Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thườngmột doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.Tuy nhiên, việc lựa chọn nguồn vốn trong các
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Vốn kinh doanh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành tồntại và phát triển của doanh nghiệp, là phương tiện để biến các ý tưởng kinhdoanh thành hiện thực Tuy nhiên, vốn kinh doanh luôn là một nguồn lực cóhạn và không phải là phương thuốc kỳ diệu quyết định mọi sự thành bại trongkinh doanh
Thực tế qua hơn 20 năm đổi mới kinh tế của đất nước đã chứng minh,
có những doanh nghiệp có số vốn kinh doanh ban đầu ít ỏi, nhưng nhờ biếtcách quản lý, sử dụng vốn tiết kiệm hiệu quả nên không những được bảo toànđược vốn mà còn sinh sôi, nảy nở, giúp cho doanh nghiệp phát triển Trongkhi đó, nhiều doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, đượcnhà nước đầu tư cơ sở vật chất, vốn kinh doanh ban đầu đầy đủ, nhưng do yếukém trong khâu quản lý sử dụng vốn dẫn đến mất vốn, cụt vốn, kinh doanh bịphá sản
Điều đó càng chứng tỏ rằng, trong kinh doanh thì vốn kinh doanh mớichỉ là điều kiện “cần”, còn việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhmới là điều kiện “đủ” Trong thực tế, vốn kinh doanh và việc nâng cao hiệuquả sử dụng là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng lại có quan hệ biệnchứng mật thiết và thường xuyên tác động qua lại, bổ trợ lẫn nhau trong quátrình kinh doanh
Thời gian qua, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đúngmục đích, tiết kiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Tổng Công ty xâydựng công trình hàng không ACC chưa thực sự được nhìn nhận một cáchnghiêm túc và nghiên cứu có hệ thống Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài
“Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Tổng Công ty xây dựng công trình hàng không ACC” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp
Trang 2thạc sĩ của mình với hy vọng đóng góp phần nào nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh Tổng công ty xây dựng công trình hàng không ACC.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua nhận thức lý luận, đốichiếu với thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hiện nay của Tổngcông ty ACC còn có những hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp nâng caohơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cho thời gian tới
Để đạt được mục đích nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu sẽ thựchiện là
- Hệ thống hoá những vấn đề nhận thức lý luận về vốn và hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường;
- Đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Tổngcông ty xây dựng công trình hàng không ACC giai đoạn hiện nay với nhữngnguyên nhân của thực trạng đó
- Đề xuất các giải pháp và điều kiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả sửdụng vốn của Tổng công ty xây dựng công trình hàng không ACC trong thờigian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Vốn kinh doanh và hiệu quả vốn kinh doanhtrong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Tổng công ty xây dựng công trình hàng không ACC + Về thời gian: Thực trạng chủ yếu từ thời kỳ đổi mới đến nay, nhữngđịnh hướng cho tương lai là quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước
Trang 34 Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài kết hợp sử dụng đồng bộ các phương phápthông kê, phân tích, tổng hợp, so sánh…trên cơ sở nền tảng phương pháp luậnduy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê nin
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phục lục, nội dung chính của luận vănđược chia thành 3 chương:
Chương 1: Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Tổng Công ty xây dựng công trình hàng không ACC hiện nay
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Tổng Công ty xây dựng công trình hàng không ACC
Sau đây là nội dung của các chương
Trang 4Chương 1
VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và phân loại Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tàisản hữu hình và tài sản vô hình được ứng trước phục vụ cho kinh doanh nhằmmục đích kiếm lời
1.1.1.2 Đặc điểm vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Như vậy, Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt,
có trước khi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh, phải đạt tới mục tiêu sinhlời và luôn thay đổi hình thái biểu hiện; tiền, vật tư hoặc tài sản vô hìnhnhưng kết thúc vòng tuần hoàn phải là hình thái tiền
Căn cứ vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, vốn ứng trướcđược đồng nghĩa với vốn kinh doanh Đó là số vốn được dùng vào kinh doanhtrong một lĩnh vực nhất định nhằm mục đích sinh lời Đầu tư vốn là hoạt độngchủ quan có cân nhắc của người quản lý trong việc bỏ vốn vào một mục tiêukinh doanh nào đó với hy vọng sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao trong tương lai
1.1.1.3 Phân loại vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được phân loại dựa theo nhiều tiêuthức khác nhau
* Dựa theo nguồn hình thành vốn
Đối với một doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư được hình thành từ nhiềunguồn khác nhau, về cơ bản bao gồm: vốn chủ sở hữu (E) và vốn huy động(D)
Trang 5- Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, baogồm số vốn chủ doanh nghiệp tự bỏ ra và phần hình thành bổ sung từ kết quảkinh doanh Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằngcông thức sau:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu gồm các khoản chính sau đây:
Vốn tự có: đối với doanh nghiệp nhà nước thì vốn tự có do NSNN cấpban đầu và cấp bổ sung; đối với doanh nghiệp tư nhân thì vốn tự có do chủdoanh nghiệp bỏ ra thì thành lập doanh nghiệp; với công ty liên doanh hoặccông ty cổ phần thì do các chủ đầu tư hoặc các cổ đông đóng góp Vốn tự có
bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh
Các quỹ được hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh (quỹ dựphòng, quỹ đầu tư phát triển)
- Vốn huy động bao gồm vốn vay của các cá nhân, các tổ chức tín dụngdưới mọi hình thức, vốn huy động từ việc phát hành trái phiếu
Vốn huy động luôn đi đôi với các cam kết thanh toán khi đến hạn thểhiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả chocác tác nhân kinh tế khác như: nợ tiền vay, trái phiếu đến hạn thanh toán, cáckhoản phải trả cho người bán, cho nhà nước, cho người lao động trong doanhnghiệp
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thườngmột doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.Tuy nhiên, việc lựa chọn nguồn vốn trong các doanh nghiệp khác nhau sẽkhông giống nhau, nó phụ thuộc vào một loạt các yếu tố như: trạng thái củanền kinh tế; ngành kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp; quy
mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp; trình độ khoa học – kỹ thuật và tình
Trang 6độ quản lý; chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp; thái
độ của chủ doanh nghiệp; chính sách thuế v.v
* Dựa theo đặc điểm luân chuyển của vốn
Theo tiêu thức phân loại này, vốn kinh doanh được hình thành 2 loại:vốn cố định và vốn lưu động
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận vốn sản xuất kinh doanhứng ra hình thành nên Tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp Là khoảnđầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của vốn cốđịnh nhiều hay ít sẽ quyết định đến quy mô của TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đếntrình độ trang bị kỹ thuật vật chất và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Song ngược lại, những đặc điểm vận động của TSCĐ trongquá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn
và chu chuyển của vốn cố định từ mối liên hệ đó, ta có thể khái quát nhữngnét đặc thù về sự vận động của vốn cố định trong quá trình sản xuất kinhdoanh
- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh có đượcđặc điểm này là do TSCĐ tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp và phát huy tácdụng trong nhiều chu kỳ sản xuất Vì vậy, vốn cố định là hình thái biểu hiệnbằng tiền của TSCĐ cũng tham gia vào các chu kỳ sản xuất tương ứng
- Vốn cố định được luân chuyển giá trị dần dần, từng phần trong cácchu kỳ sản xuất khi tham gia vào quá trình sản xuất, TSCĐ không bị thay đổihình thái hiện vật ban đầu nhưng tính năng và công suất của nó bị giảm dần,tức là nó bị hao mòn, và cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng, thì giá trịcủa nó cũng bị giảm đi, theo đó vốn cố định được tách thành hai bộ phận:
+ Bộ phận thứ nhất tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐđược luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm dưới hình thức chiphí khấu hao và được tích luỹ lại thành quỹ khấu hao, sau khi sản phẩm hàng
Trang 7hoá được tiêu thụ, quỹ khấu hao này sẽ được sử dụng để tái sản xuất TSCĐnhằm duy trì năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
+ Phần còn lại của vốn cố định được “cố định” trong đó, tức là giá trịcòn lại của TSCĐ
Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào giá trị sảnphẩm dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần dầngiảm xuống tương ứng với mức giảm dần giá trị sử dụng TSCĐ Kết thúc quátrình vận động đó cũng là lúc TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó đượcchuyển dịch vào giá trị sản phẩm đã sản xuất và khi đó vốn cố định mới hoànthành một vòng luân chuyển
Vốn cố định thường có chu kỳ vận động dài, sau nhiều năm mới có thểthu hồi đủ số vốn đầu tư đã ứng ra ban đầu Trong thời gian dài như vậy, đồngvốn luôn vị đe doạ bởi những rủi ro, những nguyên nhân chủ quan và kháchquan làm thất thoát vốn như:
- Do kinh doanh kém hiệu quả, sản xuất làm ra không tiêu thụ được, dogiá bán thấp hơn giá thành nên thu nhập không đủ bù đắp mức độ hao mònTSCĐ
- Do sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho mức độ hao mòncủa TSCĐ vượt qua mức dự kiến của TSCĐ về mặt hiện vật cũng như về mặt giátrị
- Do yếu tố thời gian của đồng vốn chịu sự tác động của lãi
Trong các doanh nghiệp, vốn cố định là một bộ phận quan trọng vàchiếm tỷ trọng tương đối lớn trong toàn bộ vốn đầu tư nói riêng, vốn sản xuấtkinh doanh nói chung Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý sử dụng
nó là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật của sản xuấtkinh doanh Do ở một vị trí then chốt và đặc điểm luân chuyển của nó lại tuân
Trang 8theo tính quy luật riêng, nên việc quản lý vốn cố định có ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn bằng tiền được ứng ra đểhình thành các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằmđảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thườngxuyên, liên tục
Tài sản lưu động sản xuất bao gồm ở khâu dự trữ sản xuất như: nguyênnhiên, vật liệu, công cụ, dụng cụ… Tài sản lưu động ở khâu thiết bị như sảnphẩm đang chế tạo, bán thành phẩm Các tài sản lưu động ở khâu lưu thôngbao gồm các sản phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, cáckhoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trảtrước… Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tài sản lưu động sảnxuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động thay thế và đổi chỗ chonhau đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hànhliên tục và thuận lợi
Khác với tài sản cố định, trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sảnlưu động của doanh nghiệp luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo rasản phẩm, hàng hoá và do đó, phù hợp với các đặc điểm của tài sản lưu động,vốn lưu động của doanh nghiệp cũng không ngừng vận động qua các giaiđoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông Quá trìnhnày được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi làquá trình tuần hoàn chu chuyển của vốn lưu động
Trong quá trình vận động, vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trịngay trong một lần, qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu độnglại thay đổi hình thái biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sanghình thái vốn vật tư hàng hoá dự trữ Qua giai đoạn sản xuất, vật tư được đưavào chế tạo thành các bán thành phẩm và thành phẩm, sau khi sản phẩm được
Trang 9tiêu thụ, vốn lưu động lại trở về hình thái tiền tệ như điểm xuất phát ban đầucủa nó sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động mới hoàn thành một vòngchu chuyển.
Trong các doanh nghiệp, quá trình sản xuất kinh doanh luôn được diễn
ra một cách thường xuyên, liên tục cho nên có thể thấy trong cùng một lúc,vốn lưu động của doanh nghiệp được phân bổ trên khắp các giai đoạn luânchuyển và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau muốn cho quá trình sảnxuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn lưu động đầu tư vào các hìnhthái khác nhau đó đảm bảo cho việc chuyển hoá hình thái của vốn trong quátrình luân chuyển được thuận lợi
Từ những đặc điểm của vốn lưu động đã được xem xét ở trên đòi hỏiviệc quản lý và tổ chức sử dụng vốn lưu động cần chú trọng phải giải quyếtmột số vấn đề sau:
- Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết tối thiểu chohoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo đủ vốn lưu độngcho quá trình sản xuất kinh doanh
- Tổ chức khai thác nguồn vốn tài trợ vốn lưu động, đảm bảo đầy đủ,kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thờiphải có giải pháp thích ứng nhằm quản lý và tổ chức sử dụng vốn lưu động cóhiệu quả, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất
* Dựa trên góc độ quản lý về mặt pháp luật, vốn gồm
+ Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu cần phải có để được quyết địnhthành lập đối với các doanh nghiệp ở các ngành nghề nhất định do nhà nướcquy định
+ Vốn điều lệ: là số vốn đưa vào sản xuất kinh doanh khi thành lậpdoanh nghiệp và được ghi trong điều lệ hoạt động của doanh nghiệp
Trang 10So sánh vốn điều lệ và vốn pháp định
Vốn điều lệ là số vốn do tất cả thành viên góp và được ghi vào Điều lệcông ty Vốn điều lệ ít nhất phải bằng vốn pháp định để được phép thành lậpcông ty nếu có quy định (vốn điều lệ tối thiểu)
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập mộtdoanh nghiệp Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó đượcxem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp Vốn phápđịnh sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
Đối với việc thành lập công ty TNHH thì pháp luật quy định vốn phápđịnh tối thiểu là 1 tỷ đông
Qua trên, thì vốn điều lệ có thể lớn hơn hoặc bằng với vốn pháp định
* Dựa vào phạm vi phát sinh vốn
Dựa vào căn cứ này, vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thểđược chia thành: vốn bên trong và vốn bên ngoài
+ Vốn từ bên trong doanh nghiệp:
Vốn này có ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự phát triển của doanhnghiệp Việc doanh nghiệp huy động sử dụng nguồn vốn bên trong có ưuđiểm chủ yếu là doanh nghiệp được quyền tự chủ sử dụng vốn cho sự pháttriển của mình không phải chi phí cho việc sử dụng vốn, có nhiều chủ độngtrong kinh doanh
Tuy nhiên, cũng chính vì lợi thế về việc không phải trả chi phí sử dụngnguồn vốn bên trong dẫn đến việc doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả
+ Vốn từ bên ngoài doanh nghiệp: là loại vốn mà doanh nghiệp có thểhuy động từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình Loại vốn này bao gồm: vốn vay ngân hàng, vay các tổchức kinh tế khác, phát hành trái phiếu, nợ người cung cấp và các khoản nợkhác
Trang 11Hình thức huy động vốn này có ưu điểm tạo cho doanh nghiệp một cơcấu tài chính linh hoạt hơn Nếu doanh nghiệp đạt được mức doanh lợi caohơn chi phí sử dụng vốn càng nhiều thì việc huy động vốn bên ngoài nhiều sẽgiúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh hơn.
Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là: doanh nghiệp phải trả lợitức tiền vay và hoàn trả tiền vay đúng thời hạn, nếu doanh nghiệp sử dụngvốn sản xuất kinh doanh kém hiệu quả và bối cảnh nền kinh tế thay đổi bất lợicho doanh nghiệp thì nợ vay phải trả đã trở thành một gánh nặng và doanhnghiệp phải chịu rủi ro lớn
Vì vậy, cần căn cứ vào những ưu điểm và nhược điểm của các nguồnvốn (bên trong và bên ngoài) mà doanh nghiệp có thể kết hợp phát triển nhằmmang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và rủi ro là nhỏ nhất
Từ việc nghiên cứu các phương pháp phân loại nguồn vốn sản xuấtkinh doanh cho thấy các doanh nghiệp hiện nay một mặt cần tăng cường quản
lý và sử dụng có hiệu quả đồng vốn hiện có, mặt khác chủ động tổ chức khaithác các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
* Dựa vào thời gian sử dụng
Theo tiêu thức này có thể chia vốn của doanh nghiệp thành hai loại là:vốn thường xuyên và vốn tạm thời
+ Vốn thường xuyên: là tổng thể các vốn có tính chất lâu dài và ổn định
mà doanh nghiệp có thể sử dụng, vốn này được dùng cho việc hình thành tàisản cố định và một phần tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho doanhnghiệp, vốn thường xuyên bao gồm vốn riêng và các khoản vay dài hạn
+ Vốn tạm thời: là vốn có tính chất ngắn hạn doanh nghiệp sử dụng đápứng nhu cầu tạm thời, bất thường phát sinh trong doanh nghiệp kinh doanhcủa doanh nghiệp Vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn và nợ ngắn hạn
Chúng ta có thể hình dung như sau:
Trang 12Tài sản = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn + TSCĐ và đầu tư dài hạn
Nguồn vốn = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
Cách phân loại này còn giúp nhà quản lý doanh nghiệp lập nên các kếhoạch tài chính trong tương lai trên cơ sở xác định quy mô và tổ chức sử dụngvốn đạt hiệu quả cao
1.1.2 Nguyên tắc huy động vốn
Trong quá trình tìm nguồn huy động vốn đáp ứng nhu cầu hoạt độngsản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơbản sau:
Thứ nhất, phải tuân thủ hệ thống phát luật, chế độ chính sách của nhànước hiện hành Các chế độ chính sách nhà nước áp dụng cho các doanhnghiệp nhằm hai mục đích chính sau:
- Phải trên cơ sở hệ thống pháp luật, chế độ chính sách của nhà nướckhông chỉ biểu hiện sự tôn trọng pháp luật của các doanh nghiệp mà thôngqua đó các doanh nghiệp có thể nghiên cứu thêm các chính sách đó như làmột tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động sảnxuất kinh doanh và huy động vốn
Trang 13- Chế độ chính sách còn là quy định cho các doanh nghiệp phải tuântheo hệ thống pháp lý nhà nước nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnhgiữa các doanh nghiệp với nhau.
Thứ hai, đa dạng hoá hình thức huy động vốn với chi phí thấp nhất.trong nền kinh tế thị trường xuất hiện nhiều phương thức, lãi suất huy độngcũng như phương thức thanh toán khác nhau các hình thức huy động nàynhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn hay dài hạn trong doanh nghiệp, phục vụcho chương trình, dự án đầu tư theo chiều sâu, hay chiều rộng Tuỳ theo từngthời kỳ, tính chất đầu tư mà các doanh nghiệp tìm nguồn huy động hợp lý vớichi phí vốn là thấp nhất
Ngoài những nguyên tắc nêu trên, khi huy động vốn các doanh nghiệpcũng cần phải lưu ý đến một số điều kiện cũng như các yêu cầu khác như cácđiều kiện để vay vốn ngân hàng, điều kiện để phát hành cổ phiếu, trái phiếu.Vốn huy động đảm bảo phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và đảm bảokhả năng thanh toán sau này
1.1.3 Nguồn huy động vốn
1.1.3.1 Nguồn tài trợ ngắn hạn
* Nguồn từ các khoản phải nộp và phải trả
Trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp thì các khoản tài trợnày không lớn lắm, nhưng chúng giúp cho doanh nghiệp giải quyết nhữngnhu cầu vốn mang tính chất tạm thời Các khoản phải nộp, phải trả cho doanhnghiệp thường bao gồm:
- Các khoản thuế phải nộp nhưng chưa nộp
- Các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên nhưng chưa đến kỳ hay
nợ cán bộ công nhân viên
- Các khoản đặt cọc cho khách hàng
- Các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ
Trang 14* Nguồn vốn từ mua bán chịu (TĐTM)
Nguồn vốn này được khai thác một cách tự nhiên trong quan hệ muabán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp Nguồn vốn tín dụng thương mại cóảnh hưởng lớn đến vốn của các doanh nghiệp Tín dụng thương mại làphương thức tài trợ tiện lợi và linh hoạt trong các doanh nghiệp, được cácdoanh nghiệp rất ưa chuộng Mặt khác, nó còn tạo khả năng mở rộng các quan
hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền Các điều kiện ràng buộc cụ thể được
ấn định khi hai bên ký kết hợp đồng kinh tế nói chung Tuy nhiên, cần nhậnthấy tính chất rủi ro của quan hệ tín dụng thương mại khi quy mô tài trợ vượtquá giới hạn an toàn Quy mô tín dụng này phụ thuộc vào chính sách tín dụngcủa nhà cung cấp đối với doanh nghiệp đối với mỗi doanh nghiệp khác nhauthì nhà cung cấp sẽ áp dụng các chính sách áp dụng khác nhau sao cho phùhợp
- Vay có bảo đảm: là doanh nghiệp dùng vật bảo đảm để vay tiền ngânhàng, hình thức này bao gồm:
+ Vay thế chấp bằng tài sản hàng hoá: theo hình thức này khi muốn vaydoanh nghiệp phải dùng tài sản của mình thường là tài sản cố định làm vật
Trang 15bảo đảm thông qua việc doanh nghiệp giao cho ngân hàng các giấy tờ chứngminh tài sản đó thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
+ Chiết khấu thương phiếu: theo hình thức này khi có nhu cầu tiền mặt,doanh nghiệp có thể đem các hối phiếu chưa đến hạn thanh toán bán lại chongân hàng để nhận được những khoản tiền vốn ngắn hạn
+ Vay thế chấp bằng các khoản phải thu: doanh nghiệp có thể dùng cáchoá đơn thu tiền, các hợp đồng kinh tế để làm vật bảo đảm cho các khoản vay.Nếu ngân hàng đồng ý, họ sẽ đánh giá chất lượng các chứng từ, hoá đơn, sau
đó xác định khoản tiền vay tương ứng cho doanh nghiệp
* Hợp đồng tài trợ
Hình thức này được thực hiện khi doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng củakhách hàng, doanh nghiệp có thể đến ngân hàng đề nghị cho vay một khoảntiền để thực hiện hợp đồng nếu các chứng từ, văn bản là hợp lệ và thấy khảnăng thanh toán của khách hàng là đáng tin cậy thì ngân hàng có thể cấp tíndụng cho doanh nghiệp
* Thư tín dụng
Hình thức này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có nhu cầu nhậpkhẩu hàng hoá Khi đó doanh nghiệp sẽ đề nghị với ngân hàng phục vụ mìnhcấp một khoản tín dụng để nhập hàng hoá, nếu ngân hàng chấp nhận thì họ sẽphát hành một thư tín dụng cam kết sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu thông quangân hàng phục vụ nhà xuất khẩu Sau khi nhận được thông báo, nhà xuấtkhẩu chuyển toàn bộ hàng hoá cho doanh nghiệp, đồng thời gửi các chứng từhoá đơn về việc chuyển hàng hoá đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thanhtoán tiền Sau khi số tiền trong thư tín dụng được thanh toán thì nó cũng trởthành khoản nợ đối với doanh nghiệp
Trang 161.1.3.2 Nguồn tài trợ dài hạn
* Nguồn đầu tư từ chủ sở hữu của doanh nghiệp
Nguồn vốn chủ sở hữu là số tiền của doanh nghiệp hay các đồng chủ sởhữu cũng cam kết đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồnvốn chủ sở hữu có tính chất ổn định lâu dài, doanh nghiệp không phải cam kếtthanh toán nên không phải là một công cụ nợ, nó bao gồm:
- Nguồn vốn đầu tư ban đầu: khi doanh nghiệp được thành lập bao giờchủ doanh nghiệp cũng phải đầu tư một số vốn nhất định Số vốn này phụthuộc vào hình thức sở hữu của doanh nghiệp, cụ thể là do Nhà nước cấp đốivới doanh nghiệp nhà nước, do cá nhân chủ doanh nghiệp đầu tư đối vớidoanh nghiệp tư nhân, do các chủ sỡ hữu cùng góp đối với công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hay công ty liên doanh
- Nguồn vốn tự bổ sung: trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,doanh nghiệp tạo ra một luồng tiền nội bộ, luồng tiền này cho biết khả năng
tự tài trợ cao nhất mà doanh nghiệp có thể khai thác Đó là số tiền tăng thêmtrong kỳ bao gồm một phần của lãi ròng và khấu hao tích luỹ trong kỳ nhưngtrong thời gian chưa tái đầu tư tài sản cố định Thực tế cho thấy, đối với cácdoanh nghiệp làm ăn phát đạt thì đây là một nguồn tài trợ đóng góp vai tròquan trọng và chiếm một tỷ trọng lớn
* Vốn tín dụng dài hạn và phát hành trái phiếu công ty
- Vay dài hạn có kỳ hạn: là một thoả ước tín dụng dưới dạng một hợpđồng diễn ra giữa người vay (doanh nghiệp) và người cho vay (ngân hàng, cáccông ty tài chính) Theo đó, người vay có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền vaytheo lịch trình đã định Việc hoàn trả được thực hiện theo định kỳ đều nhaugồm cả gốc và lãi trong suốt thời gian diễn ra giao dịch với những khoản tiềnbằng nhau Doanh nghiệp đi vay có thể thiết lập một lịch trình trả nợ phù hợpvới dòng tiền thu nhập của doanh nghiệp Lãi suất áp dụng cho loại này có thể
Trang 17là lãi suất thải nổi hay cố định tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên Hình thức tíndụng này được áp dụng rất phổ biến, có ưu điểm giúp doanh nghiệp chủ độngđược kế hoạch trả nợ và là nguồn ổn định lâu dài phù hợp với các dự án đầu
tư dài hạn
- Trái phiếu công ty: là một công cụ tài chính thường được các doanhnghiệp dùng để vay dài hạn, là một giấy nhận nợ do doanh nghiệp đi vay pháthành cam kết sẽ hoàn trả cả gốc và lãi cho trái chủ sau một khoảng thời giannhất định Có nhiều hình thức phát hành trái phiếu, với mỗi hình thức đều cónhững ưu nhược điểm riêng nên doanh nghiệp cần xem xét tình hình tài chính
cụ thể để lựa chọn loại trái phiếu phù hợp:
+ Trái phiếu có lãi suất cố định, lãi suất thay đổi
+ Trái phiếu có thể thu hồi
+ Trái phiếu có bảo đảm
- Huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu
Cổ phiếu là giấy chứng nhận số vốn đã đóng góp vào công ty và quyềnđược hưởng lợi tức (hay chịu lỗ) tương ứng với phần vốn đã góp và chịu tráchnhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình
Cổ phiếu có những ưu nhược điểm sau:
+ Cổ phiếu là lá chắn chống lại sự phá sản của doanh nghiệp.+ Khi công ty gặp khó khăn thì có thể chưa cần phải trả hoặc trảrất ít cổ tức cho cổ đông
+ Có thể bị san sẻ quyền lãnh đạo công ty bởi vì khi cổ phần mớiđược bán thì những cổ đông mới cũng hoàn toàn có quyền lợi như các cổđông khác
+ Chi phí của vốn cổ phần thường cao hơn chi phí của các khoảnvốn khác
Trang 18Cổ phiếu ưu đãi thường chiếm tỷ trọng nhỏ, nó có ưu điểm nhất định
đó là khi công ty vừa tăng được vốn chủ sở hữu, chống lại sự phá sản nhưngvừa không bị sản sẻ quyền lãnh đạo Tuy nhiên, khi mà tình hình tài chính củacông ty gặp khó khăn thì việc trả lãi thường xuyên và cố định cũng là điều bấtlợi cho công ty
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề hết sức phức tạp, có liênquan đến nhiều yếu tố, nhiều khía cạnh trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp như lao động, nguyên vật liệu, năng lượng, các yếu tố kỹthuật và thời gian được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm được thực hiện quamột hay nhiều quá trình sản xuất
Khái niệm hiệu quả kinh doanh đã cho thấy bản chất của nó là phản ánhmặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánhtrình độ lợi dụng các nguồn lực đạt được mục tiêu của doanh nghiệp Tuynhiên để hiểu rõ và ứng dụng được phạm trù hiệu quả kinh doanh vào việcxác lập các chỉ tiêu, các công thức cụ thể nhằm đánh giá tính hiệu quả cáchoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cần làm rõnhững vấn đề sau:
- Thứ nhất, Phạm trù hiệu quả kinh doanh về mặt định lượng thực chất
là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và yếu tố nguồn lực đầu vào và
có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp Mối quan hệ so sánh ở đây có thể
là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối
Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả kinh doanh là:
H = K – C (2.1)Còn về so sánh tương đối thì: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được
Trang 19xác định bằng cách đối chiếu so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí hoặccác nguồn lực tạo ra kết quả đó
K
H = (2.2) C
Trong đó:
H: hiệu quả kinh doanh
K: kết quả kinh doanh (bằng các chỉ tiêu sau: GTTSL, Tổng DT, LN…)C: Nguồn lực đầu vào (Lao động, chi phí kinh doanh, vốn, tài sản…)
Do đó để tính được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ta phải tínhkết quả đạt được và nguồn lực đầu vào
Về mặt định tính: Mức độ hiệu quả kinh doanh thu được phản ánh trình
độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh Hai mặt định tính và định lượng củahiệu quả kinh doanh không được tách rời nhau
- Thứ hai, Phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợidụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định Các mụctiêu xã hội thường là: giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trongphạm vi toàn xã hội phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hóa, nângcao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường… Còn hiệu quả kinh tế xã hộiphản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cả vềkinh tế xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trên phạm
vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế
- Thứ ba, Hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài: các chỉ tiêu hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu của doanhnghiệp do đó mà tính chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các giai
Trang 20đoạn khác nhau Xét về tính lâu dài thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả củatoàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động củadoanh nghiệp là lợi nhuận và các chỉ tiêu về doanh lợi Xét về tính hiệu quảtrước mắt (hiện tại) thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tại mà Doanhnghiệp đang theo đuổi Trong thực tế để thực mục tiêu bao trùm lâu dài củadoanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, có rất nhiều doanh nghiệp hiện tạikhông đạt được mục tiêu là lợi nhuận mà lại thực hiện các mục tiêu nâng caonăng suất và chất lượng của sản phẩm, nâng cao uy tín danh tiếng của doanhnghiệp, mở rộng thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu… do đó mà các chỉtiêu hiệu quả ở đây về lợi nhuận là không cao nhưng chỉ tiêu có liên quan đếncác mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp là cao thì chúng ta không thể kết luận
là doanh nghiệp đang hoạt động không có hiệu quả, mà phải kết luận là doanhnghiệp đang hoạt động có hiệu quả Như vậy các chỉ tiêu hiệu quả mà tínhhiệu quả trước mắt có thể là trái với các chỉ tiêu hiệu quả lâu dài, nhưng mụcđích của nó lại là nhằm thực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài
Việc phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đánh giá trình
độ khai thác và tiết kiệm các nguồn lực đã có Phát huy ưu điểm, khắc phụcnhược điểm trong quá trình sản xuất, đề ra các biện pháp nhằm khai thác mọikhả năng tiềm tàng để phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạgiá thành, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncho người lao động
Dưới góc độ người chủ sở hữu doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanhđược thể hiện bằng hiệu quả tài chính, phản ánh trình độ sử dụng các nguồnlực để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận
Để hiểu rõ hơn bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần phân biệt được 2 khái niệm hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh.
Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình
Trang 21kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó Kết quả bao giờcũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật (tấn,
tạ, kg, m2, m3…) và đơn vị giá trị (đồng, triệu đồng…) hay cũng có thể phảnánh mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh như uy tín, danh tiếng của công
ty, của chất lượng sản phẩm Kết quả còn phản ánh qui mô hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, một doanh nghiệp đạt kết quả lớn thì chắc chắnqui mô của doanh nghiệp cũng phải lớn Việc xác định kết quả sản xuất kinhdoanh cho dù là kết quả định lượng của một doanh nghiệp gặp rất nhiều khókhăn bởi nhiều lý do ví dụ như sản xuất sản phẩm Kết quả là những gì doanhnghiệp đạt được sau quá trình sản xuất kinh doanh, là mục tiêu của doanhnghiệp
Trong khi đó, hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn lực sản xuất hay phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh.Hiệu quả kinh doanh không phải là sự chênh lệch giữa kết quả và hao phínguồn lực vì mức chênh lệch đó là một số tuyệt đối còn hiệu quả kinh doanhchỉ có thể được phản ánh bằng số tương đối, tỷ số giữa kết quả và hao phínguồn lực để có kết quả đó Việc xác định hiệu quả kinh doanh cũng rất phứctạp bởi kết quả kinh doanh và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thểnào đó đều rất khó xác định một cách chính xác
Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối
đa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt kết quả tối đa với chi phínhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu Như vậy,hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinhdoanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanhcủa doanh nghiệp
Xét về bản chất của hiệu quả và kết quả khác hẳn nhau Kết quả phảnánh quy mô còn hiệu quả phản ánh sự so sánh giữa các khoản bỏ ra và khoản
Trang 22thu về Kết quả chỉ cho thấy quy mô đạt được là lớn hay nhỏ và không phảnánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh Có kết quả mới tính đếnhiệu quả Kết quả dùng để tính toán và phân tích hiệu quả tong từng kỳ kinhdoanh Do đó, kết quả và hiệu quả là hai khái niệm khác nhau nhưng có mốiquan hệ mật thiết với nhau.
Sự phân chia giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội chỉ là tương đối
vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau.
Quản lý sử dụng vốn là một trong những lĩnh vực của quản lý kinhdoanh và là lĩnh vực có tính chất quyết định vì thế mọi doanh nghiệp đều luônchú trọng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốnđược phản ánh bằng kết quả lợi nhuận mang lại từ một đồng vốn so với chiphí huy động một đồng vốn Thông thường khi nói đến hiệu quả sử dụng vốnngười ta thường so sánh tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư cao hơn lãi suất huyđộng thì hoạt động sử dụng vốn được coi là có hiệu quả, số chênh lệch nàycàng lớn thì hiệu quả càng cao
Phân biệt hiệu quả sử dụng và hiệu suất sử dụng
Hiệu quả là những thứ mình tạo ra khi sử dụng 1 lượng nguồn lực nào
đó (nguyên vật liệu, nhân công)
Hiệu suất là khả năng sử dụng ít đầu vào hơn nhưng vẫn tạo được kếtquả cao hơn
Hiệu quả vốn kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng sử dụngvốn kinh doanh của một doanh nghiệp, là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp để đạt kếtquả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất
Trang 231.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chung
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
C (2.3)
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập DN
Tổng vốn SXKD = Vốn đầu tư tại DN + Vốn tự huy động + Vốn khác
Hệ số này cho biết một đồng vốn SXKD của DN thu được bao nhiêuđồng lợi nhuận của DN trong kỳ Nếu hệ số lớn hơn hoặc bằng 1 nói lêndoanh nghiệp đã sử dụng có hiệu quả đồng vốn, nếu hệ số nhỏ hơn 1 nói lên
dn sử dụng vốn chưa hiệu quả
C (2.4)
Tổng vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu + Nguồn kinh phí và quỹ khác
Hệ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu được bao nhiêuđồng lợi nhuận trong kỳ Nếu hệ số lớn hơn hoặc bằng 1 nói lên doanh nghiệp
đã sử dụng có hiệu quả đồng vốn chủ sở hữu, nếu hệ số nhỏ hơn 1 nói lên DN
sử dụng vốn chưa hiệu quả
C (2.5)
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số sinh lời của vốn =
Tổng vốn SXKD
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu =
Tổng vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số sinh lời doanh thu thuần =
Doanh thu thuần
Trang 24Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Cáckhoản giảm trừ.
Hệ số này cho biết một đồng doanh thu thuần thực hiện trong kỳ tạo rabao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Nếu hệ số lớn hơn hoặc bằng 1 nói lên doanhnghiệp kinh doanh có hiệu quả, nếu hệ số nhỏ hơn 1 nói lên DN kinh doanhchưa hiệu quả
C (2.6)
Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện ở mức doanhthu thuần được tạo ra từ tổng số vốn doanh nghiệp đã đầu tư Chỉ tiêu nàyphản ánh vòng quay toàn bộ vốn trong kỳ và chỉ ra một đồng vốn đầu tư vàosxkd tạo ra được mấy đồng doanh thu
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.
C (2.7)
Tài sản lưu động = Mã số 100 bảng cân đối kế toán
Nợ ngắn hạn = Mã số 310 bảng cân đối kế toán
Hệ số này thể hiện ở mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắnhạn, cho biết khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp làcao hay thấp Nếu chỉ số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì tài sản lưu động củadoanh nghiệp đủ để đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn, nếu chỉ số này nhỏ hơn 1thì doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Doanh thu thuần
Trang 251.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Doanh thu thuần
Tiền, các khoản tương đương tiền
và các khoản đầu TCNH
Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Trang 26Hệ số hàm lượng vốn cố đinh phản ánh để tạo ra một đồng vốn doanhthu trong kỳ cần bao nhiêu đồng vốn cố định Nếu hệ số lớn hơn hoặc bằng 1phản ánh doanh nghiệp sử dụng VCĐ có hiệu quả, nếu nhỏ hơn 1 thì ngượclại
1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và hiệu suất sử dụng vốn lưu động
C (2.10)
Vốn lưu động = Chi tiết MS 411 BCĐKT
Hệ số này phản ánh tốc độ luân chuyển của VLĐ trong kỳ Số vòngquay của VLĐ càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại Tốc
độ luân chuyển VLĐ tăng thì tăng tốc độ luân chuyển của vốn kinh doanh,tăng hiệu quả SXKD trong một đơn vị thời gian
C (2.11)
Số ngày luân chuyển VLĐ là số ngày để thực hiện một vòng quayVLĐ Số ngày càng nhỏ tương đương với vòng quay VLĐ lớn, như vậy càngtốt cho doanh nghiệp
Doanh thu (Tổng doanh thu) Hiệu suất sử dụng VLĐ =
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu được tạo ra trên vốn lưu động bìnhquân là bao nhiêu Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu độngcàng cao và ngược lại
Doanh thu thuầnVòng quay VLĐ =
Vốn lưu động
30
Số ngày luân chuyển VLĐ =
Trang 27* Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn:
- Mức tiết kiệm vốn lưu động:
Mức tiết kiệm vốn lưu động là kết quả của việc tăng tốc độ luân chuyểnVLĐ nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một lượng VLĐ trong hoạtđộng SXKD Nếu hệ số lớn hơn hoặc bằng 1 nói lên doanh nghiệp đã tiếtkiệm được VLĐ, nếu hệ số nhỏ hơn 1 nói lên doanh nghiệp chưa tiết kiệmđược VLĐ
C (2.13)
Hệ số này phản ánh số VLĐ cần có để đạt được một đồng doanh thu Trongkhi tính toán nếu hàm lượng VLĐ càng nhỏ phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐcàng cao và ngược lại
C (2.14)
Hệ số này phản ánh một đồng VLĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Hệ số sinh lời VLĐ càng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng tốt
* Các chỉ tiêu bộ phận
C (2.15)
Doanh thu thuần
có thể 360 kỳ này kỳ trướctiết kiệm được
Vốn lưu độngHàm lượng VLĐ =
Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số sinh lời VLĐ =
Vốn lưu động
Giá vốn hàng bánVòng quay hàng tồn kho =
Giá trị lưu kho
Trang 28Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá lưu kho luân chuyểntrong kỳ.
Cả hai chỉ tiêu bộ phận trên phản ánh tình hình tiêu thụ hàng hoá vàchính sách thanh toán của DN, phản ánh tốc độ tiêu thụ sản phẩm và tốc độthu hồi tiền mặt của doanh nghiệp Nếu hai nội dung này đều có tốc độ cao sẽđẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ
Tóm lại, toàn bộ hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn trên đây là cơ
sở quan trọng để nhìn nhận, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu về tình hình tổ chức
sử dụng vốn nói riêng và tình hình tài chính nói chung của DN, để đánh giá
được thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN.
1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
Công tác quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp chịu tác động củanhiều nhân tố bên ngoài môi trường cũng như trong nội tại doanh nghiệp Cácnhân tố này tác động qua lại lẫn nhau và tác động đến hoạt động quản lý sử
Số ngày trong kỳ (360)
Kỳ thu tiền trung bình =
Vòng quay các khoản phải thu
Trang 29dụng vốn của doanh nghiệp Các tác động này cũng có thể là các tác động tíchcực, thuận lợi nhưng cũng có thể là các tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đếnhiệu quả sử dụng vốn Chính vì lẽ đó, các nhà quản lý luôn phải quan tâm,xem xét và nắm bắt được các yêu tố tác động này.
1.2.3.1 Nhân tố khách quan
* Cơ chế quản lý và các chính sách vĩ mô của Nhà nước
Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng các công cụ quản lý kinh tế vĩ mônhằm đảm bảo sự phát triển ổn định kinh tế – xã hội, thiết lập khuôn khổ luậtpháp, hệ thống chính sách nhất quán có tính định hướng, khuyến khích hoặctrực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực tạo môi trường thuận lợi cho giới kinhdoanh hoạt động hiệu quả
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp phảichấp hành pháp luật, các chính sách, chế độ của Nhà nước Chính vì vậy màkhi bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách của Nhà nước đều tác độngkhông nhỏ đến nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động SXKD của các doanhnghiệp Khi các chính sách về tài chính, tiền tệ, chi tiêu của Chính phủkhuyến khích đầu tư, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; khi các văn bảnpháp luật được ký kết với nước ngoài và các tổ chức kinh tế – tài chính quốc
tế sẽ tác động tác động tới rất nhiều doanh nghiệp Chính vì vậy, mỗi doanhnghiệp cần phải nghiên cứu kỹ các chính sách tài chính, tiền tệ, kinh tế củanhà nước và khả năng ảnh hưởng như thế nào đến SXKD, trên cơ sở đó có kếhoạch sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao
Cơ chế quản lý kinh tế ổn định, chính sách phù hợp, mang xu hướngtích cực, cởi mở và thuận lợi là điều kiện cần thiết và rất quan trọng để doanhnghiệp yên tâm đầu tư vào SXKD, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tốtkhả năng SXKD của mình Điều này có ý nghĩa rất lớn không chỉ đem lại hiệuquả SXKD cho mỗi doanh nghiệp mà còn góp phần tạo nên lợi ích cho cả xã hội
Trang 30* Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh ảnh hưởng đếnhoạt động quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp trên các khía cạnh sau:
- Ảnh hưởng của tính chất ngành nghề kinh doanh: Ảnh hưởng này thểhiện trong thành phần và cơ cấu vốn kinh doanh với doanh thu tiêu thụ đạtđược Những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn thì biến động về nhu cầuvốn không lớn, vì thế nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch tàichính ngắn hạn, đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nhữngdoanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài thì doanh nghiệp phải ứng ra một lượngvốn lưu động lớn, hoạt động ngành có tính chất thời vụ thì sự biến động nhucầu vốn sẽ lớn, công tác lập kế hoạch tài chính sẽ khó khăn hơn
- Ảnh hưởng đến kết cấu vốn kinh doanh giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay:Nếu ngành sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng loạt và thường xuyên, thờigian sản xuất ra sản phẩm ngắn, dòng tiền vào ổn định thì tỷ trọng vốn vay cóthể cao được ngược lại ngành sản xuất sản phẩm đơn chiếc, thời gian dài, giátrị lớn thì buộc vốn chủ sở hữu phải lớn
* Các yếu tố của môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh tác động lên toàn bộ hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, nó bao gồm các nhân tố cơ bản sau:
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
- Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh lời của vốn đầu tư
- Sự đảm bảo chung của tiền công và giá cả
- Sự ổn định của tình hình an ninh, chính trị
* Nhân tố kỹ thuật công nghệ
Nhân tố này ảnh hưởng đến nhu cầu vốn, cơ cấu vốn của doanh nghiệp
nó tác động đến lượng vốn đầu tư cho công nghệ, vốn đầu tư cho nghiên cứuphát triển từ đó làm thay đổi cơ cấu giữa VCĐ và VLĐ
Trang 31* Nhân tố về văn hoá xã hội
Nhân tố này ảnh hưởng chủ yếu đến nhu cầu sản phẩm Doanh nghiệpcần quan tâm đến thái độ người tiêu dùng, sự thay đổi của lối sống, phong tụctập quán Những thay đổi này sẽ có ảnh hưởng đến doanh số bán hàng, vốn dựtrữ, vốn đầu tư cho mạng lưới phân phối
* Quyền lực của khách hàng
Quyền lực của khách hàng thể hiện mối quan hệ tương quan giữa doanhnghiệp với khách hàng Nếu khách hàng nhiều họ sẽ tìm đến doanh nghiệp vàngược lại, nếu khách hàng ít thì doanh nghiệp sẽ phải tìm đến các khách hàngmột cách tích cực hơn Khách hàng có thế mạnh là có thể ép giá doanhnghiệp và thế mạnh đó càng lớn nếu khách hàng nắm được nhiều thông tin vềdoanh nghiệp, khối lượng mua lớn và họ có thể dễ dàng chuyển sang muahàng của người khác
* Quyền lực của nhà cung cấp
Nhà cung cấp cũng tìm mọi cách để gây áp lực với doanh nghiệp và áplực đó sẽ càng mạnh nếu trên thị trường không có loại hàng hoá thay thế, nhàcung cấp độc quyền về loại sản phẩm đó, vật tư của nhà cung cấp là yếu tốđầu vào quan trọng nhất của doanh nghiệp, nhà cung cấp có khả năng khépkín quá trình sản xuất của doanh nghiệp
* Cường độ cạnh tranh của đối thủ
* Áp lực của các sản phẩm thay thế
* Sự ảnh hưởng của các quyết định đầu tư trong quá khứ tới hiện tại
và tương lai.
1.2.3.2 Nhân tố chủ quan
* Trình độ bộ máy quản lý, người lao động
Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp Một doanh nghiệp với ban lãnh đạo có năng lực chuyên môn, năng
Trang 32lực tổ chức, có phương pháp làm việc với tư duy khoa học để quan sát, phântích và giải quyết vấn đề, có đạo đức nghề nghiệp là những nhân tố quyết địnhđến sự thành công của doanh nghiệp Giám đốc doanh nghiệp phải là người
có “tâm” và có “tầm”, có toàn quyền quyết định việc quản lý, sử dụng toàn bộvật tư, tài sản tiền vốn của doanh nghiệp Có đội ngũ cán bộ quản lý được tổchức tốt, thạo việc, đủ khả năng và trình độ tham mưu giúp ban giám đốcdoanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định SXKD đúng, kịp thời và hiệuquả một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn vững vàng, nghiệp
vụ tinh thông, năng động, sáng tạo, phản ánh trung thực, đầy đủ, kịp thời,chính xác tình hình SXKD từ đó có những quyết định kịp thời đúng đắn vàhiệu quả trong hoạt động SXKD là điều kiện quan trọng để doanh nghiệpnâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Bên cạnh đó, lực lượng lao động trực tiếp cũng là một nhân tố quantrọng Họ là người trực tiếp triển khai thực hiện các kế hoạch và mục tiêuSXKD của doanh nghiệp Lực lượng lao động là nhân tố tạo ra năng suất, chấtlượng sản phẩm, dịch vụ tạo nên thương hiệu hàng hoá và uy tín các sảnphẩm của doanh nghiệp trên thương trường Cho nên, để có kết quả SXKDtốt, đòi hỏi người lao động phải có trách nhiệm, kỷ luật lao động, tay nghềvững vàng và ý thức tiết kiệm trong SXKD Điều đó sẽ góp phần nâng caonăng suất lao động, tiết kiệm thời gian, nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, gópphần hạ thấp giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả SXKDcủa doanh nghiệp
* Chi phí vốn và cơ cấu vốn
Chi phí vốn là cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng cácnguồn tài trợ Đó là nợ vay, cổ phần ưu đãi, thu nhập giữ lại, cổ phần thường
và doanh nghiệp sử dụng những nguồn tài trợ cho các dự án đầu tư mới Chiphí sử dụng vốn cũng có thể được xem như là tỷ suất sinh lời mà các nhà đầu
Trang 33tư trên thị trường yêu cầu khi đầu tư vào chứng khoán của công ty Như vậy,chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp được xác định từ thị trường vốn và nó
có quan hệ trực tiếp đến mức độ rủi ro của những dự án đầu tư mới, đếnnhững tài sản hiện hữu và cơ cấu vốn của doanh nghiệp Khi nhà đầu tư nhậnthấy rủi ro của doanh nghiệp lớn hơn thì họ sẽ đòi hỏi một tỷ suất sinh lời lớnhơn tương ứng và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng vì vậy mà sẽcao hơn
Chi phí sử dụng vốn còn có thể được hiểu như tỷ suất sinh lời tối thiểu
mà doanh nghiệp sẽ đòi hỏi khi thực hiện một dự án đầu tư mới Nếu một dự
án tạo được tỷ suất sinh lời nội bộ IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì giá trịcủa doanh nghiệp sẽ tăng lên Ngược lại, nếu một dự án đầu tư mới tạo ra IRRthấp hơn chi phí sử dụng vốn, giá trị của doanh nghiệp sẽ giảm
Cơ cấu vốn là một thuật ngữ dùng để chỉ một doanh nghiệp sử dụng cácnguồn vốn khác nhau với một tỷ lệ nào đó so với tổng nguồn vốn của doanhnghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp đều duy trì cho mình một cơ cấu vốn tối ưubao gồm vốn chủ sở hữu và nợ vay Cơ cấu vốn hỗn hợp này được gọi là cơcấu mục tiêu Như vậy mặc dù các doanh nghiệp gia tăng vốn trọn gói nhưng
họ vẫn có khuynh hướng mong muốn đạt được một hỗn hợp các nguồn tài trợriêng biệt theo đúng cơ cấu mục tiêu để có thể tối đa hoá giá trị tài sản củachủ sở hữu
Với mỗi doanh nghiệp, cơ cấu vốn tối ưu tại mỗi thời điểm khác nhau
là khác nhau Nhiệm vụ của các nhà quản lý là xác định và đảm bảo kết cấuvốn tối ưu giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vốn, tăng lợi nhuận, nângcao hiệu quả sử dụng vốn của mình
Trang 34Cơ cấu vốn có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nó ảnh hưởngđến chi phí vốn, đến khả năng đầu tư kinh doanh, đến khả năng sinh lời của đồngvốn, là nhân tố tác động lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Chất lượng thông tin kinh tế
Thông tin giữ một vai trò quan trọng để đưa ra các quyết định đúng đắntrong SXKD Thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ là cơ sở cho việc phântích, đánh giá thực trạng cũng như dự đoán cho tương lai của doanh nghiệp
Để có chất lượng thông tin tốt đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác
kế toán thống kê, tài chính Khi có được chất lượng thông tin đòi hỏi doanhnghiệp phải bố trí cán bộ phân tích có trình độ chuyên môn cao để lựa chọnphương pháp phân tích tài chính và các chỉ tiêu phân tích để đánh giá hiệuquả tài chính của doanh nghiệp
Trang 351.2.4 Tầm quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Sản xuất kinh doanh đòi hỏi sự tồn tại một nguồn vốn đủ lớn như làmột tiền đề bắt buộc Đồng vốn bỏ vào kinh doanh không được hao hụt, lãngphí, mất mát mà phải luôn luôn sinh sôi nảy nở Vấn đề cốt yếu của doanhnghiệp là đồng vốn đó phải sinh lời và tăng trưởng được bao nhiêu, điều nàyliên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do vậy nângcao hiệu quả vốn là yêu cầu khách quan đối với quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Nói một cách cụ thể hơn, việc tăng cường công tác nângcao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xuất phát từ những lý dochủ yếu sau:
Trang 36- Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
Với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanhđều hướng tới mục tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùngcủa các hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là khoản tiền chênh lệch giữa thunhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập đó từ các hoạtđộng của doanh nghiệp đưa lại
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạtđộng của doanh nghiệp với trong điều kiện hạch toán theo cơ chế thị trườngdoanh nghiệp có tồn tại được hay không thể hiện ở lợi nhuận Do đó, lợinhuận được coi là một trong những đòn bẩy quan trọng, đồng thời ảnh hưởngtrực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Là nhà quản lý giỏi phảilàm sao cho đồng vốn sinh lời với tỷ lệ cao nhất, tình trạng lãng phí vốnkhông làm tăng được lợi nhuận hay tình trạng thiếu vốn sẽ làm giảm lợinhuận do sản xuất trì trệ Hiệu quả đồng vốn đầu tư mang lại thể hiện trongmối quan hệ giữa kết quả thu được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra để thựchiện đầu tư Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì tiêu chuẩn đánh giáhiệu quả kinh tế vốn đầu tư là mức tăng thu nhập quốc dân Đối với doanhnghiệp sản xuất kinh doanh tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư là lợinhuận do đầu tư mang lại Chỉ tiêu lợi nhuận là một điểm quan trọng đảm bảocho tình hình tài chính của doanh nghiệp vững chắc Để dạt được điều đó thìdoanh nghiệp phải tăng cường nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cókết quả mới thu được lợi nhuận cao, thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng pháttriển
- Xuất phát từ vị trí, vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 37Vốn là phạm trù kinh tế quan trọng trong doanh nghiệp Trong điềukiện sản xuất hàng hoá cạnh tranh, doanh nghiệp không thể tồn tại nếu quátrình sản xuất kinh doanh luôn ở tình trạng thua lỗ Vì vậy vai trò của vốn đầu
tư là phải khai thác tốt nhất mọi tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp, kể cảviệc thay đổi và bổ sung máy móc thiết bị, tăng cường sản xuất
Với vai trò quan trọng đó đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải quan tâm đếnviệc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đó cũng là mục tiêu cần đạt tới của cácnhà quản lý vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Xuất phát từ tầm quan trọng của việc tổ chức đảm bảo vốn và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh.
Việc đảm bảo vốn kinh doanh đặt ra nhiệm vụ cho doanh nghiệp phảiluôn có một tình trạng tài chính ổn định, phải tính được nhu cầu tài chínhhàng ngày, nói lên khả năng phát triển mua sắm và tiêu thụ có lợi nhất Việc
tổ chức đảm bảo đầu đủ kịp thời vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh xuấtphát từ những lý do:
- Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện tiến bộ khoahọc kỹ thuật - công nghiệp phát triển với tộc độ cao, nhu cầu vốn đầu tư chocác hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanhnghiệp
- Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, giảmbớt chi phí sử dụng vốn (như giảm bớt tiền lãi vay ngân hàng) Điều đó có tácdụng rất lớn đến việc tăng lợi nhuận ròng trong doanh nghiệp
Trang 38Trong cơ chế bao cấp trước đây, nguồn vốn trong doanh nghiệp do Nhànước cấp phát, nếu doanh nghiệp phát sinh nhu cầu về vốn thiếu có thể xinNhà nước cấp thêm Cho nên có thể nói trong cơ chế bao cấp, vốn của doanhnghiệp do Nhà nước tài trợ toàn bộ Vì thế khi sử dụng vốn, doanh nghiệpkhông quan tâm đến hiệu quả, nếu kinh doanh thua lỗ đã có Nhà nước bù đắp
và trang trải mọi thiếu hụt Đồng thời vai trò kiến thiết, thu hút vốn khôngđược đặt ra như một yêu cầu cấp bách có tính sống còn đối với doanh nghiệp Chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng đanxen hoạt động, các doanh nghiệp Nhà nước chỉ cũng là một bộ phận song songcùng tồn tại với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác Các khoản baocấp về vốn qua cấp phát không còn nữa, doanh nghiệp phải tự trang trải mọi chiphí và đảm bảo kinh doanh có lãi, phải tổ chức sử dụng vốn mọt cách tiết kiệm
và có hiệu quả Hơn nữa, để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới doanh nghiệpphải năng động nắm bắt nhu cầu thị trường, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cảitiến quy trình công nghiệp, da dạng hóa sản phẩm và tìm cách hạ giá thành đểtăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm Muốn làm được điều đó doanh nghiệpphải có vốn, do đó nhu cầu về đảm bảo vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộngngành nghề mới đó trở thành động lực và là đòi hỏi bức bách đối với tất cả cácdoanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng
- Xuất phát từ tác động của cơ chế
Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường có nhiềuthành phần kinh tế cùng tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh nhất thiết phảisản phẩm kinh doanh có hiệu quả cao, đảm bảo không những duy trì bảo toànvốn mà phải cho đồng vốn lớn lên trong kỳ kinh doanh Để thực hiện tốt mụcđích đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm tốt công tác tổ chức và nâng caohiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Trang 391.3 Đặc điểm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Doanh nghiệp xây dựng
1.3.1 Đặc điểm hoạt động của Doanh nghiệp xây dựng
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất có vị trí hết sức quan trọngtrong nền kinh tế thị trường Đó là xây dựng mới, cải tạo, hiện đại hoá, khôiphục hạ tầng cơ sở nhằm phục vụ cho đời sống, sản xuất của xã hội Chi phícho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng Ngân sách Nhànước cũng như Ngân sách của doanh nghiệp So với ngành sản xuất khác, Các
DN ngành xây dựng cơ bản có những nét đặc thù riêng biệt thể hiện ở sảnphẩm và quá trình sản xuất Cụ thể:
- Sản phẩm xây lắp mang tính riêng lẻ, đơn chiếc Mỗi sản phẩm xấy lắp
có yêu cầu về mặt thiết kế kỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựngkhác nhau Vì vậy , mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu tổ chức quản lý, tổchức thi công và biện pháp thi công phù hợp với từng công trình cụ thể
- Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi côngkéo dài Trong quá trình xây lắp chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sửdụng nhiều vật tư, nhân lực, vốn Do đó, việc quản lý đòi hỏi phải lập dự toánthiết kế và thi công để theo dõi, kiểm tra quá trình sản xuất, thi công, đảm bảo
sử dụng vốn tiết kiệm đảm bảo chất lượng công trình
- Doanh nghiệp xây lắp thường có địa bàn rộng, sản phẩm xây lắp cốđịnh tại nơi sản xuất các điều kiện để sản xuất ( xe, máy, nhân công, thiết bị,phương tiện thi công) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm, Đặc điểmnày làm cho công tác quản lý rất phức tạp ảnh hưởng của điều kiện tự nhiênthời tiết
- Sản xuất xây dựng cơ bản thường diễn ra ngoài trời, chịu sự tác độngtrực tiếp của thiên nhiên, thời tiết nên việc thi công ở mức độ nào đó mangtính thời vụ
Trang 40Từ đó, ta có thể thấy đối với các doanh nghiệp xây dựng thì các dòngtiền vào thường không mang tính ổn định thường xuyên trong khi đó các dòngtiền ra là khá thường xuyên liên tục Chính vì thế các doanh nghiệp xây dựngphải có nguồn vốn chủ sở hữu lớn để có thể chủ động trong hoạt động sảnxuất.
1.3.2 Đặc điểm vốn kinh doanh của Doanh nghiệp xây dựng
Vốn sản xuất kinh doanh xây dựng là toàn bộ các tài sản tồn tại theo cáchình thức khác nhau được sử dụng vào lĩnh vực kinh doanh xây dựng để sinhlợi cho doanh nghiệp
Các hình thức tồn tại của tài sản có thể là nhà cửa, vật kiến trúc, máymóc thiết bị xây dựng, quyền sử dụng đất, phần mềm tin học trong quản lý,tiền mặt…Vốn sản xuất kinh doanh xây dựng được hình thành bởi hai bộphận chính là:
- Vốn cố định sản xuất kinh doanh xây dựng
+ Vốn cố định sản xuất kinh doanh xây dựng bao gồm nhiều loại như:
nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị xây dựng và các tài sản cố định hữuhình và tài sản cố định vô hình khác.Vốn cố định sản xuất kinh doanh xâydựng có một số đặc điểm chủ yếu sau:
+ Bộ phận máy móc thiết bị xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất so vớitổng số tài sản cố định dùng trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng
+ Máy móc thiết bị xây dựng chủ yếu là loại thường xuyên phải dichuyển từ công trường này đến công trường khác
+ Cơ cấu chủng loại tài sản cố định của lĩnh vực kinh doanh xây dựngthường xuyên thay đổi theo loại công trình, thay đổi theo trình độ tập trung vàchuyên môn hóa xây dùng