Hoàn thiện cơ chế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ: thực tiễn và giải pháp

MỤC LỤC

Sự cần thiết phải phát triển và quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một bộ phận doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thay thế xứng đáng một số vị trí của các doanh nghiệp lớn, ở những lĩnh vực mà doanh nghiệp lớn chưa vươn tới, hoặc kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn đóng vai trò là các xí nghiệp vệ tinh cung cấp nguyên liệu và tiêu dùng sản phẩm cho doanh nghiệp lớn, góp phần từng bước đưa nền kinh tế phát triển cân đối, đồng bộ, nhất là trên lĩnh vực thương mai, tiêu thụ nông lâm sản, hàng hóa, ăn uống, sơ chế nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần tạo sức mạnh tổng lực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo hướng tăng trưởng công nghiệp dịch vụ (Theo nguồn số liệu của bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2006 cả nước có khoảng 83% doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh lĩnh vực thương mại, sửa chữa; ở Phú Thọ khoảng 84-86%). Nếu xét riêng từng doanh nghiệp, các DNVVN không có lợi thế về mặt kinh tế so với các doanh nghiệp lớn, song về tổng thể, các DNNVV đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, và có ý nghĩa then chốt trong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển đồng đều giữa các khu vực trong cả nước…Thông thường, các doanh nghiệp lớn tập trung ở các vùng trung tâm đô thị, nơi có cơ sở hạ tầng phát triển nhưng không đáp ứng được tất cả yêu cầu của nền kinh tế như lưu thông hàng hóa, dịch vụ, phát triển các làng nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp…Với chiều hướng đó sẽ gây ra tình trạng mất cân đối lớn trong nền kinh tế và gây ra chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng từ đó gây ra nhiều tệ nạn xã hội.

Bảng 4: Vai trò của DNNVV qua kết quả điều tra
Bảng 4: Vai trò của DNNVV qua kết quả điều tra

Đánh giá tình hình phát triển và công tác quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ

Quá trình hình thành phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ

Nên trong giai đoạn này bên cạnh sự ra đời của các xí nghiệp quốc doanh có quy mô lớn(như giấy Bãi Bằng, SUPER hóa chất Lâm Thao) thì các xí nghiệp quốc doanh cấp huyện được phát triển nên doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc khu vực nhà nước cũng tăng lên, cùng với các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp được khuyến kích phát triển, các DNNVV của tư nhân tiến hành cải tạo, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc xóa bỏ. Về sau các doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang đầu tư phát triển sản xuất, vốn đầu tư ban đầu, vốn điều lệ của các doanh nghiệp không ngừng tăng, trước đây doanh nghiệp tư nhân vốn bình quân khoảng 150 triệu đồng, Công ty TNHH khoảng 300 triệu đồng, những năm gần đây vốn bình quân của DNTN tăng lên 300 triệu đồng, Công ty TNHH khoảng 600 triệu đồng.

Nguồn lực phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh Phú Thọ

Với vị trí đó đã tạo cho Phú Thọ có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, là cầu nối giao lưu kinh tế giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi Tây Bắc: Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai…, có được thị trường lớn để tiêu thụ nông sản và các sản phẩm thế mạnh của tỉnh và là một yếu tố quan trọng tạo nên tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung. Chất lượng tăng trưởng từng bước được nâng lên: Liên tục trong 5 năm (2000-2005) đều đạt tốc độ tăng trưởng trên 9%, hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất ngày càng được quản lý một cách chặt chẽ, hợp lý hơn, giá thành sản phẩm (trừ các yếu tố trượt giá) vẫn đảm bảo thuận lợi cho các cơ sở sản xuất tồn tại và phát triển.

Bảng 5: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Phú Thọ giai đoạn 2001- 2001-2005
Bảng 5: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Phú Thọ giai đoạn 2001- 2001-2005

Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ

Năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên các mặt như: Trình độ công nghệ sản xuất, tài sản và vốn của doanh nghiệp, công tác tổ chức sản xuất và hợp tác sản xuất, các yếu tố đầu vào, nguyên nhiên vật liệu, chi phí, thị phần, hoạt động xúc tiến marketing và đầu ra của doanh nghiệp, giá trị gia tăng của sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp…. Các làng nghề thủ công truyền thống tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú về chủng loại với chất lượng kỹ, mỹ thuật ngày càng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài, phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho các thị trường có dung lượng nhỏ mà các doanh nghiệp lớn không quan tâm. Kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục đối mặt với những trở ngại lớn trong việc tiếp cận nguồn tài chính thương mại (vốn hoạt động và đặc biệt là vốn đầu tư) do có sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có sự hạn chế về các hình thức khuyến khích để các ngân hàng thương mại cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tiền (thế chấp tài sản).

Do kế hoạch chỉ là ước tính, tổng quát, không viết ra giấy, nên thường không có đánh giá hoặc không thể đánh giá được các điểm mạnh yếu; khụng biết rừ chỗ nào, cụng việc nào đang kộm hiệu quả, hoặc cú thể làm tốt hơn; vì vậy, không chủ động trong nỗ lực, cải tiến quản lý nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bảng trên cho thấy, vào thời điểm năm 2007, các DNNVV có ít hơn 300 lao  động chiếm hơn 97.73 tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanh và thu hút hơn 75%
Bảng trên cho thấy, vào thời điểm năm 2007, các DNNVV có ít hơn 300 lao động chiếm hơn 97.73 tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanh và thu hút hơn 75%

Công tác quản lý Nhà nước đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ

Bên cạnh việc xây dựng cơ chế chính sách đối với khu vực DNNVV, Tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đến công tác cải cách thủ tục hành chính, và công tác Trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội hàng năm, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân trong tất cả các ngành và lĩnh vực như: Xây dựng cơ chế, chính sách và phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp; các chương trình phát triển du lịch, dịch vụ; các chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm; các khu đô thị, khu cụm công nghiệp; chương trình tín dụng ngân hàng gắn với phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh.v.v..; Song song với việc triển khai ở cấp tỉnh, các huyện thành thị đều chỉ đạo xây dựng chương trình, đề án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, trong đó xác định những lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương. Chính Phủ về thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc công khai hoá các quy trình, thủ tục thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, chứng nhận quyền sử dụng đất, các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư.vv..liên quan đến giải quyết công việc của dân và doanh nghiệp; nghiên cứu ban hành quy định về tăng cường công tác phối hợp quản lý Nhà nước giữa các cấp, các ngành đối với các doanh ngiệp sau đăng ký kinh doanh; tiến hành rà soát, xem xét lại tất cả các thủ tục, quy định, văn bản có liên quan của tỉnh, của Nhà nước đã ban hành, kịp thời kiến nghị với Chính Phủ xoá bỏ các thủ tục, giấy phép không cần thiết; đổi mới quy trình cấp đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, đăng ký sử dụng con dấu và hỗ trợ doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh theo đúng tinh thần đổi mới của Luật doanh nghiệp.

Các định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh

    Tăng cường hiệu lực hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước đối với DN, một mặt vừa phải hoàn thiện tổ chức bộ máy, đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, mặt khác cần từng bước tách dần các chức năng hiện nay đang lẫn lộn giữa quản lý Nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh, chức năng hành chớnh với dịch vụ cụng; phõn định và làm rừ quy chế phỏp lý đối với cỏc cơ quan hành chính sự nghiệp, nhằm xây dựng nền hành chính lành mạnh, minh bạch và trong sạch. Phú Thọ có lợi thế là một Tỉnh có công nghiệp phát triển sớm ở Việt Nam, hiện nay trên địa bàn Tỉnh có các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước trung ương và một số doanh nghiệp cổ phần như: Giấy Bãi Bằng, Phân bón SUPER hóa chất Lâm Thao, Xi măng Hữu Nghị…Do yêu cầu kỹ thuật và hạn chế về vốn, lao động có tay nghề nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chỉ cần đảm nhận những khâu sản xuất phụ, đảm nhận nguyên liệu đầu vào…giúp các doanh nghiệp lớn tập trung vào sản xuất, nhiệm vụ trọng tâm có hiệu quả hơn.