Đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ (Trang 81 - 90)

2. Một số giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

2.2 Đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và

Vị trí, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Tỉnh Phú Thọ đã và đang được khẳng định. Vì vậy đã đến lúc Tỉnh Phú Thọ cần có các biện pháp thiết thực trong quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa trên các lĩnh vực sau:

Nhanh chóng tạo lập khung khổ pháp lý rõ rang và chuẩn xác làm cơ sở pháp lý cho việc hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ.

Xây dựng định hướng chiến lược phát triển các loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Phú Thọ trong từng thời kỳ, gắn chặt với quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, của từng ngành, lĩnh vực và từng vùng kinh tế. Đổi mới quản lý của Nhà nước đối với DNNVV được thể hiện:

Tăng cường hiệu lực hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước đối với DN, một mặt vừa phải hoàn thiện tổ chức bộ máy, đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, mặt khác cần từng bước tách dần các chức năng hiện nay đang lẫn lộn giữa quản lý Nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh, chức năng hành chính với dịch vụ công; phân định và làm rõ quy chế pháp lý đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, nhằm xây dựng nền hành chính lành mạnh, minh bạch và trong sạch.

Đẩy mạnh hoạt động và hoàn thiện các tổ chức phục vụ phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế như: Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Trung tâm Xúc tiến du lịch, cơ quan dự báo kinh tế.

Bổ sung cán bộ đủ năng lực và trình độ, thạo việc và am hiểu công việc, cũng như có chế tài xử lý cụ thể đối với các hành vi sách nhiễu đối với cán bộ công chức trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp.

• Đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ cho phát triển DNNVV:

Việt Nam đã ra nhập WTO, do đó đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả của nền hành chính quốc gia nhằm tạo môi trường thể chế thông thoáng hơn và thu hút tốt hơn các nguồn lực nước ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Đây là thách thức lớn vì nó liên quan tới các vấn đề nhạy cảm của nền kinh tế. Tỉnh Phú Thọ cũng không nằm ngoài quy luật đó vì vậy cần phải thay đổi nhận thức về mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà Nước và các doanh nghiệp. Để thực hiện được cải cách hành chính có hiệu quả Tỉnh Phú Thọ cần:

Thực hiện có hiệu quả mô hình “một cửa" trong các lĩnh vực ĐKKD, xét cấp ưu đãi đầu tư, cấp mã số thuế, mã số hải quan, chứng chỉ quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,...

Rà soát chức năng nhiệm vụ những cơ quan có liên quan đến tiếp xúc, phục vụ DN. Tiếp tục cải tiến và phân cấp quản lý cho các sở, ngành, địa phương.

• Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh - đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Các chủ trương, cơ chế chính sách, giải pháp của thành phố phải đáp ứng yêu cầu: đảm bảo các DN được đối xử bình đẳng trong đầu tư, tín dụng, thuê đất, định giá tài sản, đánh giá tín nhiệm.

Định kỳ tổ chức, đối thoại giữa DN với các cơ quan chức năng theo các chủ đề có vướng mắc. Các cơ chế chính sách của Tỉnh trước khi ban hành cần tham khảo ý kiến của cộng đồng DN thông qua các Hiệp hội, Câu lạc bộ...khi đó ban hành cần phải tổ chức phổ biến rộng rãi và hướng dẫn thi hành đến các cấp, các ngành, các hiệp hội và DN.

Sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách ưu đãi giữa DN trong nước và đầu tư nước ngoài theo hướng: các DN đều bình đẳng và nếu DN đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề, khu vực khuyến khích đều được hưởng quyền lợi như nhau, đảm bảo cho DN được đối xử bình đẳng, cạnh tranh công bằng, lành mạnh.

Cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp sâu vào quá trình sản xuất kinh doanh của DN, mọi tranh chấp phát sinh phải được đưa ra trọng tài kinh tế hoặc được toà án kinh tế giải quyết theo luật pháp.

Tăng cường hiệu quả và tính minh bạch đối với các dịch vụ hành chính, giảm chi phí các dịch vụ công ích, thực thi pháp luật công bằng và nghiêm minh trên địa bàn Tỉnh, bãi bỏ các quy định không bình đẳng, hạn chế gây khó khăn cho hoạt động của DNNVV.

• Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất kinh doanh.

Tỉnh tiếp tục đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh như: Đầu tư xây dựng khu - cụm công nghiệp nhỏ, cấp điện, cấp nước cho sản xuất, xử lý nước thải, chất thải trong các khu công nghiệp, kho tàng, bến

bãi...ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật, vườn ươm DN, khu công nghệ cao, trong đó chú trọng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học...

Khuyến khích DNNVV đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (theo hình thức BOT) nhằm chuyển dịch đẩy mạnh cơ cấu vốn đầu tư của DNNVV khối dân doanh.

• Đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ dịch vụ phát triển doanh nghiệp.

Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội và xây dựng các chính sách cụ thể để thúc đẩy DNNVV phát triển tập trung giải quyết 3 vấn đề sau:

Tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng các chính sách toàn diện, xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ cho các ngành, các DN sản xuất kinh doanh, sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Tiến hành đánh giá lại năng lực sản xuất công nghiệp, dịch vụ của các DN để có định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ hỗ trợ, xây dựng các mối liên kết ngành có hiệu quả, tận dụng tối đa năng lực hợp tác với các doanh nghiệp FDI, DN lớn ngay từ khâu thiết lập dự án cơ hội, kêu gọi đầu tư, không những chỉ rõ địa điểm dự kiến đầu tư, những ưu đãi cụ thể, mà còn tính đến công nghiệp hỗ trợ của Phú Thọ có thể đáp ứng được những yêu cầu cụ thể cho dự án.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của DNNVV, tập trung vào một số vấn đề:

+ Về phía DN cần xác định rő chiến lược thương hiệu của DN để có sự đầu tư thích đáng.

+ Nhà nước hỗ trợ DN bằng cách tổ chức các đơn vị tư vấn miễn phí hoặc thu một phần phí nhỏ để giúp DN tiếp cận vấn đề thương hiệu với một chiến lược tổng thể, xây dựng kế hoạch và có đầu tư thích đáng để xây dựng thương hiệu riêng cho Tỉnh cũng như kế hoạch và lộ trình cụ thể của các DNNVV tham gia chương trình thương hiệu quốc gia.

• Đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển DNNVV.

Tỉnh có cơ chế hợp tác với Trung tâm hỗ trợ DNNVV của các bộ, ngành trung ương để các DNNVV được tiếp nhận hỗ trợ tư vấn về thị trường, tài chính, công nghệ và kỹ thuật, cải tiến trang thiết bị, hướng dẫn quản lý kỹ thuật và bảo dưỡng trang thiết bị, tiếp cận công nghệ mới và bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho các DN.

Xây dựng các chính sách ưu đãi để tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài có tài lực về hợp tác đầu tư với DNNVV Phú Thọ

Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để DNNVV liên doanh liên kết đầu tư với các DN nước ngoài.

Hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho các DNNVV đặt chi nhánh văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc đầu tư ra nước ngoài.

Kêu gọi các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ để thành lập Quỹ tín dụng, Bảo lãnh tín dụng, Hỗ trợ hoạt động của Hiệp hội phát triển DNNVV Tỉnh.

• Giải quyết tốt mối quan hệ giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phát triển mối liên kết giữa các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ. Mối liên kết này là một yếu tố khách quan xuất phát từ sự phân công lao động xã hội. Quá trình chuyên môn hóa ngày càng phát triển, càng đòi hỏi sự hợp tác lien kết kinh tế. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp cũng chính là hình thức tổ chức SXKD nhằm khai thác sức mạnh của các thành phần kinh tế. Kinh nghiệm ở nhiều nơi cho thấy, nhờ sự liên kết giữa các loại doanh nghiệp mà hình thành cơ cấu kinh tế nhiều tầng, thực hiện phân công lao động có hiệu quả. Chẳng hạn tầng một là các ngành công nghệ cao, giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp và tầng 2 là các công nghiệp vệ tinh và tiểu thủ công nghiệp thực hiện gia công chế biến, cung cấp và tìm kiếm nguyên liệu sản xuất theo đơn đặt hàng. Sự liên kết này giúp cho

cả 2 loại doanh nghiệp có điều kiện giải quyết những khó khăn về thị trường, kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Phú Thọ có lợi thế là một Tỉnh có công nghiệp phát triển sớm ở Việt Nam, hiện nay trên địa bàn Tỉnh có các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước trung ương và một số doanh nghiệp cổ phần như: Giấy Bãi Bằng, Phân bón SUPER hóa chất Lâm Thao, Xi măng Hữu Nghị…Do yêu cầu kỹ thuật và hạn chế về vốn, lao động có tay nghề nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chỉ cần đảm nhận những khâu sản xuất phụ, đảm nhận nguyên liệu đầu vào…giúp các doanh nghiệp lớn tập trung vào sản xuất, nhiệm vụ trọng tâm có hiệu quả hơn. Trên thực tế, trên địa bàn Tỉnh đã xuất hiện một số quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ khá hiệu quả. Tuy nhiên so với tiềm năng, mối quan hệ này còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp lớn vẫn phải tiếp nhận khá lớn nguyên liệu đầu vào, bao bì đựng sản phẩm…của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nơi khác mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn có khả năng cung cấp cho các doanh nghiệp lớn này. Chính vì vậy cần thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. Tỉnh cần có các chính sách, cơ chế, biện pháp khai thông mối quan hệ này, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc về quản lý kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường

• Cơ chế chính sách tác động hỗ trợ các thành phần kinh tế.

Cải cách DNNN là một yêu cầu tất yếu khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tỉnh đẩy nhanh tiến độ sắp xếp DNNN, đặc biệt là cổ phần hoá DNNN. Khi sắp xếp DNNN, mạnh dạn chuyển đổi hình thức sở hữu, tạo tâm lý yên tâm cho người có vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Có các biện pháp kích lệ các phong trào để người dân mạnh dạn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, không cất trữ, không đầu tư vào đất đai nhà cửa. Có các chính sách khuyến kích phát triển các loại hình HTX, DN tư nhân, CT.THHH, CTCP…

Xây dựng cơ chế, chính sách về hợp tác khởi xướng từ cơ quan quản lý Nhà nước nhằm giúp các DN trên địa bàn cùng phân chia thứ hạng, lợi thế đầu tư, không trùng lắp công nghệ,... hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế. Tỉnh tạo thuận lợi cho DN mở rộng hợp tác đầu tư ra các tỉnh, thành phố khác nhằm khẳng định vai trò của Tỉnh. Cùng với cơ chế hợp tác phân công, cần có cơ chế ưu đãi các DN cùng hợp tác chung lo xúc tiến thương mại. Hình thành một tổ chức hỗ trợ và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; tiến hành điều tra khảo sát nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, linh kiện phụ trợ của những mặt hàng chủ lực của Tỉnh để có chính sách, giải pháp phát triển cụ thể.

• Tăng cường và đẩy mạnh hoạt động cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

Củng cố hoạt động của các hiệp hội đã có như: Hội doanh nghiệp trẻ, Hội làm vườn, Câu lạc bộ xuất khẩu, Hiệp hội ngành gỗ, du lịch,... cần hỗ trợ thành lập các Hiệp hội ngành nghề khác như: Hiệp hội ngành may mặc, đặc biệt cần triển khai vận động thành lập Hiệp hội DNNVV Tỉnh.

Kết Luận

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Phú Thọ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh (đóng góp bình quân khoảng 30% tổng GDP và khoảng 8,2% tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn Tỉnh)

Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư thích đáng, Doanh nghiệp nhỏ và vừa Phú Thọ đã đạt được những thành quả quan trọng, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH. Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp không ngừng gia tăng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong quản lý nên chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của Tỉnh. Trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì công nghệ sản xuất vẫn còn thô sơ, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trình độ quản lý và trình độ tay nghề của các lao động trong các doanh nghiệp còn hạn chế. Sản phẩm hàng hóa còn kém chưa đáp ứng được yêu cầu, khả năng cạnh tranh kém…Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp còn thiếu và chưa đạt hiệu quả.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá những tồn tại yếu kém của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh, cùng với việc đề xuất một số giải pháp cơ bản hy vọng phần nào có thể khắc phục một phần những hạn chế, đảm bảo doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh phát triển trở thành một trong những Tỉnh có nền công nghiệp hiện đại với các doanh nghiệp lớn mạnh.

Tài liệu tham khảo

1. Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế Nhật Bản- khả năng hợp tác với Việt Nam. Tg. Lê Văn Sang.

2. Quản lý điều hành doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tg. Quốc Cường

3. Hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô và đổi mới thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam- 1999 (Dự án MPI-UNIDO)

4. Quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội Tỉnh Phú Thọ Thời kỳ 2005-2020. 5. Niên giám thống kê Tỉnh các năm 2005-2007

6. Các tạp chí kinh tế và phát triển

7. Các báo cáo doanh nghiệp hàng năm của Tỉnh Phú Thọ ở cục thống kê, Chi cục thuế Tỉnh, Sở Kế Hoạch và đầu tư Tỉnh Phú Thọ

8. Số liệu từ các trang

www.phutho.gov.vn/ (UBND Tỉnh Phú Thọ) WWW.moi.org.vn

Danh mục chữ viết tắt:

- DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa - DN: Doanh nghiệp

- DNTN: Doanh nghiệp tư nhân

- CTTHHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn - UBND: Ủy ban Nhân Dân Tỉnh

- CNH-HĐH: Công nghiệp hóa hiện đại hóa - HTX: Hợp tác xã

- CTCP: Công ty cổ phần. - ĐKKD: Đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ (Trang 81 - 90)