Giai đoạn trước khi ban hành Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 30)

2. Sự cần thiết phải phát triển và quản lý của Nhà nước đối với doanh

1.1.Giai đoạn trước khi ban hành Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật

ty (21/12/1990)

Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1988, DNNVV ở Phú Thọ thường chỉ là các hộ sản xuất kinh doanh thủ công, công nghệ sản xuất đơn sơ, sản xuất chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu giá trị thấp. Trong thời kỳ này, quản lý điều hành nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp, kinh tế nhà nước chiếm lĩnh chủ đạo và điều tiết hoàn toàn sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Nên trong giai đoạn này bên cạnh sự ra đời của các xí nghiệp quốc doanh có quy mô lớn(như giấy Bãi Bằng, SUPER hóa chất Lâm Thao) thì các xí nghiệp quốc doanh cấp huyện được phát triển nên doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc khu vực nhà nước cũng tăng lên, cùng với các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp được khuyến kích phát triển, các DNNVV của tư nhân tiến hành cải tạo, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc xóa bỏ. Nhiều loại hình hợp tác xã được hình thành và được pháp luật công nhận, có đủ tư cách pháp nhân được tham gia các quan hệ kinh tế theo kế hoạch của nhà nước. Các thành phần tiểu thương, tiểu chủ chỉ được sản xuất - kinh doanh nhỏ, hạn chế ở quy mô và bị giới hạn ở những lĩnh vực nhất định .

Trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, kinh tế Phú Thọ gặp vô vàn khó khăn, thử thách, các doanh nghiệp đều rất yếu kém cả về số lượng lẫn chất lượng. Phần lớn các doanh nghiệp đều là các xí nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu nhà nước nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, hoạt động theo kế hoạch đề ra nên không có động lực phát triển.

Với hơn 80% dân số làm nông nghiệp, là tỉnh nghèo, kinh tế phát triển chậm, tích luỹ vốn trong dân hạn chế. Trước năm 1988, các doanh nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cơ khí nhỏ, dệt may, hoá chất, mộc dân dụng, vận tải. Đa số các sản phẩm sản xuất ra theo đơn đặt hàng của Nhà nước. Hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ nhằm giải quyết việc làm cho một số lao động và thực hiện một phần kế hoạch kế hoạch (bao

cấp) của nhà nước, các HTX này không có điều kiện để tích luỹ, mở rộng phát triển.

Các doanh nghiệp trên địa bàn phần lớn tập trung ở Việt trì, thị xã Phú Thọ và một số huyện trọng điểm; số vốn kinh doanh nhỏ, luân chuyển chậm. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp sản xuất bằng phương pháp thủ công các mặt hàng mỹ nghệ, như: gốm, sứ, đan lát, mộc, cơ khí, các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp với công nghệ lạc hậu, số lượng sản phẩm ít, nhìn chung chất lượng sản phẩm, tính chất hàng hoá không cao.

Đến tháng 3/1988 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ban hành Nghị định số 28/HĐBT cho phép những cá nhân có đủ năng lực hành vi được thành lập các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các lĩnh vực, mặt hàng theo quy định thì sự ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới có điều kiện phát triển. Trong vòng gần 3 năm từ tháng 3/1988 đến tháng 12/1990 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có hơn 80 doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động với nhiều ngành nghề, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng. Việc ra đời và sự hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên có nhiều mặt tích cực, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, bước đầu làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế, kích thích kinh tế xã hội của tỉnh phát triển.

Ngoài những kết quả tích cực, các doanh nghiệp trong giai đoạn này cũng đã bộc lộ, biểu hiện những tiêu cực gây ảnh hưởng, hậu quả xấu đối với tình hình kinh tế - xã hội. Nhiều doanh nghiệp do năng lực sản xuất kinh doanh yếu, thiếu vốn, hạn chế cả thị trường nên đã bị thua lỗ. Một số doanh nghiệp lợi dụng những sơ hở trong cơ chế quản lý của nhà nước để lừa đảo, chiếm đoạt vốn tài sản của các doanh nghiệp nhà nước, của các tổ hợp, cá nhân khác..., đến cuối năm 1989 có 22/76 doanh nghiệp hoạt động bị thua lỗ, trong đó có 12 doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động. Chỉ có 20 doanh nghiệp hoạt động ổn định (chủ yếu là các doanh

nghiệp gia công sản xuất các mặt hàng may dệt thủ công cho các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đồ mộc) .

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 30)