Đối với cơ quan quản lý BQP

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của tổng công ty xây dựng công trình hàng không ACC (Trang 88 - 90)

- Tiếp tục duy trì khả năng khai thác toàn bộ TSCĐ hiện có vào hoạt động SXKD, tận dụng tối đa năng suất TSCĐ hiện có Hạn chế thời gian

3.3.2. Đối với cơ quan quản lý BQP

3.3.2.1. Đổi mới mô hình quản lý cấp trên

Bộ Quốc phòng và Quân chủng Phòng không – Không quân là cơ quan chủ quản của Tổng công ty, ngoài sự quản lý kiểm soát của các cơ quan BQP, vẫn phải tuân thủ pháp luật của nhà nước và chấp hành sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước khác kiểm toán, thuế... các cơ quan này có quyền lực cao hơn các cơ quan của BQP, nên cùng một nội dung công việc mà các cơ quan của BQP đã kiểm tra nhưng đôi khi lại bị cơ quan này bác bỏ khi kiểm sau, hoặc kiểm tra lại, dẫn đến chồng chéo trong công tác quản lý, kiểm tra, cùng một việc nhưng có nhiều đoàn, nhiều cấp kiểm tra và có nhiều kết luận khác nhau. Từ thực trạng trên cho thấy, BQP nên thống nhất với nhà nước về việc quản lý, kiểm tra các DNNN thuộc BQP quản lý, theo hướng các DNNN thuộc BQP hoạt động kinh doanh (không phải là các doanh nghiệp công ích) thì BQP chỉ nên quản lý về mặt hành chính, còn trong kinh doanh cứ để các doanh nghiệp này hoạt động bình đẳng như các doanh nghiệp khác trên thị trường dưới sự quản lý, kiểm tra của các cơ quan nhà nước bên ngoài Quân đội.

3.3.2.2. Đẩy nhanh quá trình tổ chức sắp xếp lại Tổng công ty

- Tổng công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – công ty con, đã tạo ra một sức mạnh mới. Tuy nhiên cần sớm kiện toàn và cổ phần hóa các Công ty con để thay đổi vốn chủ sở hữu, đa hình thức sở hữu vốn, tạo điều kiện thu hút được nhiều vốn của xã hội, tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển.

- BQP cần nghiên cứu ban hành một số hướng dẫn phù hợp với đặc thù Quân đội, đặc biệt là vấn đề định giá những tài sản có liên quan đến quốc phòng như: đất quốc phòng, máy móc, thiết bị đã trang bị cho Quốc phòng...

- Việc bổ nhiệm cán bộ trong các DNNN thuộc BQP quản lý nói chung, Tổng công ty nói riêng phải linh hoạt, trên cơ sở năng lực chuyên môn và đạo

đức, không nên nặng về các yếu tố như phải là sĩ quan, hay quân nhân chuyên nghiệp, phải là diện cán bộ quản lý... như vậy đôi khi không phát huy được năng lực trình bộ của cán bộ. Bên cạnh đó, cần có quy định cụ thể về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với lực lượng cán bộ hiện là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp khi doanh nghiệp chuyển sang hình thức cổ phần.

3.3.2.3. Rà soát lại các dự án đầu tư trong xây dựng cơ bản

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu vốn trầm trọng trong là do BQP không được hoặc không bố trí kế hoạch vốn kịp thời so với tiến độ đầu tư xây dựng. Các dự án đầu tư thuộc BQP hầu hết được bố trí vốn từ nguồn ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp hoặc bằng vốn ngân sách nhà nước đần tư qua BQP. Do vậy, BQP thông qua các cơ quan chức năng giúp việc xem xét cụ thể từng dự án, để đề nghị với chính phủ có kế hoạch đảm bảo đủ vốn cho những dự án đáp ứng đủ 5 tiêu chí để thanh toán nợ đọng vốn đầu tư mà Bộ kế hoạch và đầu tư đã đưa ra.

Mặt khác, trong thời gian tới cần tính toán, cân nhắc kỹ trước khi quyết định các dự án đầu tư, để tránh đầu tư dàn trải, đầu tư khi chưa bố trí đủ vốn. Những dự án cần phải hoàn thành sớm hơn kế hoạch ban đầu để đáp ứng các nhiệm vụ đột xuất của BQP phải đảm bảo đủ vốn, kịp thời cho các nhà thầu theo tiến độ thi công. Tránh trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ quân sự của Bộ, Tổng công ty vẫn phải thi công, nhưng lại không được cấp vốn, đẩy doanh nghiệp vào thế bắt buộc phải đi vay vốn ngân hàng và mua chịu với giá cao của các nhà cung cấp vật tư, dịch vụ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của tổng công ty xây dựng công trình hàng không ACC (Trang 88 - 90)