Từ khi ban hành Luật DNTN và Luật Công ty, đến khi Luật doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ (Trang 30 - 32)

2. Sự cần thiết phải phát triển và quản lý của Nhà nước đối với doanh

1.2.Từ khi ban hành Luật DNTN và Luật Công ty, đến khi Luật doanh

nghiệp có hiệu lực (1/1/2000)

Đứng trước thực trạng là các doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện và năng lực đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế. Đảng và Nhà nước đã chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Nội dung quan trọng của quyết sách này là mở rộng, khuyến kích phát triển các loại hình kinh tế quốc doanh song song với cải cách kinh tế Nhà nước, đảm bảo phát triển cân đối của các loại hình kinh tế trong xã hội.

Đặc biệt từ khi Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty được ban hành ngày 20/12/1990. Năm 1991 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành các nghị định 221/HĐBT và 222/HĐBT quy định chi tiết thi hành 2 luật trên đã tạo hành lang pháp lý cần thiết để khuyến khích, thúc đẩy các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển bình đẳng trong cơ chế đổi mới nền kinh tế.

Phú Thọ là tỉnh miền núi, cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km, dân số sấp xỉ 1,3 triệu nhu cầu tiêu dùng lớn. Trên địa bàn tỉnh có hơn 100 doanh nghiệp nhà nước và một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động. Phú Thọ có một số doanh nghiệp nhà nước lớn có tiềm năng và uy tín như Công ty giấy Bãi bằng, Công ty supe hoá chất Lâm thao..., đó là những yếu tố, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Thực tế cho thấy từ năm 1992 đến năm 1999 các đối tượng có đủ điều kiện được cấp phép thành lập doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng cả về số lượng, quy mô, ngành nghề.

+ Về đối tượng xin thành lập doanh nghiệp ban đầu chủ yếu là các tiểu thương các cá nhân trong các tổ hợp đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh và chủ yếu ở khu vực thành phố, thị xã. Về sau đối tượng thành lập doanh nghiệp

thường là những người có vốn, có tư duy kinh tế, là những công nhân, cán bộ đã nghỉ theo chế độ có khả năng chuyên môn cao về các lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều nông dân làm kinh tế giỏi thành lập doanh nghiệp để mở rộng, phát triển sản xuất.

+ Về ngành nghề kinh doanh trong thời gian những năm 1992, 1993 chủ yếu các doanh nghiệp xin phép hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ và xây dựng. Về sau các doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang đầu tư phát triển sản xuất, vốn đầu tư ban đầu, vốn điều lệ của các doanh nghiệp không ngừng tăng, trước đây doanh nghiệp tư nhân vốn bình quân khoảng 150 triệu đồng, Công ty TNHH khoảng 300 triệu đồng, những năm gần đây vốn bình quân của DNTN tăng lên 300 triệu đồng, Công ty TNHH khoảng 600 triệu đồng.

+ Về loại hình doanh nghiệp: Thời gian mới triển khai thi hành luật DNTN và Luật Công ty thì các đối tượng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp chủ yếu đăng ký xin thành lập doanh nghiệp (năm 1992, 1993 doanh nghiệp tư nhân chiếm 65% số doanh nghiệp xin thành lập). Về sau, xu hướng thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn có số vốn lớn và có năng lực uy tín để cạnh tranh hoạt động, phù hợp với cơ chế thị trường. Riêng đối với loại hình công ty cổ phần do việc quy định nghĩa vụ, quyền hạn của các thành viên và thị trường chứng khoán chưa phát triển rộng rãi nên loại hình doanh nghiệp này chưa được phát triển ở tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, cùng với việc tổ chức sắp xếp lại, cổ phần hoá DNNN có quy mô vừa và nhỏ, loại hình doanh nghiệp là Công ty cổ phần tăng lên đáng kể. Đặc biệt là từ khu thực hiện Luật DNTN và Luật Công ty đến nay số DNNVV ngày càng tăng nhưng số hợp tác xã công thương ngày càng giảm. Trong đó, HTX mua bán không còn tồn tại, số hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn giảm từ 22 HTX xuống còn 15 HTX (14 HTX tiểu thủ công, 1 HTX vận tải).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ (Trang 30 - 32)