2. Một số giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
2.1 Hoàn thiện các chính sách, cơ chế hỗ trợ khuyến kích các doanh
nhỏ và vừa phát triển.
• Chính sách tài chính- tín dụng:
Giống như mọi doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có vốn để tồn tại và phát triển. Bên cạnh vốn tự có, có hai nguồn vốn hiện nay rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đó là vốn và tín dụng.
Tình hình phổ biến của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ hiện nay là gặp khó khăn về tài chính, nhất là thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Việc huy động vốn cho đầu tư phát triển trên thực tế diễn ra chậm và không đáng kể. Để khai thông tài chính, tín dụng cho đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có những giải pháp ở tầm vĩ mô của nhà nước, của ngân hàng và sự năng động sáng tạo của bản thân doanh nghiệp. Cụ thể:
- Đối với Nhà nước:
Cần thực hiện 2 loại chính sách vốn đó là chính sách vốn chung và chính sách vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính sách vốn chung liên quan tới chính sách tài chính tiền tệ, lãi suất hoạt động của các tổ chức tín dụng, các chế tài về tài chính đối với vốn trung và dài hạn, thị trường chứng khoán...Còn đối với chính sách cụ thể với các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nhấn mạnh: Ưu tiên lãi suất cho từng đối tượng, thành lập quỹ hỗ trợ có thể trích từ ngân sách Nhà nước hoặc ngân sách Tỉnh.
Thành lập hệ thống tín dụng từ trung ương đến địa phương có sự hỗ trợ của Nhà nước như: Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa & quỹ tín dụng để doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với nguồn vốn với mức lãi suất ưu đãi.
Tạo ra một sân chơi bình đẳng về tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp để tất cả người đi vay tuân thủ những thủ tục giống nhau.
- Đối với bản thân các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cần xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh có khả thi để vay vốn trên cơ sở làm rõ hiệu quả sản xuất kinh doanh hoặc hợp đồng kinh tế ký kết, khả năng và thời gian hoàn vốn, mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp, có phương án bảo toàn vốn vay...
• Chính sách đất đai.
Hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có mặt bằng sản xuất rất hạn hẹp, phân tán, khả năng mở rộng sản xuất là rất khó khăn, đôi lúc phải tận dụng cả nhà ở để kinh doanh. Như vậy, Tỉnh phải có các ưu đãi nhất định về đất đai cho các doanh nghiệp có khả năng sản xuất theo đúng hướng của Tỉnh. Phải nghiên cứu hoàn thiện các quy hoạch sử dụng đất, tránh tình trạng đầu tư không đúng quy hoạch...Tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật đất đai.
Có chính sách ưu đãi, miễn giảm giá thuê đất đối với một số ngành, lĩnh vực Tỉnh khuyến kích đầu tư, có cơ chế ưu đãi riêng về giá thuê đất đối với từng khu, cụm công nghiệp và các vùng khác trong Tỉnh để các nhà đầu tư nghiên cứu quyết đinh đầu tư.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm kê sử dụng đất. Đảm bảo những cam kết về đảm bảo cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện về quỹ đất để hình thành các doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng, đơn giản hóa các thủ tục cấp đất cho các doanh nghiệp thành lập mới hoặc đang hoạt động để họ có điều kiện thế chấp, vay vốn ngân hàng để phát triển SXKD.
• Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Những vấn đề nổi cộm trong đào tạo nguồn nhân lực và đội ngũ chủ doanh nghiệp trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thị trường lao động đang mở ra nhiều hình thức và theo hướng công nghiệp hóa đang đòi hỏi nguồn nhân lực phải đào tạo để có trình độ tay nghề chuyên môn cao, đáp ứng các yêu cầu của sản xuất. Song nguồn nhân lực của Tỉnh hiện nay chất lượng còn thấp, cơ cấu trình độ ngành nghề chưa hợp lý, năng lực đào tạo, giảng dạy hạn chế. Do đó sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không kịp thời nâng cao về chất lượng, đổi mới cơ cấu ngành nghề đào tạo, gắn đào tạo với thị trường lao động. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải đào tạo nguồn nhân lực cho chính mình. Điều đáng chú ý là hiện nay các sinh viên tốt nghiệp có tay nghề cao, có kỹ năng giỏi thường làm cho các doanh nghiệp lớn. Nguyên nhân là hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ khả năng để đầu tư cũng như không có
đủ điều kiện cho nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển chuyên môn theo đòi hỏi công việc.
Do đó trong thời gian tới, việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và đội ngũ chủ doanh nghiệp cần tập trung một số nhiệm vụ sau:
- Tạo ra các cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, tạo môi trường tốt cho các nhân tài phát triển.
- Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo các công nhân có tay nghề cao. - Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều phương pháp khác nhau để phù hợp với yêu cầu đa dạng của chủ doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý, kỹ thuật giao lưu với nước ngoài để kịp thời nắm bắt được các thông tin, cập nhật thị trường và các đối tác kinh doanh lẫn các đối thủ cạnh tranh.
- Tổ chức các lớp học nâng cao tay nghề, mở các trường đào tạo cấp chứng chỉ …
• Chính sách trợ giúp phát triển công nghệ.
Sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ và nhu cầu thị trường cũng như các đòi hỏi về trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ lao động đã gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có công nghiệp thay đổi nhanh chóng. Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì sự chuyển dịch từ lao dông thủ công sang bán thủ công và tự động hóa là xu thế khách quan. Do đó, nhu cầu thay thế và trang bị công nghệ mới cũng như các yêu cầu về quản lý là hết sức cần thiết để doanh nghiệp đối phó và thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng về cong nghệ như hiện nay.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Phú Thọ hiện nay đang gặp khó khăn về đổi mới công nghệ- thiết bị, khó khăn về thông tin như không nắm rõ đối tác, không
biết tìm nguồn công nghệ phù hợp và tính cạnh tranh của công nghệ như thế nào, khó khăn về tài chính. Phần lớn các công nghệ và kỹ thuật do các doanh nghiệp nhỏ và vừa tự tìm kiếm, trong khi đó chính sách công nghệ của Phú Thọ mới chỉ dừng ở phương hướng, mối quan hệ giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc chuyển giao công nghệ mới chỉ xuất hiện ở bước đầu. Do vậy để tránh lãng phí, rủi ro trong đầu tư công nghệ thì Phú Thọ việc đầu tiên cần xác định là đổi mới công nghệ chỉ khi có thị trường và dựa vào thị trường để đổi mới công nghệ. Phải dự báo được khả năng phát triển của công nghệ, thị trường sản phẩm công nghệ mang lại. Đầu tư đổi mới công nghệ ở những ngành lĩnh vực Phú Thọ có lợi thế như giấy, hóa chất, dệt may, phân bón, chế biến nông sản thực phẩm. Tuy nhiên, nội dung và bước đi trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị cần phải có các lộ trình, có các phương án tính toán phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Có thể nêu ra một số giải pháp như:
Chuyển giao công nghệ- thiết bị giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cùng ngành sản xuất để tận dụng khả năng nắm bắt công nghệ của các doanh nghiệp lớn đi trước
Cải tiến máy móc thiết bị- công nghệ cũ để tận dụng tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có.
Không nên đổi mới công nghệ- thiết bị ở những khâu mà lao động thủ công có thể đảm nhiệm được và đảm nhiệm tốt để tận dụng lao động dôi dư tại địa phương và cũng giảm chi phí giá thành sản phẩm.
Chú trọng nâng cao trình độ tiếp thu công nghệ và khả năng vận hành máy móc thiết bị cho người lao động, tiết kiệm, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Có các chính sách trợ giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ như chính sách về thuế, mặt bằng sản xuất..
Tạo các áp lực và môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp đổi mới công nghệ. UBND Tỉnh nên tạo ra các áp lực ở mức cần thiết để doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại bằng cách ra các văn bản quy định thời gian sử dụng công nghệ cho mỗi ngành , loại bỏ các ngành tạo được sự cạnh tranh mới trong những ngành sản xuất có ưu thế của Tỉnh.
• Chính sách thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cần phải thực hiện chính sách này theo hai nội dung cơ bản là hệ thống thuế chung đã được đổi mới và chính sách thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. trong hệ thống thuế chung cần thay đổi theo hướng: Đơn giản hóa thuế suất, cụ thể hóa miễn giảm thuế, tránh đánh thuế chồng chéo…Riêng đối với chính sách thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tỉnh có thể đưa ra các đối tượng ưu đãi, tăng thời gian ưu đãi, miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, sử dụng nhiều lao động.