Về năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 56)

3. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú

3.5 Về năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh

Năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên các mặt như: Trình độ công nghệ sản xuất, tài sản và vốn của doanh nghiệp, công tác tổ chức sản xuất và hợp tác sản xuất, các yếu tố đầu vào, nguyên nhiên vật liệu, chi phí, thị phần, hoạt động xúc tiến marketing và đầu ra của doanh nghiệp, giá trị gia tăng của sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp…

Về trình độ thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh nói chung còn thấp. Theo báo cáo của Cục thống kê Tỉnh (năm2005) hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp Nhà nước có trình độ công nghệ dưới mức trung bình so với các vùng lân cận và so với mặt bằng chung của Việt Nam, máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất lạc hậu. Trình độ cơ khí hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn ở mức độ thấp so với các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hà Tây…, hơn 76% máy móc thiết bị đối với khu vực sản xuất vật chất là máy móc cũ, thế hệ trước năm 2000 và có hơn 56% là máy móc trước năm 1980, chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp trang bị được máy móc thế hệ sau năm 2000. Tỷ lệ này cũng có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp quốc doanh. Đối với khối quốc doanh có tới 83% doanh nghiệp sử dụng máy móc cũ, trong khi đó tỷ lệ này ở khối ngoài quốc doanh là 57%. Điều này cũng dễ hiểu bởi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trang bị 56% máy móc được sản xuất trong nước, 35% máy móc nước ngoài và chỉ có 7% máy móc tự gia công chế tạo. Số liệu thống kê toàn diện về doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh năm 2006 cho thấy mức trang bị vốn

của doanh nghiệp là rất thấp. Mức trang bị vốn chung của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh là 6.9 tỷ đồng/ doanh nghiệp, trong đó mức trang bị vốn của doanh nghiệp Nhà nước có quy mô nhỏ và vừa là 34,3 tỷ đồng, của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 5,3 tỷ đồng và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 38.6 tỷ đồng.

Bảng 17: Mức trang bị vốn trung bình của DNNVV năm 2006

Chỉ tiêu Số doanh

nghiệp NVV

DNNVV theo khu vực kinh tế

DNNN DNNQD DNVNG số doanh nghiệp 2213 50 2102 60 Số LĐBQ1DN 68316 412 35 432 Tổng số vốn 14604154 6619564 4690800 3293790 Vốn/ doanh nghiệp 6599.256 132391 2231.5 54896.5 Tài sản cố địnhBQ/1DN 6567.8 60406 2357.3 72259.1 TSCĐ/LĐ 123.73 162.705 80.2 179.99

Nguồn: Tính toán theo số liệu cục thống kê Tỉnh 2006

Trong DNNVV của Tỉnh, hệ số trang bị tài sản cố định cho một lao động là 124 triệu đồng. Hệ số trang bị vốn cố định của DNNVV nhà nước là 108.633 triệu đồng, khu vực ngoài quốc doanh là 80.2 triệu đồng, khu vực có vốn đầu nước ngoài là 179.99 triệu đồng. Như vậy mức trang bị tài sản cố định cho một lao động trong các DNNVV khu vực ngoài quốc doanh là khá thấp. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chủ yếu dựa trên lao động, trang bị vốn thấp, năng lực thiết bị hạn chế. Tình trạng này có được cải thiện thêm trong khu vực nhà nước nhưng mức chênh lệch không đáng kể.

doanh nghiệp vốn trong nước quá thấp (chỉ có 23-24%) Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp nhỏ trong nước chủ yếu kinh doanh bằng vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn, vay vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn.

Bảng 18: Trang bị tài sản cố định bình quân trên 1 lao động

Triệu đồng

Tiêu chí Trang bị TSCĐBQ1LĐ

Thời điểm1/1/2006 Thời điểm 31/12/2006

Doanh nghiệp nhà nước 248.866 257.293

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

68.432 91.175

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

188.242 228.050

Theo số liệu cục thống kê Tỉnh,2006

Giá trị mua sắm máy móc thấp, thời hạn sử dụng ngắn và điều kiện mua sắm dễ dàng đã làm cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có điều kiện trang bị máy móc mới, khả năng tiếp cận công nghệ mới thuận lợi hơn so với doanh nghiệp quốc doanh. Ngoài ra tỷ trọng hàng xuất khẩu cũng như mức độ chế tác của hàng xuất khẩu cũng phản ánh phần nào trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh. Theo cục thống kê Tỉnh thì trên địa bàn Tỉnh chỉ có khoảng 23 doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu và có khoảng 30 doanh nghiệp có triển vọng xuất khẩu. Xét về lĩnh vực xuất khẩu chỉ có các doanh nghiệp sản xuất chè, giấy và phân bón có khả năng xuất khẩu nhất. Điều này cho thấy trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất thấp, chủ yếu là xuất khẩu các mặt hàng nông sản hoặc nguyên liệu thô.

Phần lớn các doanh nghiệp sử dụng yếu tố đầu vào tại địa phương 73%, ở địa phương khác là 30% và nước ngoài là 11%. Tỷ lệ này dao động tùy thuộc vào từng khu vực. Đối với khu vực nông, lâm, thủy sản thì tỷ lệ sử dụng nguyên vật

liệu địa phương chiếm hơn 90%, trong khi ngành may mặc, giấy và thương mại có tới 30% sử dụng yếu tố đầu vào ở nước ngoài.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Tỉnh Phú Thọ ra đời và hoạt động sản xuất kinh doanh tự phát chưa được quy hoạch chi tiết. Vì vậy hoạt động sản xuất rời rạc, quan hệ hiệp tác giữa các doanh nghiệp với nhau và với các doanh nghiệp lớn còn rất lỏng lẻo. Chính thực trạng này cũng làm cho sản phẩm các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn trong thị trường trong nước và vươn ra nước ngoài.

Bảng 19: Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn

Tiêu chí Lãi Lỗ Không lãi

không lỗ Lãi bình quân 1 DN Lỗ bình quân 1DN Doanh nghiệp nhà nước 40 80 153653 7 14 -15266 3 6 3841.3 -2180.9 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2032 78.3 43297 153 12. 74 -40709 108 8.99 46.1 -266.1 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 30 50 81158 21 36. 11 -45124 9 13.89 4508.8 -3471.1 Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Phú Thọ, 2006

Nhìn vào bảng số liệu trên đây có thể thấy, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh nói riêng tuy chưa cao nhưng đã được cải thiện hơn so với trước đây. Tuy nhiên so với mức chung của các doanh nghiệp trong nước thì các chỉ tiêu hiệu quả của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khá thấp. Lợi nhuân bình quân của một doanh nghiệp nhỏ và vừa là 388 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế ( đạt 1.52 tỷ đồng/ doanh nghiệp). Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều rất thấp. Tỷ suất lợi nhận bình quân trên vốn bình quân của doanh nghiệp trong nước năm 2006 là 0.015, năm 2007 là 0.009. Khu vực ngoài quốc doanh chỉ tiêu

quá nhỏ bé thì hiệu quả kinh doanh sẽ không cao. Xét về loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân có tỷ lệ doanh nghiệp có lãi cao nhất với chỉ số tương ứng là 80% và 82%.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w