Thực trạng công tác quản lý của nhà nước đối với Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ (Trang 70 - 74)

4. Công tác quản lý Nhà nước đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa

4.2.2Thực trạng công tác quản lý của nhà nước đối với Doanh nghiệp

và vừa

Trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội hàng năm, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân trong tất cả các ngành và lĩnh vực như: Xây dựng cơ chế, chính sách và phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp; các chương trình phát triển du lịch, dịch vụ; các chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm; các khu đô thị, khu cụm công nghiệp; chương trình tín dụng ngân hàng gắn với phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh.v.v....; Song song với việc triển khai ở cấp tỉnh, các huyện thành thị đều chỉ đạo xây dựng chương trình, đề án phát triển DNNVV trên địa bàn, trong đó xác định những lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Bên cạnh việc xây dựng cơ chế chính sách đối với khu vực DNNVV, Tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đến công tác cải cách thủ tục hành chính, và công tác Trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội hàng năm, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân trong tất cả các ngành và lĩnh vực như: Xây dựng cơ chế, chính sách và phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp; các chương trình phát triển du lịch, dịch vụ; các chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm; các khu đô thị, khu cụm công nghiệp; chương trình tín dụng ngân hàng gắn với phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh.v.v....; Song song với việc triển khai ở cấp tỉnh, các huyện thành thị đều chỉ đạo xây dựng chương trình, đề án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, trong đó xác định những lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương. Triển khai thực hiện có hiệu quả quyết định số 181/2003/QĐ- TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng

Chính Phủ về thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc công khai hoá các quy trình, thủ tục thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, chứng nhận quyền sử dụng đất, các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư.vv....liên quan đến giải quyết công việc của dân và doanh nghiệp; nghiên cứu ban hành quy định về tăng cường công tác phối hợp quản lý Nhà nước giữa các cấp, các ngành đối với các doanh ngiệp sau đăng ký kinh doanh; tiến hành rà soát, xem xét lại tất cả các thủ tục, quy định, văn bản có liên quan của tỉnh, của Nhà nước đã ban hành, kịp thời kiến nghị với Chính Phủ xoá bỏ các thủ tục, giấy phép không cần thiết; đổi mới quy trình cấp đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, đăng ký sử dụng con dấu và hỗ trợ doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh theo đúng tinh thần đổi mới của Luật doanh nghiệp.

Trong công tác tổ chức bộ máy đã kiện toàn hệ thống đăng ký kinh doanh từ tỉnh đến huyện theo đúng quy định của Luật, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương và thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại, Trung tâm xúc tiến đầu tư, Trung tâm khuyến công,...; Ngoài ra, cấp các ngành đã tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, nhằm kịp thời tháo gỡ, khó khăn vướng mắc và động viên, khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Trong thời gian qua, nhờ làm tốt công tác hỗ trợ, phối hợp và tạo điều kiện của các cấp, các ngành và thực hiện cải cách thủ tục hành chính, việc cấP giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, đăng ký mẫu dấu đã giảm khoảng 1/3 thời gian so quy định. Sau đăng ký kinh doanh các cấp, các ngành đã hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm kiếm mặt bằng (đã được các huyện, thành, thị thực hiện), tư vấn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, tư vấn hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; thông tin kịp thời về danh sách các

doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, giúp cho việc quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh có hiệu quả.

Trong những năm qua, ngoài các văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp của nhà nước ban hành còn có các nghị định, nghị quyết của UBND Tỉnh Phú Thọ ban hành nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Các văn bản quy phạm và các quyết định này đã điều chỉnh các hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, khung khổ pháp lý đối với phát triển doanh nghiệp còn tồn tại một số vấn đề như cơ chế chính sách Nhà nước, các quyết định của UBND Tỉnh đối với phát triển doanh nghiệp còn tồn tại một số vấn đề như cơ chế chính sách của Nhà nước liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đồng bộ, còn nhiều vướng mắc chưa được bổ sung kịp thời, nhiều thủ tục hành chính chưa sửa đổi, chưa theo kịp tiến trình phát triển doanh nghiệp, các thủ tục mang nặng tính chất hành chính chưa gắn với cơ chế điều chỉnh của thị trường, chưa quan tâm đầy đủ đến yếu tố chất lượng, hiệu quả và khả năng hội nhập nên kết quả còn nhiều hạn chế. Được thể hiện qua:

•Đối với Trung ương.

- Ngoài những tồn tại cụ thể đã nêu ở các phần trên, nhìn chung các cơ chế, chính sách, các quy định pháp lý cho phát triển DNNVV còn nhiều tồn tại, bất cập. Các văn bản, quy định hỗ trợ DNNVV chưa đi vào cuộc sống, chỉ mới bắt đầu khởi động ở một số khâu nhưng lại có tính chất chung cho tất cả DN như như thủ tục hành chính đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ tín dụng,..

- Các chương trình hỗ trợ DNNVV từ các bộ, ngành TW, ở các địa phương hầu như chưa có.

- Nguồn lực hỗ trợ cho DNNVV còn nhiều hạn chế nhất là về vốn, công nghệ, thị trường, quản trị DN,...

- Nhìn chung Tỉnh chưa có chương trình riêng để hỗ trợ cho các DNNVV. Việc triển khai hỗ trợ DN còn nhiều lúng túng, thiếu nguồn lực.

- Chính sách huy động các nguồn lực cho đầu tư phát riển của các thành phần kinh tế chưa đạt hiệu quả cao.

- Môi trường đầu tư được cải thiện một bước, tuy vậy vẫn chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư, thủ tục hành chính chưa được đơn giản, còn rườm rà, phức tạp.

- Công tác quy hoạch chi tiết quy hoạch khu vực đầu tư dịch vụ còn thiếu, nhất là quy hoạch các cụm công nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất kinh doanh là sự đòi hỏi chính đáng, cấp bách của các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư và mở rộng sản xuất. Các khu công nghiệp ở Phú Thọ diện tích đất cho thuê không còn nhiều; giá, tiêu chí để được vào khu công nghiệp vượt tầm tay nhiều DNDD. Khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp là làm sao để “an cư”, chuyện bức xúc về vốn nhiều khi không thể sánh bằng sự trở ngại trong việc tìm cho ra một diện tích mặt bằng để họ an tâm sản xuất (do vốn ít, trình độ công nghệ cũ kỹ, không đồng bộ nên không đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của các khu công nghiệp).

- Việc rà soát đánh giá khả năng cạnh tranh của DNNVV và các yêu cầu, điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng chiến lược sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm nội bộ doanh nghiệp chưa được triển khai.

Chương III: Các định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ (Trang 70 - 74)