Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp nhỏ và

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ (Trang 67 - 70)

4. Công tác quản lý Nhà nước đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa

4.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp nhỏ và

trên địa bàn.

4.2.1 Môi trường chính sách phát triển DNNVV trên địa bàn Tỉnh.

Để cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển có hiệu quả cần phải có một hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mô của Nhà nước nói chung và của Tỉnh Phú Thọ nói riêng phải thống nhất tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp phát triển. Các chính sách thường sử dụng là: Chính sách đầu tư, Chính sách thuế, chính sách tài chính tín dụng, chính sách thị trường, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đất đai, chính sách công nghệ…

Chính sách thuế: Thuế là một trong những công cụ quản lý điều tiết vĩ mô rất quan trọng, tạo nguồn thu ngân sách, đảm bảo công bằng bình đẳng giữa các hoạt động kinh tế xã hội nhằm khuyến khích các hoạt động nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế…Riêng đối với Tỉnh Phú Thọ đã vận dụng khéo léo, linh hoạt chính sách thuế theo đúng đặc thù riêng của Tỉnh. Tỉnh có các chính sách vận dụng cho từng loại thuế, kèm theo chế độ miễn giảm cho từng đối tượng chịo thuế, vì vậy giai đoạn 2000-2007 chính sách thuế đã có tác động rất lớn đến sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, sự vận dụng chưa được triệt để theo từng lĩnh vực, từng địa bàn, đôi lúc bị chồng chéo giữa các loại thuế gây mất công bằng, mất bình đẳng giữa các doanh nghiệp và các thành phần sở hữu. Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn áp dụng hình thức thuế mới theo quy định của Nhà nước như: Thuế VAT, thuế thu nhập Doanh nghiệp. Qua khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn thì hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng biều mẫu báo cáo quyết toán thuế còn quá phức tạp và không thực tế,chưa phù hợp với trình độ

khăn phức tạp, chưa minh bạch, trong khi triển khai thực hiện. Thủ tục hoàn thuế VAT còn quá phức tạp và kéo dài, đa số các DNNVV không có đủ cơ sở pháp lý, hoá đơn chứng từ để chứng minh mua bán thànhphẩm, nguyên liệu đầu vào là của hộ dân không có hoá đơn VAT.

Chính sách đất đai, phát triển cơ sở hạ tầng: Nhiều DNNVV thiếu mặt bằng sản xuất, nhất là ở Thành phố Việt Vrì, Thị xã Phú Thọ. Việc thực hiện chính sách đất đai cho phát triển DNNVV trong công nghiệp chưa thống nhất ở các huyện, thành phố nên có nơi vẫn chưa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất. Đối với chính sách đất đai của Tỉnh đã quy định rõ rang đối với từng loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp theo quy hoạch tổng thể của Tỉnh, nhưng khi đi vào vận dụng thực tế chính sách này chưa được triển khai đúng đắn hoặc triển khai rất chậm. Tình hình sử dụng đất đai sai mục đích còn diễn ra phổ biến. Theo thống kê thì năm 2006 có tới 20 vụ sử dụng và cấp giấy phép sai quy định. Trên thực tế các DNNVV hiện nay hoặc với mặt bằng cũ do lịch sử để lại, hoặc được cấp mới tùy thuộc từng địa phương không theo quy hoạch. Chỉ có một số DNNVV (chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước) được cấp quyền sử dụng đất, còn đa số phải thuê đất. Còn có sự phân biệt đối xử trong giao, cho thuê đất giữa DN NN với DN dân doanh; giữa DN lớn và DNNVV; thời gian, thủ tục còn rườm rà, kéo dài. Giá đất còn cao và tiêu chí để được thuê đất đối với DNNVV, nhất là DN dân doanh không đáp ứng được. Nguyên nhân là lượng đất ở các KCN còn ít, không đủ khả năng cung cấp cho các DNNVV có nhu cầu đất chỉ vài ngàn m2 cho một dự án

Đối với phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ như: mạng lưới giao thông mạng lưới điện, mạng lưới cấp và thoát nước…Phú Thọ đã có những đầu tư rất lớn để phát triển cơ sở hạ tầng nhưng so với mặt bằng chung của cả nước còn

chậm, chưa đồng bộ và chưa có tác động lớn đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chính sách hỗ trợ vốn: Trong quá trình phát triển thì vấn đề bức xúc nhất của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng là vốn. Vốn là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hiện nay hầu hết các DNNVV đang gặp khó khăn về vốn, trong khi nhu cầu vốn của toàn xã hội đang ngày càng ra tăng. Hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn vốn chủ yếu là vốn tự có và vốn vay từ người than bạn bè…Trong điều kiện hiện nay, thị trường chứng khoán còn chưa phát triển đầy đủ, còn chứa đựng nhiều rủ ro thì chính sách hỗ trợ vốn của Nhà nước và của Tỉnh là một hướng quan trọng để giải quyết vấn đề vốn hiện nay của doanh nghiệp. Tỉnh đã mở rộng đối tượng vay, cải cách hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng, áp dụng các hình thức tín dụng…nhất là cho phép các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu để tạo nguồn vốn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính sách công nghệ, đào tạo: Đây là chính sách tương đối mới được vận dụng tại Tỉnh Phú Thọ thông qua các cơ quan, tổ chức dưới hình thức tư vấn công nghệ và đào tạo. Các trung tâm tư vấn công nghệ, trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm đã góp phần rất lớn cho việc đầu tư công nghệ mới, nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng đảm bảo được nhu cầu của các doanh nghiệp. Hàng năm Tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ về vốn cho DNNVV thuộc DN NN thay đổi và ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới, thiết kế mẫu mã, chế tạo sản phẩm mới, đưa vào sản xuất các nguyên vật liệu mới, các linh kiện thiết bị có hàm lượng kỹ thuật cao, có chính sách hỗ trợ kinh phí nhằm khuyến khích các DNNVV áp dụng hệ thống quản lý theo ISO,...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w