Tầm quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của tổng công ty xây dựng công trình hàng không ACC (Trang 35 - 39)

C (2.5)Lợi nhuận sau thuế

1.2.4. Tầm quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Sản xuất kinh doanh đòi hỏi sự tồn tại một nguồn vốn đủ lớn như là một tiền đề bắt buộc. Đồng vốn bỏ vào kinh doanh không được hao hụt, lãng phí, mất mát mà phải luôn luôn sinh sôi nảy nở. Vấn đề cốt yếu của doanh nghiệp là đồng vốn đó phải sinh lời và tăng trưởng được bao nhiêu, điều này liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy nâng cao hiệu quả vốn là yêu cầu khách quan đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói một cách cụ thể hơn, việc tăng cường công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xuất phát từ những lý do chủ yếu sau:

- Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.

Với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại.

Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp với trong điều kiện hạch toán theo cơ chế thị trường doanh nghiệp có tồn tại được hay không thể hiện ở lợi nhuận. Do đó, lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy quan trọng, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Là nhà quản lý giỏi phải làm sao cho đồng vốn sinh lời với tỷ lệ cao nhất, tình trạng lãng phí vốn không làm tăng được lợi nhuận hay tình trạng thiếu vốn sẽ làm giảm lợi nhuận do sản xuất trì trệ. Hiệu quả đồng vốn đầu tư mang lại thể hiện trong mối quan hệ giữa kết quả thu được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện đầu tư. Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế vốn đầu tư là mức tăng thu nhập quốc dân. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư là lợi nhuận do đầu tư mang lại. Chỉ tiêu lợi nhuận là một điểm quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp vững chắc. Để dạt được điều đó thì doanh nghiệp phải tăng cường nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có kết quả mới thu được lợi nhuận cao, thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển.

- Xuất phát từ vị trí, vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Vốn là phạm trù kinh tế quan trọng trong doanh nghiệp. Trong điều kiện sản xuất hàng hoá cạnh tranh, doanh nghiệp không thể tồn tại nếu quá trình sản xuất kinh doanh luôn ở tình trạng thua lỗ. Vì vậy vai trò của vốn đầu tư là phải khai thác tốt nhất mọi tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp, kể cả việc thay đổi và bổ sung máy móc thiết bị, tăng cường sản xuất.

Với vai trò quan trọng đó đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đó cũng là mục tiêu cần đạt tới của các nhà quản lý vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xuất phát từ tầm quan trọng của việc tổ chức đảm bảo vốn và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh.

Việc đảm bảo vốn kinh doanh đặt ra nhiệm vụ cho doanh nghiệp phải luôn có một tình trạng tài chính ổn định, phải tính được nhu cầu tài chính hàng ngày, nói lên khả năng phát triển mua sắm và tiêu thụ có lợi nhất. Việc tổ chức đảm bảo đầu đủ kịp thời vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh xuất phát từ những lý do:

- Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghiệp phát triển với tộc độ cao, nhu cầu vốn đầu tư cho các hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

- Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, giảm bớt chi phí sử dụng vốn (như giảm bớt tiền lãi vay ngân hàng). Điều đó có tác dụng rất lớn đến việc tăng lợi nhuận ròng trong doanh nghiệp.

Trong cơ chế bao cấp trước đây, nguồn vốn trong doanh nghiệp do Nhà nước cấp phát, nếu doanh nghiệp phát sinh nhu cầu về vốn thiếu có thể xin Nhà nước cấp thêm. Cho nên có thể nói trong cơ chế bao cấp, vốn của doanh nghiệp do Nhà nước tài trợ toàn bộ. Vì thế khi sử dụng vốn, doanh nghiệp không quan tâm đến hiệu quả, nếu kinh doanh thua lỗ đã có Nhà nước bù đắp và trang trải mọi thiếu hụt. Đồng thời vai trò kiến thiết, thu hút vốn không được đặt ra như một yêu cầu cấp bách có tính sống còn đối với doanh nghiệp. Chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng đan xen hoạt động, các doanh nghiệp Nhà nước chỉ cũng là một bộ phận song song cùng tồn tại với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Các khoản bao cấp về vốn qua cấp phát không còn nữa, doanh nghiệp phải tự trang trải mọi chi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi, phải tổ chức sử dụng vốn mọt cách tiết kiệm và có hiệu quả. Hơn nữa, để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới doanh nghiệp phải năng động nắm bắt nhu cầu thị trường, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghiệp, da dạng hóa sản phẩm và tìm cách hạ giá thành để tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Muốn làm được điều đó doanh nghiệp phải có vốn, do đó nhu cầu về đảm bảo vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng ngành nghề mới đó trở thành động lực và là đòi hỏi bức bách đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng.

- Xuất phát từ tác động của cơ chế

Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh nhất thiết phải sản phẩm kinh doanh có hiệu quả cao, đảm bảo không những duy trì bảo toàn vốn mà phải cho đồng vốn lớn lên trong kỳ kinh doanh. Để thực hiện tốt mục đích đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm tốt công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của tổng công ty xây dựng công trình hàng không ACC (Trang 35 - 39)