khoảng 5,2% năm 2005 lên hơn 6,8% năm 2006. Thu từ thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh năm 2006 đạt 107,2% kế hoạch và tăng 12% so với năm 2005. Năm 2007, số thu từ doanh nghiệp dân doanh chiếm khoảng 11% tổng số thu ngân sách, tăng 18,8% so với cùng kỳ các năm trước. Dự kiến năm 2007 thu từ khu vực kinh tế tư nhân khoảng 255,3 tỷ, chiếm khoảng 7,9% thu ngân sách.

Trong năm 2006, mức thuế và phí đóng bình quân đầu người trong các doanh nghiệp nhỏ là 8 triệu đồng bằng mức bình quân chung và doanh nghiệp nhỏ là 42 triệu đồng. Trong khi đó mức đóng bình quân đầu người của các doanh nghiệp lớn là 12 triệu đồng. So với ngân sách trung ương, thì đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân (chủ yếu là DNNVV) trong nguồn thu của ngân sách Tỉnh là lớn hơn rất nhiều. Năm 2007, kinh tế tư nhân đóng góp trong tổng thu ngân sách địa phương là khoảng 17%. Tuy đóng góp vào ngân sách Tỉnh của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn khá khiêm tốn nhưng tỷ lệ này tăng đáng kể và có xu hướng tăng nhanh trong những năm tới đây.

Ngoài đóng góp trực tiếp vào ngân sách, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp Tỉnh còn tích cực tham gia đóng góp xây dựng các công trình văn hóa, trường học, đường giao thông nông thôn, nhà tình nghĩa và những đóng góp phúc lợi xã hội khác…

- Góp phần tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập cho người lao động. Theo thống kê thì hàng năm Tỉnh có thêm khoảng 18500-19000 người đến tuổi tham gia thị trường lao động; ngoài ra, số lao động nông nghiệp có nhu cầu chuyển sang làm việc trong các ngành phi nông nghiệp cũng không nhỏ. Nhu cầu hàng năm phải tạo thêm được hàng nghìn việc làm đang là một áp lực xã hội mạnh đối với các cấp chính quyền trên địa bàn Tỉnh. Việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới không chỉ giải quyết vấn đề của xã hội, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển cả về kinh tế và xã hội.

Do khu vực kinh tế nhà nước trên địa bàn Tỉnh đang thực hiện sắp xếp đổi mới lại nên không những không thể thu hút them lao động mà còn tăng thêm số lao động dôi dư. Khu vực đầu tư nước ngoài trên địa bàn Tỉnh mỗi năm cũng chỉ tạo thêm được khoảng 800-1000 chỗ làm mới, một tỷ lệ không đáng kể. Như vậy, phần lớn số người tham gia lực lượng lao động trông chờ vào khu vực nông thôn và khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đã tạo ra nhiều việc làm mới với tốc độ tăng trưởng cao. Theo ước tính, doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra khoảng 37% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn ở các huyện, thị xã, khoảng 15-17% lực lượng lao động trên địa bàn Tỉnh. Theo thống kê của cục thống kê Tỉnh riêng khu vực doanh nghiệp, không tính các hộ kinh doanh cá thể, mỗi năm thu hút trên dưới 8 – 9 vạn lao động với mức thu nhập bình quân gần 900nghìn đồng/ tháng. Ngoài ra khu vực hộ kinh doanh cá thể mỗi năm tăng thêm từ 200-300 cơ sở, thu hút thêm gần 2000 lao động với mức thu nhập bình quân từ 450000-600000 đồng/ tháng. Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn Tỉnh( chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) có mức tăng trưởng cao về lao động trong những năm qua. Số lao động tại khu vực này trong năm 2007 đã tăng 2,08 lần so với thời

điểm năm 2005, trong khi đó ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước và hộ kinh doanh cá thể là 1,06%.

Trong 7 năm qua, ước tính cho thấy đã có khoảng 35000 chỗ việc làm mới được tạo ra nhờ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể mới thành lập và mở rộng quy mô kinh doanh theo luật doanh nghiệp, đưa tổng số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn Tỉnh. Đây là sự đóng góp tích cực vào ổn định chính trị xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức của người lao động trên địa bàn Tỉnh.

- Góp phần khôi phục, giữ gìn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống.

Các làng nghề thủ công truyền thống tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú về chủng loại với chất lượng kỹ, mỹ thuật ngày càng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài, phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho các thị trường có dung lượng nhỏ mà các doanh nghiệp lớn không quan tâm. Chính vì vậy các làng nghề này có tầm quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống người lao động.

- Bước đầu tham gia vào quá trình hình thành mối lien kết DNNVV với các doanh nghiệp lớn.

Mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp lớn đã bước đầu được hình thành và phát triển trong thời gian vừa qua. Trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đã có mối quan hệ lien kết với các doanh nghiệp lớn trong việc cung ứng nguyên vật liệu, thực hiện thầu phụ, dần hình thành mạng lưới công nghiệp bổ trợ và đặc biệt là tạo ra mạng lưới vệ tinh phân phối sản phẩm. Có thể nói, đây là mối quan hệ hai chiều, rằng buộc lẫn nhau, các doanh nghiệp lớn đảm bảo vững chắc cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa về thị trường, tài chính, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý. Ngược

lại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm bảo cho các doanh nghiệp lớn về công nghệ bổ trợ, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rộng khắp cả nước.

Như vậy, DNNVV nhìn chung là năng động và thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, góp phần gìn giữ và phát triển các ngành nghề truyền thống, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo và ổn định xã hội. Các DNNVV phát triển đúng hướng sẽ góp phần xây dựng một nền sản xuất lớn, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa một cách nhanh chóng và bền vững hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 60)