Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của tổng công ty xây dựng công trình hàng không ACC (Trang 71 - 77)

- Vốn chủ sở hữu 173 046 231.841 281 950 IVLợi nhuận trước thuế và

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Mặc dù trong thời gian qua đã liên tục có những cố gắng vượt bậc nhưng trong hoạt động quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Tổng công ty vẫn còn bộc lộ một số điều bất cập cụ thể.

Thứ nhất, hiệu quả sử dụng vốn chung chưa cao

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và lợi nhuận trên vốn thấp mặc dù hàng năm tổng vốn và doanh thu đều tăng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu các năm 2010, 2011, 2012 tương ứng là 2,47%, 2,308% và 2,183% (trung bình 3 năm đạt 2,232%) thấp hơn so với khả năng có thể đạt được, dẫn đến tốc độ tích luỹ vốn từ lợi nhuận chậm hơn rất nhiều tốc độ tăng doanh thu, làm cho Tổng công ty đã thiếu vốn lại càng thiếu vốn hơn.

Có thể chỉ ra rằng tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp chưa cao, so với năm 2010 lợi nhuận những năm gần đây giảm từ 4,4% xuống còn 2,9%, doanh thu của Tổng công ty tăng rất nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng từ 7% đến 8%, trong đó tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lại tăng không đáng kể (chỉ đạt 1 – 2%).

Tổng công ty được báo cáo là không có doanh nghiệp nào bị thua lỗ song mức doanh lợi mà Tổng công ty đạt được vẫn chưa cao.

Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn cố định thấp

Hiệu suất sử dụng vốn cố định thấp: Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2011 là 6,514; năm 2012 là 9,907; Hiệu suất sử dụng TSCĐ thấp bình quân hàng năm chỉ đạt 4.49%

Thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp

+ Tốc độ tăng doanh thu không đều qua các năm 2010, là 0,58 và tiếp tục giảm so với năm 2011 là 0,07, hệ số này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm.

+ Số vòng quay vốn lưu động giảm dần: năm 2011 là 1,26 vòng đến năm 2012 chỉ còn 0,52 vòng

Những hạn chế trên đã và đang là những lực cản cho quá trình phát triển của Tổng công ty cũng như làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Trong thời gian tới, Tổng công ty cần thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những hạn chế này.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Tổng công ty còn thấp là do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng các nguyên nhân chủ yếu là:

- Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, vốn kinh doanh cơ cấu chưa hợp lý

Sự chênh lệch khá lớn giữa VCĐ với VLĐ, giữa vốn vay với vốn chủ sở hữu gây nhiều khó khăn cho Tổng công ty vì phải tăng số lãi phải trả cho các tổ chức Tín dụng, rủi ro tài chính lại cao, tính tự chủ về tài chính chưa cao.

Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ, trong khi cơ cấu tài sản cố định lại khá cao, đây là sự bất hợp lý trong chính sách tài trợ của doanh nghiệp. Hơn nữa, mặc dù hệ số nợ cao nhưng doanh nghiệp không tận dụng được đòn bẩy tài chính. Như vậy, việc sử dụng nợ của doanh nghiệp có tác động tiêu cực, vừa ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, vừa làm giảm thu nhập trên vốn chủ sở hữu.

Tổng công ty còn phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, chưa vận dụng các nguồn vốn vay khác nên việc sử dụng vốn chưa linh hoạt.

Thứ hai,chưa phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ định kỳ

Tổng công ty chưa thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn theo các chỉ tiêu,chưa chú trọng tới việc định mức nhu cầu VLĐ, khi xác định nhu cầu về VLĐ chưa có phương pháp khoa học đồng thời phải dựa vào thực tế tình hình hoạt động tại đơn vị ở từng thời kỳ và ở từng khâu.

Thứ ba, vốn kinh doanh còn bị ứ đọng không sinh lợi

Các khoản nợ phải thu còn nhiều tăng dần năm 2010 là 158.968 trđ; năm 2011 là 200.149 trđ; năm 2012 là 287.902 trđ Tổng công ty luôn trong tình trạng bị đọng phải ứng phó với các khoản nợ khó đòi. Một số dự án công

trình đã hoàn thành nhưng công tác điều chỉnh giá còn nhiều bất cập chưa thống nhất được với Chủ đầu tư dẫn đến nợ ứ đọng, treo ở chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Việc quản lý thu mua nguyên vật liệu chưa khoa học và chưa bám sát vào tiến độ dự án dẫn đến lượng hàng tồn kho khá cao. Điều này đồng nghĩa với việc vốn lưu động của Tổng công ty bị ứ đọng không quay vòng được. Số vòng quay hàng tồn kho ngày một có chiều hướng xấu đi (năm 2011 số hàng tồn kho là 1.133.133 trđ ; năm 2012 là 2.723.492 trđ).

Thứ tư, công tác sử dụng vốn cố định

Việc đầu tư đổi mới, nâng cấp máy móc thiết bị của Tổng công ty trong những năm gần đây đã được chú ý hơn, nhưng vẫn còn chậm, chưa đồng bộ, năng lực cạnh tranh còn thấp. Tổng công ty còn sử dụng một lượng lớn các TSCĐ đã cũ, lạc hậu dẫn đến công suất không cao, năng suất lao động thấp, kết quả sản xuất kinh doanh thấp dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Hiện nay Tổng công ty đang áp phương pháp khấu hao theo đường thẳng để tính khấu hao cho tất cả TSCĐ. Việc xác định phương pháp và tỷ lệ khấu hao chưa hợp lý, bởi lẽ đối với ngành xây dựng công trình hàng không, chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố làm máy móc thiết bị hư hỏng nhanh. Do đó số tiền khấu hao chưa thể dù đắp để tái sản xuất giản đơn TSCĐ chứ chưa nói đến tái đầu tư mở rộng TSCĐ. Hiệu suất sử dụng vốn cố định thấp, năm 2011 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 6,514; năm 2012 là 9,907.

Thứ năm,công tác hồ sơ thanh quyết toán

Công tác hồ sơ thanh quyết toán còn chậm thiếu sự chủ động trong việc đôn đốc, thu hồi, đòi nợ đối chiếu thanh toán làm kéo dài thời gian thu hồi vốn, nhiều công trình đã hoàn thành đến 2-3 năm vẫn chưa quyết toán được dẫn đến thiếu vốn thậm chí là mất khả năng thanh khoản.

Thứ nhất, Vốn lưu động của Tổng công ty một phần được tài trợ bởi nguồn ngân sách nhà nước cấp, nhưng trên thực tế mới đáp ứng được ở mức thấp, điều này dẫn tới tình trạng khan hiếm vốn và Tổng công ty phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn nhiều. Do đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty không cao, lợi nhuận thấp do chi phí bị đẩy cao. Xét chung cho tất cả các doanh nghiệp có vốn nhà nước hiện nay thì vốn Nhà nước cấp mới chỉ đạt 20% vốn lưu động. Nợ phải trả của doanh nghiệp luôn bằng 1,2 đến 1,5 lần tổng số vốn Nhà nước cấp. Đối với Tổng công ty nhu cầu về vốn lưu động là rất lớn và cấp thiết.

Thứ hai, Các dự án xây lắp thường có thời gian thi công dài, có dự án 3- 5 năm mới hoàn thành, do vậy chi phí đầu vào như vật liệu, nhân công, chi phí máy... bị trượt giá từ lúc khởi công đến lúc hoàn thành là rất lớn, việc điều chỉnh giá gặp rất nhiều khó khăn do các quy định và văn bản chồng chéo, thiếu cụ thể dẫn đến Nhà thầu gặp rất nhiều vướng mắc trong công tác quyết toán công trình, làm ứ đọng vốn trong quyết toán công trình.

Thứ ba, Do việc bố trí và thực hiện về tiến độ thanh toán vốn của chủ đầu tư không phù hợp với tiến độ thi công của nhà thầu (thường là chậm hơn). Có những dự án tiến độ thi công chỉ cần 1 năm, nhưng vốn cho dự án là 3 năm mới bố trí đủ. Như vậy làm cho nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn, kéo dài theo bố trí vốn thì phải chờ đợi, mà thi công ngay thì thiếu vốn ứng trước.

Thứ tư, Do nhiều cấp quản lý, phê duyệt dự án đầu tư dẫn đến thời gian kéo dài, đôi khi mất cơ hội hoặc làm giảm hiệu quả đầu tư. Thời gian thẩm định quyết toán các dự án đầu tư XDCB của các cơ quan chức năng thực tế thường lâu hơn nhiều so với quy định dẫn đến làm chậm thời gian thanh quyết toán công trình, kéo dài tiến độ giải ngân của chủ đầu tư, hậu quả làm cho các doanh nghiệp xây lắp chậm thu hồi vốn đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn kém, cá biệt có những trường hợp thời gian thanh quyết toán kéo dài quá làm cho

doanh nghiệp không thu hồi được vốn để tiếp tục tái sản xuất, có nguy cơ phá sản.

Thứ năm, Do công tác đấu thầu trong XDCB còn nhiều bất cập. Đấu thầu trong xây dựng là một biện pháp hiệu quả nhất hiện nay để nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả xây dựng. Tuy vậy cơ chế này còn có nhiều bất cập hay nói cách khác là chưa được rõ ràng có nhiều đơn vị có năng lực và trang thiết bị hiện đại thì không nhận được thầu. Ngược lại những đơn vị không có khả năng thực hiện lại nhận được các công trình, rồi sau đó họ lại thuê lại các đơn vị khác làm và hưởng một phần chênh lệch. Hoạt động đấu thầu còn chưa trung thực, phần nhiều chỉ mang tính hình thức, không hiệu quả.

Thứ năm, Do Tổng công ty là doanh nghiệp nhà nước nên hàng năm đều được cơ quan chủ quản cấp trên giao các chỉ tiêu về nhiệm vụ SXKD như doanh thu, lợi nhuận… đây là các chỉ tiêu mang tính pháp lệnh tương đối cao là áp lực lớn với doanh nghiệp nhưng đôi khi lại không phù hợp với tực tế hoàn cảnh của từng DNXD, trong khi các DNXD lại phải cố thực hiện các chỉ tiêu này dẫn đến việc thắng thầu bằng mọi giá để có doanh thu dẫn đến không chú ý đến vấn đề vốn và hiệu quả sử dụng vốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Như vậy theo cơ chế đầu tư và sử dụng vốn hiện tại thì Tổng công ty thiếu vốn rất lớn. Do đó để đảm bảo có đủ vốn phục vụ sản xuất kinh doanh Tổng công ty đã xoay xở từ nhiều nguồn khác nhau như sử dụng linh hoạt các

quỹ hiện có của mình theo phương thức có hoàn trả, trong đó hình thức huy động đi vay từ các tổ chức tín dụng chiếm chủ yếu. Bên cạnh đó tình trạng sử dụng vốn lưu động trong Tổng công ty đôi lúc còn để lãng phí, chưa hiệu quả, phần lớn vốn còn bị ứ đọng ở khâu thanh toán, công nợ, vốn bằng tiền. Trên cơ sở các nội dung về hạn chế và nguyên nhân đã chỉ ra ở trên Tổng công ty cần quan tâm sâu sát để khắc phục những khoản nợ đọng kéo dài, hàng hoá tồn kho lâu ngày, đổi mới kịp thời nắm bắt công nghệ tiên tiến để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án góp phần nâng cao hiệu quả SXKD.

Tóm lại hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty còn ở mức thấp. Tổng công ty đang kinh doanh với một cơ cấu vốn nhiều rủi ro, vốn chủ yếu được huy động từ nguồn nợ, trong khi khả năng sinh lời của vồn đầu tư thấp. Nếu tình hình sản xuất kinh doanh không có chiều hướng khả quan hơn thì đây là một điều chưa tốt cho Tổng công ty và cần phải xem xét lại vấn đề này.

Nhằm từng bước hoàn thiện trong công tác quản lý vốn, bản thân tôi đưa ra một số định hướng và giải pháp trong chương 3 ở trang sau.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của tổng công ty xây dựng công trình hàng không ACC (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w