Mục đích nghiên cứu của luận văn: Xuất phát từ việc nghiên cứu hệ thống các cơ sở lý luận về đấu thầuxây lắp và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp, kết hợp với những kếtquả nghiê
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Bá Uân, Người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thủy lợi,phòng Đào tạo Đại học & Sau Đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Quản
lý cũng như các Thầy cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý đã hướng dẫn, tạo điềukiện thuận lợi cho Tác giả về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu và hoànthành luận văn
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn đến toàn thể các Cán bộ Công tyXây dựng và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi, cùng toàn thể bạn bè và Giađình đã chia sẻ, động viên, tạo điều kiện cho Tác giả trong suốt quá trình hoànthành luận văn
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Hiệp
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động đấu thầu xây lắp của Công ty Xây dựng và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi’’ là của riêng Tác giả Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ đề tài nghiên cứu nào khác
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Hiệp
Trang 3MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài: 1
2 Mục đích nghiên cứu của luận văn: 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
4 Phương pháp nghiên cứu: 2
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 3
6 Kết quả dự kiến đạt được: 3
7 Nội dung của luận văn: 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 4
1.1.1 Đấu thầu và đấu thầu xây lắp: 4
1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến đấu thầu: 5
1.1.3 Các loại hình đấu thầu: 6
1.1.4 Năng lực đấu thầu xây lắp: 7
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA DOANH NGHIỆP 8
1.2.1 Nhân tố khách quan: 8
1.2.2 Nhân tố chủ quan 12
1.3 CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA DOANH NGHIỆP 16
Trang 41.3.1 Năng lực tài chính: 16
1.3.2 Năng lực kinh nghiệm thi công: 17
1.3.3 Năng lực nhân sự: 18
1.3.4 Năng lực máy móc thiết bị: 19
1.3.5 Năng lực cung ứng nội bộ: 19
1.3.6 Năng lực về dự báo giá của gói thầu: 21
1.3.7 Đánh giá năng lực đấu thầu thông qua kết quả đấu thầu: 24
1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP 26
1.5 KINH NGHIỆM VỀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP 27
1.5.1 Kinh nghiệm tăng cường khả năng tài chính: 27
1.5.2 Tăng cường liên danh, liên kết với các nhà thầu khác: 28
1.5.3 Tăng cường hoạt động marketing: 28
1.5.5 Kinh nghiệm tổ chức và quản lý thi công: 29
1.5.6 Kinh nghiệm cung ứng nội bộ: 29
1.5.7 Kinh nghiệm báo giá dự thầu: 29
1.5.8 Kinh nghiệm tuyển chọn và sử dụng nhân sự: 30
1.5.9 Kinh nghiệm nghiên cứu thị trường: 30
1.5.10 Kinh nghiệm tìm hiểu năng lực của đối thủ cạnh tranh: 30
1.6 MỘT SỐ NỘI DUNG SỬA ĐỔI CỦA LUẬT ĐẤU THẦU 2013 30 1.6.1 Ưu tiên phát triển nguồn lực trong nước: 30
1.6.2 Cải tiến đơn giản hóa thủ tục hành chính: 31
1.6.3 Bổ sung phương pháp đánh hồ sơ dự thầu: 31
1.6.4 Lựa chọn nhà thầu trong mua sắm tập trung: 31
1.6.5 Phương thức lựa chọn nhà thầu và nhà đầu tư: 32
1.6.6 Lựa chọn nhà đầu tư: 32
1.6.9 Tham gia thực hiện của cộng đồng: 33
Trang 51.6.10 Hành vi bị cấm và xử lý vi phạm về đấu thầu: 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THỦY LỢI 35
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THỦY LỢI 35
2.1.1 Thông tin chung: 35
2.1.2 Quá trình và hình thành phát triển của Công ty: 35
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh: 36
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức của Công ty: 37
2.2 KẾT QUẢ ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY TRONG MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY (2010 -2013) 40
2.2.1 Kết quả chung: 40
2.2.2 Tình hình đấu thầu: 41
2.2.3 Kết quả một số gói thầu xây lắp điển hình Công ty trúng thầu: 44
2.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY 45
2.3.1 Nhân tố khách quan: 45
2.3.2 Nhân tố chủ quan: 53
2.4 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY 57
2.4.1 Năng lực tài chính: 57
2.4.2 Năng lực kinh nghiệm thi công: 65
2.4.3 Năng lực nhân sự: 66
2.4.4 Năng lực máy móc thiết bị: 68
2.4.5 Phân tích năng lực cung ứng nội bộ: 70
2.4.6 Năng lực dự báo giá trong đấu thầu: 71
Trang 62.4.7 Đánh giá năng lực đấu thầu của Công ty thông qua kết quả đấu thầu:
72
2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY: 73
2.5.1 Đánh giá năng lực hoạt động đấu thầu xây lắp của Công ty: 73
2.5.2 Nguyên nhân hạn chế năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ CHUYỂN GIAO 77
CÔNG NGHỆ THỦY LỢI 77
3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 77
3.1.1 Mục tiêu phát triển chung của Công ty: 77
3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty: 77
3.2 NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC - THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 78
3.2.1 Những cơ hội và thách thức: 78
3.2.2 Những thuận lợi và khó khăn: 79
3.2.3 Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty: 80
3.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THỦY LỢI 81
3.3.1 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính: 81
3.3.2 Giải pháp đào tạo phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực: 84
3.3.3 Giải pháp nâng cao năng lực kỹ thuật, máy móc trang thiết bị: 87
Trang 73.3.4 Giải pháp nâng cao năng lực cung ứng nội bộ: 89
3.3.5 Nâng cao chất lượng công tác lập hồ sơ dự thầu, hoàn thiện phương pháp lập giá dự thầu: 92
3.3.6 Đổi mới công nghệ thi công, ứng dụng công nghệ tin học: 97
3.3.7 Đẩy mạnh công tác marketing trong xây dựng: 100
3.3.8 Giải pháp hỗ trợ khác: 103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 109
Trang 8QLĐT XD : Quản lý đầu tư Xây dựng
TKTK- BVTC : Thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công
CTTK : Công trình trên kênh
CGCN : Chuyển giao công nghệ
QLDANN và PTNT : Quản lý dự án Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.3 Giá trị trúng thầu/giá trị dự thầu của Công ty qua các năm 43 Bảng 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản dài hạn từ 2010 đến 2013 57 Bảng 2.6 Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản ngắn hạn từ 2010 đến 2013 59 Bảng 2.7 Nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ
2010 đến 2013 62 Bảng 2.8 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn năm 2010-2013 64
Bảng 2.9 Các loại công trình xây dựng 65
Trang 10DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức quản lý của Công ty 39 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ doanh thu của Công ty các năm 2010 - 2013 41 Biểu đồ 2.2 Tình hình đấu thầu tính theo % số lần dự thầu 42 Biểu đồ 2.3 Tình hình đấu thầu tính theo số lần dự thầu của Công ty .43
Biểu đô 2.4: Tình hình đấu thầu của Công ty tính theo giá trị công trình44
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh tế đều tồn tại quy luậtcạnh tranh, điều này cũng đúng cả với ngành xây dựng, các doanh nghiệp xâydựng trong nước (nhà thầu) cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với các doanhnghiệp nước ngoài trong điều kiện nền kinh tế hội nhập Đấu thầu chính làmột hình thức cạnh tranh công khai, minh bạch và bình đẳng cho mọi nhàthầu Với mỗi doanh nghiệp, khi tham gia đấu, muốn nâng cao khả năngthắng thầu đều cần thiết phải trang bị cho mình khả năng về nguồn lực, vềtrình độ năng lực, về kinh nghiệm uy tín,…nếu không cố gắng hoàn thiệnmình để bắt kịp với yêu cầu của sự phát triển và điều kiện cạnh tranh khốc liệtthì Doanh nghiệp sẽ nhanh chóng bị đào thải ra khỏi thị trường xây dựng
Thị trường xây dựng Việt Nam ngày càng được hoàn thiện hơn về mọiyếu tố, trong đó có vấn đề về luật Luật đấu thầu đang được hoàn thiện tiếngần hơn đến chuẩn mực của các nước phát triển trên thế giới Để chiếm lĩnhđược thị trường, nâng cao năng lực đấu thầu đòi hỏi các doanh nghiệp phảichấp hành nghiêm túc các điều khoản trong Luật đấu thầu và phải đáp ứngcác tiêu chuẩn cơ bản: tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng; tiêu chuẩn về kinhnghiệm; tiêu chuẩn về tài chính, giá cả; tiêu chuẩn về tiến độ thi công Bởivậy, nhà thầu nào có khả năng bảo đảm tốt hơn các tiêu chuẩn trên, khả năngtrúng thầu của nhà thầu đó sẽ cao hơn các nhà thầu khác
Ngành xây dựng là một ngành có tính chất đặc thù, nên hoạt động đấuthầu trong lĩnh vực này có tính cạnh tranh giữa các nhà thầu rất cao Thực tếcho thấy, để đứng vững và chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này, công ty xâydựng phải vận dụng hết tất cả các khả năng mình có, luôn nắm bắt những cơhội của môi trường kinh doanh Nhất là trong thời gian tới đây, với môitrường cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì vấn đề nâng cao năng lực đấu thầu,nâng cao khả năng cạnh tranh cần phải giành được sự quan tâm đặc biệt củacác công ty trong tham gia đấu thầu xây lắp
Trang 12Với mong muốn đóng góp những kiến thức đã được học tập của bảnthân đối với đơn vị nơi mình công tác, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn
“Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động đấu thầu xây lắp của Công ty Xây dựng và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi’’
2 Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Xuất phát từ việc nghiên cứu hệ thống các cơ sở lý luận về đấu thầuxây lắp và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp, kết hợp với những kếtquả nghiên cứu thực tiễn năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của đơn
vị nghiên cứu, luận văn tiến hành đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nângcao năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty Xây dựng và Chuyển giao côngnghệ Thủy lợi, nhằm góp phần khẳng định vị thế của Công ty trên thị trườngxây dựng trong điều kiện mở của và hội nhập của nền kinh tế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Là năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp củaDoanh nghiệp xây dựng, những nhân tố ảnh hưởng và những giải pháp nângcao năng lực cạnh tranh
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động đấu thầu xây lắp, năng lựcđấu thầu xây lắp của Công ty Xây dựng và Chuyển giao công nghệ Thủy lợitrong thời gian vừa qua và đề ra những giải pháp nâng cao năng lực đấu thầucho giai đoạn chiến lược sắp tới
4 Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật, chính sách hiện hành về xâydựng và đấu thầu, những số liệu thứ cấp thu thập từ Công ty Xây dựng vàChuyển giao công nghệ Thủy lợi, luận văn sử dụng những phương phápnghiên cứu sau đây để giải quyết vấn đề: Phương pháp điều tra, khảo sát thựctế; phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp, so sánh; phương pháp thamvấn ý kiến chuyên gia và một số phương pháp kết hợp khác
Trang 135 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về hoạt động đấu thầu
và năng lực cạnh tranh đấu thấu của DN xây dựng, từ đó đưa ra đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu, tăng khả năng cạnh tranh vớicác đối thủ trong đấu thầu xây lắp
- Ý nghĩa thực tiễn: Tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này để nâng caonăng lực cạnh tranh đấu thấu xây lắp và là nguồn tài liệu tham khảo hữu íchcho Công ty Xây dựng và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi trong thời gian tới
6 Kết quả dự kiến đạt được:
Luận văn dự kiến nghiên cứu và đạt được những kết quả như sau:
- Hệ thống hóa những lý luận chung về đấu thầu xây lắp, năng lực đấuthầu, các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu xâylắp của doanh nghiệp
- Đánh giá thực trạng năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty Xây dựng vàChuyển giao công nghệ Thủy lợi Qua đó rút ra những kết quả đạt được cầnphát huy hơn nữa và những tồn tại, yếu kém cần khắc phục đề nâng cao nănglực cạnh tranh của Doanh nghiệp
- Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu thực trạng năng lực đấu thầu của Công
ty, luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao năng lựcđấu thầu xây lắp của Công ty Xây dựng và Chuyển giao công nghệ Thủy lợitrong thời gian tới
7 Nội dung của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về đấu thầu xây lắp và năng lực đấu thầu xây lắp của
Doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty Xây
dựng và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của
Công ty Xây dựng và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU
XÂY LẮP CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 Đấu thầu và đấu thầu xây lắp:
1.1.1.1 Đấu thầu:
Đứng trên mỗi phương diện nhận định khác nhau thì “đấu thầu” cónhững khái niệm khác nhau, nhưng vẫn mang cùng một nội dung và ý nghĩa.Sau đây tác giả xin trích dẫn một số khái niệm về “ đấu thầu ”
Theo khoản 2 điều 4 của luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày
29/11/2005 thì “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu
cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều
1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.
“Đấu thầu là phạm trù kinh tế tồn tại trong nền kinh tế thị trường trong đó người mua đóng vai trò tổ chức để các nhà thầu (những người bán) cạnh tranh với nhau Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất”.
Trên phương diện chủ đầu tư: “Đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các nhu cầu về chi phí, kỹ thuật, tiến độ để thực hiện gói thầu phù hợp với mục tiêu của mỗi dự án”.[1]
Trên phương diện nhà thầu: “Đấu thầu là một hình thức kinh doanh
mà qua đó nhà thầu giành được cơ hội xây lắp, mua sắm thiết bị, thiết kế, tư vấn”.[1]
1.1.1.2 Đấu thầu xây lắp:
Theo khoản 2, khoản 36 điều 4 của luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày
29/11/2005 thì “Đấu thầu xây lắp là loại hình đấu thầu thực hiện dự án nhằm
lựa chọn nhà thầu đáp ứng những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp
Trang 15đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn” Còn
theo Điều 4 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 thì “Đấu thầu là quá trình lựa
chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch
vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư
có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế” Như vậy có thể hiểu đấu thầu xây lắp là quá trình mua bán đặc
biệt, sản phẩm là các công trình xây dựng Trong lĩnh vực xây lắp, các nhàthầu chủ yếu cạnh tranh với nhau bằng giải pháp kỹ thuật, chất lượng côngtrình và giá cả
1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến đấu thầu:
Để hiểu rõ hơn về các nội dung của đấu thầu, ta cần nắm rõ một số kháiniệm liên quan chặt chẽ đến đấu thầu Theo Luật đấu thầu ban hành ngày 26tháng 11 năm 2013:
- “Bên mời thầu” là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực
hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm: (a) Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủđầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn; (b) Đơn vị dự toán trực tiếp sửdụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên; (c) Đơn vị mua sắm tập trung; (d)
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhànước có thẩm quyền lựa chọn
- “Nhà thầu chính” là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên
dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn Nhà thầuchính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh
- “Nhà thầu phụ” là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng
được ký với nhà thầu chính Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiệncông việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dựthầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
Trang 16- “Gói thầu” là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu
có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc làkhối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối vớimua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung
- “Hồ sơ mời thầu” là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu
rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làmcăn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổchức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
- “Hồ sơ mời thầu” phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm
quyền phê duyệt trước khi phát hành
- “Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất” là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu
tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêucầu
- “Thời điểm đóng thầu” là thời điểm hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ
dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
- “Mở thầu” là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu được quy định
trong hồ sơ mời thầu
- “Giá gói thầu” Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong
kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- “Giá dự thầu” là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao
gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mờithầu, hồ sơ yêu cầu
- “Giá trúng thầu” là giá được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả
lựa chọn nhà thầu
1.1.3 Các loại hình đấu thầu:
Theo tính chất công việc được thực hiện trong chu trình dự án đầu tư,đấu thầu được chia thành 4 loại:
Trang 17Đấu thầu xây lắp: là loại hình đấu thầu thực hiện dự án nhằm lựa chọn
nhà thầu thực hiện các công việc xây lắp của dự án Đây là loại hình đấu thầuphổ biến nhất hiện nay
Đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị: là loại hình đấu thầu thực hiện đầu tư
nhằm lựa chọn nhà thầu thực hiện các công việc mua sắm vật tư thiết bị cho
dự án
Vật tư thiết bị của dự án bao gồm thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị lẻ, thànhphẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu và vật liệu
Đấu thầu tuyển chọn tư vấn: là loại hình đấu thầu nhằm tuyển chọn một
công ty hoặc một cá nhân tư vấn có kinh nghiệm chuyên môn để thực hiện cáccông việc có liên quan trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư
Đấu thầu dự án: là loại hình đấu thầu mà dự án không phải chia nhỏ
thành các gói thầu, các dự án thực hiên theo phương thức xây dựng - chuyểngiao và phương thức xây dựng - vận hành - chuyển giao
1.1.4 Năng lực đấu thầu xây lắp:
“Năng lực đấu thầu là toàn bộ nguồn lực về tài chính, máy móc thiết bị,
tổ chức quản lý, công nghệ thi công công trình, trình độ lao động kết hợp với quá trình xử lý thông tin và chiến lược cạnh tranh trong công tác dự thầu của công ty”.
Trên cơ sở khái niệm năng lực đấu thầu xây lắp ta nghiên cứu toàn bộnăng lực và việc sử dụng các năng lực đó để tạo ra lợi thế của DN so vơi cácđối thủ khác nhằm duy trì vị tri của DN trên thị trường và thu được hiệu quảcao nhất trong lĩnh vực xây lắp
Thực tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay đang phải chống chọi vớitình hình lạm phát tăng cao, hoạt động đấu thầu ngày càng sôi động, cạnhtranh giữa các DN ngày càng gay gắt Để đứng vững và mở rộng thị phần đòihỏi các DN xây dựng phải không ngừng nâng cao năng lực đấu thầu
Trang 181.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Nhân tố khách quan:
Là các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới năng lực đấu thầu xây lắp của
DN, mà nó không phải do DN gây ra Những nhân tố khách quan ảnh hưởngđến năng lực đấu thầu của DN bao gồm:
1.2.1.1 Chủ đầu tư:
Chủ đầu tư là người phải chịu trách nhiệm toàn diện trước người quyếtđịnh đầu tư và pháp luật về các mặt chất lượng, tiến độ, chi phí vốn đầu tư vàcác quy định khác của pháp luật Chủ đầu tư được quyền dừng thi công xâydựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà thầu thi công xây dựngcông trình vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và vệ sinhmôi trường Vì vậy có thể xem chủ đầu tư là người trực tiếp quyết định và lựachọn hồ sơ dự thầu của DN Do đó, chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến các
DN tham gia đấu thầu xây dựng
Theo Luật đấu thầu thì bên mời thầu có quyền lựa chọn nhà thầu trúnghoặc huỷ bỏ kết quả lựa chọn theo quy định của pháp luật về đấu thầu Việcbên mời thầu tự thực hiện hay lựa chọn tư vấn lập hồ sơ mời thầu, chọn tư vấnđánh giá hồ sơ dự thầu có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thắng thầu của DN
Họ có thể đưa ra những yêu cầu mà chỉ có một vài DN định trước mới thắngthầu được
Trong quá trình đấu thầu, bên mời thầu có quyền yêu cầu các các bên
dự thầu cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc lựa chọn nhà thầu.Nếu bên mời thầu có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ tốt sẽ tạo nên cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu và từ đó sẽ lựa chọn rađược nhà thầu tốt nhất, ngược lại dễ tạo ra sự quan liêu, tiêu cực trong đấuthầu
Trang 191.2.1.2 Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý bao gồm văn bản luật và các văn bản dưới luật.Văn bản luật gồm có hiến pháp và luật (bộ luật) trong nước và luật quốc tế.Văn bản dưới luật gồm: Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của
Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị địnhcủa Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
Những quy định do Chính phủ Việt Nam ban hành, có những quy định
do các tổ chức quốc tế (WTO, AFTA, ASEAN) ban hành mà các DN ViệtNam khi tham gia vào hội nhập và toàn cầu hoá phải tuân theo Mọi quy định
và luật lệ trong hợp tác kinh doanh quốc tế đều có ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả hoạt động kinh doanh, nó tác động trực tiếp đến mọi phương diệnnhư tín dụng, thuế, chống độc quyền, bảo hộ, ưu đãi, bảo vệ môi trường, những chính sách này khi tác động lên nền kinh tế sẽ ra cơ hội cho DN nàynhưng đồng thời cũng sẽ tăng nguy cơ cho DN khác
Sự ổn định của môi trường pháp lý cũng như sự ổn định chính trị sẽ là mộtnhân tố thuận lợi tạo điều kiện cho DN phát triển, làm tăng năng lực cạnhtranh của DN đồng thời góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của quốc gia.Ngược lại, DN sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi phải đối diện với những thayđổi liên tục của pháp luật, dẫn đến suy yếu năng lực cạnh tranh của DN
1.2.1.3 Các đối thủ cạnh tranh:
Sự hoạt động của các đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng lớn đến năng lựcđấu thầu của DN, đưa DN đứng trước những khó khăn, thách thức lớn Điềunày được thể hiện ở những nội dung sau:
- Mức độ cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu ngày càng khốc liệt, cácđối thủ cạnh tranh ngày càng tăng cả về số lượng và năng lực, không chỉ cócác đối thủ trong nước mà còn xuất hiện thêm nhiều đối thủ quốc tế
- Sự liên doanh, liên kết giữa các đối thủ càng làm cho mức độ cạnhtranh thêm gay gắt
Trang 20- Sự “móc ngoặc” giữa đối thủ cạnh tranh và chủ đầu tư.
Chính vì vậy khi DN tham gia dự thầu cũng có nghĩa là DN phải thamgia vào cuộc cạnh tranh công khai trên thị trường, trong đó các đối thủ cạnhtranh là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến khả năng trúng thầu của DN.Mức độ cạnh tranh quyết liệt hay không phụ thuộc vào năng lực và số lượngnhà thầu tham gia Để giành chiến thắng thì DN bắt buộc phải vượt qua đượctất cả các đối thủ trong tham dự cuộc đấu thầu, muốn vậy DN phải đảm bảocó năng lực vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh Do đó, yêu cầu DN phảicoi trọng công tác thu thập thông tin và tiến hành nghiên cứu các đối thủ cạnhtranh trong quá trình đấu thầu, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu để có biệnpháp hợp lý
1.2.1.4 Thị trường:
Từ khi nước ta gia nhập WTO thì nền kinh tế thị trường được đánh giá
là nơi mà các DN thể hiện được năng lực của bản thân và xây dựng các chiếnlược lâu dài Chính vậy thị trường là nơi diễn ra sự cạnh tranh của các DN, ởđó người ta xác định được DN nào có năng lực mạnh và DN có năng lực yếu.Hơn nữa thị trường là nơi đề ra các nhu cầu và mục tiêu phục vụ cho việc tổchức đấu thầu Ở đó có rất nhiều các yếu tố như cung, cầu, giá cả lên xuốngthất thường, nó ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư và xác định giá dự thầu saunày Theo xu thế hiện nay nhiều DN lớn và nhỏ trong hệ thống tổ chức công
ty, họ có riêng một phòng chuyên về lĩnh vực nghiên cứu thị trường để thuthập, cập nhật những vấn đề mới nhất trước khi làm hồ sơ dự thầu Do vậy cóthể nói DN nào có năng lực nắm bắt được thị trường tốt thì DN đó sẽ có giá
dự thầu phù hợp nhất khi bỏ thầu
1.2.1.5 Các nhà cung cấp vật tư:
Có ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu xây lắp của DN cần phải đề cập,đó là các nhà cung cấp vật tư, nguyên liệu, trang thiết bị đầu vào của côngtrình Trong hồ sơ đấu thầu chủ đầu tư rất quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ
Trang 21của vật liệu sử dụng cho công trình Nếu DN có nhà cung cấp vật tư đảm bảotheo quy chuẩn của nhà nước thì đó cũng là lợi thế khi tham gia đấu thầu Vìvậy, để việc cung cấp vật tư, nguyên liệu đúng hạn, đúng chủng loại và đảmbảo yêu cầu chất lượng thì DN cần phải tiến hành lựa chọn nhà cung cấp mộtcách cẩn thận Tức là phải điều tra các điều kiện và hoạt động sản xuất kinhdoanh của nhà cung cấp đó có phù hợp với mình hay không, mặt khác khôngngừng củng cố mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng, cùng nhau giảiquyết những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng, tạo niềm tin chonhau Việc nhà thầu có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng vật tư, nguyênliệu, tận dụng mua hàng với khối lượng lớn để được hưởng chiết khấu, từ đó
hạ giá dự thầu cũng là một cách để nâng cao năng lực đấu thầu của nhà thầu
1.2.1.6 Biến động của môi trường kinh tế - xã hội:
Những biến động của môi trường kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn nănglực đấu thầu của DN Điều này được thể hiện rõ ở những nội dung dưới đây:
- Những biến động về giá cả nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường sẽ ảnhhưởng đến giá dự thầu của nhà thầu Nếu nhà thầu không nhanh chóng nắmbắt được những biến động này thì sẽ không thể đưa ra giá dự thầu hợp lý vàdẫn tới không thể giành được quyền thi công công trình Mặt khác, nếu nhàthầu đưa ra giá dự thầu thấp và thắng thầu nhưng đến khi thi công công trìnhthì lại không đem lại được lợi nhuận, do chi phí tăng cao
- Khi nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu, rộng với thế giới, phương thứcđấu thầu chuyển từ chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế sang đấu thầu rộng rãi
và đấu thầu quốc tế thì khả năng nhà thầu giành được quyền thi công côngtrình giảm mạnh
- Tình hình phát triển kinh tế và sự ổn định xã hội cũng tác động đếnhoạt động đấu thầu của DN Nếu nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong mộtthời gian dài cùng với một xã hội ổn định thì nhà thầu sẽ mạnh dạn hơn trongviệc tham gia đấu thầu và ngược lại khi nền kinh tế “u ám”, xã hội bất ổn,người dân mất lòng tin vào chế độ chính trị thì chắc chắn các nhà thầu sẽ rất
Trang 22dè dặt.
1.2.1.7 Chính sách về đấu thầu:
Khi tham ra đấu thầu trong nước các DN xây dựng đều phải thực hiệncác quy định chung của nhà nước về đấu thầu Tuy nhiên khi đấu thầu khuvực, quốc tế thì để tăng cường khả năng cạnh tranh cần phải có sự hỗ trợ củachính phủ về đường lối, chính sách riêng Để đảm bảo tính công bằng, minhbạch, bình đẳng giữa các nhà thầu trong việc tham gia đấu thầu Nhà nước cầnhoàn thiện các văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật liênquan đến hoạt động đấu thầu, quy định một cách chặt chẽ vai trò, nhiệm vụđối với các bên tham gia Các chế tài xử phạt cũng phải rõ ràng, cụ thể Chínhnhững quy định không chặt chẽ trong luật đã tạo “khe hở” cho các hoạt độngtiêu cực diễn ra, thậm chí rất phổ biến Do đó, nhiều khi nhà thầu có năng lựcvẫn không thể thắng thầu
Bên cạnh đó, việc Nhà nước tăng cường ngân sách quốc gia, vay vốnđầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút và đưa ra gói kích cầu ưu đãi với
DN hoặc giảm lãi xuất cho vay cũng là một thuận lợi trong quá trình tìm kiếm
cơ hội đấu thầu của DN
1.2.2 Nhân tố chủ quan
Là các nhân tố phát sinh từ trong lòng DN có ảnh hưởng đến việc củng
cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, gồm có:
Trang 231.2.2.1 Nguồn lực tài chính:
Để đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công công trình thì yếu tố đặc biệtquan trọng mà các nhà thầu cần có là một sự ổn định, vững mạnh và hiệu quảtrong lĩnh tài chính Đây là một dấu hiệu tốt đối với chủ đầu tư trong việcđánh giá năng lực đấu thầu của nhà thầu Các yếu tố mà chủ đầu tư sẽ xem xét
để đánh giá năng lực đấu thầu của DN là: quy mô, cơ cấu nguồn vốn của DN,khả năng huy động vốn, hiệu quả sử dụng vốn, sự liên kết với các tổ chức tàichính,… Đặc biệt là nguồn vốn tự có Do đó, để nâng cao năng lực đấu thầu,nhà thầu cần có cơ cấu nguồn vốn hợp lý, tỷ lệ nợ, khả năng thanh toán phải ởmức độ vừa phải Hơn nữa, việc thi công các công trình thường đòi hỏi mộtnguồn vốn lớn, đặc biệt là các công trình Giao Thông, Thủy Lợi Với nhữngnguồn vốn lớn này thì không một nhà thầu nào có thể tự mình có được Dođó, nhà thầu cần phải tạo được mối quan hệ với các tổ chức tài chính tín dụngtrên thị trường để đảm bảo cho việc thi công công trình
Trong đấu thầu xây dựng năng lực tài chính được xét trên hai phương diện:
- Năng lực tài chính mạnh giúp DN hoàn thành nhiệm vụ thi công, bảođảm chất lượng, tiến độ và tạo niềm tin cho chủ đầu tư đồng thời nâng cao uytín, thương hiệu của nhà thầu
- Trong đấu thầu với khả năng tài chính mạnh sẽ được chủ đầu tư đánh giácao vì đối với các nguồn vốn không phải ngân sách nhà nước trong các hồ sơmời thầu chủ đầu tư thường yêu cầu nhà thầu tự ứng vốn trước thi công chođến khi có khối lượng nghiệm thu rồi mới thanh toán, do đó chỉ có những DNcó năng lực tài chính mạnh mới đáp ứng được Mặt khác, với nguồn lực tàichính mạnh sẽ cho phép DN quyết định ra giá bỏ thầu một cách sáng suốt vàhợp lý
1.2.2.2 Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực đấu thầu của DN,bao gồm cả đội ngũ cán bộ lãnh đạo DN, bộ phận chuyên trách tham gia đấuthầu và những lao động trực tiếp thi công công trình
Trang 24a Lãnh đạo doanh nghiệp
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo DN sẽ quyết định đường lối, chiến lược pháttriển của DN, tham gia đấu thầu nhiều hay ít, xem nhẹ mục tiêu nào, tập trungvào mục tiêu nào trong thời gian tới Khi đánh giá bộ máy lãnh đạo chủ đầu tưthường quan tâm đến các tiêu thức như kinh nghiệm lãnh đạo, trình độ quản
lý DN, phẩm chất kinh doanh và các mối quan hệ và xa hơn nữa là khả năngxây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh, thúc đẩy mọi người hết mình chocông việc Điều này sẽ giúp DN tăng thêm sức mạnh, tăng thêm năng lựccạnh tranh
b Bộ phận chuyên trách:
Bộ phận chuyên trách tham gia đấu thầu sẽ tìm kiếm, phân tích, đánh giácác thông tin liên quan đến đấu thầu, quyết định có tham gia đấu thầu haykhông? Đưa ra giá dự thầu là bao nhiêu? Để đánh giá năng lực trình độ củađội ngũ cán bộ cấp này chủ đầu tư thường xem xét trên các mặt:
+ Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, thâm niên nghề nghiệp,tác phong làm việc, sự am hiểu về kinh doanh và pháp luật
+ Cơ cấu về các chuyên ngành đào tạo phân theo trình độ qua đó chobiết trình độ chuyên môn hoá và khả năng đa dạng hóa của DN Thường thìđội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản trị và công nhân lành nghề có chuyênmôn về lĩnh vực chính của DN phải chiếm tỷ trọng ít nhất là 60%
c Đội ngũ công nhân:
Đội ngũ công nhân trực tiếp thi công công trình sẽ ảnh hưởng đến tiến độ
và chất lượng công trình Họ chính là những người thực hiện những ý tưởng,chiến lược của các lãnh đạo cấp cao, tạo nên năng lực cạnh tranh của DN từđó ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu nhà thầu, ảnh hưởng đến kết quả đấuthầu của các gói thầu sau
Hoạt động của cả ba bộ phận trên theo cách này hoặc cách khác đều ảnhhưởng đến năng lực đấu thầu của DN Bất cứ sự yếu kém của bộ phận nào
Trang 25cũng sẽ làm giảm năng lực đấu thầu của DN Do đó, để nâng cao năng lực đấuthầu của mình, DN cần phải đưa ra những chính sách phù hợp tác động đến cả
ba bộ phận này theo hướng tích cực để hoạt động đấu thầu đạt hiệu quả caonhất
1.2.2.3 Hoạt động Marketing:
Marketing là một công cụ cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong việc
mở rộng thị trường, tăng doanh thu, hiệu quả của DN Một DN nếu xây dựngđược chiến lược marketing hợp lý và biết cách sử dụng nó trong những tìnhhuống, thời điểm thích hợp thì sẽ giúp DN đó giữ được ưu thế trên thị trường
so với các đối thủ cạnh tranh
Marketing trong đấu thầu có thể hiểu DN sẽ giới thiệu trong hồ sơ nănglực của mình về những công trình đã thi công tốt, đạt được những thành tựu
về tiến độ thi công, thẩm mỹ kỹ thuật, sử dụng thiết bị máy móc hiện đại, độingũ thi công chuyên nghiệp và hiệu quả sử dụng công trình theo đúng yêu cầucủa chủ đầu tư
1.2.2.4 Khả năng liên doanh, liên kết:
Sự hình thành tập đoàn DN nói chung là nhờ khả năng liên doanh, liênkết giữa các công ty DN kết hợp với nhau nhằm tăng sức mạnh tổng hợp vềnăng lực kinh nghiệm, tài chính và thiết bị công nghệ, giúp DN phát huy điểmmạnh, khắc phục điểm yếu nâng cao năng lực đấu thầu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì liên doanh, liên kết là sự hợptác lớn giúp tập đoàn thực hiện các gói thầu quy mô lớn mà một DN khôngthể làm được, qua đó mỗi DN sẽ học hỏi và trao đổi các kinh nghiệm lẫnnhau
1.2.2.5 Trình độ và công tác tổ chức lập hồ sơ dự thầu:
Đây là công việc hết sức quan trọng vì chủ đầu tư nhìn vào đó mà đánhgiá trình độ năng lực lập hồ sơ dự thầu Nhà thầu có thể bị loại ngay từ vòng
Trang 26đầu do hồ sơ không đảm bảo yêu cầu Do đó chất lượng hồ sơ thầu là mộttrong những tiêu chí cơ bản quyết định nhà thầu có trúng hay không
- Quy trình đấu thầu của DN, sự phối hợp giữa các phòng ban trong quátrình đấu thầu để phân tích, đánh giá gói thầu, đưa ra giá dự thầu hợp lý,…
1.3 CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1 Năng lực tài chính:
Năng lực tài chính thể hiện qua quy mô nguồn vốn tự có, ở khả nănghuy động các nguồn vốn khác cho sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụngcác nguồn vốn Hầu hết các DN xây dựng đều cần có 1 lượng vốn lớn gồm cảvốn lưu động và vốn cố định Năng lực tài chính của công ty có ảnh hưởng rấtlớn đến chất lượng và hiệu quả đấu thầu, được các chủ đầu tư rất quan tâmkhi đánh giá hồ sơ dự thầu
Vì thời gian xây dựng một công trình là rất dài và quy mô rất lớn, dovậy để công trình được thực hiện một cách liên tục thì phải huy động được 1khối lượng vốn lớn
Mặt khác, khi thực hiện xong một công trình nhà thầu không phải lúcnào cũng được thanh toán ngay mà phải sau 1 thời gian dài sau khi bàn giao
và đưa vào sử dụng mới được thanh toán, thêm vào đó khi làm hồ sơ dự thầunhà thầu phải có một khoản tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng (10-15% tổnggiá trị hợp đồng công trình khi trúng thầu) gây ra ứ đọng vốn lưu động, mà
Trang 27vốn lại là vay từ ngân hàng và chịu lãi suất điều này gây ra nhiều khó khănnếu một DN xây dựng không có năng lực tài chính vững vàng.
Năng lực tài chính của DN được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
Tài sản lưu động – Hàng tồn
( 1.2)
Nợ ngắn hạnKhả năng thanh toán
+ Các yếu tố định lượng thể hiện nguồn lực tài chính hiện có, bao gồm:quy mô vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời,… + Các yếu tố định tính thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng cácnguồn lực tài chính được thể hiện qua trình độ tổ chức, trình độ quản lý, trình
độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực,…
1.3.2 Năng lực kinh nghiệm thi công:
Năng lực về kinh nghiệm thi công của nhà thầu được thể hiện qua sốnăm thi công các công trình có cùng tính chất, số lượng các dự án có giá trịlớn, chất lượng các công trình sau khi đã đi vào hoạt động, khả năng đảm bảo
Trang 28tiến đội thi công công trình trong trường hợp có những rủi ro, biến động củathị trường,… Năng lực kinh nghiệm cũng được xem là yếu tố quan trọng đặcbiệt với các dự án có giá trị lớn, quan trọng Do vậy, nhà thầu cần có sự lựachọn khi tham gia dự thầu Nhà thầu nên chọn những gói thầu thuộc năng lựcchuyên môn của mình hay tương tự như các gói thầu mà mình đã thực hiện đểđảm bảo khả năng thắng thầu cao Còn đối với những lĩnh vực mới thì nhàthầu cần phải phân tích, đánh giá cẩn than trên cơ sở những kinh nghiệm đấuthầu đã có.
Uy tín, thương hiệu DN cũng là yếu tố được các chủ đầu tư xem xét khilựa chọn nhà thầu Với những nhà thầu có tên tuổi đã được khẳng định, đã thicông nhiều công trình có chất lượng cao, đảm bảo tiến độ thì sẽ được chủ đấuthầu ưu tiên hơn
1.3.3 Năng lực nhân sự:
Năng lực nhân sự của DN đóng một vai trò quan trọng, không chỉ ảnhhưởng đến hiệu quả sản xuất của mà còn ảnh hưởng lớn đến năng lực đấuthầu của DN Năng lực nhân sự của DN thể hiện ở cơ cấu số lượng, trình độcán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật và lao động kỹ thuật của DN,không chỉ thể hiện ở số lượng mà còn ở chất lượng Trong đó, năng lực củacán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ trực tiếp phụ trách đấu thầu ảnh hưởng lớnđến khả năng thắng thầu Còn năng lực của cán bộ chuyên môn kỹ thuật vàcông nhân kỹ thuật lại quyết định đến chất lượng công trình, thời gian hoànthành dự án Do đó, để nâng cao năng lực đấu thầu, một trong những giảipháp mà DN cần thực hiện là nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, nâng caotrình độ nguồn nhân lực thông qua quá trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển.Năng lực nhận sự của DN còn được biểu hiện qua sự cân đối giữa cán bộchuyên môn kỹ thuật và cán bộ chuyên môn kinh tế, giữa cán bộ quản lý vàlao động trực tiếp sản xuất Hiện nay ở rất nhiều DN có sự mất cân đối trong
cơ cấu lao động, hiện tượng thừa thầy thiếu thợ, thừa cán bộ quản lý, thiếu lao
Trang 29động trực tiếp ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất Đặc biệt ở các DN xâydựng thường xảy ra tình trạng thiếu lao động có chuyên môn kinh tế nênthường gặp khó khăn trong những công việc liên quan đến marketing, tìmkiếm thông tin thị trường,… Chính vì vậy, DN cần có chính sách bố trí lại cơcấu nguồn lao động cho hợp lý Bộ phận nào thừa thì phải giảm bớt, đào tạo
để chuyển sang bộ phận khác Bộ phận nào thiều thì cần tuyển dụng thêm Cónhư vậy mới nâng cao được hiệu quả sản xuất và năng lực đấu thầu của DN
1.3.4 Năng lực máy móc thiết bị:
Máy móc trang thiết bị là thước đo trình độ kỹ thuật, thể hiện cho nănglực sản xuất hiện có, là nhân tố liên quan trực tiếp đến tiến độ thi công côngtrình, chất lượng công trình Cho nên, đây cũng là yếu tố quan trọng để đánhgiá năng lực đấu thầu của DN
Để đánh giá năng lực máy móc trang thiết bị của DN, ta xét đến các yếu
- Tính hiệu quả: mức độ sử dụng máy móc trang thiết bị của DN nhưthế nào? Có sử dụng hết công suất máy không? Đem lại hiệu quả sản xuất ởcác công trình trước đó DN thi công ra sao?
1.3.5 Năng lực cung ứng nội bộ:
1.3.5.1 Khái niệm cung ứng nội bộ:
Năng lực cung ứng nội bộ của DN hoạt động trong lĩnh vực xây lắp làkhả năng đáp ứng các nhu cầu đầu vào cần thiết cho hoạt động xây lắp nhưđáp ứng nhân lực, đáp ứng nguyên vật liệu, máy móc tài chính hay đảm bảotài chính Nhà thầu có năng lực cung ứng nội bộ tốt được xem như là một sức
Trang 30mạnh bên trong của bản thân, sẽ linh động hơn, xử lý tốt hơn các tình huốngkhẩn cấp có thể gặp phải trong quá trình thực hiện công trình Cung ứng nội
bộ được ví như bàn đạp để DN có bước nhảy vọt cả về chất lẫn lượng, muốnphát triển trước hết các bộ phận DN phải đoàn kết hỗ trợ nhau
1.3.5.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cung ứng nội bộ:
a Năng lực cung ứng máy móc thiết bị
Nhà thầu phải cho chủ đầu tư thấy được khả năng đáp ứng máy mócthiết bị nhanh chóng, kịp thời và đảm bảo chất lượng tốt đúng theo yêu cầu kỹthuật Tức là nhà thầu phải chứng minh trong DN mình hiện tại có những loạitrang thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng được cả về số lượng, chất lượng vànăng lực sử dụng khi tham gia thi công Nếu những thiết bị máy móc cần sửdụng cho công trình mà giá trị lớn DN không thể có, thì đòi hỏi nhà thầu phảiđưa ra những hợp đồng ký kết ký hợp tác kinh doanh, xây dựng mối liên kếtvới các nhà sản xuất, cung ứng máy móc thiết bị hoặc cho thuê khi cần thiết
để đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư
b Năng lực cung ứng nguồn nhân lực:
Là khả năng nhà thầu điều động, huy động nhân lực ở khối văn phòngcũng như khối sản xuất để hỗ trợ công trình đảm bảo đúng tiến độ thi công
Để có được nguồn nhân lực tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu công việc,thì không thể một sớm một chiều, mà nhà thầu phải không ngừng đào tạotuyển chọn các nguồn nhân lực kế tiếp thông qua liên kết với các trường đạihọc, cao đẳng, trung cấp nghề Khi trong tay có nguồn nhân lực dồi dào đủ vềlượng lẫn chất thì việc huy động nhân lực cho những thời điểm mà chủ đầu tưyêu cầu gấp rút sẽ chủ động hơn và cũng là phương pháp tiết kiệm trong chiphí xây dựng
c Năng lực cung ứng nguyên vật liệu:
Các loại vật tư, nguyên liệu là đầu vào quan trọng đối với bất kỳ cơ sởsản xuất nào Doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động được nếu không có vật tư,nguyên liệu và sẽ hoạt động kèm hiệu quả nếu các đầu vào này ở trong tình
Trang 31trạng thiếu thốn Các loại vật tư, nguyên liệu quan trọng để đáp ứng cho nhucầu thi công công trình như xi măng, sắt thép, cát, đá, sỏi,… Nhà thầu phảitạo được sự hợp tác với nhà cung ứng vật tư, nguyên liệu, đảm bảo chất lượng
và tiến độ thi công công trình Điều đáng lo ngại nhất là sau khi thắng thầu,nhà thầu đi vào thi công công trình thì giá cả nguyên vật liệu lại tăng vọt,khan hiếm Nhà thầu không thể đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công, dẫnđến giảm sút uy tín với chủ đầu tư, giảm năng lực đấu thầu trong những góithầu sau Việc nhà thầu có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng vật tư,nguyên liệu, tận dụng mua hàng với khối lượng lớn ngoài việc được hưởngchiết khấu, hạ giá dự thầu mà còn đáp ứng được nguồn cung ứng cho côngtrình Do đó việc cung ứng nguyên vật liệu được ví như là một hậu phươngvững chắc cho công trường thi công
d Năng lực cung ứng dịch vụ:
Chúng ta thấy “dịch vụ” luôn luôn đi song hành với sự phát triển của nềnkinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng Bất kỳ một công trình thicông dù nhỏ hay lớn đều có rất nhiều loại hình dịch vụ đi kèm như: dịch vụvận tải, tư vấn, thiết kế, giám sát,… Mặc dù các dịch vụ này không trực tiếpthi công công trình nhưng nó góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo chấtlượng và tiến độ thi công công trình Hiện nay với sự phát triển về liên doanh,liên kết thì các mô hình dịch vụ chính gần như được các nhà thầu gói gọntrong tập đoàn DN của mình, đó cũng là một lợi thế làm giảm chi phí trongđấu thầu
1.3.6 Năng lực về dự báo giá của gói thầu:
Khi phân tích đánh giá năng lực dự báo giá thầu của một nhà thầu, chúng
ta sử dụng các chỉ tiêu phân tích sau:
1.3.6.1 Cán bộ nhân viên khảo sát thị trường:
Chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên khảo sát thị trường, thu thậpthông tin phục vụ cho công tác dự báo: xem xét khả năng khảo sát thị trường,
Trang 32khả năng nắm bắt được giá cả các nguyên vật liệu trên thị trường và nhữngquy định của Nhà nước trong tính giá bỏ thầu.
1.3.6.2 Phương pháp và kỹ thuật dự báo giá dự thầu:
Phương pháp và kỹ thuật dự báo giá dự thầu: xem xét phương pháp dựbáo giá mà công ty sử dụng và hiệu quả của phương pháp đó, đồng thời xemxét tính phù hợp và mức độ hiện đại của kỹ thuật dự báo giá thể hiện qua hệthống máy móc kỹ thuật được sử dụng trong công tác dự báo
1.3.6.3 Giá dự thầu:
Mức độ cạnh tranh của giá bỏ thầu trên cơ sở phù hợp với giá xét thầucủa chủ đầu tư, thấp hơn đối thủ cạnh tranh và đảm bảo bù đắp chi phí, đemlại lợi nhuận cho nhà thầu.Giá dự thầu là giá do các nhà thầu ghi trong hồ sơ
dự thầu sau khi đã trừ phần giảm giá (nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cầnthiết để thực hiện gói thầu
Doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu muốn thắng thầu thì phải đưa ra đượcmức giá dự thầu hợp lý, là mức giá vừa phải được chủ đầu tư chấp nhận đồngthời phải bù đắp được chi phí và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Thôngthường mức giá dự thầu hợp lý nhất là mức giá đưa ra thấp hơn giá xét thầu từ
3 - 5 % Với các chủ đầu tư tinh thông nghiệp vụ, họ có thể xác định đượcmức giá sàn tương đối chính xác, và nếu nhà thầu nào đưa ra mức giá thấphơn giá sàn quá nhiều thì chủ đầu tư sẽ đánh giá thấp năng lực của nhà thầutrong việc đưa ra mức giá bỏ thầu Đưa ra mức giá bỏ thầu thấp như vậy thìchỉ có thể là do dự toán tính sai hoặc doanh nghiệp cố tình tính sai để bằngmọi giá thắng thầu Việc xác định mức giá dự thầu hợp lý không phải là dễ vàcó tầm quan trọng đặc biệt với nhà thầu khi tham gia tranh thầu
Công thức xác định giá dự thầu:
Trang 33- Gdth: Giá dự thầu
- Qi : Khối lượng công tác xây lắp thứ i do bên mời thầu cung cấp
căn cứ vào kết quả bóc tiên lượng từ các bản vẽ thiết kế kỹthuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công
- ĐGi: Đơn giá dự thầu công tác xây lắp thứ i do nhà thầu tự lập ra
theo hướng dẫn chung về lập giá xây dựng căn cứ vào điều kiện
cụ thể của mình và giá cả thị trường theo mặt bằng giá được ấnđịnh trong hồ sơ mời thầu
- n : Số lượng công tác xây lắp do chủ đầu tư xác định lúc mời thầu.Giá dự thầu của nhà thầu được xác định trong miền giá sàn của nhàthầu xây dựng cùng với giá trần của chủ đầu tư đối với các công trình đấuthầu Điều đó có nghĩa là chủ đầu tư là người mua, họ luôn mong muốn muađược hàng hóa với giá rẻ nhất có thể, họ chỉ đồng ý mua với mức giá thấp hơnhoặc bằng với mức giá mà họ đưa ra (giá trần của chủ đầu tư) Còn nhà thầu
là người bán hàng hóa và dịch vụ, nhà thầu chỉ chấp nhận bán với mức giáthấp nhất bằng với mức giá tại thời điểm hòa vốn (giá sàn của nhà thầu xâydựng)
Với các công trình chỉ định thầu, giá dự thầu của nhà thầu xây dựngđược xác định trong miền giá sàn của nhà thầu xây dựng cùng với giá gói thầu
và miền này tạo nên một miền giá xác định dự kiến lãi cho nhà thầu
Như vậy: Giá sàn của nhà thầu xây dựng là giá thầu thấp nhất của mộtgói thầu mà nhà thầu xây dựng chấp nhận thi công và là một khái niệm tươngđối, nó phụ thuộc vào chiến lược tranh thầu của từng nhà thầu Giá sàn có thểchỉ đủ chi phí thi công tức là có công ăn việc làm , không có lãi, lãi ít haythậm chí có khi bị lỗ
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của giá dự thầu mà các nhàthầu cần chú ý là:
Trang 34- Giá dự thầu có thể biến động do những thay đổi của thị trường đặcbiệt sự lên xuống giá cả của nguyên nhiên vật liệu và nhân công.
- Giá dự thầu có thể biến động do sự thay đổi trong chính sách của nhànước nhất là sự thay đổi về định mức giá, Các quy định của địa phương vềmôi trường, về xã hội,…
Giá dự thầu là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hồ
sơ dự thầu Giá dự thầu của nhà thầu sau khi đã được hiệu chỉnh sai lệch sẽđược đưa về cùng một mặt bằng giá để đánh giá và so sánh giữa các nhà thầu.Thực tế cho thấy, khi có nhiều nhà thầu cùng đáp ứng được những yêu cầu về
kỹ thuật cũng như chất lượng công trình thì nhà thầu nào có giá bỏ thầu thấpnhất sẽ thắng thầu
1.3.7 Đánh giá năng lực đấu thầu thông qua kết quả đấu thầu:
Năng lực đấu thầu của công ty được thể hiện một cách khái quát quanhững kết quả mà công ty đã thu được trong hoạt động đấu thầu qua nhiềunăm Kết quả đấu thầu qua thời gian của công ty được xem xét dựa trên cáctiêu chí:
1.3.7.1 Giá trị trúng thầu và số lượng công trình thắng thầu:
Giá trị trúng thầu hàng năm là tổng giá trị của tất cả các công trình (kể
cả gói thầu của hạng mục công trình) mà nhà thầu đã tham gia đấu thầu vàtrúng thầu trong năm, thường tính cho 3 năm trở lên
Con số này cho ta biết khái quát nhất tình hình kết quả dự thầu của nhàthầu Chỉ tiêu này càng lớn qua các năm chứng tỏ công tác dự thầu của nhàthầu có hiệu quả Tuy nhiên với một tiêu chí trên ta chưa thể kết luận nhà thầucó năng lực tốt toàn diện mà chỉ biết được năng lực cạnh tranh Giá trị trúngthầu cho biết qui mô vốn lớn hay nhỏ, chưa biết được lợi nhuận đem lại từ góithầu Nhiều nhà thầu nghiên cứu giá cả thị trường chưa kỹ đã bỏ thầu với giátrị thấp nhưng khi thi công mới thấy lỗ gây tổn thất cho công ty Số lượngcông trình thắng thầu nhiều phải dựa trên tỷ lệ % giữa số gói thầu tham gia
Trang 35đấu thầu và số gói thầu trúng thầu theo thời gian quy định 3 năm trở lên Giả
sử các gói thầu có giá trị tương đương, nếu một nhà thầu A tham ra 20 góithầu mà trúng 6 gói nhưng một nhà thầu B tham gia đấu thầu 10 gói mà họ đạtđược 4 gói, tuy nhà thầu B ít hơn nhưng tính ra tỷ lệ thì khả năng trúng thầuvẫn hơn nhà thầu A Chính vì vậy để biết được kết quả đấu thầu chúng ta phải
đi xét thêm hai chỉ tiêu khác đó là xác suất trúng thầu và giá trị lợi nhuận đạtđược sau thầu
- Theo giá trị công trình:
Xác suất
trúng thầu =
Tổng giá trị trúng thầu x 100 %
(1.7)Tổng số công trình tham gia dự thầu
Xác suất trúng thầu phản ánh mức độ thành công của công ty quanhững lần tham gia đấu thầu trong quá trình hoạt động So sánh xác suất theo
số lượng công trình và xác suất theo giá trị công trình có thể cho ta thấy đượcquy mô công trình chủ yếu mà nhà thầu tham gia dự thầu và thắng thầu Xácsuất trúng thầu tính theo giá trị công trình càng lớn hơn giá trị xác suất tínhtheo số lượng công trình thì quy mô công trình thắng thầu càng lớn
1.3.7.3 Lợi nhuận đạt được:
Mục tiêu cuối cùng của nhà thầu là lợi nhuận mà công ty được hưởng,nếu nhà thầu đạt được nhiều gói thầu có giá trị cao nhưng lại không sinh ra lợinhuận thì đó lại là thất bại tai hại cho DN Do đó để đánh giá chính xác hơnchất lượng công tác dự thầu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty ta phải tính thêm chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên giá trịxây lắp hoàn thành (tính cho nhiều năm - từ 3 đến 5 năm) Các chỉ tiêu về lợinhuận này có giá trị càng lớn thì càng chứng tỏ là công tác đấu thầu và hoạt
Trang 36động sản xuất của nhà thầu có hiệu quả Ngoài ra lợi nhuận luôn luôn gắn liềnvới sự phát triển của công ty.
1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP
Bất kỳ DN nào khi tham gia đấu thầu đều có mục tiêu chung là giànhđược quyền thi công công trình với lợi nhuận cao nhất Tuy nhiên trong nềnkinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để nhận được một hợpđồng có giá trị lợi nhuận cao là rất khó khăn Hơn nữa khi hiện nay Việt Namđang ngày càng hội nhập sâu sắc với thị trường thế giới, rất nhiều công trìnhđược đấu thầu theo phương thức đấu thầu quốc tế thì sự khó khăn này càngnhân lên bội lần Do đó, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, điều đầu tiên vàquan trọng nhất là DN cần phải tìm mọi cách để nâng cao năng lực đấu thầucủa mình, bởi năng lực đấu thầu chính là nhân tố ảnh hưởng quyết định đếnkhả năng thắng thầu của DN
Năng lực đấu thầu chính là nội lực,thể hiện khả năng thực tế của DN.Chính vì vậy, khi đứng trước sự lựa chọn có tham gia dự thầu hay không, DNcần phải hiểu rõ vị trí của mình ở đâu trên thị trường, so với các đối thủ cạnhtranh như thế nào, để từ đó DN có thể đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.Bởi nếu tham gia dự thầu thì DN sẽ phải mất một khoản chi phí khá lớn choviệc mua hồ sơ dự thầu, lập hồ sơ dự thầu, ngoại giao, tiếp thị,… Nếu DN “bịloại” thì toàn bộ số chi phí này sẽ mất không, ảnh hưởng đến tình hình tàichính của DN, niềm tin của người lao động Còn nếu DN thắng thầu thì đó sẽ
là cơ hội phát triển rất lớn đối với DN, tạo công ăn việc làm, nâng cao thunhập cho người lao động
Như vậy, ta có khẳng định đấu thầu đóng vai trò đặc biệt quan trọng đốivới DN Nó là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự sống còn của DN Do đó,
DN muốn tồn tại, muốn nâng cao vị trí của mình trên đấu trường thì buộc phảitìm mọi các để nâng cao năng lực đấu thầu
Trang 371.5 KINH NGHIỆM VỀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP
Từ những phân tích các tiêu chí để đánh giá năng lực đấu thầu xây lắpcủa DN như đã nêu ở trên cùng với việc nghiên cứu kinh nghiệm đấu thầu củamột số doanh nghiệp xây dựng thành công trong chiến lược đấu thầu xây lắp và
đã giành được nhiều thành công trong hoạt động xây dựng, tác giả rút ra nhữngkinh bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực đấu thầu như sau:
1.5.1 Kinh nghiệm tăng cường khả năng tài chính:
1.5.1.1 Mở rộng thu hút vốn đầu tư:
Để tăng cường huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinhdoanh thì tùy theo dự án doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức dưới đây:
- Huy động vốn của các cổ đông trong nội bộ doanh nghiệp
- Tăng cường huy động vốn qua ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác
- Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếucông trình
1.5.1.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
- Tận dụng tối đa việc mua trả chậm, hiện nay cùng với việc phát triểnkinh tế thị trường và tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới nên sự cạnh tranhgiữa các doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn lúc nào hết
- Giảm tối đa việc bị chiếm dụng vốn, nếu công nợ thu hồi chậm sẽ ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp,nhất là trong bối cảnh mà phần lớn nguồn vốn của doanh nghiệp phải đi vayngân hàng Nếu thanh toán với ngân hàng không đúng hạn sẽ rất khó khăntrong việc vay vốn cho dự án tiếp theo
- Bán các khoản nợ khó đòi cho doanh nghiệp mua bán nợ và tài sản tồnđọng của doanh nghiệp Đây là giải pháp mang tính tình thế khi có nhữngkhoản nợ không có khả năng thu hồi trong khi doanh nghiệp đang cần vốnkinh doanh Khi bán thì doanh nghiệp sẽ phải chịu một số thiệt hại nhưng xétchung về tổng thể thì vẫn có ích lợi trong việc góp phần làm lành mạnh tìnhhình tài chính đồng thời cũng thu được một số vốn
Trang 38- Tiếp tục hoàn thiện quy chế quản lý tài chính, thực hiện nghiêm chỉnhchính sách tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí vật liệu đầu vào, lập kế hoạch dựtrữ nguyên vật liệu hợp lý, có hình thức khen thưởng xứng đáng cho người cósáng kiến cải tiến kỹ thuật tiết kiệm vật tư nguyên nhiên liệu.
1.5.2 Tăng cường liên danh, liên kết với các nhà thầu khác:
Việc liên danh trong đấu thầu giúp doanh nghiệp đem lại lợi ích vềcông ăn việc làm cho nhân viên doanh nghiệp Đồng thời đem lại một lợi íchkhác quan trọng hơn đó chính là bổ sung hồ sơ năng lực cho doanh nghiệp,sau này khi tham gia những gói thầu tương tự doanh nghiệp không cần phảiliên danh, mặt khác đó là cơ hội để tích luỹ những kinh nghiệp về tổ chức, vềquản lý, về kỹ thuật thi công những công trình phức tạp mà không tốn chi phíhọc hỏi Để giải pháp này thực sự mang lại hiệu quả thì trước khi tham gialiên danh đấu thầu các bên sẽ ký hợp đồng liên danh để phân chia rõ phạm vicông việc, khối lượng thực hiện, trách nhiệm, quyền lợi mà mỗi thành viênliên danh đảm nhận tương ứng với năng lực và kinh nghiệm của mình
1.5.3 Tăng cường hoạt động marketing:
Tăng cường Quảng bá các sản phẩm xây dựng của DN đã tham gia thicông và đạt được những thành tựu trong đời sống xã hội cho chủ đầu tư thấy
rõ năng lực của công ty Tạo mối quan hệ làm ăn tốt với các đối tác như chủđầu tư, nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu giámsát xây dựng Nghiên cứu giới thiệu mẫu các sản phẩm xây dựng cũng nhưcác trang thiết bị thi công mới trong xây dựng cho chủ đầu tư
1.5.4 Kinh nghiệm trang bị và sử dụng máy móc thiết bị:
- Chọn những loại thiết bị máy móc hiện đại đúng chủng loại phù hợpvới tính năng công việc
- Thường xuyên bảo trì bảo dưỡng máy móc theo đúng định kỳ
- Tuyển chọn những thợ lái máy có kinh nghiệm
Trang 39- Nếu phải thuê thiết bị máy móc thì nên xem xét kỹ tính năng, năngsuất làm việc của máy và khối lượng công việc cần làm, để từ đó biết được sốlượng máy cần thuê.
1.5.5 Kinh nghiệm tổ chức và quản lý thi công:
- Lập bảng tiến độ thi công sao cho tối ưu nhất về thời gian cũng như sốlao động trên công trường
- Áp dụng các loại máy móc thiết bị kỹ thuật tiên tiến vào trong thi công
- Đào tạo bồi dưỡng chỉ huy trưởng công trường và nâng cao tay nghềcho công nhân
- Áp dụng đúng các luật về toàn lao động trên công trường
- Thi công đúng theo bản vẽ TKKT- TC đã được các ban ngành thẩm định
- Khi có sự cố bất khả kháng không thi công được theo bản vẽ thì phảibáo ngay cho các bên liên quan để phối hợp giải quyết
1.5.6 Kinh nghiệm cung ứng nội bộ:
- Phối hợp chặt chẽ giữa các nhân viên văn phòng với các chỉ huytrưởng công trường, để khi có vấn đề gì thì kịp thời báo cáo lên ban Giámđốc Từ đó ban Giám đốc sẽ đưa ra biện pháp xử lý
- Phối hợp Cung ứng đầy đủ về số lượng và chất lượng nguyên vật liệucho công trường kịp thời để đảm bảo tiến độ thi công sau này
- Cung ứng các loại máy móc thiết bị thi công tiên tiến đúng theo yêucầu công việc và đảm bảo năng suất làm việc
- Đào tạo các nguồn nhân lực hiện tại và dự trù trong tương lai, cungứng nguồn nhân lực kịp thời khi đẩy nhanh tiến độ thi công
1.5.7 Kinh nghiệm báo giá dự thầu:
- Chủ yếu dựa vào đội ngũ nghiên cứu thị trường có năng lực tốt nắm bắtkịp thời giá cả các vấn đề liên quan đến xây dựng như nguyên vật liệu, máymóc,giá nhân công để trong quá trình làm hồ sơ dự thầu được chuẩn xác
1.5.8 Kinh nghiệm tuyển chọn và sử dụng nhân sự:
Trang 40- Bố trí tuyển chọn nhân viên theo đúng yêu cầu công việc.
- Huy động kịp thời số lượng nguồn nhân khi cần thiết
- Đào tạo hướng dẫn về an toàn cho các công nhân ngoài công trường
- Cung cấp các trang thiết bị bảo hộ lao động cũng như vật dụng cầnthiết cho công nhân cũng như nhân viên trong DN
- Quan tâm đời sống của các cán bộ công nhân trong DN
1.5.9 Kinh nghiệm nghiên cứu thị trường:
- Thường xuyên xem các thông tin giá cả thị trường xây dựng trên cáckênh thông tin đại chúng cũng như các tài liệu báo cáo cập nhật các ngày, cáctháng, các quý, các năm về đơn giá xây dựng của bộ ban hành
- Nghiên cứu các loại công trình,các loại trang thiết bị máy móc cũngnhư nguồn vật liệu phù hợp với từng địa phương, từng vùng để phục vụ tốtcho thi công sau này
1.5.10 Kinh nghiệm tìm hiểu năng lực của đối thủ cạnh tranh:
- Chuẩn bị tốt các hồ sơ năng lực của DN
- Tìm hiểu kỹ năng lực đấu thầu của đối thủ tiềm năng tham gia đấu thầu
1.6 MỘT SỐ NỘI DUNG SỬA ĐỔI CỦA LUẬT ĐẤU THẦU 2013
Luật đấu thầu năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014 Luậtnày gồm 13 chương với 96 điều được xây dựng trên cơ sở sửa đổi toàn diệnLuật đấu thầu năm 2005, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liênquan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 Luật đấu thầu năm 2013 cónhững điểm mới căn bản sau
1.6.1 Ưu tiên phát triển nguồn lực trong nước:
Theo điểm h, khoản 1, điều 5 luật đấu thầu năm 2013 với nhà thầunước ngoài khi tham gia dự thầu tại Việt Nam, phải liên danh hoặc sử dụngnhà thầu phụ Việt Nam Hay tại điều 14 quy định ưu đãi dành cho nhà thầutrong nước, ngoài ra tại điều 15 quy định việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựachọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện trong